Bí ẩn nhục thân các thiền sư
Ngày đăng: 14:27:18 09-04-2015 . Xem: 4284
1- Nhục thân cụ sư Rau (Thiền sư Vũ Khắc Minh)
Ngày 3.5.1983, theo yêu cầu của Văn phòng 10 Hội đồng Bộ trưởng, Viện Khảo cổ học cử một đoàn cán bộ xuống chùa Đậu, thuộc huyện Thường Tín (Hà Tây cũ) để kiểm tra tình trạng xuống cấp của gác chuông. Trong đoàn có tôi. Lang thang vòng ra bên phải, sau dãy hành lang, tôi thấy một chiếc am nhỏ, rêu phong mà bên ngoài cửa phủ mành tre. Nhìn vào bên trong, tôi chợt giật mình vì thấy một nhà sư ngồi thiền, đôi mắt “lim dim” như đang suy tư về cõi Phật.
Từ lâu, nhân dân quanh vùng đã truyền tụng với nhau rằng ở chùa Đậu, có hai am nằm ở bên phải và bên trái của chùa. Am bên phải là của thiền sư Vũ Khắc Minh, bên trái là am thiền sư Vũ Khắc Trường. Chuyện kể rằng, khoảng thế kỷ XVII, vào một ngày nọ, thiền sư Vũ Khắc Minh (mà nhân dân trong vùng quen gọi ngài là cụ sư Rau - nhà sư thường chỉ ăn rau trừ bữa) bước vào trong am và nói với các đệ tử rằng: “Mang cho ta một chum nước uống và một chum dầu để thắp. Khi nào thấy dứt tiếng mõ hãy mở cửa am ra. Nếu thấy thi thể của ta đã hỏng, thì dùng đất lấp am đi, còn ngược lại thì dùng sơn ta bả lên thi thể...”. Dứt lời, cụ bước vào am tọa thiền và chỉ còn nghe vẳng ra tiếng mõ tụng kinh suốt ngày này qua ngày khác (?). Tròn trăm ngày, các đệ tử không nghe thấy tiếng mõ nữa, vội mở cửa am ra thì thấy ngài vẫn ngồi đấy như đang trong lúc tọa thiền. Hai chân ken vào nhau đúng vị trí của thiền, còn hai tay hơi bị xệ xuống. Nhớ lời thầy dặn, họ vội lấy sơn ta bả lên thi hài.
Trong cuốn “Những chùa, đình và nhà thờ của Hà Đông - Phong cảnh Hà Đông” xuất bản năm 1932 (tiếng Pháp), tác giả cho rằng đó là những “momies” (xác ướp) kiểu Ai Cập. Thật sai lầm! Tệ hại hơn, trong một bài báo đăng trên tờ Thời Mới vào năm 1957 lại có tiêu đề khá giật gân Xác ướp chùa Đậu hàng trăm năm vẫn còn giữ nguyên bộ phận sinh dục!
Bằng con mắt nghề nghiệp, tôi phát hiện qua vết nứt ở trên trán có xương sọ ở bên trong, và thế là tôi nảy ra ý định chụp phim X-quang để chứng minh đây là một nhục thân nguyên dạng. Nếu chứng minh được thì rõ ràng phương thức táng này nằm ngoài 5 táng thức đã có trước đây trên thế giới: địa táng hay thổ táng (chôn trong đất); hỏa táng (đốt thi hài); hải táng hay thủy táng (thả xuống nước); thiên táng hay điểu táng (cho chim ăn để được bay lên trời); huyền táng hay táng treo.
Chiều 25.5.1983, tôi chuyển nhục thân thiền sư Vũ Khắc Minh về khoa X-quang Bệnh viện Bạch Mai. Với sự giúp đỡ tận tình của PGS - bác sĩ Đặng Văn Ấn, bác sĩ Nguyễn Trọng Đức và các kỹ thuật viên, tôi đã tiến hành soi phần sọ, ổ ngực và ổ bụng. Qua màn hình, tôi thấy toàn bộ xương sườn, xương đốt sống đổ sập xuống nằm gọn trong khoang bụng. Rõ ràng, không có chất dính giữa các xương đốt sống. Hộp sọ còn nguyên vẹn, phần xương lá mía không bị đục vỡ như trên sọ vua Ai Cập Ramsès V để lấy não ra. Từ đó, có thể suy ra não và các nội tạng - về mặt lý thuyết - là vẫn còn nguyên trong nhục thân. Kết hợp giữa chiếu và phim chụp, có thể thấy rõ các xương dưới sọ như xương cánh tay, cổ và bàn tay, xương chậu hông, đùi, xương chày, mác và xương cổ chân, bàn chân đều nằm đúng với vị trí giải phẫu. Trong các xương không có cốt bằng kim loại, rõ ràng đây là một nhục thân nguyên dạng.
Bằng phương pháp quang phổ phát xạ vùng tử ngoại và chiếu xạ tia rơn-ghen khi phân tích chất bồi của nhục thân thiền sư Vũ Khắc Minh, tiến sĩ Lê Nguyên Sóc cũng đã có kết luận phù hợp với ý kiến của chúng tôi về chất bồi. Đó là hỗn hợp của sơn ta, mùn cưa, giấy dó và đất...
Tôi mừng quá, vì như vậy là đã chứng minh được đây là một táng thức mới mà tôi đặt tên là tượng táng (táng theo kiểu làm thành tượng) hay thiền táng (táng theo kiểu ngồi thiền). Sau này tôi mới biết nét văn hóa trên cũng có ở Trung Quốc. Vào thế kỷ thứ VIII sau Công nguyên, kỹ thuật “Giáp trữ tất” (sơn ta bó lụa) đã được thực hiện khi Lục tổ Huệ Năng (638 - 713) viên tịch. Hiện nay, chân thân còn nguyên vẹn để tại Nam Hoa Tự, nằm ở phía tây tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, thuộc thôn Nam Hoa, huyện Khúc Giang, cách TP Quảng Châu về phía tây hơn 230 km.
2- Nhục thân Thiền sư Vũ Khắc Trường
Trong chùa còn có pho tượng cổ thứ hai: Thiền sư Vũ Khắc Trường - người trụ trì chùa Đậu kế tục ngay sau Vũ Khắc Minh, không có tài liệu nào nói đây là “chú, cháu” như một số báo đã đưa tin. Năm 1893, chùa bị lụt, tượng Vũ Khắc Trường nằm ở vị trí thấp hơn nên bị nước tràn vào và bị hỏng. Các cụ trong làng đã làm lại một pho tượng khác bằng sơn ta có cốt dựng bằng tre và gỗ rồi xếp xương vào bên trong.
Tại Viện Thông tin khoa học xã hội VN ở Hà Nội, chúng tôi tìm thấy hai bức ảnh chụp tượng thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường còn bóng nước sơn, không hề có vết nứt nào.
Nhưng chỉ sau vài chục năm, do tượng để trong am cạnh chùa rất ẩm ướt nên đã làm cho cả hai pho tượng xuống cấp trầm trọng. Pho tượng Vũ Khắc Minh bị nứt ở đầu gối và phần mặt. Pho tượng Vũ Khắc Trường, hỏng trầm trọng ở phần chõn, hầu như không còn ngồi được ngay ngắn, nếu không có những miếng gỗ kê ở phía dưới.
Tôi bắt tay viết dự án Tu bổ, bảo quản tượng hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường ở chùa Đậu (Hà Tây) ngay vào đầu năm 2000. Nhóm công tác gồm: PGS-TS Nguyễn Lân Cường (Chủ nhiệm dự án), họa sĩ sơn mài Đào Ngọc Hân, các nhà điêu khắc Phạm Xuân Sinh, Nguyễn Ngọc Lâm, kỹ sư Nguyễn Mạnh Hà. Ngoài ra, còn có 6 cơ quan cùng kết hợp để thực hiện dự án, một hội đồng cố vấn và Ban quản lý dự án được thành lập. Điều khó khăn nhất với chúng tôi là các phương án nêu ra không thể mắc sai lầm vì hai pho tượng này là độc bản, chỉ cần mắc một lỗi nhỏ là không thể sửa chữa được.
Ngày 18 tháng 4 năm 2003 (tức 17 tháng 3 năm Quý Mùi) sau vài tháng tranh luận quyết liệt xem tu bổ nhục thân ở đâu, lễ khởi công dự án tu bổ - bảo quản nhục thân hai vị thiền sư chùa Đậu được tổ chức ngay tại chùa. Và thế là bắt đầu những ngày lao động trong suốt 6 tháng trời...
Bằng kỹ thuật truyền thống: bó, hom, lót, thí, mài và thếp với các nguyên liệu như: sơn ta, vải màn, giấy dó, mạt cưa và đất, chúng tôi đã tiến hành sơn 14 lớp và thếp vàng đối với tượng gốc Thiền sư Vũ Khắc Minh, còn nhục thân Thiền sưVũ Khắc Trường thì thếp bạc. Sau mỗi lớp sơn lại tiến hành mài, khiến bề mặt là các lớp sơn đan ken, xoắn quyện với nhau. Đến lớp cuối khi phủ quang dầu xong, chúng tôi phát hiện bề mặt pho tượng không nhẵn. Những hạt bụi lơ lửng trong không trung đã bám vào bề mặt tượng. Chúng tôi quyết định làm lại và thực hiện khâu này trong... màn. Trời nóng, mấy anh em phải xoay trần suốt cả buổi chiều. Thật tuyệt vời, 2 ngày sau kiểm tra trên mình thiền sư mịn bóng, không một gợn bụi...
