Hà Hương phong nguyệt - Quyển tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Nam Bộ
Ngày đăng: 11:37:04 14-06-2015 . Xem: 8891
Trong quá trình nghiên cứu văn học quốc ngữ Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, có một ý kiến của nhà nghiên cứu Bằng Giang trong công trình Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865 – 1930 khiến chúng tôi đặc biệt lưu ý: “Còn tiểu thuyết (không nói truyện ngắn) thì cũng chỉ bắt đầu với Hà Hương phong nguyệt của Lê Hoằng Mưu đăng báo năm 1912 và in thành sách năm 1915”
Hành trình đi tìm Hà Hương phong nguyệt
Nhận biết được vị trí của Hà Hương phong nguyệt trong lịch sử tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, chúng tôi đã chú tâm đi tìm quyển tác phẩm này. Nhưng đi khắp các thư viện ở Việt Nam, chỉ tìm được mỗi một tập thứ ba ở Thư viện Thông tin Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Biết tác phẩm đã từng đăng báo Nông cổ mín đàm từ năm 1912, chúng tôi cũng đã tìm đọc trên báo giấy và microfilm ở Thư viện Tổng hợp TP. Hồ Chi Minh, Thư viện Khoa học Xã hội TP. Hồ Chi Minh, nhưng đáng tiếc là các số báo cũng không đầy đủ, vì thế không thể có cái nhìn khái quát về quyển tiểu thuyết gây nhiều tranh cải này được.
Cuối cùng đến đầu tháng 10 vừa qua, nhờ sự giúp đỡ của các nghiên cứu sinh đang học tập, nghiên cứu tại Pháp như chị Lê Thị Dương, chị Nguyễn Giáng Hương (thủ thư của kho sách tiếng Việt tại Thư viện Quốc gia Pháp), chúng tôi mới tìm được sáu tập đầu của tiểu thuyết này ở Thư viện Quốc gia Pháp. Sáu tập này, cùng với phần đăng tiếp theo trên báo Nông cổ mín đàm, đã giúp chúng tôi có cái nhìn khá đầy đủ về quyển tiểu thuyết đã làm hao tổn nhiều giấy mực nhất của văn chương quốc ngữ Nam Bộ giai đoạn đầu thế kỷ XX, từ đó cho thấy các thông tin về tác phẩm này của các công trình trước đây như Phần đóng góp của văn học miền Nam: những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ mới của Bùi Đức Tịnh, Địa chí văn hoá TP. Hồ Chí Minh, Tiến trình văn nghệ miền Nam của Nguyễn Q. Thắng, Chân dung văn học của Hoài Anh, Từ điển tác gia văn xuôi Việt Nam do Vũ Tuấn Anh và Bích Thu chủ biên, Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỷ XX của Trần Mạnh Thường,… đã có phần không chính xác.
Hà Hương phong nguyệt đầu tiên được đăng trên báo Nông cổ mín đàm từ số 19, ngày 20 tháng 7 năm 1912 với nhan đề Truyện nàng Hà Hương đến số 53, ngày 29 tháng 5 năm 1915 (chưa kết thúc). Năm 1914 tác phẩm này được nhà in Saigonnaise L. Royer xuất bản với tên là Hà Hương phong nguyệt truyệnvới gần 10.000 bản, điều này cho thấy sức hấp dẫn của tác phẩm. Lê Hoằng Mưu trong Tiểu tự (Lời tựa) cho rằng có nhiều độc giả “nài xin in ra nguyên bổn; bởi vậy cho nên tôi chẳng dám bỏ qua, phải vâng làm như ý”.
Vì sao tiểu thuyết quốc ngữ Nam Bộ chỉ bắt đầu với Hà Hương phong nguyệt?
Việc xuất hiện Hà Hương phong nguyệt, theo Lê Hoằng Mưu là một phản ứng, là lòng tự trọng của một nhà văn Việt Nam trước cơn sốt dịch “truyện Tàu” lúc đó. Lê Hoằng Mưu sau này đã tâm sự: “Dòm thấy trong xứ cứ ôm truyện Tàu mà dịch mãi, chưa thấy ai viết bộ tiểu thuyết nào cả. Tưởng rằng dầu hay dầu dở cũng của mình. Tôi khởi đầu viết bộ Hà Hương phong nguyệt”.
Ý kiến của Bằng Giang cho rằng tiểu thuyết chỉ bắt đầu với Hà Hương phong nguyệt, trước hết đó là ở dung lượng của tác phẩm. Ba tác phẩm của Nam Bộ được xuất bản trước đó là Thầy Lazarô Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản chỉ dài 32 trang, Hoàng Tố Anh hàm oan (1910) của Trần Chánh Chiếu được 54 trang, Phan Yên ngoại sử - Tiết phụ gian truân (1910) của Trương Duy Toản cũng chỉ 49 trang, Vì thế việc xác định thể loại của các tác phẩm này, đặc biệt là Thầy Lazarô Phiền, việc đó là truyện ngắn, truyện vừa hay tiểu thuyết cũng còn gây tranh cải .
Hà Hương phong nguyệt so với ba tác phẩm trên có số trang dày dặn hơn nhiều (chỉ hết tập 6 đã dài đến 284 trang), in feuilleton trên báo Nông cổ mín đàm kéo dài đến 4 năm vẫn chưa kết thúc (từ 1912 đến 1915), điều rất khó hình dung trong giai đoạn này. Tác phẩm gồm có 2 phần gần như độc lập. Phần đầu gần bốn tập, chủ yếu nói về những cuộc phiêu lưu tình ái của nàng Hà Hương xinh đẹp đa tình, trong đó quan hệ giữa Hà Hương và Nghĩa Hữu là quan hệ chủ yếu. Phần hai chủ yếu kể về cuộc đời của Ái Nhơn, con trai của Hà Hương và Ái Nghĩa, vì thế có trường hợp đã hiểu nhầm rằng phần hai là văn bản của một truyện khác .
