Một số thông tin cơ bản về Quần thể di tích Cố đô Huế
Ngày đăng: 13:14:31 15-11-2020 . Xem: 1995
Kinh thành Huế nằm phía bắc sông Hương, là quần thể di tích lịch sử thế giới được UNESCO công nhận năm 1993. Hệ thống kinh thành Huế cũng là trung tâm văn hóa lịch sử của thành phố.
Gần cửa Thể Nhân và cửa Quảng Đức có 9 khẩu súng, gọi là cửu vị thần công. Chín khẩu súng đó có tên là Xuân, Hạ, Thu, Đông, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Hoàng Thành và Tử Cấm Thành được gọi chung là Đại Nội. Hoàng Thành có 4 cửa:
Riêng Ngọ Môn có 5 cửa:
Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Một lầu vàng, tám lầu xanh
Ba cửa thẳng, hai cửa quanh
(Ca dao)
Hai đỉnh Dụ và Huyền không ứng với vua nào. (Vua Dục Đức, vua Hiệp Hòa, vua Hàm Nghi, vua Thành Thái, vua Duy Tân bị phế ngôi nên lúc bấy giờ không được thờ trong Thế Miếu. Vua Bảo Đại mới mất sau này.)
Lớp trong cùng của kinh thành là Tử Cấm Thành, chỉ dành cho vua và gia đình, gồm có:
Hiển Nhân Môn: Cửa Hiển Nhơn nằm ở phía đông của Hoàng Thành, được xây dựng vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long, dành cho quan lại, nam nhân ra vào Hoàng Thành. Đến thời Minh Mạng năm 1833, cửa được gia công phần trang trí đắp ghép mảnh sành và đến thời Khải Định lại được trùng tu thêm một lần nữa. Trong chiến sự 1968, cửa đã bị bom đạn phá hủy hoàn toàn và sau 1975 cửa được trùng tu như ngày nay. ( Ảnh Nhật Chiếu )
Kinh thành Huế lấy núi Ngự Bình (phía nam sông Hương) làm tiền án và 2 đảo nhỏ trên sông Hương là cồn Hến (Thanh Long) và cồn Dã Viên (Bạch Hổ) làm rồng chầu hổ phục.
Kinh thành Huế có 3 lớp: Kinh Thành, Hoàng Thành, Tử Cấm Thành.
Kinh Thành Huế có 10 cửa, thứ tự theo chiều kim đồng hồ như sau (trong ngoặc là tên mà người Huế thường dùng):
Kinh thành Huế có 3 lớp: Kinh Thành, Hoàng Thành, Tử Cấm Thành.
Kinh Thành Huế có 10 cửa, thứ tự theo chiều kim đồng hồ như sau (trong ngoặc là tên mà người Huế thường dùng):
- Cửa Thể Nhân (cửa Ngăn, nằm ngay trước Hoàng Thành, nay đi vào đường Cửa Ngăn)
- Cửa Quảng Đức (cửa Sập, đường Cửa Quảng Đức)
- Cửa Chính Nam (cửa Nhà Đồ, đường Nguyễn Trãi)
- Cửa Tây Nam (cửa Hữu, đường Yết Kiêu)
- Cửa Chính Tây (cửa Chánh Tây, đường Thái Phiên)
- Cửa Tây Bắc (cửa An Hòa, đường Nguyễn Trãi)
- Cửa Chính Bắc (cửa Hậu/cửa Mang Cá lớn, đi vào cửa, rẽ phải là đường Lương Ngọc Quyến)
- Cửa Đông Bắc (cửa Trài/cửa Mang Cá nhỏ, đường Cửa Trài)
- Cửa Chính Đông (cửa Đông Ba, đường Mai Thúc Loan)
- Cửa Đông Nam (cửa Thượng Tứ, đường Đinh Tiên Hoàng)
- Cửa Quảng Đức (cửa Sập, đường Cửa Quảng Đức)
- Cửa Chính Nam (cửa Nhà Đồ, đường Nguyễn Trãi)
- Cửa Tây Nam (cửa Hữu, đường Yết Kiêu)
- Cửa Chính Tây (cửa Chánh Tây, đường Thái Phiên)
- Cửa Tây Bắc (cửa An Hòa, đường Nguyễn Trãi)
- Cửa Chính Bắc (cửa Hậu/cửa Mang Cá lớn, đi vào cửa, rẽ phải là đường Lương Ngọc Quyến)
- Cửa Đông Bắc (cửa Trài/cửa Mang Cá nhỏ, đường Cửa Trài)
- Cửa Chính Đông (cửa Đông Ba, đường Mai Thúc Loan)
- Cửa Đông Nam (cửa Thượng Tứ, đường Đinh Tiên Hoàng)
Ngoài ra còn có 1 cửa nhỏ là cửa Trấn Bình, thông với Trấn Bình Đài (nay là đồn Mang Cá).