Với pho tượng của thiền sư Vũ Khắc Trường, vốn là pho tượng đã được dựng lại năm 1893, nên có nhiều chi tiết sai lệch về mặt giải phẫu. Trong dự án soạn thảo đầu tiên, tôi có ý định dỡ ra, thu thập xương cốt rồi dựa theo xương sọ để phục nguyên lại đúng với vẻ mặt ban đầu của thiền sư. Đây là phương pháp của Gherasimov (người Nga) mà tôi là người VN đầu tiên và duy nhất được học tập tại nước ngoài. Nhưng nhà chùa và cơ quan văn hóa thông tin địa phương không tán thành, vì cho rằng nhân dân địa phương hơn trăm năm nay đã in đậm trong tâm khảm hình ảnh của cụ Vũ Khắc Trường hiện tại rồi. Dù phục dựng pho tượng mới có giống với hình hài thật của cụ, họ cũng sẽ không chấp nhận. Tôi đành phải theo ý họ, mặc dầu vẫn ấm ức!
Pho tượng bị hỏng trầm trọng, bề mặt tượng lớp sơn bị mủn nát. Chỉ cần một tác động nhẹ là cả pho tượng sẽ bị đổ sập xuống. Do đó không thể đổ thạch cao làm khuôn trên chính pho tượng gốc để làm tượng đối chứng. Nhóm chúng tôi quyết định giao cho nhà điêu khắc trẻ Nguyễn Ngọc Lâm làm một pho tượng bằng đất sét có kích thước, hình dáng giống hệt tượng gốc và tiến hành đổ khuôn để tu bổ phần chân và pho tượng đối chứng.
Vào một buổi chiều mùa hè, tôi ngồi ngắm pho tượng gốc của Thiền sư Vũ Khắc Trường và cứ suy nghĩ mãi không hiểu tại sao vị thiền sư này có cánh tay dài thế, khi so sánh với tỷ lệ chung của pho tượng. Tôi bàn bạc với họa sĩ sơn mài Đào Ngọc Hân và quyết định “bí mật” khoét bốn ô nhỏ ở vùng gần đầu xương cánh tay và khuỷu tay. Điều này cấp trên không tán đồng, nhưng chúng tôi cứ “liều” vì biết đâu có thể phát hiện ra một chân lý nào đó... Ước mơ ấy của chúng tôi đã thành sự thật. Trong hố khoét của cánh tay phải ở phía trên gần vai, tôi phát hiện ra ròng rọc và chỏm của xương cánh tay (đã bị đặt lộn ngược), bên cạnh nó là xương mác của xương ống chân được ghép vào xương cánh tay và cũng bị lộn đầu. Đây chính là nguyên nhân làm cánh tay của thiền sư dài quá cỡ. Chúng tôi đã tiến hành phủ sơn ta, giấy bản, vải màn, mạt cưa, đất và thếp bạc mà chỗ dày nhất tới 22 lớp. Toàn bộ pho tượng thiền sư Vũ Khắc Trường nặng 31 kg.
Ngày nay ai tới chùa Đậu cũng thấy có 2 cụ Minh, 2 cụ Trường, từng cặp giống nhau như hệt. Thật ra chỉ có 2 pho tượng gốc là đặt trong nhà tổ. Hai pho còn lại được làm bằng thạch cao để đặt trong am ở hai bên cạnh chùa.
3- Nhục thân Thiền sư Chuyết Chuyết
Chuyện lạ từ làng Phật Tích
Chùa Phật Tích - ngôi chùa thời Lý nghìn năm tuổi còn giữ được pho tượng đá lớn nhất và những con thú bằng đá, nằm trên lưng chừng núi Lạn Kha, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Nhưng tại sao lại có tên Lạn Kha, Tiên Du và Phật Tích?
Chuyện xưa
Trèo lên đỉnh núi phía sau chùa, chúng ta sẽ bắt gặp mấy khối đá vuông, mặt phẳng. Các cụ già trong làng bảo đấy là bàn cờ tiên. Tương truyền, trong làng lúc đó có một chàng tiều phu tên gọi là Vương Chất. Một hôm, nhân lên núi đốn củi, Vương Chất thấy hai cụ già râu tóc bạc phơ đang ngồi đánh cờ trên tảng đá bằng phẳng. Hai cụ vừa đánh cờ vừa ăn đào và vứt hột sang bên. Vương Chất vừa xem cờ, vừa nhặt hạt đào để ngậm tiếp. Ván cờ vừa xong, nhìn xuống chân, thấy chiếc cán rìu đã mục và cũng là lúc hai cụ biến vào sau hàng thông hiu quạnh... Soi mình trong bóng nước thấy râu tóc bạc trắng, chàng mới chợt hiểu rằng mình đã lạm sống một thời gian dài ở cõi tiên - một năm bằng sáu, bảy mươi năm ở cõi trần. Thế là, vì có tiên xuống chơi mà người ta gọi là Tiên Du và cũng vì “cán rìu mục nát” mà núi ở đây cũng còn có tên là Lạn Kha...
Truyện kể lại, chùa xưa rộng rãi khang trang có tới 300 tòa nhà. Chỉ riêng công việc dọn dẹp đã cần tới 70 người. Đặc biệt ngọn tháp của chùa cao vời vợi, nhòa lẫn trong mây, đến nỗi ở tận kinh thành Thăng Long vẫn còn nhìn rõ. Nhà vua ngạc nhiên hỏi cận thần cớ sao ở nơi thôn dã mà lại có cây tháp cao hơn cả cung điện trong hoàng thành? Sau lời “quở” đó, cây tháp thần kỳ bị đổ dọc theo sườn núi, gạch đổ xuống tới tận đầu làng dài gần cây số, nơi ấy nay còn tên là “Ngõ Gạch”. Dưới lòng đáy tháp lộ ra một pho tượng Phật sừng sững. Pho tượng ấy nay vẫn còn, gọi là tượng Phật A Di Đà. Để ghi lại tích Phật ấy, làng đổi tên là Phật Tích và dời lên sườn núi.
Bí ẩn tháp Báo Nghiêm
Vào một đêm cuối tháng 8.1989, trời mưa tầm tã, những tia sét cuối hè xé ngang bầu trời tối đen như mực, liếm sang cả phía sau sườn núi Lạn Kha. Chính trong cái đêm mưa bão ấy, kẻ gian đã lẻn lên sau chùa phá ô cửa nhỏ bằng đá của tháp Báo Nghiêm, hòng tìm kiếm vàng bạc, hay tượng đồng đen trong tháp. Tháp Báo Nghiêm, dựng năm Chính Hòa thứ 13 (1692), cao bốn tầng. Mặt tháp có chạm tượng Phật, ngồi trên tòa sen. Bọn trộm có ngờ đâu, trong lòng tháp chỉ vỏn vẹn có một vại sành, trong đó đựng xương và những mảnh vỡ của một pho tượng cổ. Ngày hôm sau, đoàn tham quan gồm bảy nhà sư do Thượng tọa Thích Thanh Quang - trụ trì chùa Quỳnh Lâm (tỉnh Quảng Ninh) dẫn đầu lên thăm khu tháp bỗng nhìn thấy các mảnh xương, mảnh bồi nằm tung tóe dưới chân tháp. Thượng tọa vội báo cho Ban di tích “Tìm thấy di hài của Phật Tổ rồi!...”. Ông Trần Xuân Trường và Ban di tích của chùa vội gom lại xương và các mảnh bồi vào trong một hòm kính đặt ở chùa. Chẳng mấy chốc, cái tin tìm thấy thi hài của “Phật Tổ” lan đi rất nhanh. Đúng vào thời gian này, tôi đang nghiên cứu tại Viện Khảo cổ học Viện Hàn lâm khoa học Cộng hòa Liên bang Nga (Liên Xô cũ) ở Moscow. Về nước vào đầu tháng 3.1991, thì giữa tháng 4, tôi được Ban di tích của chùa Phật Tích mời lên nghiên cứu nhục thân của thiền sư.
Ngày 26.4.1991, trở lại chùa Phật Tích lần thứ hai, suốt cả một ngày trời tôi loay hoay chắp gắn và khớp được ống chân phải với phần dưới của đùi, tạo thành một góc nhọn, chúng tôi khẳng định tư thế hai chân ngồi xếp bằng tròn của pho tượng. Chúng tôi đã phát hiện ra 209 mảnh bồi và 133 mảnh xương. Nghiên cứu góc xương mu, khuyết ngồi lớn, mỏm chũm... chiều dài xương đùi, chúng tôi cho rằng đây là di hài của một người đàn ông chừng 65-70 tuổi, cao 1,59m. Đặc biệt chúng tôi tìm được bảy đoạn dây đồng nằm lọt giữa mảnh bồi. Như vậy, chắc chắn người ta đã dựng khung xương trước nhờ những đoạn dây đồng và bồi ra bên ngoài để tạo tượng. Chất bồi cũng là sơn ta, vải màn, mạt cưa, đất... giống chất bồi của thiền sư Vũ Khắc Minh, nhưng cách tạo tượng thì khác hẳn vì không bồi trực tiếp lên thi hài.
Nhìn chiếc vại đựng thi hài, chúng tôi thấy nét vẽ rồng bằng phẩm màu rất sơ sài, nên tôi và nhà khảo cổ học Trịnh Cao Tưởng đều cho rằng đây là chiếc vại có niên đại rất muộn - chỉ cách ngày nay vài chục năm, không thể so sánh với niên đại của tháp. Thế thì có đúng đây là di hài của thiền sư Chuyết Chuyết hay không? Tại sao bức tượng có xương cốt của ngài lại bị đập vỡ và để trong vại đặt trong tháp Báo Nghiêm của chùa Phật Tích? Tất cả những câu hỏi trên mãi sau này chúng tôi mới có lời giải đáp...
