Bồ Tát và trụ xứ độ sinh
Ngày đăng: 20:07:59 10-03-2014 . Xem: 1908
Trong nhiều Kinh điển Phật Giáo Đại Thừa, chúng ta thường nghe nói đến các ý nghĩa “phát khởi tâm niệm mà không chấp trước”. Một câu nói siêu việt khác đã được tựu trung trong Kinh Kim Cang, mà tất cả mọi người chúng ta, ai cũng biết rằng, Lục Tổ Huệ Năng, trước khi thành Tổ, là người nghe kinh này và bừng tâm tỉnh ngộ, và kể từ đó ý nghĩa câu kinh trở thành ý chỉ, cốt lõi của Thiền: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” (hãy để cho tâm của người khởi lên mà không cố định, dính mắc bất cứ nơi nào). Phát khởi tâm của chính mình, mà không để cái tâm đó, dính mắc, thiên lệch, đắm trước nơi đâu, có nghĩa là mình đã làm chủ trọn vẹn với chính mình. Mình không để tâm sai sử, rong ruổi với cảnh trần. Làm chủ tâm, mà Chư Vị Bồ Tát đã thị hiện vào cuộc đời này, dù bất cứ môi trường nào, hoàn cảnh nào Bồ Tát vẫn an nhiên tự tại trong đời sống hành đạo của Bồ Tát. Và để thấy rõ hơn, đâu là sinh địa đích thực của Chư Vị Bồ Tát: 1. Nơi nào có tâm Bồ Đề được phát khởi nơi đó là quốc độ của Bồ Tát, vì tâm Bồ Đề là quyến thuộc của Bồ Tát. 2. Nơi nào có thân tâm, nơi đó là quốc độ của Bồ Tát, vì đó là nơi xuất sinh các thiện trí thức. 3. Nơi nào có chứng nhập các trụ địa, nơi đó là quốc độ của Bồ Tát, vì đó là nơi sinh trưởng hết thảy Ba La Mật. 4. Nơi nào có phát đại nguyện, nơi đó là quốc độ của Bồ Tát, vì đó là nơi thi hành công hạnh. 5. Nơi nào có đại từ bi, nơi đó là quốc độ của Bồ Tát, vì đó là nơi phát triển bốn nhiếp tâm. 6. Nơi nào có chánh kiến, nơi đó là quốc độ của Bồ Tát, vì đó là nơi trí tuệ siêu việt trỗi dậy. 7. Nơi nào Đại Thừa quảng bá, nơi đó là quốc độ của Bồ Tát, vì đó là nơi hết thảy các phương tiện thiện xảo được vận dụng. 8. Nơi nào có giáo hóa chúng sanh, nơi đó là quốc độ của Bồ Tát, vì đó là nơi hết thảy Chư Phật thị hiện. 9. Nơi nào có phương tiện trí, nơi đó là quốc độ của Bồ Tát, vì đó là nơi nhận biết rằng hết thảy các pháp đều không sinh. 10. Nơi nào có tu tập hết thảy các Phật Pháp, nơi đó là quốc độ của Bồ Tát, vì đó là nơi mà hết thảy Chư Phật trong quá khứ, hiện tại, và vị lai thị hiện. Chúng ta hãy thử nghĩ ai là Cha Mẹ và thân quyến của Bồ Tát, và những phận sự của Bồ Tát là gì? Chúng ta thấy: Bát Nhã là Mẹ
Phương Tiện là Cha
Bố Thí là người Nuôi Nấng
Giới Luật là người Trông Nom
Nhẫn Nhục là đồ Trang Sức
Tinh Tấn là người Thủ Hộ Thiền Định là người Tắm Rửa
Thiện Hữu là người Dạy Dỗ
Bồ Đề phần là Bạn Đồng Hành
Bồ Tát là Anh Em
Bồ Đề Tâm là Nhà Cửa
Chánh Đạo là Việc Nhà Trụ Địa là Chỗ Ở
Pháp Nhẫn là Gia Tộc
Nguyện là Gia Giáo Thực hành Công Hạnh là Gia Vụ, được thọ ký trong một đời nữa, Số phận Bồ Tát như Thái tử nối nghiệp trong Vương quốc Chánh phái, và thành tựu trí tuệ viên mãn của Như Lai là nền tảng gia quyến thanh tịnh, viên dung. Bằng thái độ tinh thần vững chắc nào để Bồ Tát bước vào đời sống của chúng ta? Bồ Tát không chán ghét thứ gì trong bất cứ thế giới nào mà Bồ Tát bước vào, vì biết rằng hết thảy các pháp như ảo tưởng. Bồ Tát không đắm nhiễm trong bất cứ con đường nào mà Bồ Tát bước đi, vì biết rằng, tất cả là một sự hóa hiện. Bồ Tát không thấy mỏi mệt trong bất cứ nỗ lực nào điều phục chúng sinh. Vì biết rằng tất cả đều vô ngã. Bồ Tát nhiếp hóa chúng sanh mà không hề mỏi mệt, vì từ bi là tinh thể của Bồ Tát. Bồ Tát không sợ phải trải qua nhiều kiếp, vì thấy rõ rằng sinh tử và năm uẩn như là ảo tượng. Bồ