Ngoài các cửa đường bộ kể trên còn có 2 cửa đường thủy nằm về 2 đầu Ngự Hà (con sông đào nằm trong Kinh Thành). Hai cửa đó là Đông Thành Thủy Quan (thông ra sông Đông Ba) và Tây Thành Thủy Quan (thông ra sông Bạch Yến; sông Bạch Yến và sông Đông Ba đều thông với sông Hương).
Sông Ngự Hà gồm có 5 cống/cầu, theo hướng từ Đông sang Tây như sau:
Ngoài các cửa đường bộ kể trên còn có 2 cửa đường thủy nằm về 2 đầu Ngự Hà (con sông đào nằm trong Kinh Thành). Hai cửa đó là Đông Thành Thủy Quan (thông ra sông Đông Ba) và Tây Thành Thủy Quan (thông ra sông Bạch Yến; sông Bạch Yến và sông Đông Ba đều thông với sông Hương).
Sông Ngự Hà gồm có 5 cống/cầu, theo hướng từ Đông sang Tây như sau:
- Cầu Đông Thành Thủy Quan (cống Lương Y, nằm trên Đông Thành Thủy Quan và trên đường Xuân 68)
- Cầu Ngự Hà (cống Cầu Kho, nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng nối thẳng cửa Thượng Tứ và Đồn Mang Cá)
- Cầu Khánh Ninh (cống Hắc Báo, trên đường Trần Văn Kỷ, đi vào sân bay Tây Lộc)
- Cầu Vĩnh Lợi (cống Vĩnh Lợi, nằm trên đường Nguyễn Trãi nối thẳng hai cửa Nhà Đồ và cửa An Hòa)
- Cầu Tây Thành Thủy Quan (cống Thủy Quan, nằm trên Tây Thành Thủy Quan và trên đường Tôn Thất Thiệp)
- Cầu Ngự Hà (cống Cầu Kho, nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng nối thẳng cửa Thượng Tứ và Đồn Mang Cá)
- Cầu Khánh Ninh (cống Hắc Báo, trên đường Trần Văn Kỷ, đi vào sân bay Tây Lộc)
- Cầu Vĩnh Lợi (cống Vĩnh Lợi, nằm trên đường Nguyễn Trãi nối thẳng hai cửa Nhà Đồ và cửa An Hòa)
- Cầu Tây Thành Thủy Quan (cống Thủy Quan, nằm trên Tây Thành Thủy Quan và trên đường Tôn Thất Thiệp)
Gần cửa Thể Nhân và cửa Quảng Đức có 9 khẩu súng, gọi là cửu vị thần công. Chín khẩu súng đó có tên là Xuân, Hạ, Thu, Đông, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Hoàng Thành và Tử Cấm Thành được gọi chung là Đại Nội. Hoàng Thành có 4 cửa:
- Cửa Ngọ Môn (phía Nam, trông ra đường 23 tháng 8)
- Cửa Hòa Bình (Bắc, trước dành cho vua đi chơi, trông ra đường Đặng Thái Thân)
- Cửa Chương Đức (Tây, trước dành cho phái nữ, trông ra đường Lê Huân)
- Cửa Hiển Nhơn (Đông, trước dành cho phái nam, trông ra đường Đoàn Thị Điểm)
- Cửa Hòa Bình (Bắc, trước dành cho vua đi chơi, trông ra đường Đặng Thái Thân)
- Cửa Chương Đức (Tây, trước dành cho phái nữ, trông ra đường Lê Huân)
- Cửa Hiển Nhơn (Đông, trước dành cho phái nam, trông ra đường Đoàn Thị Điểm)