Thiền sư Chuyết Chuyết và hành trình tìm về sự thật
Ngày 10.10.1992, bà Nguyễn Thị Lan - Phó ban di tích, chính thức đề nghị tôi đứng ra chịu trách nhiệm phục nguyên nhục thân thiền sư Chuyết Chuyết. Tổ công tác được thành lập ngay gồm: họa sĩ sơn mài Đào Ngọc Hân, nhà điêu khắc Bùi Đình Quang, họa sĩ Nguyễn Đình Hiển, và tôi, chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp.
Toàn bộ chi phí cho việc phục dựng được nhiều phật tử đóng góp vỏn vẹn chỉ có 5 triệu đồng! Ngồi tính toán mãi tôi thấy đúng là chỉ đủ tiền mua sơn ta, vàng lá để dát và một số nguyên vật liệu khác. Tôi nói thẳng với anh em là kinh phí quá hạn hẹp, nên việc phục dựng xin cái tâm là chính, chứ không có công xá gì cả... Anh em trong cả tổ đều vui vẻ tán thành. Có khó khăn mới thấy được họ đúng là những người bạn tuyệt vời của tôi.
Được sự giúp đỡ của Sở Văn hóa - Thông tin Bắc Ninh, Phòng Văn hóa huyện Tiên Sơn, ngày 12.1.1993, chúng tôi đã chuyển 133 mảnh xương và 209 mảnh bồi về Hà Nội để nghiên cứu.
Cả nhóm chúng tôi trao đổi, tranh luận với nhau xem nên phục dựng toàn bộ pho tượng bằng cách nào. Lúc đầu, có ý kiến đưa ra là dùng dây đồng nối các xương lại, kết hợp với khung tre làm cốt để dựng tượng. Bàn đi tính lại mãi thấy không ổn, vì bản thân tôi muốn bên trong tượng của thiền sư chỉ nên có di cốt của ngài. Cuối cùng, cả nhóm nhất trí theo phương án từng bước như sau:
1. Tái tạo pho tượng bằng đất sét theo tư thế ngồi thiền.
2. Đổ khuôn pho tượng, bằng cách tạo các mảng khuôn.
3. Bồi sơn ta, lót vải màn, rắc mạt cưa, trộn sơn ta tất cả là 10 lớp ở mặt trong của khuôn.
4. Gắn xương vào đúng vị trí giải phẫu bằng chất liệu sơn ta trộn với mùn cưa.
5. Khi sơn ta với lớp vải màn, mạt cưa đã khô cứng lại, tiến hành phá khuôn thạch cao ở bên ngoài, gỡ các mảnh bó cốt và gắn thành hình tượng thô.
6. Tiếp theo là các công đoạn làm sơn thông thường: “bó” hai nước, “hom” ba nước, “lót” hai nước và “thí” hai nước.
7. Thếp bạc.
8. Quang dầu hai lần.
Cả nhóm chúng tôi đã miệt mài lao động trong hơn ba tháng rưỡi và sáng 1.5.1993, nước sơn quang cuối cùng đã phủ kín pho tượng, kết thúc công việc của một phương án táo bạo, mà chưa một nhà điêu khắc nào làm theo kiểu này: tượng hoàn toàn không có cốt bằng sắt, thép hay tre, gỗ làm trụ ở bên trong.
Phục nguyên nhục thân xong, tôi cứ băn khoăn mãi, vì không hiểu có chắc vị thiền sư mà chúng tôi phục nguyên là thiền sư Chuyết Chuyết hay không? Ban Di tích của chùa nói với tôi, vị sư trụ trì ở chùa Phật Tích trong thời gian trước chiến tranh là đại đức Hồng Đức, đã mất năm 1980 (?). Nhưng không thể chỉ có một vị sư ở chùa, nghĩ vậy nên tôi lần dò tìm mãi thì được biết còn có ông già Triệu, vốn là sư bác của chùa vào những năm trước khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ.
Tìm đến thôn Mao Rộc, cách chùa Phật Tích 15 km, tôi gặp được cụ Nguyễn Chí Triệu, vốn là sư bác ở chùa bốn nhăm năm về trước. Tôi mở cặp lấy ra tấm ảnh chụp pho tượng mà chúng tôi vừa phục chế, đưa cho cụ xem. Nheo nheo đôi mắt, cụ trả lời ngay: “Đúng là cái tượng để trong khám rồng đấy”. Trở về Hà Nội, tôi lật tìm cuốn sách Phật Lục của Trần Trọng Kim xuất bản năm 1943, tới trang 95 thì thấy tác giả cũng khẳng định rõ “khám thờ Tổ đệ nhất bó cốt làm tượng...”. Lại có cả bản vẽ minh họa vị trí đặt pho tượng Chuyết Công trong nhà Tổ, nhưng không có ảnh chụp chiếc khám. Tiếp tục lục tìm kho tư liệu ảnh về chùa Phật Tích của Viện Thông tin khoa học xã hội, tôi không hề thấy ảnh chiếc khám nào. Nhưng thật may mắn khi lật tìm những tư liệu của chùa Bút Tháp, tôi chợt thấy bức ảnh mang ký hiệu số 7956 chụp một chiếc khám vào năm 1930 và có chú thích phía sau bằng tiếng Pháp “Khám gỗ chạm trổ thếp son giữ tượng nhà sư Chuyết Công”.
Chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh, cách chùa Phật Tích chỉ độ dăm cây số theo đường chim bay. Nơi đây cũng có tháp Báo Nghiêm, nhưng không hề có chiếc khám gỗ thờ Tổ đệ nhất. Chắc chắn người ta đã xếp nhầm bức ảnh này vào số ảnh của chùa Bút Tháp. Tôi lại vội vàng phóng xe máy lên gặp sư bác Nguyễn Chí Triệu để xác nhận xem có đúng chiếc khám của chùa Phật Tích không? Ông đã khẳng định đó là chiếc khám đặt tượng tổ Chuyết Chuyết. Từ những câu chuyện trên, chúng tôi suy đoán rằng: Khi kháng chiến bùng nổ, thấy chùa bị địch pháo kích, sau đó lại bị đốt cháy, nên có thể vị sư trụ trì của chùa đã đập vỡ pho tượng cổ thành nhiều mảnh nhỏ, đưa vào vại sành rồi giấu vào tháp Báo Nghiêm.
Đây chính là nhục thân của thiền sư Chuyết Chuyết vốn đặt trong khám rồng ở nhà Tổ. Thế là sự thật được minh chứng...
4- Tu bổ nhục thân thiền sư Như Trí
Ni sư Đàm Chính, chùa Tiêu Sơn (huyện Từ Sơn, Bắc Ninh), năm nay đã ngót nghét 80 tuổi. Năm 17 tuổi, bà là người đầu tiên nhìn thấy nhục thân thiền sư Như Trí trong tòa tháp ở chùa.
Hơn 60 năm trước, ni sư Đàm Chính đã về tu nghiệp ở chùa khi còn là một thiếu nữ 17 tuổi. Năm 1971, khi vén một nhành cây phủ tháp Viên Tuệ, ni sư thấy một viên gạch màu đỏ, trên đó có ghi tên và năm tịch của người trong tháp - Tỳ kheo Như Trí (mất năm 1723). Ni sư là người đầu tiên nhìn thấy nhục thân ngồi trong tháp, qua một khe nứt của tháp. Nhưng rồi cụ bít chặt khe nứt này lại và giữ kín chuyện mãi đến ngày 4.3.1996, khi Hòa thượng Thích Thanh Từ - trụ trì Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt và Tỳ kheo Thích Kiến Nguyệt - Tổng thư ký Thiền viện Trúc Lâm tới thăm chùa Tiêu Sơn. Ni sư Đàm Chính đã nhờ thiền viện giúp đỡ. Tôi gặp Tỳ kheo Thích Kiến Nguyệt lần đầu tiên tại chùa Đậu (Hà Tây cũ), khi chúng tôi đang tu bổ hai nhục thân thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường. Tỳ kheo đã yêu cầu chúng tôi giúp tu bổ nhục thân thiền sư Như Trí.
Bắt đầu tu bổ
Chúng tôi đã soạn thảo dự án “Tu bổ và bảo quản nhục thân thiền sư Như Trí ở chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh)”. Theo dự án này, Sở Văn hóa - Thông tin Bắc Ninh là cơ quan lập thiết kế và phương án thi công, Thiền viện Trúc Lâm là đơn vị chủ đầu tư của dự án. Tôi là chủ nhiệm dự án cùng thực hiện với họa sĩ sơn mài Đào Ngọc Hân và Tỳ kheo Thích Kiến Nguyệt - Tổng thư ký Thiền viện Trúc Lâm, người theo sát dự án để lo kinh phí.