Hiện thực được phản ánh trong Hà Hương phong nguyệt cũng khá rộng lớn, có thể xem đây là một xã hội Nam Bộ ở đầu thế kỷ XX được thu nhỏ. Trong tác phẩm có các gia đình giàu lẫn những gia cảnh nghèo hèn; có cảnh Sài Gòn đô hội phồn hoa bên cạnh cảnh nghèo hèn thôn dã; có cảnh tòa xử án, trạng sư biện hộ... Số lượng nhân vật trong Hà Hương phong nguyệt cũng rất đông đảo, da dạng, từ thường dân cho đến quan chức. Có nàng Hà Hương xinh đẹp, buông thả bên cạnh một Nguyệt Ba đẹp người, đẹp nết. Có Nghĩa Hữu đam mê sắc dục, ích kỹ bên cạnh một Ái Nghĩa chung tình. Có cả người nước ngoài như khách trú người Hoa, có anh Bảy Chà Và (người gốc Ấn) và những trạng sư người Pháp như Portrait,...
Tác phẩm đầu tay này của Lê Hoằng Mưu so với những tác phẩm văn xuôi trước đó đã nổi bật ở khả năng phân tích tâm lý sắc sảo. Đây là một thế mạnh của Lê Hoằng Mưu so với các nhà văn Nam Bộ khác cùng thời vốn ít chú ý đến vấn đề này. Thay vì kể chuyện, ông đã sớm đi vào miêu tả tâm lý nhân vật, đã chú ý những diễn biến tâm lý, cảm giác của nhân vật. Đó là dấu hiệu của tiểu thuyết hiện đại, là một sự mới mẻ về bút pháp so với tiểu thuyết truyền thống. Nàng Hà Hương không đơn giản là một cô gái lẵng lơ, ham mê sắc dục mà cũng có lúc ân hận vì những tội lỗi do mình gây nên, cũng biết vì mình quá ghen với Nguyệt Ba mà “làm chuyện độc tâm”, cũng biết than thầm khi phụ bạc Nghĩa Hữu: “Xét lại phận gái như mình ở ăn đen bạc, làm cho ai phải chịu nhọc nhằn: vợ chồng kết cùng nhau đã lâu, tình mặn nghĩa nồng, đắng cay chung chịu, người ta thương mình cho đến đổi xa cha xa mẹ, lặn suối trèo non, cực khổ biết mấy ngàn, cũng theo mình trọn nghĩa. Tới đến đây mình ham của phụ tình tấm mẳn, để cho người ra đi xứ lạ một mình, nắng chẳng biết mưa chẳng hay, biết cùng ai nương tựa”. Nhân vật này qua ngòi bút của Lê Hoằng Mưu không phải là một nhân vật chức năng mà mang tính nhị nguyên, phức tạp.
Vì sao Hà Hương phong nguyệt lại bị công kích dữ dội như thế?
Việc Hà Hương phong nguyệt bị dư luận lên án mạnh mẽ, đó là bởi diễn ngôn tính dục mới mẻ của tác phẩm này. Trong lúc vấn đề tình dục vẫn được xem là một điều cấm kỵ trong văn chương thì tác phẩm lại có nhiều cảnh nhạy cảm khi miêu tả những chuyện tình tự trai gái. Những đoạn tả cảnh tình tự trai gái giữa Nghĩa Hữu và Hà Hương, giữa anh Bảy Chà và Hà Hương, giữa Ái Nhơn và Bảy Nhỏ… khá táo bạo so với “tầm đón nhận” của độc giả thời đó.
Lãng Tử đã viết trên Tuần báo Mai như sau: “Bây giờ, quen thuộc với cái táo bạo của tư tưởng Âu Mỹ, ta còn phải ngạc nhiên với lời văn khiêu dâm của ông Trương Tửu, Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, chớ có biết đâu rằng hồi đó, lúc ảnh hưởng của Tống Nho còn đang khắc nghiệt vô cùng mà Lê quân cũng đã dám có những ý nghĩ táo tợn và dạn dĩ mà viết Hà Hương phong nguyệt”. Đã có một cuộc bút chiến dữ dội xung quanh tác phẩm này. Nhiều nhà văn, nhà báo như Nam Kiều Trần Huy Liệu, Hốt Tất Liệt Nguyễn Háo Vĩnh, Nguyễn Chánh Sắt, Cao Hải Để, Trì Nam Tử... đã phê phán kịch liệt tác phẩm này cùng với tác giả của nó. Có những ý kiến hết sức gay gắt, thậm chí có người còn lên án Lê Hoằng Mưu như là “một đứa tội nhơn lớn nhứt của nước An Nam” (Công luận báo, số 48, 1928). Trước áp lực của dư luận, cuối cùng Hà Hương phong nguyệt đã bị chính quyền thuộc địa ra lệnh tịch thu và tiêu hủy ví lý do tác giả đã miêu tả những cảnh “ăn chơi trác táng trái với thuần phong mĩ tục”.