Riêng Ngọ Môn có 5 cửa:
Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Một lầu vàng, tám lầu xanh
Ba cửa thẳng, hai cửa quanh
(Ca dao)
- Chính giữa là Ngọ Môn, dành cho vua
- Tiếp theo là Giáp Môn, dành cho quan lại
- "Hai cửa quanh" là Dịch Môn, dành cho voi, ngựa và binh lính
- Tiếp theo là Giáp Môn, dành cho quan lại
- "Hai cửa quanh" là Dịch Môn, dành cho voi, ngựa và binh lính
"Chín lầu" chỉ lầu Ngũ Phụng (nằm phía trên Ngọ Môn), gồm 2 tầng nhưng có 9 mái. "Lầu vàng" nằm giữa, cao nhất, lợp ngói hoàng lưu ly (men vàng). "Tám lầu xanh" thấp hơn, lợp ngói thanh lưu ly (men xanh).
Đại Nội còn có các công trình nổi tiếng sau:
Đại Nội còn có các công trình nổi tiếng sau:
- Điện Thái Hòa: nơi cử hành các nghi lễ quan trọng của triều đình
- Cung Diên Thọ: nơi ở của hoàng thái hậu (mẹ của vua)
- Cung Trường Sanh: nơi ở của thái hoàng thái hậu (bà nội của vua)
- Vườn Cơ Hạ, điện Khâm Văn: nơi các hoàng tử học tập và chơi đùa
- Hiển Lâm Các: nơi tưởng nhớ công lao của vua quan nhà Nguyễn
- Cung Diên Thọ: nơi ở của hoàng thái hậu (mẹ của vua)
- Cung Trường Sanh: nơi ở của thái hoàng thái hậu (bà nội của vua)
- Vườn Cơ Hạ, điện Khâm Văn: nơi các hoàng tử học tập và chơi đùa
- Hiển Lâm Các: nơi tưởng nhớ công lao của vua quan nhà Nguyễn
Miếu thờ:
- Triệu Miếu: thờ Nguyễn Kim [1]
- Thái Miếu: thờ chín chúa Nguyễn
- Hưng Miếu: thờ Nguyễn Phúc Luân, thân phụ vua Gia Long
- Thế Miếu: thờ các vua Nguyễn
- Điện Phụng Tiên: thờ các vua Nguyễn, dành cho phái nữ đến lễ vì họ không được phép vào Thế Miếu
- Thái Miếu: thờ chín chúa Nguyễn
- Hưng Miếu: thờ Nguyễn Phúc Luân, thân phụ vua Gia Long
- Thế Miếu: thờ các vua Nguyễn
- Điện Phụng Tiên: thờ các vua Nguyễn, dành cho phái nữ đến lễ vì họ không được phép vào Thế Miếu
Tên của các miếu đặt theo miếu hiệu của các vua và chúa Nguyễn: Nguyễn Kim được truy tôn là Triệu Tổ, Nguyễn Hoàng là Thái Tổ, Nguyễn Phúc Luân là Hưng Tổ, vua Gia Long là Thế Tổ.
Trước sân Thế Miếu có Cửu Đỉnh, là 9 đỉnh đồng lớn đúc thời vua Minh Mạng, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với miếu hiệu của một vị hoàng đế đã thờ trong Thế Miếu.
Trước sân Thế Miếu có Cửu Đỉnh, là 9 đỉnh đồng lớn đúc thời vua Minh Mạng, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với miếu hiệu của một vị hoàng đế đã thờ trong Thế Miếu.