Ngày 5.3.2003, nhục thân thiền sư Như Trí được đưa ra khỏi tháp. Nhục thân ngồi thiền định trong tư thế bán già, tay kiết ấn Tam muội, nhưng vì ẩm mốc nên bị mục rớt phần cẳng tay. Có một lỗ thủng lớn chính giữa mặt. Xương mũi và xương hàm trên thụt vào hộp sọ. Xương màu đen còn nhìn thấy rõ bên trong hộp sọ. Vết nứt ở tai phải từ thái dương qua trước dái tai xuống cổ và chạy sát tới đầu xương đòn phải. Hai tay bị vỡ từ cánh tay đến hết bàn tay. Các mảnh vỡ rơi rụng xuống nền và lẫn với đất, đá. Xương mỏng và có màu đen. Một vết vỡ lớn khác ở giữa ống chân phải, không nhìn thấy xương. Mặc dầu tượng bị vỡ phần tay, ống tay bị vỡ rụng xuống dưới, nhưng trên ống chân còn dấu vết của một phần bàn tay. Phía trong mảng bồi, nhìn thấy rõ thớ vải bằng mắt thường. Trật tự từ ngoài vào trong là: vải bồi, bó, hom, sơn (màu ngà). Không thấy thếp vàng hay bạc. Nhục thân được sơn phủ bên ngoài một lớp sơn ta màu ngà, mắt và lông mày vẽ bằng sơn đen. Lớp sơn đã bị bong tróc nhiều nơi, nên có màu sắc loang lổ. Do nhục thân đặt trong tháp bịt kín lâu ngày trong môi trường ẩm, mốc làm hỏng lớp sơn và bị bong tróc. Từ các phần hỏng, thủng, hơi ẩm, côn trùng và vi sinh vật đang xâm nhập vào phá hoại phần bên trong của nhục thân.
Do ở chùa Tiêu Sơn rất hiếm nước, khách tham quan lại đông nên việc tu bổ, bảo quản được quyết định chuyển về thực hiện tại chùa Duệ Khánh (xã Nội Duệ, huyện Tiên Du - Bắc Ninh).
Để diệt khuẩn ở bên ngoài và trong tượng, phải phun thuốc diệt khuẩn và xông thuốc. Bề mặt pho tượng bị nứt, nhiều nơi bị bong tróc lớp sơn ta. Chúng tôi xử lý ngay bề mặt pho tượng bằng cách phủ bề mặt bằng vải màn và phủ sơn rồi rắc mạt cưa lên sơn khi bề mặt chưa khô. Bề mặt pho tượng được gia cố dần. Khi gỡ phần nhục thân khỏi đế, chúng tôi phát hiện đế là một tấm gốm nung màu đỏ, mặt áp vào đáy tượng có in hình nan phên. Phía trong lớp bồi nhìn rất rõ lớp vải màn. Từ mặt đáy, chúng tôi thấy xương sên, gót và xương mác nằm khá đúng vị trí giải phẫu. Như vậy có thể kết luận nhục thân được bó cốt ngay sau khi tịch, không có sắp xếp xương như nhục thân thiền sư Vũ Khắc Trường. Để xác định giới tính, tuổi tác, tầm vóc và bệnh lý của thiền sư Như Trí, chúng tôi đã nghiên cứu tất cả số di cốt bị rơi xuống dưới trong khi đưa nhục thân ra khỏi tháp. Có một đốt sống ngực có chiều cao thân thấp và không cân xứng. Điều này gợi ý cho chúng tôi về bệnh viêm cột sống của thiền sư. Diện khớp mu còn thấy rõ để có thể định tuổi của thiền sư khoảng 40 - 45 tuổi.
Phủ tạng còn trong bụng
Ngày 11.5.2004, tôi và họa sĩ sơn mài Đào Ngọc Hân lật ngược nhục thân để nghiên cứu phần trong lòng và ngạc nhiên khi phát hiện ra một khối hợp chất bằng quả bưởi nằm chính giữa phần bụng. Tượng được phủ kín bằng sơn ta, phía dưới lại có đáy gốm, do đó khối vật chất này từ ngoài không thể lọt vào trong ổ bụng được. Sau khi lấy mẫu phân tích, kết quả thật bất ngờ rằng đó là các chất còn lại của phần phủ tạng trong bụng thiền sư Như Trí.
Như vậy, đây là lần đầu tiên ở Việt Nam chúng ta phát hiện và chứng minh được có phần nội tạng trong bụng thiền sư. Điều này có thể suy luận rằng trong bụng thiền sư Vũ Khắc Minh ở chùa Đậu, huyện Thường Tín (Hà Tây cũ) chắc cũng còn lại khối vật chất là phần nội tạng mà qua phim X-quang không thể phát hiện được, như chúng tôi đã đoán định từ năm 1983.
Sau khi đã tu bổ được phần thân, chúng tôi khoét phần gáy để đưa đốt sống cổ bị rời ra ban đầu. Đến độ sâu 1,3 cm bỗng chiếc đục trên tay họa sĩ Đào Ngọc Hân bật trở lại, ánh xanh của gỉ đồng lóe lên. Ngày 4.6.2004, Tỳ kheo Thích Kiến Nguyệt và chúng tôi đã chuyển nhục thân tới Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh để chụp phim X-quang.
Chúng tôi phát hiện thấy sau khi bồi lớp thứ nhất, người ta đã đặt một tấm đồng lớn trên lưng (chiều dài 65 cm; rộng 15 cm) và một tấm đồng trên ngực (chiều rộng 22 cm). Phía ngoài hai tấm đồng là lớp bồi dày trên dưới 1 cm. Trên đầu và bắp tay cũng được cuốn những dải băng bằng đồng có các kích thước khác nhau. Vòng quanh đầu trên hai tai là ba dải băng: một dải nhỏ 0,6 cm, hai dải lớn hơn 0,79 cm. Có ba dải băng khác từ trên đỉnh đầu dọc theo thái dương xuống sau cằm. Ba dải băng này có một dải to: 1cm và hai dải nhỏ 0,5 cm. Nhìn theo chuẩn sau có bốn dải băng to chiều rộng 2,13 cm, chạy từ cổ lên đỉnh đầu luồn qua dải băng to (vuông góc với nó) gập quay trở lại xuống cổ ở phía sau gáy. Qua phim X-quang thấy rất rõ vết gấp này. Một số dải băng khác được cuốn quanh cổ và hai dải băng có chiều ngang nhỏ: 0,4 cm chạy vòng từ nách vắt qua vai, từ trước ra sau.
Đây là hiện tượng đầu tiên ở Việt Nam. Có nhiều khả năng nó giúp cho tư thế ngồi của thiền sư vươn thẳng, tránh bị cúi gập xuống ở phần cổ, lưng và cũng có khả năng để bảo vệ hộp sọ. Lớp bồi bên ngoài nhục thân thiền sư Như Trí dày 0,66 cm, gồm hai lớp: lớp ngoài màu vàng nâu, lớp trong màu đen. Cả hai lớp thành phần đều gồm vải, sơn ta và mạt cưa... Không hề có dát vàng hay bạc như tượng thiền sư Vũ Khắc Minh. Để bảo đảm độ bền vững cho pho tượng nhục thân thiền sư Như Trí, chúng tôi đã thếp bạc trên toàn bộ pho tượng. Chúng tôi quyết định đổ khuôn làm một pho tượng thứ hai bằng composite đặt trong tháp Viên Tuệ, còn pho tượng gốc đặt tại nhà Tổ.
Ngày 27.9.2004, Thiền viện Trúc Lâm đã tổ chức lễ cầu nguyện cho thiền sư Như Trí tại chùa Duệ Khánh và làm lễ rước nhục thân về chùa Tiêu Sơn rất trọng thể. Ngày 28.9.2004, lễ khánh thành việc tu bổ và bảo quản nhục thân thiền sư Như Trí đã được tổ chức tại chùa Tiêu Sơn. Thế là một dấu son nữa lại được ghi thêm vào trang sử của ngôi chùa cổ kính này. Với riêng tôi thì có một nỗi mừng khôn tả. Vừa mừng, vừa chờ đợi và hy vọng, vì tôi chắc rằng sẽ còn ở đâu đó, trong những ngôi tháp cổ đang bị xuống cấp, những vị thiền sư khác đang "chờ" chúng tôi, lại bắt tay vào một công trình tu bổ mới...
Về thân thế sự nghiệp của thiền sư Như Trí tới nay chưa thấy sử liệu nào ghi rõ, chỉ sơ lược qua một vài tác phẩm văn Nôm mà chúng ta chưa có dịp kiểm chứng. Theo đó, Ngài cùng với một số huynh đệ có cùng chữ NHƯ, phụ giúp thiền sư Chân Nguyên sao lục ấn hành những tác phẩm của thời Trần còn sót lại trong nhân gian như: Khóa hư lục, Thánh đăng lục, Tam tổ trúc lâm, Kiến tánh thành Phật và đặc biệt là tập Thiền uyển tập anh... Theo Thượng tọa Thích Thông Phương - trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử thì: “Thiền sư Như Trí là đệ tử nối pháp của thiền sư Chân Nguyên, một thiền sư thời Hậu Lê có công phục hưng Thiền phái Trúc Lâm do sư tổ Trúc Lâm - Trần Nhân Tông mở ra và từng trụ trì chùa Long Động ở Yên Tử, nay là Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Hiện ở đây còn tháp đá tôn thờ thiền sư, gọi là tháp Tịch Quang. Đây là mốc lịch sử của dòng thiền Trúc Lâm. Nhiều thiền sư ra đời, những tư liệu của chư tổ được thiền sư Chân Nguyên cùng hàng môn đồ kế tiếp, biên tập, khắc in để giữ gìn, làm cơ sở sách cho người nghiên cứu. Thiền sư Như Trí đã từng khắc in lại bộ Thiền uyển tập anh năm 1715, là bộ sách rất có giá trị về văn hóa của Phật giáo Việt Nam...”.
