• Trang Chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
  • Trang chủ

  • Nghiên Cứu

  • Phật học

Chất vi diệu bí mật của thần chú Om Mani Padme Hum

Ngày đăng: 00:04:17 27-12-2018 . Xem: 1638
  • Google +
  • Tweet

Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn. Đó là không chỉ trừ tà ma, giải nạn chướng, trị liệu bệnh tật mà thần chú còn ẩn chứa bí mật rất vi diệu của Lục Tự Đại Minh Chân ngôn.

Om Mani Padme Hum lợi lạc không thể nghĩ bàn

Thần chú Om Mani Padme Hum hay còn gọi với cái tên quen thuộc là Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn, Lục Tự Đại Minh Thần Chú, Án ma ni Bát mê hồng, Án Ma ni bát minh hồng... Đức Phật gọi đây là 6 chữ Đại Minh Đà La Ni, Theo kinh điển, thần chú Om Mani Padme Hum chỉ xuất hiện trong bài Quán Âm Linh Cảm Chân ngôn, Nghi thức Bộ Chú, Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Vương. 

Câu thần chú này được truyền bá rất rộng rãi trong nhân gian nhưng người ta mới chỉ biết tới như một câu chú chuyên trừ tà ma, giải nạn chướng, trị liệu bệnh tật mà không hề biết tới tính chất vi diệu rất bí mật của Lục Tự Đại Minh Chân ngôn.

Theo kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương (Karanïdïe Vyuha Sùtra): « Thiện nam tử ! Sáu chữ Đại minh Đà La Ni đó là Bản Tâm vi diệu của Ngài Quán Tự tại Bồ Tát. Nếu biết Bản Tâm vi diệu ấy, tức là biết Giải thoát ! »

Om Mani Padme Hum là câu thần chú đã giúp Đức Đại Bi Quán Tự tại được chứng đắc. Trong kinh Đại thừa Trang Nghiêm Bảo Vương đã ghi nhận quá trình hóa độ các chúng sinh trong 6 nẻo luôn hồi của Đức Quán Thế Âm và minh họa công đức uy thần, năng lực cứu độ vi diệu của Ngài, đồng thời khẳng định mọi công đức uy thần mà Ngài có được đều nhờ thần chú Lục Tự Đại Minh Om Mani Padme Hum.

Nếu mang theo chữ Om Mani Padme Hum này mà đeo giữ nơi thân, trên đỉnh thì cũng như thấy Thân Kim Cương, như thấy Tháp Xá Lợi, như thấy Đức Như Lai, như thấy một trăm ức Trí tuệ.

Đức Phật nói: Nếu có người thường thọ trì 6 chữ Đại minh Đà Na ni thì khi trì tụng có 99 căng già sa số Như Lai nhóm hội, có vô số Bồ Tát nhiều như vi trần nhóm hội, cũng có chúng Thiên tử ở 32 cõi Trời cũng đều nhóm hội.

Lại có 04 vị Đại Thiên Vương ở 04 phương làm hộ vệ. Có Ta Nga La Long Vương (Sàgara Nàgaràjà), Vô Nhiệt Não Long Vương (Anavatapta Nàgaràja), Đắc Xoa Ca Long Vương (Taksïaka Nàgaràja), Phạ Tô Chỉ Long Vương (Vàsuki Nàgaràja). Như vậy, vô số trăm ngàn câu chi na khế đa Long Vương đều đến hộ vệ người thọ trì ấy. Lại ở khắp trong cõi đất, hết thảy các Dược Xoa (Yaksïa), Hư Không Thần (Àka’sa Devatà) đến hộ vệ.

Thiện nam Tử ! Trong lỗ chân lông Ngài Quán Tự Tại có trăm ức Như Lai an trụ và khen ngợi người trì tụng ấy: “Lành thay ! Lành thay Thiện nam tử ! Ngươi hay được Như Ý Ma Ni Bảo, 07 đời giòng họ của ngươi sẽ được giải thoát”.

Thiện nam tử ! Người Trì Minh kia, ở trong bụng có các loài trùng thì chúng sẽ được địa vị Bất Thoái Chuyển của Bồ Tát. Nếu có người lấy 06 chữ Đại Minh Đà La Ni này mà đeo giữ nơi thân, trên đỉnh. Thiện nam tử ! Nếu thấy được người đeo giữ ấy thì cũng như thấy Thân Kim Cương, như thấy Tháp Xá Lợi, như thấy Đức Như Lai, như thấy một trăm ức Trí tuệ.