- Cao đỉnh: Thế Tổ Cao Hoàng Đế (vua Gia Long)
- Nhân đỉnh: Thánh Tổ Nhân Hoàng đế (vua Minh Mạng)
- Chương đỉnh: Hiến Tổ Chương hoàng đế (vua Thiệu Trị)
- Anh đỉnh: Dực Tông Anh hoàng đế (vua Tự Đức)
- Nghị đỉnh: Giản Tông Nghị hoàng đế (vua Kiến Phúc)
- Thuần đỉnh: Cảnh Tông Thuần hoàng đế (vua Đồng Khánh)
- Tuyên đỉnh: Hoằng Tông Tuyên hoàng đế (vua Khải Định)
- Nhân đỉnh: Thánh Tổ Nhân Hoàng đế (vua Minh Mạng)
- Chương đỉnh: Hiến Tổ Chương hoàng đế (vua Thiệu Trị)
- Anh đỉnh: Dực Tông Anh hoàng đế (vua Tự Đức)
- Nghị đỉnh: Giản Tông Nghị hoàng đế (vua Kiến Phúc)
- Thuần đỉnh: Cảnh Tông Thuần hoàng đế (vua Đồng Khánh)
- Tuyên đỉnh: Hoằng Tông Tuyên hoàng đế (vua Khải Định)
Hai đỉnh Dụ và Huyền không ứng với vua nào. (Vua Dục Đức, vua Hiệp Hòa, vua Hàm Nghi, vua Thành Thái, vua Duy Tân bị phế ngôi nên lúc bấy giờ không được thờ trong Thế Miếu. Vua Bảo Đại mới mất sau này.)
Lớp trong cùng của kinh thành là Tử Cấm Thành, chỉ dành cho vua và gia đình, gồm có:
- Điện Cần Chánh: nơi vua làm việc hàng ngày
- Điện Càn Thành: nơi ở của vua
- Cung Khôn Thái: nơi ở của hoàng quý phi (vợ chính của vua -- nhà Nguyễn không lập hoàng hậu, ngoại trừ vua Bảo Đại phá lệ)
- Điện Quang Minh: nơi ở của các hoàng tử
- Điện Trinh Minh: nơi ở của các phi tần
- Điện Kiến Trung: xây thời Khải Định, nơi ở của vua, đến thời Bảo Đại thì Nam Phương hoàng hậu và các hoàng tử, công chúa cũng ở đây
-Thái Bình Lâu: nơi vua đọc sách
- Duyệt Thị Đường: nhà hát
- Sở Thượng Thiện: nơi nấu ăn cho vuavà Thái Y viện, vườn Thiệu Phương, vườn Ngự Uyển, v.v...
- Điện Càn Thành: nơi ở của vua
- Cung Khôn Thái: nơi ở của hoàng quý phi (vợ chính của vua -- nhà Nguyễn không lập hoàng hậu, ngoại trừ vua Bảo Đại phá lệ)
- Điện Quang Minh: nơi ở của các hoàng tử
- Điện Trinh Minh: nơi ở của các phi tần
- Điện Kiến Trung: xây thời Khải Định, nơi ở của vua, đến thời Bảo Đại thì Nam Phương hoàng hậu và các hoàng tử, công chúa cũng ở đây
-Thái Bình Lâu: nơi vua đọc sách
- Duyệt Thị Đường: nhà hát
- Sở Thượng Thiện: nơi nấu ăn cho vuavà Thái Y viện, vườn Thiệu Phương, vườn Ngự Uyển, v.v...
Bên trong Kinh Thành còn có nhiều công trình nổi tiếng khác như Quốc Sử Quán (trước 1975 là trường nữ trung học Thành nội nay là trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ, đường Đinh Tiên Hoàng), hồ Tịnh Tâm (đường Đinh Tiên Hoàng), Tam Tòa (đường Tống Duy Tân), điện Long An (nay là bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế, đường Lê Trực), Quốc Tử Giám triều Nguyễn (từ 1955 đến năm 1975 là trường trung học Hàm Nghi Huế, nay là Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế, đường 23 tháng 8), Tàng thơ các là thư viện lớn của quốc gia hồi đó, vào năm kinh thành thất thủ sách vở bị thiêu hủy, mất mát, nay do quân đội quản lý.