Tát không hủy diệt bất cứ con đường hiện hữu nào, vì biết rằng hết thảy các giới, và xứ đều là pháp giới. Bồ Tát không thiên chấp về các đạo vì biết rằng hết thảy tư tưởng đều như quáng nắng. Bồ Tát không bị ô nhiễm dù khi ở trong cõi của hàng chúng sinh xấu ác, vì biết rằng hết thảy các thân đều chỉ là giả tượng. Bồ Tát không hề bị lôi cuốn bởi những tham dục, vì đã hoàn toàn chế ngự tất cả những điều được khải thị. Bồ Tát vô cùng tự tại cho dù đi bất cứ nơi đâu vì đã hoàn toàn kiểm soát những giả tướng. Bằng những hành tung và thệ nguyện độ sanh , chúng ta thấy hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, vị Bồ Tát đã thành Phật từ vô lương kiếp, nhưng vì công hạnh độ sinh mà Bồ Tát thị hiện vào cuộc đời, qua danh hiệu Quán Tự Tại Bồ Tát, Thiên Thủ Thiên Nhãn, Nhĩ Căn Viên Thông v.v... Đức Bồ Tát vân du trong cõi đờ, tùy căn cơ, tùy phương tiện để giáo hóa chúng sinh qua 12 lời nguyện: 1. Đức Bồ Tát hiệu Viên Thông, tên là Tự Tại, Quán Âm Như Lai phát nguyện rộng lớn cứu độ chúng sinh. 2. Một lòng thanh tinh, không có sự chướng ngại, Bồ Tát thường du hoa nơi biển Nam Hải. 3. Bồ Tát hiện diện trong cõi ta bà này để nghe tiếng kêu cứu mà cứu khổ. 4. Bồ Tát hàng phục các chướng ngại và diệt trừ các hiểm nạn. 5. Bồ Tát dùng nước tịnh bình và nhành dương liễu để tẩy sạch tâm được thanh tịnh. 6. Lòng Đại từ bi, hay hỷ xả mà thực hành hạnh bình đẳng với tất cả chúng sanh. 7. Ngày đêm thường hành sử hạnh độ sinh, không làm não hại, để cứu độ chúng sinh thoát khỏi ba đường dữ. 8. Một lòng nhất tâm trì niệm danh hiệu Bồ Tát, sẽ ứng hiện và giải thoát khổ nạn. 9. Bồ Tát dong thuyền Bát Nhã, trong cảnh đời sinh tử để độ tận chúng sanh. 10. Dùng tràng phan, bảo cái, để tiếp đưa người sau khi xả báo thân về thế giới tây phương cực lạc. 11. Cảnh giới của Đức Phật Vô Lượng Thọ, được Đức Phật A Di Đà thọ ký. 12. Hình thể đoan nghiêm, tướng hảo là thành tựu của 12 Đại Nguyện này. Từ hạnh nguyện độ sinh của Bồ Tát viết nên bài kệ: Quan Âm Đại Sỹ
Phổ hiện Viên Thông
Thập nhị Đại nguyện thệ hoằng thâm
Khổ hải phiếm từ phong
Phổ tế tâm dung
Sát sát hiện vô cùng. Đức Bồ Tát Quan Âm Đại Sỹ
Thường có danh hiệu là Viên Thông
12 Đại nguyện hoằng hóa độ sinh rộng lớn, sâu xa
Dong chiếc thuyền từ nơi biển đời sanh tử
Để phổ độ hết thảy chúng sinh
Bất cứ nơi nào cũng đều có hiện thân Bồ Tát. Vì lòng từ vô lượng, để cứu khổ độ mê mà Bồ Tát Quán Thế Âm được mọi người tôn xưng là Mẹ hiền Quan Âm. Một hình ảnh thật thân thương, hiền hòa và gần gũi như đôi tay của Mẹ ấp ủ con thơ, như ánh mắt Mẹ trìu mến nhìn con trong lòng và ban bố lời ru ngọt ngào cho con ngủ. Bồ Tát thương chúng sinh như Mẹ hiền thương con đỏ, qua hình ảnh bình nước cam lồ và nhành dương liễu, xóa đi những đau thương của biển đời sinh tử. Để cứu vớt chúng sinh thoát khỏi con đường tối tăm, nơi chốn đau thương, Bồ Tát Địa Tạng đã phát lời thệ độ: Chúng sinh vô tận
Phương chứng Bồ Đề
Địa ngục vi không
Thệ bất thành Phật Nguyện độ hết thảy chúng sinh
Mới chứng đắc quả vị Bồ Đề
Khi nào địa ngục chưa hết tội nhân
Thì thệ nguyện chưa thành Phật Nói đến chúng sinh thì vô số lượng, đếm không cùng nghĩ không tận, mà hạnh nguyện của Bồ Tát là độ hết thảy chúng sinh. Với hạnh độ hết thảy chúng sinh đó, đến bao giờ Bồ Tát mới độ tận? Thật là vô cùng tận, vì ngày nào con chúng sinh, còn đau khổ, thì ngày đó, Bồ Tát còn cần hiện diện trong cuộc đời này. Qua tinh thần Tứ Hoằng Thệ Nguyện, chúng ta thấy đó chính là tinh thần của Chư Bồ Tát: “Chúng sinh vô biên...” Chúng sinh không số lượng