Sâu xa hơn, theo Trần Văn Toàn, việc “đưa một nhân vật phản diện làm nhân vật chính, tô đậm những sắc thái của một thứ tình yêu quay lưng với đạo lý, chạy theo những hấp dẫn của xác thịt thuần túy - đây mới là nguyên nhân chính khiến cho Haø Höông phong nguyeät bị dư luận lên án mạnh mẽ chứ không vì những đoạn miêu tả sắc dục (còn khá mờ nhạt) trong tác phẩm này”. Nàng Hà Hương xinh đẹp, còn biết làm thơ nhưng không phải là nhân vật lý tưởng như trong truyền thống mà lại mang rất nhiều tính xấu: đua đòi, cờ bạc, lợi dụng nhan sắc của mình để quyến rũ đàn ông. Kiểu nhân vật biểu tượng cho sự cám dỗ của sắc dục này chưa hề có trong văn học truyền thống.
Nghĩa Hữu cũng là một nhân vật lệch chuẩn và không kém phần phức tạp. Hắn vốn là người chỉ mê chuyện lầu xanh, cờ bạc. Nghĩa Hữu mê mệt Hà Hương đến quên cả Nguyệt Ba, vợ sau của mình, một phụ nữ xinh đẹp, đoan trang. Khi Nguyệt Ba bị hại, Nghĩa Hữu biết là do Hà Hương gây ra nhưng hoàn toàn bị cuốn trong sự say mê sắc dục: “Hữu mà thấy Hương như đói thấy cơm, nào tưởng việc trả hờn cho vợ. Bước vào hăm hở, Hà Hương mừng tở mở ôm hun (...). Mặt Hữu coi lơ láo, bị hun có một cái mà bủn rủn tay chân quên ráo việc nhà”. Hắn còn là một kẻ tham lam, tàn độc khi rắp tâm hảm hại Ái Nhơn, con của Hà Hương và Ái Nghĩa để đoạt của. Nhưng đến cuối đời, Nghĩa Hữu cũng biết tự trách mình: “Mà cũng tại bởi mình bất ngãi, đem mối dây oan trái buộc mình, cuộc ở đời sanh sự sự sinh, đừng trách lẫn, hại nhân nhân hại”.
Trái với Hà Hương, nàng Nguyệt Ba được Lê Hoằng Mưu xây dựng đúng kiểu nhân vật lý tưởng của truyền thống: đẹp người đẹp nết, nhân hậu thủy chung. Nhưng nhân vật chính diện này lại phải chịu nhiều bi kịch: chồng phụ bạc bỏ theo Hà Hương, con bị tình nhân của chồng bức hại… . Cuối cùng nàng phải tự trầm vì quá đau khổ. Đây quả là một kết thúc không có hậu trong tầm tiếp nhận của nhiều độc giả thời đó. Nhân vật Hai Long, vợ của Ái Nhơn trong phần hai cũng được Lê Hoằng Mưu xây dựng theo khuôn mẫu đó.
Bản thân Lê Hoằng Mưu dù bị nhiều người trong văn giới đả kích dữ dội nhưng lại được độc giả rất hâm mộ. Lãng Tử cho biết là sách của ông “bán chạy như tôm tươi giữa chợ buổi sớm”. Tác phẩm của ông bị lên án vì đã chuyển tải một quan niệm không truyền thống về tình yêu, luân lý trong thời điểm nhân dân Nam Bộ cần cổ súy cho đạo đức truyền thống, cho tình yêu nước để có sức mạnh chiến đấu với giặc ngoại xâm hơn là những tình cảm cá nhân ngang trái, buông thả. Tiểu thuyết này lại còn quá mới mẻ trong thời điểm ảnh hưởng của văn minh phương Tây vẫn chưa thật sự lấn át được những quan niệm khắt khe của Nho giáo về tình yêu nam nữ. Tình yêu cá nhân mang tính nhục thể và dục vọng thầm kín của con người vẫn là những điều khá xa lạ đối với những quan niệm truyền thống đương thời mặc dù ngòi bút của nhà văn đã khá uyển chuyển và giàu tính nhân văn.
Hà Hương phong nguyệt bị tịch thu và tiêu hủy nhưng sau đó đã tạo nên một khuynh hướng tiểu thuyết tính dục và một phong trào viết tiểu thuyết tình, đọc tiểu thuyết tình ở Nam Kỳ hết sức sôi nổi với hàng loạt tác phẩm như Lỗi bước phong tình của Nguyễn Thành Long, Cô Ba Tràh của Nguyễn Ý Bửu... Thậm chí có tác phẩm cũng lấy nhân vật chính tên là Hà Hương và nhan đề tác phẩm cũng nhái lại Hà Hương phong nguyệt (tiểu thuyết Hà Hương hoa nguyệt của Nam Tùng Tử). Bản thân Lê Hoằng Mưu sau đó vẫn tiếp tục diễn ngôn tính dục của mình với hàng loạt tác phẩm như Hồ Thể Ngọc, Đỗ Triệu Kỳ Duyên, Người bán ngọc và tiếp tục nhận được không ít lời chỉ trích.
Những ràng buộc bởi truyền thống, bởi thị hiếu độc giả
Xây dựng một nàng Hà Hương táo bạo là thế, nhưng cuối cùng Lê Hoằng Mưu cũng cho Hà Hương chết trong sự hối hận, trong sự ghẻ lạnh của Nghĩa Hữu. Nghĩa Hữu cuối đời cũng chết trong sự cô độc, đến đứa con ruột cũng không thèm ngó ngàng tới mà chỉ chăm chăm vào việc thừa kế tài sản. Cái kết thức không có hậu đó của những con người như Hà Hương, Nghĩa Hữu, đó có lẽ là do áp lực của đạo đức truyền thống đối với Lê Hoằng Mưu, như ông nói trong Tiểu tự (lời tựa): “Hà Hương là truyện tình, song truyện tình mà đủ nhơn, nghĩa, lễ, trí, tín, tình mà có báo oán nhãn tiền, tình dường ấy cũng nên đọc lấy làm gương, toan giữ mình trọn đạo”.