Vẫn ở bờ bắc sông Hương, phía ngoài Kinh Thành còn có Kỳ Đài, Phu Văn Lâu, Nghênh Lương Đình, Thương Bạc, Văn Miếu, Võ Miếu. Phía nam sông Hương có đàn Nam Giao, Hổ Quyền, cung An Định.
Ngoài hệ thống thành, cung điện, đền đài, Huế còn có lăng tẩm các vị vua triều Nguyễn, gồm có:
Vẫn ở bờ bắc sông Hương, phía ngoài Kinh Thành còn có Kỳ Đài, Phu Văn Lâu, Nghênh Lương Đình, Thương Bạc, Văn Miếu, Võ Miếu. Phía nam sông Hương có đàn Nam Giao, Hổ Quyền, cung An Định.
Ngoài hệ thống thành, cung điện, đền đài, Huế còn có lăng tẩm các vị vua triều Nguyễn, gồm có:
- Thiên Thọ lăng (lăng Gia Long)
- Hiếu lăng (lăng Minh Mạng)
- Xương lăng (lăng Thiệu Trị)
- Khiêm lăng (lăng Tự Đức, phía trong có Bồi lăng, là lăng của vua
- Kiến Phúc, con nuôi của vua Tự Đức)
- Tư lăng (lăng Đồng Khánh)
- Ứng lăng (lăng Khải Định)
- An Lăng (lăng của 3 vị vua: Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân)
- Hiếu lăng (lăng Minh Mạng)
- Xương lăng (lăng Thiệu Trị)
- Khiêm lăng (lăng Tự Đức, phía trong có Bồi lăng, là lăng của vua
- Kiến Phúc, con nuôi của vua Tự Đức)
- Tư lăng (lăng Đồng Khánh)
- Ứng lăng (lăng Khải Định)
- An Lăng (lăng của 3 vị vua: Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân)
Những địa danh nổi tiếng khác ở Huế là:
- Bờ bắc: chợ Đông Ba, cầu Trường Tiền, chùa Diệu Đế, phố cổ Bao Vinh, phố cổ Gia Hội, chùa Thiên Mụ, chùa Huyền Không, điện Hòn Chén.
- Bờ nam: chùa Từ Đàm, chùa Báo Quốc, chùa Từ Hiếu, chùa Trà Am, Thành Lồi, nhà thờ Phủ Cam, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, Tòa khâm sứ (nay là trường Đại học Sư phạm), trường Quốc học Huế, trường Đồng Khánh (nay là trường trung học phổ thông Hai Bà Trưng), núi Bân, đồi Vọng Cảnh, đồi Thiên An.
- Ngoài ra, vùng Gia Hội, Kim Long, Vỹ Dạ còn nhiều di tích dinh, phủ của quan lại và hoàng thân nhà Nguyễn.
- Bờ bắc: chợ Đông Ba, cầu Trường Tiền, chùa Diệu Đế, phố cổ Bao Vinh, phố cổ Gia Hội, chùa Thiên Mụ, chùa Huyền Không, điện Hòn Chén.
- Bờ nam: chùa Từ Đàm, chùa Báo Quốc, chùa Từ Hiếu, chùa Trà Am, Thành Lồi, nhà thờ Phủ Cam, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, Tòa khâm sứ (nay là trường Đại học Sư phạm), trường Quốc học Huế, trường Đồng Khánh (nay là trường trung học phổ thông Hai Bà Trưng), núi Bân, đồi Vọng Cảnh, đồi Thiên An.
- Ngoài ra, vùng Gia Hội, Kim Long, Vỹ Dạ còn nhiều di tích dinh, phủ của quan lại và hoàng thân nhà Nguyễn.
Sưu Tầm
Các Tin Khác