Thệ nguyện độ đều khắp
Phiền não không cùng tận
Thệ nguyện đều dứt sạch
Pháp môn không kể xiết
Thệ nguyện đều tu học Phật đạo không gì hơn
Thệ nguyện được viên thành Đây là Tứ Hoằng Thệ Nguyện của một hành giả bước đi trên lộ trình giác ngộ, giải thoát. Bồ Tát tự giác ngộ cho mình, giác ngộ cho kẻ khác, và hai sự giác ngộ hoàn toàn viên mãn. Vì trong tự tánh của mỗi chúng sinh đã có tính giác ngộ. Bồ Tát biểu tượng tánh giác ngộ đó là Bồ Tát Đại Trí Văn Thù, biểu trưng cho căn bản trí hay Phật tánh. Bồ Tát Văn Thù ngồi trên Kim mao Sư Tử, có một trí tuệ siêu việt. Đồng thời bên cạnh có Bồ Tát Phổ Hiền ngồi trên con bạch tượng, biểu trưng cho hạnh nguyện độ sinh vô bờ bến. Hạnh Phổ Hiền là dấn thân vào đời để hóa độ, hình ảnh Sư tử Chúa và Tượng vương được diễn tả qua lời kệ: Sư tử hống thời phương thảo lục
Tượng vương hồi xứ lạc hoa hồng Mỗi khi Sư tử hống thì mọi cỏ cây hoa lá đều xanh tươi nhuận sắc. Lúc Tượng vương quay đầu trở về chốn cũ thì hoa hồng nở rộ cung nghinh. Hạnh nguyện Phổ Hiền được thể hiện qua mười Đại Nguyện: 1. Nhứt giả kính lễ chư Phật. 2. Nhị giả xưng tán Như Lai. 3. Tam giả quảng tu cúng dường. 4. Tứ giả sám hối nghiệp chướng. 5. Ngũ giả tùy hỷ công đức. 6. Lục giả thỉnh chuyển pháp luân. 7. Thất giả thỉnh Phật trụ thế. 8. Bát giả thường tùy Phật Học. 9. Cửu giả hằng thuận chúng sinh. 10. Thập giả phổ gia hồi hướng. Qua mười Đại Nguyện của Bồ Tát, Ngài đã đem thân mình, lễ kính tất cả chư Phật trong mười phương quốc độ. Trong sự lễ kính ấy, Bồ Tát đã tán thán công đức vô lượng của Đức Như Lai. Bồ Tát rộng tu pháp môn cúng dường v sám hối tất cả các nghiệp chướng, để rồi tùy hỷ các công đức và thỉnh đức Phật chuyển pháp luân, công như trụ thế. Bồ Tát thường theo học Phật đạo và hằng thuận chúng sinh. Cuối cùng xin hồi hướng tất cả cho pháp giới chúng chúng sinh. Hạnh nguyện Bồ Tát là xả kỷ vị tha, lấy pháp giới chúng sinh làm nhà. Ngài A Nan, thị giả của Đức Phật đã phát nguyện: Phụng thỉnh Thế Tôn vị chứng minh
Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập
Như nhứt chúng sinh vị thành Phật
Chung bất ư thử thủ vê hoàn. Con nay xin đảnh lễ phụng thỉnh Đức Thế Tôn chứng minh cho con, cõi đời phiền não năm trược này con nguyện vào trước, nếu như còn có một chúng sinh chưa hóa độ để thành quả vị Phật, thì con nguyện không nhập Niết Bàn. Hạnh nguyện độ sinh của Bồ Tát: Một hôm Bồ Tát Duy Ma Cật bị bệnh, Đức Phật sai Ngài A Nan và một vài vị Thánh chúng đến thăm, Ngài A Nan hỏi Bồ Tát Duy Ma Cật: - Thưa Ngài Bồ Tát, Ngài bị bệnh như thế nào, hôm nay đã khỏe chưa? Ngài có dùng thực phẩm và thuốc uống gì chưa? - Này A Nan ta nào có bệnh, vì chúng sinh bệnh nên ta bệnh. Bịnh cái bệnh của chúng sinh. Tâm nguyện của Bồ Tát là khổ trước cái khổ của chúng sinh và vui sau cái vui của chúng sinh. Bồ Tát quên mình để làm lợi ích cho kẻ khác. Mục đích tối hậu của Bồ Tát là ban vui cứu khổ trong ý nghĩa Từ Bi: Từ năng dữ lạc
Bi năng bạt khổ
Từ là cho niềm vui đến tất cả