Ngày 3.5.1983, theo yêu cầu của Văn phòng 10 Hội đồng Bộ trưởng, Viện Khảo cổ học cử một đoàn cán bộ xuống chùa Đậu, thuộc huyện Thường Tín (Hà Tây cũ) để kiểm tra tình trạng xuống cấp của gác chuông. Trong đoàn có tôi. Lang thang vòng ra bên phải, sau dãy hành lang, tôi thấy một chiếc am nhỏ, rêu phong mà bên ngoài cửa phủ mành tre. Nhìn vào bên trong, tôi chợt giật mình vì thấy một nhà sư ngồi thiền, đôi mắt “lim dim” như đang suy tư về cõi Phật.
Từ lâu, nhân dân quanh vùng đã truyền tụng với nhau rằng ở chùa Đậu, có hai am nằm ở bên phải và bên trái của chùa. Am bên phải là của thiền sư Vũ Khắc Minh, bên trái là am thiền sư Vũ Khắc Trường. Chuyện kể rằng, khoảng thế kỷ XVII, vào một ngày nọ, thiền sư Vũ Khắc Minh (mà nhân dân trong vùng quen gọi ngài là cụ sư Rau - nhà sư thường chỉ ăn rau trừ bữa) bước vào trong am và nói với các đệ tử rằng: “Mang cho ta một chum nước uống và một chum dầu để thắp. Khi nào thấy dứt tiếng mõ hãy mở cửa am ra. Nếu thấy thi thể của ta đã hỏng, thì dùng đất lấp am đi, còn ngược lại thì dùng sơn ta bả lên thi thể...”. Dứt lời, cụ bước vào am tọa thiền và chỉ còn nghe vẳng ra tiếng mõ tụng kinh suốt ngày này qua ngày khác (?). Tròn trăm ngày, các đệ tử không nghe thấy tiếng mõ nữa, vội mở cửa am ra thì thấy ngài vẫn ngồi đấy như đang trong lúc tọa thiền. Hai chân ken vào nhau đúng vị trí của thiền, còn hai tay hơi bị xệ xuống. Nhớ lời thầy dặn, họ vội lấy sơn ta bả lên thi hài.
Trong cuốn “Những chùa, đình và nhà thờ của Hà Đông - Phong cảnh Hà Đông” xuất bản năm 1932 (tiếng Pháp), tác giả cho rằng đó là những “momies” (xác ướp) kiểu Ai Cập. Thật sai lầm! Tệ hại hơn, trong một bài báo đăng trên tờ Thời Mới vào năm 1957 lại có tiêu đề khá giật gân Xác ướp chùa Đậu hàng trăm năm vẫn còn giữ nguyên bộ phận sinh dục!
Bằng con mắt nghề nghiệp, tôi phát hiện qua vết nứt ở trên trán có xương sọ ở bên trong, và thế là tôi nảy ra ý định chụp phim X-quang để chứng minh đây là một nhục thân nguyên dạng. Nếu chứng minh được thì rõ ràng phương thức táng này nằm ngoài 5 táng thức đã có trước đây trên thế giới: địa táng hay thổ táng (chôn trong đất); hỏa táng (đốt thi hài); hải táng hay thủy táng (thả xuống nước); thiên táng hay điểu táng (cho chim ăn để được bay lên trời); huyền táng hay táng treo.
Chiều 25.5.1983, tôi chuyển nhục thân thiền sư Vũ Khắc Minh về khoa X-quang Bệnh viện Bạch Mai. Với sự giúp đỡ tận tình của PGS - bác sĩ Đặng Văn Ấn, bác sĩ Nguyễn Trọng Đức và các kỹ thuật viên, tôi đã tiến hành soi phần sọ, ổ ngực và ổ bụng. Qua màn hình, tôi thấy toàn bộ xương sườn, xương đốt sống đổ sập xuống nằm gọn trong khoang bụng. Rõ ràng, không có chất dính giữa các xương đốt sống. Hộp sọ còn nguyên vẹn, phần xương lá mía không bị đục vỡ như trên sọ vua Ai Cập Ramsès V để lấy não ra. Từ đó, có thể suy ra não và các nội tạng - về mặt lý thuyết - là vẫn còn nguyên trong nhục thân. Kết hợp giữa chiếu và phim chụp, có thể thấy rõ các xương dưới sọ như xương cánh tay, cổ và bàn tay, xương chậu hông, đùi, xương chày, mác và xương cổ chân, bàn chân đều nằm đúng với vị trí giải phẫu. Trong các xương không có cốt bằng kim loại, rõ ràng đây là một nhục thân nguyên dạng.
Bằng phương pháp quang phổ phát xạ vùng tử ngoại và chiếu xạ tia rơn-ghen khi phân tích chất bồi của nhục thân thiền sư Vũ Khắc Minh, tiến sĩ Lê Nguyên Sóc cũng đã có kết luận phù hợp với ý kiến của chúng tôi về chất bồi. Đó là hỗn hợp của sơn ta, mùn cưa, giấy dó và đất...
Tôi mừng quá, vì như vậy là đã chứng minh được đây là một táng thức mới mà tôi đặt tên là tượng táng (táng theo kiểu làm thành tượng) hay thiền táng (táng theo kiểu ngồi thiền). Sau này tôi mới biết nét văn hóa trên cũng có ở Trung Quốc. Vào thế kỷ thứ VIII sau Công nguyên, kỹ thuật “Giáp trữ tất” (sơn ta bó lụa) đã được thực hiện khi Lục tổ Huệ Năng (638 - 713) viên tịch. Hiện nay, chân thân còn nguyên vẹn để tại Nam Hoa Tự, nằm ở phía tây tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, thuộc thôn Nam Hoa, huyện Khúc Giang, cách TP Quảng Châu về phía tây hơn 230 km.
2- Nhục thân Thiền sư Vũ Khắc Trường
Trong chùa còn có pho tượng cổ thứ hai: Thiền sư Vũ Khắc Trường - người trụ trì chùa Đậu kế tục ngay sau Vũ Khắc Minh, không có tài liệu nào nói đây là “chú, cháu” như một số báo đã đưa tin. Năm 1893, chùa bị lụt, tượng Vũ Khắc Trường nằm ở vị trí thấp hơn nên bị nước tràn vào và bị hỏng. Các cụ trong làng đã làm lại một pho tượng khác bằng sơn ta có cốt dựng bằng tre và gỗ rồi xếp xương vào bên trong.
Tại Viện Thông tin khoa học xã hội VN ở Hà Nội, chúng tôi tìm thấy hai bức ảnh chụp tượng thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường còn bóng nước sơn, không hề có vết nứt nào.
Nhưng chỉ sau vài chục năm, do tượng để trong am cạnh chùa rất ẩm ướt nên đã làm cho cả hai pho tượng xuống cấp trầm trọng. Pho tượng Vũ Khắc Minh bị nứt ở đầu gối và phần mặt. Pho tượng Vũ Khắc Trường, hỏng trầm trọng ở phần chõn, hầu như không còn ngồi được ngay ngắn, nếu không có những miếng gỗ kê ở phía dưới.
Tôi bắt tay viết dự án Tu bổ, bảo quản tượng hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường ở chùa Đậu (Hà Tây) ngay vào đầu năm 2000. Nhóm công tác gồm: PGS-TS Nguyễn Lân Cường (Chủ nhiệm dự án), họa sĩ sơn mài Đào Ngọc Hân, các nhà điêu khắc Phạm Xuân Sinh, Nguyễn Ngọc Lâm, kỹ sư Nguyễn Mạnh Hà. Ngoài ra, còn có 6 cơ quan cùng kết hợp để thực hiện dự án, một hội đồng cố vấn và Ban quản lý dự án được thành lập. Điều khó khăn nhất với chúng tôi là các phương án nêu ra không thể mắc sai lầm vì hai pho tượng này là độc bản, chỉ cần mắc một lỗi nhỏ là không thể sửa chữa được.
Ngày 18 tháng 4 năm 2003 (tức 17 tháng 3 năm Quý Mùi) sau vài tháng tranh luận quyết liệt xem tu bổ nhục thân ở đâu, lễ khởi công dự án tu bổ - bảo quản nhục thân hai vị thiền sư chùa Đậu được tổ chức ngay tại chùa. Và thế là bắt đầu những ngày lao động trong suốt 6 tháng trời...
Bằng kỹ thuật truyền thống: bó, hom, lót, thí, mài và thếp với các nguyên liệu như: sơn ta, vải màn, giấy dó, mạt cưa và đất, chúng tôi đã tiến hành sơn 14 lớp và thếp vàng đối với tượng gốc Thiền sư Vũ Khắc Minh, còn nhục thân Thiền sưVũ Khắc Trường thì thếp bạc. Sau mỗi lớp sơn lại tiến hành mài, khiến bề mặt là các lớp sơn đan ken, xoắn quyện với nhau. Đến lớp cuối khi phủ quang dầu xong, chúng tôi phát hiện bề mặt pho tượng không nhẵn. Những hạt bụi lơ lửng trong không trung đã bám vào bề mặt tượng. Chúng tôi quyết định làm lại và thực hiện khâu này trong... màn. Trời nóng, mấy anh em phải xoay trần suốt cả buổi chiều. Thật tuyệt vời, 2 ngày sau kiểm tra trên mình thiền sư mịn bóng, không một gợn bụi...