Được viết trong thập niên thứ hai của thế kỷ XX, Hà Hương phong nguyệt vẫn chưa vượt thoát được tính chất biền ngẫu của văn xuôi thời đó, vẫn là một lối văn xuôi có đối có vần rất du dương, thỉnh thoảng lại xen các bài thơ vào. Để khuyến dụ Nghĩa Hữu trở lại với mình, Hà Hương đã viết thư như sau: “Kính thăm anh đôi chữ bình an, Xin quân tử nghe em phiền trách. Kể từ thuở vợ chồng xa cách, Em lần tay tính đã mấy trăng, Vì cớ chi bặt tích vắng tăm?Lời trái phải cũng không tính tới. Anh dầu có nơi nào bạn mới, Cũng cho em rõ nỗi sự tình, Làm chi em vắng vẻ một mình, Tức tối bấy đau lòng tha thiết; Nhớ bạn ngọc đoạn sầu chi xiết, Thương thầm anh tấc dạ ủ ê, Chắc mẹ cha dạy dỗ thú thê, Nên anh biệt bấy lâu không tưởng tới… Em dẫu nhớ biết làm sao được! Dẫu mấy năm cũng phải đợi trông. Em xa anh như bướm xa bông. Chàng xa thiếp như ong lạc nhuỵ. Ngày nghĩ tới dòng châu hột luỵ. Đêm đêm nằm nước mắt rưng rưng”.
Có một điều rất lạ là so với phần một có ngôn ngữ nghệ thuật khá hiện đại, gần gũi với đời thường, phần hai của tác phẩm lại mang tính chất biền ngẫu, đăng đối đậm đặc hơn. Cách hành văn rất khác phần đầu này là lý do khiến Trần Văn Toàn cho rằng đây là một văn bản khác, của một nhà văn khác. Theo chúng tôi, điều này có thể là do Lê Hoằng Mưu đã chiều theo thị hiếu của độc giả Nam Bộ lúc đó vốn rất ưa thích lời văn có đối có vần tự nhiên lưu loát như thế, như Nguyễn Liên Phong đã từng nhận xét trong Điếu cổ hạ kim thi tập: “Hơi nôm na sắp đặt lanh lợi có duyên, người ta xem đến không nhàm mỏi”.
Hà Hương phong nguyệt ra đời vào thập niên thứ hai của thế kỷ XX, vì thế vẫn còn mang một số hạn chế của thời đại. Nhưng với dung lượng đáng kể, với hệ thống nhân vật đa dạng, đặc biệt là nghệ thuật phân tích tâm lý khá đặc sắc, tác phẩm đầu tay này của Lê Hoằng Mưu xứng đáng là tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Nam Bộ như Bình Nguyên Lộc và Bằng Giang đã khẳng định. Nó đánh dấu một bước phát triển của tiểu thuyết Nam Bộ nói riêng và của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói chung, một bước phát triển rất đáng ghi nhận và trân trọng.
- Xem là truyện ngắn: Trần Đình Hượu và Lê Chí Dũng (trong Văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb. Giáo dục, H, 1998), Nguyễn Văn Trung (trong Truyện đầu tiên viết theo lối Tây phương Truyện “Thầy Lazaro Phiền” của Nguyễn Trọng Quản (bản in ronéo), trường Đại học sư phạm tp. Hồ Chí Minh, 1987), Bùi Việt Thắng (trong Truyện ngắn - những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb. ĐHQG Hà Nội, 2000)...
- Xem là truyện vừa: Huỳnh Thị Lan Phương và Nguyễn Văn Nở (trong Vấn đề xác định thể loại “Truyện thầy Larazo Phiền” của Nguyễn Trọng Quản, tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4-2011).
- Xem là tiểu thuyết: Nguyễn Q.Thắng (Tiến trình văn nghệ miền Nam, Nxb. An Giang, 1990), Tôn Thất Dụng (trong Luận án tiến sĩ ngữ văn, Sự hình thành và vận động của thể loại tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến 1932, trường ĐHSP Hà Nội, 1993), John C.Schaffer và Thế Uyên (trong Tiểu thuyết xuất hiện tại Nam Kỳ, Tạp chí Văn học, số 8-1994), Cao Xuân Mỹ (trong Truyện dài đầu tiên và tuyển tập các truyện ngắn Nam bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Nxb. Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 1998), Bằng Giang (trong Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865-1930, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 1998), Nguyễn Thị Thanh Xuân (trong Văn học hiện đại Việt Nam, bước khởi đầu quan trọng ở Sài Gòn - Nam Bộ, Tạp chí Văn học, số 3-2000), Trần Hữu Tá (trong Nghĩ về buổi bình minh của tiểu thuyết Nam Bộ, Tạp chí Văn học, số 10-2000), Nguyễn Huệ Chi (trong Thử tìm vài đặc điểm của văn xuôi tự sự Quốc ngữ Nam Bộ trong bước khởi đầu, Tạp chí Văn học, số 5-2002), Bùi Đức Tịnh (trong Những bước đầu của báo chí, truyện ngắn, tiểu thuyết và Thơ mới, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh (Tái bản lần thứ 2 - có sửa chữa và bổ sung), 2002), Hà Thanh Vân (trong Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb. ĐHQG tp. Hồ Chí Minh, 2004), Vương Trí Nhàn (trong Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hoá trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho tới 1945, Nxb. ĐHQG Hà Nội, 2005)…
- Một ý kiến nữa là chưa thống nhất xếp vào thể loại nào và gọi đây là “truyện”: tác giả của Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh (Tập 2 - Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1998), Hoàng Dũng (trong Truyện thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản và những đóng góp vào kĩ thuật hư cấu trong văn học Việt Nam, Tạp chí Văn học, số 10-2000), Phan Cự Đệ (trong Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2004)…
Hành trình đi tìm Hà Hương phong nguyệt
Nhận biết được vị trí của Hà Hương phong nguyệt trong lịch sử tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, chúng tôi đã chú tâm đi tìm quyển tác phẩm này. Nhưng đi khắp các thư viện ở Việt Nam, chỉ tìm được mỗi một tập thứ ba ở Thư viện Thông tin Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Biết tác phẩm đã từng đăng báo Nông cổ mín đàm từ năm 1912, chúng tôi cũng đã tìm đọc trên báo giấy và microfilm ở Thư viện Tổng hợp TP. Hồ Chi Minh, Thư viện Khoa học Xã hội TP. Hồ Chi Minh, nhưng đáng tiếc là các số báo cũng không đầy đủ, vì thế không thể có cái nhìn khái quát về quyển tiểu thuyết gây nhiều tranh cải này được.