Bi là cứu vớt nỗi đau thương Vì chí nguyện đem hạnh phúc đến cho mọi loài và giải trừ nỗi thống khổ đến tất cả, mà Bồ Tát có ở nơi khốn cùng, hoặc hoàn cảnh khó khăn nào cũng không lấy đó làm buồn khổ. Một hôm Đức Phật sai Ngài Đề Bà Đạt Đa sống nơi cùng khổ, Ngài A Nan đến thăm và hỏi: -Thưa Tôn Giả, Tôn Giả có bị đói khát khổ cực không? Tôn Giả Đề Bà Đạt Đa trả lời: -Ở đây ta vẫn thấy hỷ lạc như ở cõi Tam Thiền. Thật chẳng thể nghĩ bàn tâm niệm và hạnh nguyện độ sinh của Chư vị Bồ Tát. Vì không biết được hết các hoạt động của Chư vị Bồ Tát, nên Bồ Tát Di Lặc đã để lại bốn câu kệ như sau: Di Lặc chơn Di Lặc
Phân thân thiên bách ức
Thời thời thị thời nhơn
Thời nhơn thường bất thức Bồ Tát Di Lặc quả là Ngài
Phân thân thành trăm ngàn vạn ức
Những người sống cùng thời với Bồ Tát
Không biết là Bồ Tát thị hiện độ sinh. Chúng ta, thường được nghe kể về sự hóa độ của Bồ Tát Di Lặc với Thiện Tài Đồng Tử: “Lúc bấy giờ Bồ Tát Di Lặc thâu nhiếp thân lực, bước vào lầu các, khảy móng tay rồi bảo Thiện Tài Đồng Tử : - Này Thiện Nam tử, hãy đứng dậy, pháp tánh vốn như thế, do sự tích tụ và tập hợp của các nhân duyên nên hiện ra tướng như thế, tự tánh vốn như thế, không tự thành tựu, như mộng, như huyễn, như ảnh tượng. Ngay khi ấy Thiện Tài Đồng Tử vừa nghe tiếng khảy móng tay, liền dậy khỏi tam muội. Đức Bồ Tát Di Lặc tiếp tục: - Ông có thấy những thần thông biến hóa của Bồ Tát, những lưu xuất năng lực của Bồ Tát, sự quảng bá những nguyện và trí của Bồ Tát, vô số trang nghiêm cõi Phật, những thệ nguyện vô thượng của các Đức Như Lai, giải thoát bất khả tư nghì của Bồ Tát, ông có thấy và theo dõi thông suốt những điều đó chăng? Thiện Tài Đồng Tử nói: - Bạch Thánh giả, dạ có, ấy là do thần lực gia hộ của Thiện tri thức. Bạch Thánh giả, vậy môn giải thoát này gọi là gì? Bồ Tát Di Lặc đáp: - Môn giải thoát này tên là Trang Nghiêm Tạng, trong đó chứa đựng trí nhớ, không hề quên trí tuệ về hết thảy ba nghìn thế giới. Thiện Nam tử, trong môn giải thoát này lại có bất khỏa thuyết, bất khả thuyết môn giải thoát, chỉ có Bồ Tát nhất sinh mới có thể chứng đắc. - Bạch Thánh giả, những sự trang nghiêm này sẽ đi về đâu? Bồ Tát Di Lặc đáp: - Đi về chỗ đến. Thiện Tài lại hỏi: - Từ đâu đến? Bồ Tát Di Lặc: - ừ thần lực trí tuệ của Bồ Tát mà đến; nương nhờ thần lực trí tuệ của Bồ Tát mà trụ. Không có chỗ đi, cũng không có chỗ trụ, không có tích lập, không có gia tăng, không có thường trụ, không có sở trước, không có sở y trên mặt đất hay giữa hư không. - Này Thiện Nam tử, như Long vương làm mưa lũ: mưa không từ thân tuôn ra, mưa không từ tâm tuôn ra, không có sự tích tập nào trong đó, nhưng mưa tuôn ra từ niệm lực của long vương và mưa tuôn khắp cả thế gian. Điều đó không thể nghĩ bàn. - Này Thiện Nam tử, những sự trang nghiêm mà ông đã thấy cũng vậy, không từ bên trong mà có, nhưng nó có trước mắt ông, có oai thần của Bồ Tát, vì thiện căn mà ông đã thành tựu. - Này Thiện Nam tử, như nhà huyễn thuật làm trò huyễn hóa, chúng không từ đâu đến, không đi về đâu, nhưng hiển hiện trước mắt mọi người bởi vì ma lực của chú thuật. - Cũng vậy, này Thiện Nam tử, những sự trang nghiêm ông đã thấy, chúng không từ đâu đến, không đi về đâu, không tụ tập nơi đâu; chúng hiển hiện là do Bồ Tát muôn tập học như trí huyễn bất khả tư nghì, và do đại oai lực của những nguyện và trí của Bồ Tát. Thiện Tài: - Bạch Thánh Giả, Ngài từ đâu đến? Bồ Tát Di Lặc, liền nói: - Bồ Tát không đến, không đi, như thế mà đến. Bồ Tát không bước, không dừng, như thế mà đến; không sống không chết, không