Với pho tượng của thiền sư Vũ Khắc Trường, vốn là pho tượng đã được dựng lại năm 1893, nên có nhiều chi tiết sai lệch về mặt giải phẫu. Trong dự án soạn thảo đầu tiên, tôi có ý định dỡ ra, thu thập xương cốt rồi dựa theo xương sọ để phục nguyên lại đúng với vẻ mặt ban đầu của thiền sư. Đây là phương pháp của Gherasimov (người Nga) mà tôi là người VN đầu tiên và duy nhất được học tập tại nước ngoài. Nhưng nhà chùa và cơ quan văn hóa thông tin địa phương không tán thành, vì cho rằng nhân dân địa phương hơn trăm năm nay đã in đậm trong tâm khảm hình ảnh của cụ Vũ Khắc Trường hiện tại rồi. Dù phục dựng pho tượng mới có giống với hình hài thật của cụ, họ cũng sẽ không chấp nhận. Tôi đành phải theo ý họ, mặc dầu vẫn ấm ức!
Pho tượng bị hỏng trầm trọng, bề mặt tượng lớp sơn bị mủn nát. Chỉ cần một tác động nhẹ là cả pho tượng sẽ bị đổ sập xuống. Do đó không thể đổ thạch cao làm khuôn trên chính pho tượng gốc để làm tượng đối chứng. Nhóm chúng tôi quyết định giao cho nhà điêu khắc trẻ Nguyễn Ngọc Lâm làm một pho tượng bằng đất sét có kích thước, hình dáng giống hệt tượng gốc và tiến hành đổ khuôn để tu bổ phần chân và pho tượng đối chứng.
Vào một buổi chiều mùa hè, tôi ngồi ngắm pho tượng gốc của Thiền sư Vũ Khắc Trường và cứ suy nghĩ mãi không hiểu tại sao vị thiền sư này có cánh tay dài thế, khi so sánh với tỷ lệ chung của pho tượng. Tôi bàn bạc với họa sĩ sơn mài Đào Ngọc Hân và quyết định “bí mật” khoét bốn ô nhỏ ở vùng gần đầu xương cánh tay và khuỷu tay. Điều này cấp trên không tán đồng, nhưng chúng tôi cứ “liều” vì biết đâu có thể phát hiện ra một chân lý nào đó... Ước mơ ấy của chúng tôi đã thành sự thật. Trong hố khoét của cánh tay phải ở phía trên gần vai, tôi phát hiện ra ròng rọc và chỏm của xương cánh tay (đã bị đặt lộn ngược), bên cạnh nó là xương mác của xương ống chân được ghép vào xương cánh tay và cũng bị lộn đầu. Đây chính là nguyên nhân làm cánh tay của thiền sư dài quá cỡ. Chúng tôi đã tiến hành phủ sơn ta, giấy bản, vải màn, mạt cưa, đất và thếp bạc mà chỗ dày nhất tới 22 lớp. Toàn bộ pho tượng thiền sư Vũ Khắc Trường nặng 31 kg.
Ngày nay ai tới chùa Đậu cũng thấy có 2 cụ Minh, 2 cụ Trường, từng cặp giống nhau như hệt. Thật ra chỉ có 2 pho tượng gốc là đặt trong nhà tổ. Hai pho còn lại được làm bằng thạch cao để đặt trong am ở hai bên cạnh chùa.
3- Nhục thân Thiền sư Chuyết Chuyết
Chuyện lạ từ làng Phật Tích
Chùa Phật Tích - ngôi chùa thời Lý nghìn năm tuổi còn giữ được pho tượng đá lớn nhất và những con thú bằng đá, nằm trên lưng chừng núi Lạn Kha, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Nhưng tại sao lại có tên Lạn Kha, Tiên Du và Phật Tích?
Chuyện xưa
Trèo lên đỉnh núi phía sau chùa, chúng ta sẽ bắt gặp mấy khối đá vuông, mặt phẳng. Các cụ già trong làng bảo đấy là bàn cờ tiên. Tương truyền, trong làng lúc đó có một chàng tiều phu tên gọi là Vương Chất. Một hôm, nhân lên núi đốn củi, Vương Chất thấy hai cụ già râu tóc bạc phơ đang ngồi đánh cờ trên tảng đá bằng phẳng. Hai cụ vừa đánh cờ vừa ăn đào và vứt hột sang bên. Vương Chất vừa xem cờ, vừa nhặt hạt đào để ngậm tiếp. Ván cờ vừa xong, nhìn xuống chân, thấy chiếc cán rìu đã mục và cũng là lúc hai cụ biến vào sau hàng thông hiu quạnh... Soi mình trong bóng nước thấy râu tóc bạc trắng, chàng mới chợt hiểu rằng mình đã lạm sống một thời gian dài ở cõi tiên - một năm bằng sáu, bảy mươi năm ở cõi trần. Thế là, vì có tiên xuống chơi mà người ta gọi là Tiên Du và cũng vì “cán rìu mục nát” mà núi ở đây cũng còn có tên là Lạn Kha...
Truyện kể lại, chùa xưa rộng rãi khang trang có tới 300 tòa nhà. Chỉ riêng công việc dọn dẹp đã cần tới 70 người. Đặc biệt ngọn tháp của chùa cao vời vợi, nhòa lẫn trong mây, đến nỗi ở tận kinh thành Thăng Long vẫn còn nhìn rõ. Nhà vua ngạc nhiên hỏi cận thần cớ sao ở nơi thôn dã mà lại có cây tháp cao hơn cả cung điện trong hoàng thành? Sau lời “quở” đó, cây tháp thần kỳ bị đổ dọc theo sườn núi, gạch đổ xuống tới tận đầu làng dài gần cây số, nơi ấy nay còn tên là “Ngõ Gạch”. Dưới lòng đáy tháp lộ ra một pho tượng Phật sừng sững. Pho tượng ấy nay vẫn còn, gọi là tượng Phật A Di Đà. Để ghi lại tích Phật ấy, làng đổi tên là Phật Tích và dời lên sườn núi.
Bí ẩn tháp Báo Nghiêm
Vào một đêm cuối tháng 8.1989, trời mưa tầm tã, những tia sét cuối hè xé ngang bầu trời tối đen như mực, liếm sang cả phía sau sườn núi Lạn Kha. Chính trong cái đêm mưa bão ấy, kẻ gian đã lẻn lên sau chùa phá ô cửa nhỏ bằng đá của tháp Báo Nghiêm, hòng tìm kiếm vàng bạc, hay tượng đồng đen trong tháp. Tháp Báo Nghiêm, dựng năm Chính Hòa thứ 13 (1692), cao bốn tầng. Mặt tháp có chạm tượng Phật, ngồi trên tòa sen. Bọn trộm có ngờ đâu, trong lòng tháp chỉ vỏn vẹn có một vại sành, trong đó đựng xương và những mảnh vỡ của một pho tượng cổ. Ngày hôm sau, đoàn tham quan gồm bảy nhà sư do Thượng tọa Thích Thanh Quang - trụ trì chùa Quỳnh Lâm (tỉnh Quảng Ninh) dẫn đầu lên thăm khu tháp bỗng nhìn thấy các mảnh xương, mảnh bồi nằm tung tóe dưới chân tháp. Thượng tọa vội báo cho Ban di tích “Tìm thấy di hài của Phật Tổ rồi!...”. Ông Trần Xuân Trường và Ban di tích của chùa vội gom lại xương và các mảnh bồi vào trong một hòm kính đặt ở chùa. Chẳng mấy chốc, cái tin tìm thấy thi hài của “Phật Tổ” lan đi rất nhanh. Đúng vào thời gian này, tôi đang nghiên cứu tại Viện Khảo cổ học Viện Hàn lâm khoa học Cộng hòa Liên bang Nga (Liên Xô cũ) ở Moscow. Về nước vào đầu tháng 3.1991, thì giữa tháng 4, tôi được Ban di tích của chùa Phật Tích mời lên nghiên cứu nhục thân của thiền sư.
Ngày 26.4.1991, trở lại chùa Phật Tích lần thứ hai, suốt cả một ngày trời tôi loay hoay chắp gắn và khớp được ống chân phải với phần dưới của đùi, tạo thành một góc nhọn, chúng tôi khẳng định tư thế hai chân ngồi xếp bằng tròn của pho tượng. Chúng tôi đã phát hiện ra 209 mảnh bồi và 133 mảnh xương. Nghiên cứu góc xương mu, khuyết ngồi lớn, mỏm chũm... chiều dài xương đùi, chúng tôi cho rằng đây là di hài của một người đàn ông chừng 65-70 tuổi, cao 1,59m. Đặc biệt chúng tôi tìm được bảy đoạn dây đồng nằm lọt giữa mảnh bồi. Như vậy, chắc chắn người ta đã dựng khung xương trước nhờ những đoạn dây đồng và bồi ra bên ngoài để tạo tượng. Chất bồi cũng là sơn ta, vải màn, mạt cưa, đất... giống chất bồi của thiền sư Vũ Khắc Minh, nhưng cách tạo tượng thì khác hẳn vì không bồi trực tiếp lên thi hài.
Nhìn chiếc vại đựng thi hài, chúng tôi thấy nét vẽ rồng bằng phẩm màu rất sơ sài, nên tôi và nhà khảo cổ học Trịnh Cao Tưởng đều cho rằng đây là chiếc vại có niên đại rất muộn - chỉ cách ngày nay vài chục năm, không thể so sánh với niên đại của tháp. Thế thì có đúng đây là di hài của thiền sư Chuyết Chuyết hay không? Tại sao bức tượng có xương cốt của ngài lại bị đập vỡ và để trong vại đặt trong tháp Báo Nghiêm của chùa Phật Tích? Tất cả những câu hỏi trên mãi sau này chúng tôi mới có lời giải đáp...