Cuối cùng đến đầu tháng 10 vừa qua, nhờ sự giúp đỡ của các nghiên cứu sinh đang học tập, nghiên cứu tại Pháp như chị Lê Thị Dương, chị Nguyễn Giáng Hương (thủ thư của kho sách tiếng Việt tại Thư viện Quốc gia Pháp), chúng tôi mới tìm được sáu tập đầu của tiểu thuyết này ở Thư viện Quốc gia Pháp. Sáu tập này, cùng với phần đăng tiếp theo trên báo Nông cổ mín đàm, đã giúp chúng tôi có cái nhìn khá đầy đủ về quyển tiểu thuyết đã làm hao tổn nhiều giấy mực nhất của văn chương quốc ngữ Nam Bộ giai đoạn đầu thế kỷ XX, từ đó cho thấy các thông tin về tác phẩm này của các công trình trước đây như Phần đóng góp của văn học miền Nam: những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ mới của Bùi Đức Tịnh, Địa chí văn hoá TP. Hồ Chí Minh, Tiến trình văn nghệ miền Nam của Nguyễn Q. Thắng, Chân dung văn học của Hoài Anh, Từ điển tác gia văn xuôi Việt Nam do Vũ Tuấn Anh và Bích Thu chủ biên, Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỷ XX của Trần Mạnh Thường,… đã có phần không chính xác.
Hà Hương phong nguyệt đầu tiên được đăng trên báo Nông cổ mín đàm từ số 19, ngày 20 tháng 7 năm 1912 với nhan đề Truyện nàng Hà Hương đến số 53, ngày 29 tháng 5 năm 1915 (chưa kết thúc). Năm 1914 tác phẩm này được nhà in Saigonnaise L. Royer xuất bản với tên là Hà Hương phong nguyệt truyệnvới gần 10.000 bản, điều này cho thấy sức hấp dẫn của tác phẩm. Lê Hoằng Mưu trong Tiểu tự (Lời tựa) cho rằng có nhiều độc giả “nài xin in ra nguyên bổn; bởi vậy cho nên tôi chẳng dám bỏ qua, phải vâng làm như ý”.
Vì sao tiểu thuyết quốc ngữ Nam Bộ chỉ bắt đầu với Hà Hương phong nguyệt?
Việc xuất hiện Hà Hương phong nguyệt, theo Lê Hoằng Mưu là một phản ứng, là lòng tự trọng của một nhà văn Việt Nam trước cơn sốt dịch “truyện Tàu” lúc đó. Lê Hoằng Mưu sau này đã tâm sự: “Dòm thấy trong xứ cứ ôm truyện Tàu mà dịch mãi, chưa thấy ai viết bộ tiểu thuyết nào cả. Tưởng rằng dầu hay dầu dở cũng của mình. Tôi khởi đầu viết bộ Hà Hương phong nguyệt”.
Ý kiến của Bằng Giang cho rằng tiểu thuyết chỉ bắt đầu với Hà Hương phong nguyệt, trước hết đó là ở dung lượng của tác phẩm. Ba tác phẩm của Nam Bộ được xuất bản trước đó là Thầy Lazarô Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản chỉ dài 32 trang, Hoàng Tố Anh hàm oan (1910) của Trần Chánh Chiếu được 54 trang, Phan Yên ngoại sử - Tiết phụ gian truân (1910) của Trương Duy Toản cũng chỉ 49 trang, Vì thế việc xác định thể loại của các tác phẩm này, đặc biệt là Thầy Lazarô Phiền, việc đó là truyện ngắn, truyện vừa hay tiểu thuyết cũng còn gây tranh cải .
Hà Hương phong nguyệt so với ba tác phẩm trên có số trang dày dặn hơn nhiều (chỉ hết tập 6 đã dài đến 284 trang), in feuilleton trên báo Nông cổ mín đàm kéo dài đến 4 năm vẫn chưa kết thúc (từ 1912 đến 1915), điều rất khó hình dung trong giai đoạn này. Tác phẩm gồm có 2 phần gần như độc lập. Phần đầu gần bốn tập, chủ yếu nói về những cuộc phiêu lưu tình ái của nàng Hà Hương xinh đẹp đa tình, trong đó quan hệ giữa Hà Hương và Nghĩa Hữu là quan hệ chủ yếu. Phần hai chủ yếu kể về cuộc đời của Ái Nhơn, con trai của Hà Hương và Ái Nghĩa, vì thế có trường hợp đã hiểu nhầm rằng phần hai là văn bản của một truyện khác .