ở không qua, không rời không dậy, không cầu không thủ, không nghiệp không báo, không sinh không diệt, không thường không đoạn, như thế mà đến. - Này nữa, Thiện Nam tử, Bồ Tát đến như vậy, đến từ chỗ Đại Bi, vì mong điều phục hết thẩy chúng sinh khỏi những khổ não, đến từ chỗ tịnh giới, vì muốn thọ sinh vào những nơi tùy thích, đến từ chỗ Đại nguyện phải viên mãn, vì năng lực của những thệ nguyện xưa kia; đến từ chỗ thần thông, vì muốn hiện thân theo sở thích chúng sinh; đến từ chỗ không giao động, vì không hề lãng xa gót Phật; đến từ chỗ không thủ xả, vì đi hay đến không nhọc thân tâm; đến từ chỗ trí tuệ phương tiện vì để tùy thuận hết thảy chúng sinh; đến từ chỗ thị hiện biến hóa, vì tất cả hóa hiện đều như ảnh, như tượng. Như thế đó, này Thiện Nam tử, nhưng ông hỏi ta từ đâu đến. Này Thiện Nam tử, ta đến từ sinh quán xứ Ma La Đề để giảng pháp cho thanh niên tên Cù Ba La và hết thảy mọi người nơi sinh quán của ta tùy theo căn cơ của họ, và cũng để đưa Cha Mẹ, thân quyến, Bà La Môn và mọi người vào con đường giác ngộ, giải thoát.” Đó là con đường Bồ Tát đi và hạnh nguyện của Bồ Tát hành sử.
Phương Tiện là Cha
Bố Thí là người Nuôi Nấng
Giới Luật là người Trông Nom
Nhẫn Nhục là đồ Trang Sức
Tinh Tấn là người Thủ Hộ Thiền Định là người Tắm Rửa
Thiện Hữu là người Dạy Dỗ
Bồ Đề phần là Bạn Đồng Hành
Bồ Tát là Anh Em
Bồ Đề Tâm là Nhà Cửa
Chánh Đạo là Việc Nhà Trụ Địa là Chỗ Ở
Pháp Nhẫn là Gia Tộc
Nguyện là Gia Giáo Thực hành Công Hạnh là Gia Vụ, được thọ ký trong một đời nữa, Số phận Bồ Tát như Thái tử nối nghiệp trong Vương quốc Chánh phái, và thành tựu trí tuệ viên mãn của Như Lai là nền tảng gia quyến thanh tịnh, viên dung. Bằng thái độ tinh thần vững chắc nào để Bồ Tát bước vào đời sống của chúng ta? Bồ Tát không chán ghét thứ gì trong bất cứ thế giới nào mà Bồ Tát bước vào, vì biết rằng hết thảy các pháp như ảo tưởng. Bồ Tát không đắm nhiễm trong bất cứ con đường nào mà Bồ Tát bước đi, vì biết rằng, tất cả là một sự hóa hiện. Bồ Tát không thấy mỏi mệt trong bất cứ nỗ lực nào điều phục chúng sinh. Vì biết rằng tất cả đều vô ngã. Bồ Tát nhiếp hóa chúng sanh mà không hề mỏi mệt, vì từ bi là tinh thể của Bồ Tát. Bồ Tát không sợ phải trải qua nhiều kiếp, vì thấy rõ rằng sinh tử và năm uẩn như là ảo tượng. Bồ
Tát không hủy diệt bất cứ con đường hiện hữu nào, vì biết rằng hết thảy các giới, và xứ đều là pháp giới. Bồ Tát không thiên chấp về các đạo vì biết rằng hết thảy tư tưởng đều như quáng nắng. Bồ Tát không bị ô nhiễm dù khi ở trong cõi của hàng chúng sinh xấu ác, vì biết rằng hết thảy các thân đều chỉ là giả tượng. Bồ Tát không hề bị lôi cuốn bởi những tham dục, vì đã hoàn toàn chế ngự tất cả những điều được khải thị. Bồ Tát vô cùng tự tại cho dù đi bất cứ nơi đâu vì đã hoàn toàn kiểm soát những giả tướng. Bằng những hành tung và thệ nguyện độ sanh , chúng ta thấy hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, vị Bồ Tát đã thành Phật từ vô lương kiếp, nhưng vì công hạnh độ sinh mà Bồ Tát thị hiện vào cuộc đời, qua danh hiệu Quán Tự Tại Bồ Tát, Thiên Thủ Thiên Nhãn, Nhĩ Căn Viên Thông v.v... Đức Bồ Tát vân du trong cõi đờ, tùy căn cơ, tùy phương tiện để giáo hóa chúng sinh qua 12 lời nguyện: 1. Đức Bồ Tát hiệu Viên Thông, tên là Tự Tại, Quán Âm Như Lai phát nguyện rộng lớn cứu độ chúng sinh. 2. Một lòng thanh tinh, không có sự chướng ngại, Bồ Tát thường du