Nếu có Thiện nam Tín nữ nào hay y Pháp, niệm 06 chữ Đại Minh Đà La Ni này thì người đó sẽ được biện tài vô ngại, được Trí Tuệ Thanh Tịnh, được Đại Từ Bi. Như vậy, người đó ngày ngày được viên mãn công Đức của 06 Pháp Ba La mật Đa. Người đó được Trời Chuyển Luân Thánh Vương quán đỉnh. Khi người ấy nói, hơi từ trong miệng phát ra chạm đến thân người nào thì người được chạm ấy phát khởi Tâm Lành xa lìa Tâm Sân độc, sẽ được địa vị Bất Thoái Chuyển của Bồ Tát và mau chóng chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề Chính Đẳng Chính Giác.

Nếu người đeo giữ và thọ trì, lấy tay chạm đến thân người khác thì người được rờ chạm ấy mau được Bồ tát vị. Nếu kẻ nam, người nữ, con trai, con gái cho đến dị loại Hữu Tình khác thấy được người đeo và thọ trì ấy thì tất cả mau được Bồ Tát vị. Người như thế vĩnh viễn không còn chịu khổ: sinh, già, bệnh, chết, khổ thương nhau xa lìa … mà được sự niệm tụng tương ương không thể nghĩ bàn. Nay như thật mà nói lên 06 chữ Đại Minh Đà La Ni vậy!”.

Nếu có người biên chép 06 chữ Om Mani Padme Hum này thì giống như chép 84.000 Pháp Tạng.

Đức Phật lại bảo rằng: “Nếu có người biên chép 06 chữ Đại Minh Đà La Ni này thì đồng với chép 84.000 Pháp Tạng. Nếu có người lấy vàng báu cõi Trời tạo hình tượng Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác, số như vi trần, làm như vậy rồi, nói một ngày khánh lễ tán dương cúng dường, chỗ thu hoạch quả báo không bằng đã được quả Công Đức biên chép một chữ trong 06 chữ Đại Minh Đà La Ni ấy, đã khéo an trụ nơi Đạo Giải Thoát không thể nghĩ bàn.

Nếu Thiện nam và Thiện nữ, y Pháp niệm 06 chữ Đại Minh Đà La Ni này thì người đó sẽ đắc Tam Ma Địa gọi là: Trì Ma Ni Bảo Tam Ma Địa,  Quảng Bác Tam Ma Địa, Thanh Tịnh Địa Ngục Bàng Sinh Tam Ma Địa, Kim Cương Giáp Trụ Tam Ma Địa, Diệu Túc Bình Mãn Tam Ma Địa, Nhập Chư Phương Tiện Tam Ma Địa, Nhập Chư Pháp Tam Ma Địa, Quán Trang Nghiêm Tam Ma Địa, Pháp Xa Thanh Tam Ma Địa, Viễn Ly Tham Sân Ô Tam Ma Địa, Vô Biên Tế Tam Ma Địa, Lục Ba La Mật Môn Tam Ma Địa, Trì Đại Diệu Cao Tam Ma Địa, Cứu Chư Bố Úy Tam Ma Địa, Hiện Chư Phật Sát Tam Ma Địa, Quán Sát Chư Phật Tam Ma Địa … được 108 món Tam Ma Địa như vậy”.

Kinh này lại ghi rằng: Trừ Cái Chương ! Tất cả Như Lai Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa tuyên nói 06 chữ Đại Minh Vương như thế. Tất cả Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác và các Bồ Tát, tất cả đều cung kính chắp tay làm lễ. Thiện nam tử ! Ở trong Pháp Đại Thừa thì đây là tối thượng tinh thuần vi diệu”.

Om Mani Padme Hum giúp ngăn chặn các cửa sinh trong lục đạo

Trì chú Om Mani Padme Hum giúp chúng sinh đầu thai không bị rơi vào cõi súc sinh ngạ quỷ. Như Mật Tông Tây Tạng Bảo Điển có ghi: “Y theo Lục Tự Đại Minh chú này thì có thể ngăn chặn được các cửa sinh tử trong lục đạo”.