Hiện thực được phản ánh trong Hà Hương phong nguyệt cũng khá rộng lớn, có thể xem đây là một xã hội Nam Bộ ở đầu thế kỷ XX được thu nhỏ. Trong tác phẩm có các gia đình giàu lẫn những gia cảnh nghèo hèn; có cảnh Sài Gòn đô hội phồn hoa bên cạnh cảnh nghèo hèn thôn dã; có cảnh tòa xử án, trạng sư biện hộ... Số lượng nhân vật trong Hà Hương phong nguyệt cũng rất đông đảo, da dạng, từ thường dân cho đến quan chức. Có nàng Hà Hương xinh đẹp, buông thả bên cạnh một Nguyệt Ba đẹp người, đẹp nết. Có Nghĩa Hữu đam mê sắc dục, ích kỹ bên cạnh một Ái Nghĩa chung tình. Có cả người nước ngoài như khách trú người Hoa, có anh Bảy Chà Và (người gốc Ấn) và những trạng sư người Pháp như Portrait,...
Tác phẩm đầu tay này của Lê Hoằng Mưu so với những tác phẩm văn xuôi trước đó đã nổi bật ở khả năng phân tích tâm lý sắc sảo. Đây là một thế mạnh của Lê Hoằng Mưu so với các nhà văn Nam Bộ khác cùng thời vốn ít chú ý đến vấn đề này. Thay vì kể chuyện, ông đã sớm đi vào miêu tả tâm lý nhân vật, đã chú ý những diễn biến tâm lý, cảm giác của nhân vật. Đó là dấu hiệu của tiểu thuyết hiện đại, là một sự mới mẻ về bút pháp so với tiểu thuyết truyền thống. Nàng Hà Hương không đơn giản là một cô gái lẵng lơ, ham mê sắc dục mà cũng có lúc ân hận vì những tội lỗi do mình gây nên, cũng biết vì mình quá ghen với Nguyệt Ba mà “làm chuyện độc tâm”, cũng biết than thầm khi phụ bạc Nghĩa Hữu: “Xét lại phận gái như mình ở ăn đen bạc, làm cho ai phải chịu nhọc nhằn: vợ chồng kết cùng nhau đã lâu, tình mặn nghĩa nồng, đắng cay chung chịu, người ta thương mình cho đến đổi xa cha xa mẹ, lặn suối trèo non, cực khổ biết mấy ngàn, cũng theo mình trọn nghĩa. Tới đến đây mình ham của phụ tình tấm mẳn, để cho người ra đi xứ lạ một mình, nắng chẳng biết mưa chẳng hay, biết cùng ai nương tựa”. Nhân vật này qua ngòi bút của Lê Hoằng Mưu không phải là một nhân vật chức năng mà mang tính nhị nguyên, phức tạp.
Vì sao Hà Hương phong nguyệt lại bị công kích dữ dội như thế?
Việc Hà Hương phong nguyệt bị dư luận lên án mạnh mẽ, đó là bởi diễn ngôn tính dục mới mẻ của tác phẩm này. Trong lúc vấn đề tình dục vẫn được xem là một điều cấm kỵ trong văn chương thì tác phẩm lại có nhiều cảnh nhạy cảm khi miêu tả những chuyện tình tự trai gái. Những đoạn tả cảnh tình tự trai gái giữa Nghĩa Hữu và Hà Hương, giữa anh Bảy Chà và Hà Hương, giữa Ái Nhơn và Bảy Nhỏ… khá táo bạo so với “tầm đón nhận” của độc giả thời đó.
Lãng Tử đã viết trên Tuần báo Mai như sau: “Bây giờ, quen thuộc với cái táo bạo của tư tưởng Âu Mỹ, ta còn phải ngạc nhiên với lời văn khiêu dâm của ông Trương Tửu, Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, chớ có biết đâu rằng hồi đó, lúc ảnh hưởng của Tống Nho còn đang khắc nghiệt vô cùng mà Lê quân cũng đã dám có những ý nghĩ táo tợn và dạn dĩ mà viết Hà Hương phong nguyệt”. Đã có một cuộc bút chiến dữ dội xung quanh tác phẩm này. Nhiều nhà văn, nhà báo như Nam Kiều Trần Huy Liệu, Hốt Tất Liệt Nguyễn Háo Vĩnh, Nguyễn Chánh Sắt, Cao Hải Để, Trì Nam Tử... đã phê phán kịch liệt tác phẩm này cùng với tác giả của nó. Có những ý kiến hết sức gay gắt, thậm chí có người còn lên án Lê Hoằng Mưu như là “một đứa tội nhơn lớn nhứt của nước An Nam” (Công luận báo, số 48, 1928). Trước áp lực của dư luận, cuối cùng Hà Hương phong nguyệt đã bị chính quyền thuộc địa ra lệnh tịch thu và tiêu hủy ví lý do tác giả đã miêu tả những cảnh “ăn chơi trác táng trái với thuần phong mĩ tục”.
Sâu xa hơn, theo Trần Văn Toàn, việc “đưa một nhân vật phản diện làm nhân vật chính, tô đậm những sắc thái của một thứ tình yêu quay lưng với đạo lý, chạy theo những hấp dẫn của xác thịt thuần túy - đây mới là nguyên nhân chính khiến cho Haø Höông phong nguyeät bị dư luận lên án mạnh mẽ chứ không vì những đoạn miêu tả sắc dục (còn khá mờ nhạt) trong tác phẩm này”. Nàng Hà Hương xinh đẹp, còn biết làm thơ nhưng không phải là nhân vật lý tưởng như trong truyền thống mà lại mang rất nhiều tính xấu: đua đòi, cờ bạc, lợi dụng nhan sắc của mình để quyến rũ đàn ông. Kiểu nhân vật biểu tượng cho sự cám dỗ của sắc dục này chưa hề có trong văn học truyền thống.