hoa nơi biển Nam Hải. 3. Bồ Tát hiện diện trong cõi ta bà này để nghe tiếng kêu cứu mà cứu khổ. 4. Bồ Tát hàng phục các chướng ngại và diệt trừ các hiểm nạn. 5. Bồ Tát dùng nước tịnh bình và nhành dương liễu để tẩy sạch tâm được thanh tịnh. 6. Lòng Đại từ bi, hay hỷ xả mà thực hành hạnh bình đẳng với tất cả chúng sanh. 7. Ngày đêm thường hành sử hạnh độ sinh, không làm não hại, để cứu độ chúng sinh thoát khỏi ba đường dữ. 8. Một lòng nhất tâm trì niệm danh hiệu Bồ Tát, sẽ ứng hiện và giải thoát khổ nạn. 9. Bồ Tát dong thuyền Bát Nhã, trong cảnh đời sinh tử để độ tận chúng sanh. 10. Dùng tràng phan, bảo cái, để tiếp đưa người sau khi xả báo thân về thế giới tây phương cực lạc. 11. Cảnh giới của Đức Phật Vô Lượng Thọ, được Đức Phật A Di Đà thọ ký. 12. Hình thể đoan nghiêm, tướng hảo là thành tựu của 12 Đại Nguyện này. Từ hạnh nguyện độ sinh của Bồ Tát viết nên bài kệ: Quan Âm Đại Sỹ
Phổ hiện Viên Thông
Thập nhị Đại nguyện thệ hoằng thâm
Khổ hải phiếm từ phong
Phổ tế tâm dung
Sát sát hiện vô cùng. Đức Bồ Tát Quan Âm Đại Sỹ
Thường có danh hiệu là Viên Thông
12 Đại nguyện hoằng hóa độ sinh rộng lớn, sâu xa
Dong chiếc thuyền từ nơi biển đời sanh tử
Để phổ độ hết thảy chúng sinh
Bất cứ nơi nào cũng đều có hiện thân Bồ Tát. Vì lòng từ vô lượng, để cứu khổ độ mê mà Bồ Tát Quán Thế Âm được mọi người tôn xưng là Mẹ hiền Quan Âm. Một hình ảnh thật thân thương, hiền hòa và gần gũi như đôi tay của Mẹ ấp ủ con thơ, như ánh mắt Mẹ trìu mến nhìn con trong lòng và ban bố lời ru ngọt ngào cho con ngủ. Bồ Tát thương chúng sinh như Mẹ hiền thương con đỏ, qua hình ảnh bình nước cam lồ và nhành dương liễu, xóa đi những đau thương của biển đời sinh tử. Để cứu vớt chúng sinh thoát khỏi con đường tối tăm, nơi chốn đau thương, Bồ Tát Địa Tạng đã phát lời thệ độ: Chúng sinh vô tận
Phương chứng Bồ Đề
Địa ngục vi không
Thệ bất thành Phật Nguyện độ hết thảy chúng sinh
Mới chứng đắc quả vị Bồ Đề
Khi nào địa ngục chưa hết tội nhân
Thì thệ nguyện chưa thành Phật Nói đến chúng sinh thì vô số lượng, đếm không cùng nghĩ không tận, mà hạnh nguyện của Bồ Tát là độ hết thảy chúng sinh. Với hạnh độ hết thảy chúng sinh đó, đến bao giờ Bồ Tát mới độ tận? Thật là vô cùng tận, vì ngày nào con chúng sinh, còn đau khổ, thì ngày đó, Bồ Tát còn cần hiện diện trong cuộc đời này. Qua tinh thần Tứ Hoằng Thệ Nguyện, chúng ta thấy đó chính là tinh thần của Chư Bồ Tát: “Chúng sinh vô biên...” Chúng sinh không số lượng
Thệ nguyện độ đều khắp
Phiền não không cùng tận
Thệ nguyện đều dứt sạch
Pháp môn không kể xiết
Thệ nguyện đều tu học Phật đạo không gì hơn
Thệ nguyện được viên thành Đây là Tứ Hoằng Thệ Nguyện của một hành giả bước đi trên lộ trình giác ngộ, giải thoát. Bồ Tát tự giác ngộ cho mình, giác ngộ cho kẻ khác, và hai sự giác ngộ hoàn toàn viên mãn. Vì trong tự tánh của mỗi chúng sinh đã có tính giác ngộ. Bồ Tát biểu tượng tánh giác ngộ đó là Bồ Tát Đại Trí Văn Thù, biểu trưng cho căn bản trí hay Phật tánh. Bồ Tát Văn Thù ngồi trên Kim mao Sư Tử, có một trí tuệ siêu việt. Đồng thời bên cạnh có Bồ Tát Phổ Hiền ngồi trên con bạch tượng, biểu trưng cho hạnh nguyện độ sinh vô bờ bến. Hạnh Phổ Hiền là dấn thân vào đời để hóa độ, hình ảnh Sư tử Chúa và Tượng vương được diễn tả qua lời kệ: Sư tử hống thời phương thảo lục