Nếu kẻ nào đeo chú này trên thân, hoặc cột vào tay, hoặc chôn trong da thịt thì cũng tạo được nhân chủng giải thoát khỏi sinh tử

Do công hạnh ứng hóa trong sáu cõi (Sïadïa gatayahï hay sïadïa Kula) để hóa độ chúng sinh nên trong Lục Tự Tâm chú của Đức Quán Thế Âm thì mỗi một âm đều có một hiệu quả đặc biệt nhằm tịnh hóa 06 phiền não gốc (ảo tưởng kiêu mạn, ganh tỵ tranh đấu, hoài nghi tự kiêu, trì độn mù quáng, tham dục thèm khát, giận dữ oán hận) để ngăn ngừa sự tái sinh vào 06 cõi và xua tan các nỗi khổ đau ẩn tàng trong mỗi cõi.

Trong Tây Tạng Quán Âm Kinh, Ngài Ma Ni Già Bộ Bà (Manïi bkahï hïbumï) đã dùng thi ca xưng tán công đức của Lục Tự Minh chú và nói chú này là cội nguồn của Trí Tuệ giải thoát với mọi sự cứu tế khoái lạc. Trong Lục Tự Minh chú:

Nếu có người xướng lên chữ OMÏ thì công đức ấy sẽ giúp cho người này sau khi chết sẽ cắt đứt được sự lưu chuyển vào Thiên Giới.

Nếu xướng lên chữ MA thì có thể miễn trừ được sự luân hồi trong nẻo Tu La, là nơi cư ngụ của loài quỷ Thần ác.

Nếu xướng lên chữ NÏI thì sẽ xa lìa sự tái sinh vào chỗ ách nạn của cõi Nhân gian.

Nếu xướng lên chữ PAD thì sẽ xa lìa được sự luân hồi vào chỗ tai nạn của nẻo súc sinh.

Nếu xướng lên chữ ME thì sẽ tránh khỏi sự trầm luân vào cảnh khổ đau của nẻo Ngạ Quỷ.

Nếu xướng lên chữ HÙMÏ thì sẽ giúp cho kẻ ấy sau khi chết miễn trừ được sự khổ đau của nẻo Địa ngục.

Còn theo Kinh Quán Âm của Tây Tạng miêu tả:

Chữ OMÏ  có màu trắng, biểu thị cho Thiên Giới.

Chữ MA  có màu xanh, biểu thị cho Tu La đạo.

Chữ NÏI có màu vàng, biểu thị cho Nhân Gian giới.

Chữ PAD  có màu xanh lục, biểu thị cho Súc Sinh đạo.

Chữ ME  có màu hồng, biểu thị cho Ngạ Quỷ đạo.

Chữ HÙMÏ có màu đen huyền, biểu thị cho Địa Ngục đạo.

Niệm chú Om Mani Padme Hum để cầu nguyện ngày sau được vãng sinh về thế giới Cực Lạc

Kinh này lại cho rằng: “Chẳng phải dùng miệng xướng lên Minh Chú này thì mới có công đức. Nếu kẻ nào đeo chú này trên thân, hoặc cột vào tay, hoặc chôn trong da thịt thì cũng tạo được nhân chủng giải thoát khỏi sinh tử”.

Do kết hợp ý tưởng này với giáo lý Tịnh Độ, người Tây Tạng thường hướng về Đức Liên Hoa Thủ Bồ Tát (Padma Pànïi Bodhisatva) xưng tụng câu chú “OMÏ – MA NI – PÊ MÊ – HUNG” (tức OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ) để cầu nguyện ngày sau được vãng sinh về thế giới Cực Lạc (‘Sukha vàti) ở phương Tây do Đức Phật A Di Đà (Amitàbha buddha) làm giáo chủ.

Vì vậy, trì chú, niệm Lục Tự đại minh Chân ngôn Om Mani Padme Hum, sẽ cảm nhận được sự vi diệu của câu thần chú này và lợi lạc của câu chú không thể bàn cãi được với sức mạnh tiềm ẩn đầy năng lượng của Om Mani Padme Hum.

Theo Tuệ Lam

 

Chia Sẻ
  • Google +
  • Tweet
Các Tin Khác
  • Tam Tạng Kinh Điển

    Tam Tạng Kinh Điển

  • Quang năng và sự chứng đắc

    Quang năng và sự chứng đắc

  • Nhận thức cảm thọ

    Nhận thức cảm thọ

  • Tu tập để ra khỏi luân hồi sanh tử

    Tu tập để ra khỏi luân hồi sanh tử

  • Vô ngã vị tha

    Vô ngã vị tha

Phật học

Tam Tạng Kinh Điển

Tam Tạng Kinh Điển

  • Quang năng và sự chứng đắc

    Quang năng và sự chứng đắc

  • Nhận thức cảm thọ

    Nhận thức cảm thọ

Khoa học

Bạn chưa chạm vào bất cứ thứ gì!