Nghĩa Hữu cũng là một nhân vật lệch chuẩn và không kém phần phức tạp. Hắn vốn là người chỉ mê chuyện lầu xanh, cờ bạc. Nghĩa Hữu mê mệt Hà Hương đến quên cả Nguyệt Ba, vợ sau của mình, một phụ nữ xinh đẹp, đoan trang. Khi Nguyệt Ba bị hại, Nghĩa Hữu biết là do Hà Hương gây ra nhưng hoàn toàn bị cuốn trong sự say mê sắc dục: “Hữu mà thấy Hương như đói thấy cơm, nào tưởng việc trả hờn cho vợ. Bước vào hăm hở, Hà Hương mừng tở mở ôm hun (...). Mặt Hữu coi lơ láo, bị hun có một cái mà bủn rủn tay chân quên ráo việc nhà”. Hắn còn là một kẻ tham lam, tàn độc khi rắp tâm hảm hại Ái Nhơn, con của Hà Hương và Ái Nghĩa để đoạt của. Nhưng đến cuối đời, Nghĩa Hữu cũng biết tự trách mình: “Mà cũng tại bởi mình bất ngãi, đem mối dây oan trái buộc mình, cuộc ở đời sanh sự sự sinh, đừng trách lẫn, hại nhân nhân hại”.
Trái với Hà Hương, nàng Nguyệt Ba được Lê Hoằng Mưu xây dựng đúng kiểu nhân vật lý tưởng của truyền thống: đẹp người đẹp nết, nhân hậu thủy chung. Nhưng nhân vật chính diện này lại phải chịu nhiều bi kịch: chồng phụ bạc bỏ theo Hà Hương, con bị tình nhân của chồng bức hại… . Cuối cùng nàng phải tự trầm vì quá đau khổ. Đây quả là một kết thúc không có hậu trong tầm tiếp nhận của nhiều độc giả thời đó. Nhân vật Hai Long, vợ của Ái Nhơn trong phần hai cũng được Lê Hoằng Mưu xây dựng theo khuôn mẫu đó.
Bản thân Lê Hoằng Mưu dù bị nhiều người trong văn giới đả kích dữ dội nhưng lại được độc giả rất hâm mộ. Lãng Tử cho biết là sách của ông “bán chạy như tôm tươi giữa chợ buổi sớm”. Tác phẩm của ông bị lên án vì đã chuyển tải một quan niệm không truyền thống về tình yêu, luân lý trong thời điểm nhân dân Nam Bộ cần cổ súy cho đạo đức truyền thống, cho tình yêu nước để có sức mạnh chiến đấu với giặc ngoại xâm hơn là những tình cảm cá nhân ngang trái, buông thả. Tiểu thuyết này lại còn quá mới mẻ trong thời điểm ảnh hưởng của văn minh phương Tây vẫn chưa thật sự lấn át được những quan niệm khắt khe của Nho giáo về tình yêu nam nữ. Tình yêu cá nhân mang tính nhục thể và dục vọng thầm kín của con người vẫn là những điều khá xa lạ đối với những quan niệm truyền thống đương thời mặc dù ngòi bút của nhà văn đã khá uyển chuyển và giàu tính nhân văn.
Hà Hương phong nguyệt bị tịch thu và tiêu hủy nhưng sau đó đã tạo nên một khuynh hướng tiểu thuyết tính dục và một phong trào viết tiểu thuyết tình, đọc tiểu thuyết tình ở Nam Kỳ hết sức sôi nổi với hàng loạt tác phẩm như Lỗi bước phong tình của Nguyễn Thành Long, Cô Ba Tràh của Nguyễn Ý Bửu... Thậm chí có tác phẩm cũng lấy nhân vật chính tên là Hà Hương và nhan đề tác phẩm cũng nhái lại Hà Hương phong nguyệt (tiểu thuyết Hà Hương hoa nguyệt của Nam Tùng Tử). Bản thân Lê Hoằng Mưu sau đó vẫn tiếp tục diễn ngôn tính dục của mình với hàng loạt tác phẩm như Hồ Thể Ngọc, Đỗ Triệu Kỳ Duyên, Người bán ngọc và tiếp tục nhận được không ít lời chỉ trích.
Những ràng buộc bởi truyền thống, bởi thị hiếu độc giả
Xây dựng một nàng Hà Hương táo bạo là thế, nhưng cuối cùng Lê Hoằng Mưu cũng cho Hà Hương chết trong sự hối hận, trong sự ghẻ lạnh của Nghĩa Hữu. Nghĩa Hữu cuối đời cũng chết trong sự cô độc, đến đứa con ruột cũng không thèm ngó ngàng tới mà chỉ chăm chăm vào việc thừa kế tài sản. Cái kết thức không có hậu đó của những con người như Hà Hương, Nghĩa Hữu, đó có lẽ là do áp lực của đạo đức truyền thống đối với Lê Hoằng Mưu, như ông nói trong Tiểu tự (lời tựa): “Hà Hương là truyện tình, song truyện tình mà đủ nhơn, nghĩa, lễ, trí, tín, tình mà có báo oán nhãn tiền, tình dường ấy cũng nên đọc lấy làm gương, toan giữ mình trọn đạo”.