Tượng vương hồi xứ lạc hoa hồng Mỗi khi Sư tử hống thì mọi cỏ cây hoa lá đều xanh tươi nhuận sắc. Lúc Tượng vương quay đầu trở về chốn cũ thì hoa hồng nở rộ cung nghinh. Hạnh nguyện Phổ Hiền được thể hiện qua mười Đại Nguyện: 1. Nhứt giả kính lễ chư Phật. 2. Nhị giả xưng tán Như Lai. 3. Tam giả quảng tu cúng dường. 4. Tứ giả sám hối nghiệp chướng. 5. Ngũ giả tùy hỷ công đức. 6. Lục giả thỉnh chuyển pháp luân. 7. Thất giả thỉnh Phật trụ thế. 8. Bát giả thường tùy Phật Học. 9. Cửu giả hằng thuận chúng sinh. 10. Thập giả phổ gia hồi hướng. Qua mười Đại Nguyện của Bồ Tát, Ngài đã đem thân mình, lễ kính tất cả chư Phật trong mười phương quốc độ. Trong sự lễ kính ấy, Bồ Tát đã tán thán công đức vô lượng của Đức Như Lai. Bồ Tát rộng tu pháp môn cúng dường v sám hối tất cả các nghiệp chướng, để rồi tùy hỷ các công đức và thỉnh đức Phật chuyển pháp luân, công như trụ thế. Bồ Tát thường theo học Phật đạo và hằng thuận chúng sinh. Cuối cùng xin hồi hướng tất cả cho pháp giới chúng chúng sinh. Hạnh nguyện Bồ Tát là xả kỷ vị tha, lấy pháp giới chúng sinh làm nhà. Ngài A Nan, thị giả của Đức Phật đã phát nguyện: Phụng thỉnh Thế Tôn vị chứng minh
Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập
Như nhứt chúng sinh vị thành Phật
Chung bất ư thử thủ vê hoàn. Con nay xin đảnh lễ phụng thỉnh Đức Thế Tôn chứng minh cho con, cõi đời phiền não năm trược này con nguyện vào trước, nếu như còn có một chúng sinh chưa hóa độ để thành quả vị Phật, thì con nguyện không nhập Niết Bàn. Hạnh nguyện độ sinh của Bồ Tát: Một hôm Bồ Tát Duy Ma Cật bị bệnh, Đức Phật sai Ngài A Nan và một vài vị Thánh chúng đến thăm, Ngài A Nan hỏi Bồ Tát Duy Ma Cật: - Thưa Ngài Bồ Tát, Ngài bị bệnh như thế nào, hôm nay đã khỏe chưa? Ngài có dùng thực phẩm và thuốc uống gì chưa? - Này A Nan ta nào có bệnh, vì chúng sinh bệnh nên ta bệnh. Bịnh cái bệnh của chúng sinh. Tâm nguyện của Bồ Tát là khổ trước cái khổ của chúng sinh và vui sau cái vui của chúng sinh. Bồ Tát quên mình để làm lợi ích cho kẻ khác. Mục đích tối hậu của Bồ Tát là ban vui cứu khổ trong ý nghĩa Từ Bi: Từ năng dữ lạc
Bi năng bạt khổ
Từ là cho niềm vui đến tất cả
Bi là cứu vớt nỗi đau thương Vì chí nguyện đem hạnh phúc đến cho mọi loài và giải trừ nỗi thống khổ đến tất cả, mà Bồ Tát có ở nơi khốn cùng, hoặc hoàn cảnh khó khăn nào cũng không lấy đó làm buồn khổ. Một hôm Đức Phật sai Ngài Đề Bà Đạt Đa sống nơi cùng khổ, Ngài A Nan đến thăm và hỏi: -Thưa Tôn Giả, Tôn Giả có bị đói khát khổ cực không? Tôn Giả Đề Bà Đạt Đa trả lời: -Ở đây ta vẫn thấy hỷ lạc như ở cõi Tam Thiền. Thật chẳng thể nghĩ bàn tâm niệm và hạnh nguyện độ sinh của Chư vị Bồ Tát. Vì không biết được hết các hoạt động của Chư vị Bồ Tát, nên Bồ Tát Di Lặc đã để lại bốn câu kệ như sau: Di Lặc chơn Di Lặc
Phân thân thiên bách ức
Thời thời thị thời nhơn
Thời nhơn thường bất thức Bồ Tát Di Lặc quả là Ngài
Phân thân thành trăm ngàn vạn ức
Những người sống cùng thời với Bồ Tát
Không biết là Bồ Tát thị hiện độ sinh. Chúng ta, thường được nghe kể về sự hóa độ của Bồ Tát Di Lặc với Thiện Tài Đồng Tử: “Lúc bấy giờ Bồ Tát Di Lặc thâu nhiếp thân lực, bước vào lầu các, khảy móng tay rồi bảo Thiện Tài Đồng Tử : - Này Thiện Nam tử, hãy đứng dậy, pháp tánh vốn như thế, do sự tích tụ và tập hợp của các nhân duyên nên hiện ra tướng như thế, tự tánh vốn như thế, không tự thành tựu, như mộng, như huyễn, như ảnh tượng. Ngay khi ấy Thiện Tài Đồng Tử vừa nghe tiếng khảy móng tay, liền dậy khỏi tam