Bạn chưa chạm vào bất cứ thứ gì!

  • Vì sao nước biển có vị mặn mà nước sông hồ lại có vị ngọt?

    Vì sao nước biển có vị mặn mà nước sông hồ lại có vị ngọt?

  • Tại sao chúng ta không bao giờ quên cách đi xe đạp?

    Tại sao chúng ta không bao giờ quên cách đi xe đạp?

Lịch sử

Một số thông tin cơ bản về Quần thể di tích Cố đô Huế

Một số thông tin cơ bản về Quần thể di tích Cố đô Huế

  • Tăng sĩ Phật giáo Trung Hoa triều đại nhà Đường

    Tăng sĩ Phật giáo Trung Hoa triều đại nhà Đường

  • Thiền Sư Lê Mạnh Thát Và Những Phát Hiện Lịch Sử Chấn Động

    Thiền Sư Lê Mạnh Thát Và Những Phát Hiện Lịch Sử Chấn Động

Văn học

Dẫn vào thế giới Văn học Phật giáo

Dẫn vào thế giới Văn học Phật giáo

  • Hà Hương phong nguyệt - Quyển tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Nam Bộ

    Hà Hương phong nguyệt - Quyển tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Nam Bộ

  • Mối liên hệ giữa tiểu thuyết và phóng sự trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng

    Mối liên hệ giữa tiểu thuyết và phóng sự trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng

Văn hóa

Trình tự hôn sự ngày xưa

Trình tự hôn sự ngày xưa

  • Đừng bao giờ nghĩ: Tai nạn - chắc nó chừa mình ra!

    Đừng bao giờ nghĩ: Tai nạn - chắc nó chừa mình ra!

  • Giao thông hỗn loạn, tai nạn kinh hoàng phản ánh điều gì?

    Giao thông hỗn loạn, tai nạn kinh hoàng phản ánh điều gì?

Kinh doanh

9 BÍ QUYẾT KINH DOANH THÀNH CÔNG CỦA NHỮNG TRIỆU PHÚ HÀNG ĐẦU

9 BÍ QUYẾT KINH DOANH THÀNH CÔNG CỦA NHỮNG TRIỆU PHÚ HÀNG ĐẦU

  • Phương pháp giáo dục trẻ từ sớm của người Nhật

    Phương pháp giáo dục trẻ từ sớm của người Nhật

  • Những bí quyết kinh doanh của người Nhật Bản

    Những bí quyết kinh doanh của người Nhật Bản

Gia Đình Phật Tử

Máy ảnh - Lens

Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #1: Khẩu độ

Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #1: Khẩu độ

  • Ba yếu tố cơ bản trong nhiếp ảnh: Khẩu độ, tốc độ và ISO

    Ba yếu tố cơ bản trong nhiếp ảnh: Khẩu độ, tốc độ và ISO

  • Ống kính máy ảnh đắt nhất thế giới giá hơn 2 triệu USD

    Ống kính máy ảnh đắt nhất thế giới giá hơn 2 triệu USD

Công nghệ

Những headphone đáng đồng tiền bát gạo - Bose QC35ii - Beat Studio 3

Những headphone đáng đồng tiền bát gạo - Bose QC35ii - Beat Studio 3

  • Bose AR là gì? Các sản phẩm nào có thể sử dụng Bose AR.

    Bose AR là gì? Các sản phẩm nào có thể sử dụng Bose AR.

  • AptX là gì và liệu nó có cải thiện chất lượng âm thanh truyền qua Bluetooth?

    AptX là gì và liệu nó có cải thiện chất lượng âm thanh truyền qua Bluetooth?

  • Trang Chủ
  • Thông Tin
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Nghiên Cứu
  • Media Đất Việt
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Tam Tạng
  • Nghệ Thuật
  • Giáo Dục
  • Hoa Sen Audio
  • Đọc Sách


Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: thichnhatchieu@gmail.com 
Ghi rõ nguồn www.hoasendatviet.com - Hoa Sen Đất Việt  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Copyright by Lotus is traditional flower of Vietnam -  www.hoasendatviet.com. Designed by HSĐV