Thiền sư Chuyết Chuyết và hành trình tìm về sự thật
Ngày 10.10.1992, bà Nguyễn Thị Lan - Phó ban di tích, chính thức đề nghị tôi đứng ra chịu trách nhiệm phục nguyên nhục thân thiền sư Chuyết Chuyết. Tổ công tác được thành lập ngay gồm: họa sĩ sơn mài Đào Ngọc Hân, nhà điêu khắc Bùi Đình Quang, họa sĩ Nguyễn Đình Hiển, và tôi, chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp.
Toàn bộ chi phí cho việc phục dựng được nhiều phật tử đóng góp vỏn vẹn chỉ có 5 triệu đồng! Ngồi tính toán mãi tôi thấy đúng là chỉ đủ tiền mua sơn ta, vàng lá để dát và một số nguyên vật liệu khác. Tôi nói thẳng với anh em là kinh phí quá hạn hẹp, nên việc phục dựng xin cái tâm là chính, chứ không có công xá gì cả... Anh em trong cả tổ đều vui vẻ tán thành. Có khó khăn mới thấy được họ đúng là những người bạn tuyệt vời của tôi.
Được sự giúp đỡ của Sở Văn hóa - Thông tin Bắc Ninh, Phòng Văn hóa huyện Tiên Sơn, ngày 12.1.1993, chúng tôi đã chuyển 133 mảnh xương và 209 mảnh bồi về Hà Nội để nghiên cứu.
Cả nhóm chúng tôi trao đổi, tranh luận với nhau xem nên phục dựng toàn bộ pho tượng bằng cách nào. Lúc đầu, có ý kiến đưa ra là dùng dây đồng nối các xương lại, kết hợp với khung tre làm cốt để dựng tượng. Bàn đi tính lại mãi thấy không ổn, vì bản thân tôi muốn bên trong tượng của thiền sư chỉ nên có di cốt của ngài. Cuối cùng, cả nhóm nhất trí theo phương án từng bước như sau:
1. Tái tạo pho tượng bằng đất sét theo tư thế ngồi thiền.
2. Đổ khuôn pho tượng, bằng cách tạo các mảng khuôn.
3. Bồi sơn ta, lót vải màn, rắc mạt cưa, trộn sơn ta tất cả là 10 lớp ở mặt trong của khuôn.
4. Gắn xương vào đúng vị trí giải phẫu bằng chất liệu sơn ta trộn với mùn cưa.
5. Khi sơn ta với lớp vải màn, mạt cưa đã khô cứng lại, tiến hành phá khuôn thạch cao ở bên ngoài, gỡ các mảnh bó cốt và gắn thành hình tượng thô.
6. Tiếp theo là các công đoạn làm sơn thông thường: “bó” hai nước, “hom” ba nước, “lót” hai nước và “thí” hai nước.
7. Thếp bạc.
8. Quang dầu hai lần.
Cả nhóm chúng tôi đã miệt mài lao động trong hơn ba tháng rưỡi và sáng 1.5.1993, nước sơn quang cuối cùng đã phủ kín pho tượng, kết thúc công việc của một phương án táo bạo, mà chưa một nhà điêu khắc nào làm theo kiểu này: tượng hoàn toàn không có cốt bằng sắt, thép hay tre, gỗ làm trụ ở bên trong.
Phục nguyên nhục thân xong, tôi cứ băn khoăn mãi, vì không hiểu có chắc vị thiền sư mà chúng tôi phục nguyên là thiền sư Chuyết Chuyết hay không? Ban Di tích của chùa nói với tôi, vị sư trụ trì ở chùa Phật Tích trong thời gian trước chiến tranh là đại đức Hồng Đức, đã mất năm 1980 (?). Nhưng không thể chỉ có một vị sư ở chùa, nghĩ vậy nên tôi lần dò tìm mãi thì được biết còn có ông già Triệu, vốn là sư bác của chùa vào những năm trước khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ.
Tìm đến thôn Mao Rộc, cách chùa Phật Tích 15 km, tôi gặp được cụ Nguyễn Chí Triệu, vốn là sư bác ở chùa bốn nhăm năm về trước. Tôi mở cặp lấy ra tấm ảnh chụp pho tượng mà chúng tôi vừa phục chế, đưa cho cụ xem. Nheo nheo đôi mắt, cụ trả lời ngay: “Đúng là cái tượng để trong khám rồng đấy”. Trở về Hà Nội, tôi lật tìm cuốn sách Phật Lục của Trần Trọng Kim xuất bản năm 1943, tới trang 95 thì thấy tác giả cũng khẳng định rõ “khám thờ Tổ đệ nhất bó cốt làm tượng...”. Lại có cả bản vẽ minh họa vị trí đặt pho tượng Chuyết Công trong nhà Tổ, nhưng không có ảnh chụp chiếc khám. Tiếp tục lục tìm kho tư liệu ảnh về chùa Phật Tích của Viện Thông tin khoa học xã hội, tôi không hề thấy ảnh chiếc khám nào. Nhưng thật may mắn khi lật tìm những tư liệu của chùa Bút Tháp, tôi chợt thấy bức ảnh mang ký hiệu số 7956 chụp một chiếc khám vào năm 1930 và có chú thích phía sau bằng tiếng Pháp “Khám gỗ chạm trổ thếp son giữ tượng nhà sư Chuyết Công”.
Chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh, cách chùa Phật Tích chỉ độ dăm cây số theo đường chim bay. Nơi đây cũng có tháp Báo Nghiêm, nhưng không hề có chiếc khám gỗ thờ Tổ đệ nhất. Chắc chắn người ta đã xếp nhầm bức ảnh này vào số ảnh của chùa Bút Tháp. Tôi lại vội vàng phóng xe máy lên gặp sư bác Nguyễn Chí Triệu để xác nhận xem có đúng chiếc khám của chùa Phật Tích không? Ông đã khẳng định đó là chiếc khám đặt tượng tổ Chuyết Chuyết. Từ những câu chuyện trên, chúng tôi suy đoán rằng: Khi kháng chiến bùng nổ, thấy chùa bị địch pháo kích, sau đó lại bị đốt cháy, nên có thể vị sư trụ trì của chùa đã đập vỡ pho tượng cổ thành nhiều mảnh nhỏ, đưa vào vại sành rồi giấu vào tháp Báo Nghiêm.
Đây chính là nhục thân của thiền sư Chuyết Chuyết vốn đặt trong khám rồng ở nhà Tổ. Thế là sự thật được minh chứng...
4- Tu bổ nhục thân thiền sư Như Trí
Ni sư Đàm Chính, chùa Tiêu Sơn (huyện Từ Sơn, Bắc Ninh), năm nay đã ngót nghét 80 tuổi. Năm 17 tuổi, bà là người đầu tiên nhìn thấy nhục thân thiền sư Như Trí trong tòa tháp ở chùa.
Hơn 60 năm trước, ni sư Đàm Chính đã về tu nghiệp ở chùa khi còn là một thiếu nữ 17 tuổi. Năm 1971, khi vén một nhành cây phủ tháp Viên Tuệ, ni sư thấy một viên gạch màu đỏ, trên đó có ghi tên và năm tịch của người trong tháp - Tỳ kheo Như Trí (mất năm 1723). Ni sư là người đầu tiên nhìn thấy nhục thân ngồi trong tháp, qua một khe nứt của tháp. Nhưng rồi cụ bít chặt khe nứt này lại và giữ kín chuyện mãi đến ngày 4.3.1996, khi Hòa thượng Thích Thanh Từ - trụ trì Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt và Tỳ kheo Thích Kiến Nguyệt - Tổng thư ký Thiền viện Trúc Lâm tới thăm chùa Tiêu Sơn. Ni sư Đàm Chính đã nhờ thiền viện giúp đỡ. Tôi gặp Tỳ kheo Thích Kiến Nguyệt lần đầu tiên tại chùa Đậu (Hà Tây cũ), khi chúng tôi đang tu bổ hai nhục thân thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường. Tỳ kheo đã yêu cầu chúng tôi giúp tu bổ nhục thân thiền sư Như Trí.
Bắt đầu tu bổ
Chúng tôi đã soạn thảo dự án “Tu bổ và bảo quản nhục thân thiền sư Như Trí ở chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh)”. Theo dự án này, Sở Văn hóa - Thông tin Bắc Ninh là cơ quan lập thiết kế và phương án thi công, Thiền viện Trúc Lâm là đơn vị chủ đầu tư của dự án. Tôi là chủ nhiệm dự án cùng thực hiện với họa sĩ sơn mài Đào Ngọc Hân và Tỳ kheo Thích Kiến Nguyệt - Tổng thư ký Thiền viện Trúc Lâm, người theo sát dự án để lo kinh phí.