muội. Đức Bồ Tát Di Lặc tiếp tục: - Ông có thấy những thần thông biến hóa của Bồ Tát, những lưu xuất năng lực của Bồ Tát, sự quảng bá những nguyện và trí của Bồ Tát, vô số trang nghiêm cõi Phật, những thệ nguyện vô thượng của các Đức Như Lai, giải thoát bất khả tư nghì của Bồ Tát, ông có thấy và theo dõi thông suốt những điều đó chăng? Thiện Tài Đồng Tử nói: - Bạch Thánh giả, dạ có, ấy là do thần lực gia hộ của Thiện tri thức. Bạch Thánh giả, vậy môn giải thoát này gọi là gì? Bồ Tát Di Lặc đáp: - Môn giải thoát này tên là Trang Nghiêm Tạng, trong đó chứa đựng trí nhớ, không hề quên trí tuệ về hết thảy ba nghìn thế giới. Thiện Nam tử, trong môn giải thoát này lại có bất khỏa thuyết, bất khả thuyết môn giải thoát, chỉ có Bồ Tát nhất sinh mới có thể chứng đắc. - Bạch Thánh giả, những sự trang nghiêm này sẽ đi về đâu? Bồ Tát Di Lặc đáp: - Đi về chỗ đến. Thiện Tài lại hỏi: - Từ đâu đến? Bồ Tát Di Lặc: - ừ thần lực trí tuệ của Bồ Tát mà đến; nương nhờ thần lực trí tuệ của Bồ Tát mà trụ. Không có chỗ đi, cũng không có chỗ trụ, không có tích lập, không có gia tăng, không có thường trụ, không có sở trước, không có sở y trên mặt đất hay giữa hư không. - Này Thiện Nam tử, như Long vương làm mưa lũ: mưa không từ thân tuôn ra, mưa không từ tâm tuôn ra, không có sự tích tập nào trong đó, nhưng mưa tuôn ra từ niệm lực của long vương và mưa tuôn khắp cả thế gian. Điều đó không thể nghĩ bàn. - Này Thiện Nam tử, những sự trang nghiêm mà ông đã thấy cũng vậy, không từ bên trong mà có, nhưng nó có trước mắt ông, có oai thần của Bồ Tát, vì thiện căn mà ông đã thành tựu. - Này Thiện Nam tử, như nhà huyễn thuật làm trò huyễn hóa, chúng không từ đâu đến, không đi về đâu, nhưng hiển hiện trước mắt mọi người bởi vì ma lực của chú thuật. - Cũng vậy, này Thiện Nam tử, những sự trang nghiêm ông đã thấy, chúng không từ đâu đến, không đi về đâu, không tụ tập nơi đâu; chúng hiển hiện là do Bồ Tát muôn tập học như trí huyễn bất khả tư nghì, và do đại oai lực của những nguyện và trí của Bồ Tát. Thiện Tài: - Bạch Thánh Giả, Ngài từ đâu đến? Bồ Tát Di Lặc, liền nói: - Bồ Tát không đến, không đi, như thế mà đến. Bồ Tát không bước, không dừng, như thế mà đến; không sống không chết, không ở không qua, không rời không dậy, không cầu không thủ, không nghiệp không báo, không sinh không diệt, không thường không đoạn, như thế mà đến. - Này nữa, Thiện Nam tử, Bồ Tát đến như vậy, đến từ chỗ Đại Bi, vì mong điều phục hết thẩy chúng sinh khỏi những khổ não, đến từ chỗ tịnh giới, vì muốn thọ sinh vào những nơi tùy thích, đến từ chỗ Đại nguyện phải viên mãn, vì năng lực của những thệ nguyện xưa kia; đến từ chỗ thần thông, vì muốn hiện thân theo sở thích chúng sinh; đến từ chỗ không giao động, vì không hề lãng xa gót Phật; đến từ chỗ không thủ xả, vì đi hay đến không nhọc thân tâm; đến từ chỗ trí tuệ phương tiện vì để tùy thuận hết thảy chúng sinh; đến từ chỗ thị hiện biến hóa, vì tất cả hóa hiện đều như ảnh, như tượng. Như thế đó, này Thiện Nam tử, nhưng ông hỏi ta từ đâu đến. Này Thiện Nam tử, ta đến từ sinh quán xứ Ma La Đề để giảng pháp cho thanh niên tên Cù Ba La và hết thảy mọi người nơi sinh quán của ta tùy theo căn cơ của họ, và cũng để đưa Cha Mẹ, thân quyến, Bà La Môn và mọi người vào con đường giác ngộ, giải thoát.” Đó là con đường Bồ Tát đi và hạnh nguyện của Bồ Tát hành sử.
Thích Nguyên Siêu
Các Tin Khác