Được viết trong thập niên thứ hai của thế kỷ XX, Hà Hương phong nguyệt vẫn chưa vượt thoát được tính chất biền ngẫu của văn xuôi thời đó, vẫn là một lối văn xuôi có đối có vần rất du dương, thỉnh thoảng lại xen các bài thơ vào. Để khuyến dụ Nghĩa Hữu trở lại với mình, Hà Hương đã viết thư như sau: “Kính thăm anh đôi chữ bình an, Xin quân tử nghe em phiền trách. Kể từ thuở vợ chồng xa cách, Em lần tay tính đã mấy trăng, Vì cớ chi bặt tích vắng tăm?Lời trái phải cũng không tính tới. Anh dầu có nơi nào bạn mới, Cũng cho em rõ nỗi sự tình, Làm chi em vắng vẻ một mình, Tức tối bấy đau lòng tha thiết; Nhớ bạn ngọc đoạn sầu chi xiết, Thương thầm anh tấc dạ ủ ê, Chắc mẹ cha dạy dỗ thú thê, Nên anh biệt bấy lâu không tưởng tới… Em dẫu nhớ biết làm sao được! Dẫu mấy năm cũng phải đợi trông. Em xa anh như bướm xa bông. Chàng xa thiếp như ong lạc nhuỵ. Ngày nghĩ tới dòng châu hột luỵ. Đêm đêm nằm nước mắt rưng rưng”.
Có một điều rất lạ là so với phần một có ngôn ngữ nghệ thuật khá hiện đại, gần gũi với đời thường, phần hai của tác phẩm lại mang tính chất biền ngẫu, đăng đối đậm đặc hơn. Cách hành văn rất khác phần đầu này là lý do khiến Trần Văn Toàn cho rằng đây là một văn bản khác, của một nhà văn khác. Theo chúng tôi, điều này có thể là do Lê Hoằng Mưu đã chiều theo thị hiếu của độc giả Nam Bộ lúc đó vốn rất ưa thích lời văn có đối có vần tự nhiên lưu loát như thế, như Nguyễn Liên Phong đã từng nhận xét trong Điếu cổ hạ kim thi tập: “Hơi nôm na sắp đặt lanh lợi có duyên, người ta xem đến không nhàm mỏi”.
Hà Hương phong nguyệt ra đời vào thập niên thứ hai của thế kỷ XX, vì thế vẫn còn mang một số hạn chế của thời đại. Nhưng với dung lượng đáng kể, với hệ thống nhân vật đa dạng, đặc biệt là nghệ thuật phân tích tâm lý khá đặc sắc, tác phẩm đầu tay này của Lê Hoằng Mưu xứng đáng là tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Nam Bộ như Bình Nguyên Lộc và Bằng Giang đã khẳng định. Nó đánh dấu một bước phát triển của tiểu thuyết Nam Bộ nói riêng và của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói chung, một bước phát triển rất đáng ghi nhận và trân trọng.
- Xem là truyện ngắn: Trần Đình Hượu và Lê Chí Dũng (trong Văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb. Giáo dục, H, 1998), Nguyễn Văn Trung (trong Truyện đầu tiên viết theo lối Tây phương Truyện “Thầy Lazaro Phiền” của Nguyễn Trọng Quản (bản in ronéo), trường Đại học sư phạm tp. Hồ Chí Minh, 1987), Bùi Việt Thắng (trong Truyện ngắn - những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb. ĐHQG Hà Nội, 2000)...
- Xem là truyện vừa: Huỳnh Thị Lan Phương và Nguyễn Văn Nở (trong Vấn đề xác định thể loại “Truyện thầy Larazo Phiền” của Nguyễn Trọng Quản, tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4-2011).
- Xem là tiểu thuyết: Nguyễn Q.Thắng (Tiến trình văn nghệ miền Nam, Nxb. An Giang, 1990), Tôn Thất Dụng (trong Luận án tiến sĩ ngữ văn, Sự hình thành và vận động của thể loại tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến 1932, trường ĐHSP Hà Nội, 1993), John C.Schaffer và Thế Uyên (trong Tiểu thuyết xuất hiện tại Nam Kỳ, Tạp chí Văn học, số 8-1994), Cao Xuân Mỹ (trong Truyện dài đầu tiên và tuyển tập các truyện ngắn Nam bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Nxb. Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 1998), Bằng Giang (trong Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865-1930, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 1998), Nguyễn Thị Thanh Xuân (trong Văn học hiện đại Việt Nam, bước khởi đầu quan trọng ở Sài Gòn - Nam Bộ, Tạp chí Văn học, số 3-2000), Trần Hữu Tá (trong Nghĩ về buổi bình minh của tiểu thuyết Nam Bộ, Tạp chí Văn học, số 10-2000), Nguyễn Huệ Chi (trong Thử tìm vài đặc điểm của văn xuôi tự sự Quốc ngữ Nam Bộ trong bước khởi đầu, Tạp chí Văn học, số 5-2002), Bùi Đức Tịnh (trong Những bước đầu của báo chí, truyện ngắn, tiểu thuyết và Thơ mới, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh (Tái bản lần thứ 2 - có sửa chữa và bổ sung), 2002), Hà Thanh Vân (trong Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb. ĐHQG tp. Hồ Chí Minh, 2004), Vương Trí Nhàn (trong Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hoá trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho tới 1945, Nxb. ĐHQG Hà Nội, 2005)…
- Một ý kiến nữa là chưa thống nhất xếp vào thể loại nào và gọi đây là “truyện”: tác giả của Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh (Tập 2 - Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1998), Hoàng Dũng (trong Truyện thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản và những đóng góp vào kĩ thuật hư cấu trong văn học Việt Nam, Tạp chí Văn học, số 10-2000), Phan Cự Đệ (trong Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2004)…
Các Tin Khác