Ngày 5.3.2003, nhục thân thiền sư Như Trí được đưa ra khỏi tháp. Nhục thân ngồi thiền định trong tư thế bán già, tay kiết ấn Tam muội, nhưng vì ẩm mốc nên bị mục rớt phần cẳng tay. Có một lỗ thủng lớn chính giữa mặt. Xương mũi và xương hàm trên thụt vào hộp sọ. Xương màu đen còn nhìn thấy rõ bên trong hộp sọ. Vết nứt ở tai phải từ thái dương qua trước dái tai xuống cổ và chạy sát tới đầu xương đòn phải. Hai tay bị vỡ từ cánh tay đến hết bàn tay. Các mảnh vỡ rơi rụng xuống nền và lẫn với đất, đá. Xương mỏng và có màu đen. Một vết vỡ lớn khác ở giữa ống chân phải, không nhìn thấy xương. Mặc dầu tượng bị vỡ phần tay, ống tay bị vỡ rụng xuống dưới, nhưng trên ống chân còn dấu vết của một phần bàn tay. Phía trong mảng bồi, nhìn thấy rõ thớ vải bằng mắt thường. Trật tự từ ngoài vào trong là: vải bồi, bó, hom, sơn (màu ngà). Không thấy thếp vàng hay bạc. Nhục thân được sơn phủ bên ngoài một lớp sơn ta màu ngà, mắt và lông mày vẽ bằng sơn đen. Lớp sơn đã bị bong tróc nhiều nơi, nên có màu sắc loang lổ. Do nhục thân đặt trong tháp bịt kín lâu ngày trong môi trường ẩm, mốc làm hỏng lớp sơn và bị bong tróc. Từ các phần hỏng, thủng, hơi ẩm, côn trùng và vi sinh vật đang xâm nhập vào phá hoại phần bên trong của nhục thân.
Do ở chùa Tiêu Sơn rất hiếm nước, khách tham quan lại đông nên việc tu bổ, bảo quản được quyết định chuyển về thực hiện tại chùa Duệ Khánh (xã Nội Duệ, huyện Tiên Du - Bắc Ninh).
Để diệt khuẩn ở bên ngoài và trong tượng, phải phun thuốc diệt khuẩn và xông thuốc. Bề mặt pho tượng bị nứt, nhiều nơi bị bong tróc lớp sơn ta. Chúng tôi xử lý ngay bề mặt pho tượng bằng cách phủ bề mặt bằng vải màn và phủ sơn rồi rắc mạt cưa lên sơn khi bề mặt chưa khô. Bề mặt pho tượng được gia cố dần. Khi gỡ phần nhục thân khỏi đế, chúng tôi phát hiện đế là một tấm gốm nung màu đỏ, mặt áp vào đáy tượng có in hình nan phên. Phía trong lớp bồi nhìn rất rõ lớp vải màn. Từ mặt đáy, chúng tôi thấy xương sên, gót và xương mác nằm khá đúng vị trí giải phẫu. Như vậy có thể kết luận nhục thân được bó cốt ngay sau khi tịch, không có sắp xếp xương như nhục thân thiền sư Vũ Khắc Trường. Để xác định giới tính, tuổi tác, tầm vóc và bệnh lý của thiền sư Như Trí, chúng tôi đã nghiên cứu tất cả số di cốt bị rơi xuống dưới trong khi đưa nhục thân ra khỏi tháp. Có một đốt sống ngực có chiều cao thân thấp và không cân xứng. Điều này gợi ý cho chúng tôi về bệnh viêm cột sống của thiền sư. Diện khớp mu còn thấy rõ để có thể định tuổi của thiền sư khoảng 40 - 45 tuổi.
Phủ tạng còn trong bụng
Ngày 11.5.2004, tôi và họa sĩ sơn mài Đào Ngọc Hân lật ngược nhục thân để nghiên cứu phần trong lòng và ngạc nhiên khi phát hiện ra một khối hợp chất bằng quả bưởi nằm chính giữa phần bụng. Tượng được phủ kín bằng sơn ta, phía dưới lại có đáy gốm, do đó khối vật chất này từ ngoài không thể lọt vào trong ổ bụng được. Sau khi lấy mẫu phân tích, kết quả thật bất ngờ rằng đó là các chất còn lại của phần phủ tạng trong bụng thiền sư Như Trí.
Như vậy, đây là lần đầu tiên ở Việt Nam chúng ta phát hiện và chứng minh được có phần nội tạng trong bụng thiền sư. Điều này có thể suy luận rằng trong bụng thiền sư Vũ Khắc Minh ở chùa Đậu, huyện Thường Tín (Hà Tây cũ) chắc cũng còn lại khối vật chất là phần nội tạng mà qua phim X-quang không thể phát hiện được, như chúng tôi đã đoán định từ năm 1983.
Sau khi đã tu bổ được phần thân, chúng tôi khoét phần gáy để đưa đốt sống cổ bị rời ra ban đầu. Đến độ sâu 1,3 cm bỗng chiếc đục trên tay họa sĩ Đào Ngọc Hân bật trở lại, ánh xanh của gỉ đồng lóe lên. Ngày 4.6.2004, Tỳ kheo Thích Kiến Nguyệt và chúng tôi đã chuyển nhục thân tới Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh để chụp phim X-quang.
Chúng tôi phát hiện thấy sau khi bồi lớp thứ nhất, người ta đã đặt một tấm đồng lớn trên lưng (chiều dài 65 cm; rộng 15 cm) và một tấm đồng trên ngực (chiều rộng 22 cm). Phía ngoài hai tấm đồng là lớp bồi dày trên dưới 1 cm. Trên đầu và bắp tay cũng được cuốn những dải băng bằng đồng có các kích thước khác nhau. Vòng quanh đầu trên hai tai là ba dải băng: một dải nhỏ 0,6 cm, hai dải lớn hơn 0,79 cm. Có ba dải băng khác từ trên đỉnh đầu dọc theo thái dương xuống sau cằm. Ba dải băng này có một dải to: 1cm và hai dải nhỏ 0,5 cm. Nhìn theo chuẩn sau có bốn dải băng to chiều rộng 2,13 cm, chạy từ cổ lên đỉnh đầu luồn qua dải băng to (vuông góc với nó) gập quay trở lại xuống cổ ở phía sau gáy. Qua phim X-quang thấy rất rõ vết gấp này. Một số dải băng khác được cuốn quanh cổ và hai dải băng có chiều ngang nhỏ: 0,4 cm chạy vòng từ nách vắt qua vai, từ trước ra sau.
Đây là hiện tượng đầu tiên ở Việt Nam. Có nhiều khả năng nó giúp cho tư thế ngồi của thiền sư vươn thẳng, tránh bị cúi gập xuống ở phần cổ, lưng và cũng có khả năng để bảo vệ hộp sọ. Lớp bồi bên ngoài nhục thân thiền sư Như Trí dày 0,66 cm, gồm hai lớp: lớp ngoài màu vàng nâu, lớp trong màu đen. Cả hai lớp thành phần đều gồm vải, sơn ta và mạt cưa... Không hề có dát vàng hay bạc như tượng thiền sư Vũ Khắc Minh. Để bảo đảm độ bền vững cho pho tượng nhục thân thiền sư Như Trí, chúng tôi đã thếp bạc trên toàn bộ pho tượng. Chúng tôi quyết định đổ khuôn làm một pho tượng thứ hai bằng composite đặt trong tháp Viên Tuệ, còn pho tượng gốc đặt tại nhà Tổ.
Ngày 27.9.2004, Thiền viện Trúc Lâm đã tổ chức lễ cầu nguyện cho thiền sư Như Trí tại chùa Duệ Khánh và làm lễ rước nhục thân về chùa Tiêu Sơn rất trọng thể. Ngày 28.9.2004, lễ khánh thành việc tu bổ và bảo quản nhục thân thiền sư Như Trí đã được tổ chức tại chùa Tiêu Sơn. Thế là một dấu son nữa lại được ghi thêm vào trang sử của ngôi chùa cổ kính này. Với riêng tôi thì có một nỗi mừng khôn tả. Vừa mừng, vừa chờ đợi và hy vọng, vì tôi chắc rằng sẽ còn ở đâu đó, trong những ngôi tháp cổ đang bị xuống cấp, những vị thiền sư khác đang "chờ" chúng tôi, lại bắt tay vào một công trình tu bổ mới...
Về thân thế sự nghiệp của thiền sư Như Trí tới nay chưa thấy sử liệu nào ghi rõ, chỉ sơ lược qua một vài tác phẩm văn Nôm mà chúng ta chưa có dịp kiểm chứng. Theo đó, Ngài cùng với một số huynh đệ có cùng chữ NHƯ, phụ giúp thiền sư Chân Nguyên sao lục ấn hành những tác phẩm của thời Trần còn sót lại trong nhân gian như: Khóa hư lục, Thánh đăng lục, Tam tổ trúc lâm, Kiến tánh thành Phật và đặc biệt là tập Thiền uyển tập anh... Theo Thượng tọa Thích Thông Phương - trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử thì: “Thiền sư Như Trí là đệ tử nối pháp của thiền sư Chân Nguyên, một thiền sư thời Hậu Lê có công phục hưng Thiền phái Trúc Lâm do sư tổ Trúc Lâm - Trần Nhân Tông mở ra và từng trụ trì chùa Long Động ở Yên Tử, nay là Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Hiện ở đây còn tháp đá tôn thờ thiền sư, gọi là tháp Tịch Quang. Đây là mốc lịch sử của dòng thiền Trúc Lâm. Nhiều thiền sư ra đời, những tư liệu của chư tổ được thiền sư Chân Nguyên cùng hàng môn đồ kế tiếp, biên tập, khắc in để giữ gìn, làm cơ sở sách cho người nghiên cứu. Thiền sư Như Trí đã từng khắc in lại bộ Thiền uyển tập anh năm 1715, là bộ sách rất có giá trị về văn hóa của Phật giáo Việt Nam...”.
PGS - TS Nguyễn Lân Cường
(Lược trích từ cuốn Bí mật phía sau nhục thân của các vị thiền sư của PGS-TS Nguyễn Lân Cường)
Theo daitangkinhvn
(Lược trích từ cuốn Bí mật phía sau nhục thân của các vị thiền sư của PGS-TS Nguyễn Lân Cường)
Theo daitangkinhvn
Các Tin Khác