Chính trường cần những tiếng nói trí tuệ của Phật giáo
Ngày đăng: 22:04:58 10-09-2015 . Xem: 3839
Tì khưu Sujato là một tu sĩ Phật giáo người Úc, một bậc thầy dậy giáo pháp và thiền tập, thành lập viên và cựu viện chủ tu viện ẩn lâm Santi ở Úc Châu. Sư còn là một học giả về những thời đại sơ khởi của Phật Giáo (kinh Phật nguyên thủy, trước khi đạo Phật bị chia thành nhiều tông phái khác nhau) - Early Buddhism.
>> Đức Phật nhập thế độ sinh
>> Hạnh bố thí và bản ngã
Con đường của Đức Phật là con đường xuất thế, từ bỏ mọi ham muốn và quyền lợi thế tục. Vì vậy, người ta ngạc nhiên khi thấy những Phật Tử thuần thành, nhất là giới xuất gia, lấy lập trường trên những vấn đề chính trị. Ngày 14 tháng Năm vừa qua, một số các vị lãnh đạo Phật giáo ở Mỹ, trong đó có vị Trưởng lão đáng kính, Thầy Bodhi, đã có một buổi họp ở Nhà Trắng để thảo luận những vấn đề quan trọng, khẩn cấp và hiện đại, trong đó có vấn đề thay đổi khí hậu.
Sự kiện này đã gây ra một số phẫn nộ trên mạng; thật ra đây không phải là việc khó làm. Một số lập luận rằng tu sĩ Phật Giáo phải hoàn toàn tránh xa lãnh vực chính trị.
Tuy nhiên, việc tăng sĩ tham gia vào chính trị không có gì là khác thường. Ở Thái Lan, có một đạo luật dành cho Tăng đòan. Tăng sĩ nước này đã từng tham gia các cuộc biểu tình trên đường phố, đấu tranh cho quyền lợi của mình. Dường như không có trường hợp tăng sĩ Thái Lan biểu tình đấu tranh cho quyền lợi của bất cứ ai khác .
Cũng vậy, ở Miến Điện, cũng có Đạo Luật dành cho Tăng đoàn, và tăng sĩ ở đây đã sống nhiều thập niên dưới một trong những chế độ bạo tàn nhất thế giới. Trong hoàn cảnh đó, đương nhiên họ phải đối phó với những vấn đề có ít nhiều sắc thái chính trị. Gần đây, có ba tăng sĩ người Miến được Quốc Hội Tôn Giáo Thế Giới trao tặng Giải World Harmony Awards -- Giải Xây dựng thế giới hòa hợp - vì đã đứng lên phản đối sự tàn sát người thiểu số Rohingya. Thầy Seindita, một trong ba tăng sĩ nói trên, nói rằng nếu có ai muốn hại người Rohingya, "họ phải giết tôi trước".
Ở Tích Lan --Sri Lanka-- một số tăng sĩ đứng ra lập đảng riêng của họ và dành được một số ghế trong quốc hội. Ở Việt Nam, những việc tương tự cũng đã xảy ra. Ở Tây Tạng, lẽ dĩ nhiên Tăng đòan là nhà nước. Như vậy, ở bất cứ nước nào, bạn cũng sẽ thấy tăng sĩ có dính dáng vào việc chính trị.
Lập luận Tăng đoàn không nên dính dáng vào chính trị là một việc làm ngây thơ: mọi người đều dính dáng vào chính trị, dù muốn hay không. Sống trong một tu viện ẩn lâm, giữa nơi hoang dã, là một hành động có những hệ qủa chính trị sâu xa. Tôi đã từng sống ở những nơi như thế và từng thấy các tăng sĩ đã phải làm gì để có thể duy trì những tu viện này. Bạn phải quan hệ với những công ty khai khẩn, đốn gỗ, du lịch, cấp giấy nhập cảnh, xây cất, các sinh vật thuộc loài được bảo vệ, những phần tử buôn lậu nha phiến và súng ống, nhập cư trái phép, phạm pháp v..v... Đây là thế giới chúng ta đang sống, và thế giới thì luôn có một khía cạnh chính trị trong đó. Vấn đề không phải là nên hay không nên dính dáng đến chính trị . Vấn đề là nên dính dáng như thế nào.
Trong nhiều thí dụ về các xã hội Phật giáo truyền thống mà tôi vừa nêu ra, điều thường thấy là giới tăng sĩ đứng sát cánh với nhà nước. Phật giáo, khi ấy, đóng vai trò một tôn giáo cổ vũ cho chủ nghĩa quốc gia, mà mục đích là để bảo đảm sự trung thành với giới cầm quyền. Điều này rõ ràng là trái ngược lại với giáo pháp. Nhìn vào cuộc đời đức Phật để tìm sự hướng dẫn, ta thấy tuy đức Phật không bao giờ tránh né tham dự vào chính trị, nhưng thật ra Ngài làm điều ấy trong một cách khác biệt.
Ở nhiều nơi, những nhân vật chính trị như vua chúa, bộ trưởng, hay tướng lĩnh, đã gặp gỡ Đức Phật để tham vấn về nhiều lĩnh vực. Đôi khi chỉ là những câu hỏi thông thường, nhưng cũng có những câu hỏi cụ thể về vấn đề quốc gia. Trong mỗi trường hợp, Đức Phật đều đưa ra những lời khuyên được cân nhắc và hữu ích.
Thực vậy, ngay cả những việc thoạt nhìn có vẻ bình thường nhưng lại có thể mang theo nó những sắc thái chính trị; chẳng hạn như khi đức Phật khuyên vua Pasenadi (Ba Tư Nặc) lúc ông vua này có vẻ buồn rầu vì được tin đứa con mới sinh của mình là con gái, rằng có con gái cũng tốt như là có con trai. Lời khuyên này rất có ý nghĩa vì liên quan đến những vấn đề thừa kế, dòng dõi không thể tránh khỏi trong hoàng tộc.
Tăng đòan cần phải lên tiếng một cách độc lập, với óc phê phán và có đạo đức. Chúng ta nên ủng hộ chính phủ, khi họ làm những điều tốt, chẳng hạn như khuyến khích sự hòa đồng giữa các tôn giáo. Chúng ta nên phản đối, khi họ làm những điều sai, chẳng hạn như gây chiến tranh và phá hoại môi trường. Tăng đòan không nên tham gia quốc hội hay cấu kết với chính quyền nhưng cần phải thẳng thắn lên tiếng về những vấn đề đạo đức quan trọng.
Một điều đặc biệt quan trọng là Tăng đòan cần phải xác nhận rõ một quan điểm đạo đức phổ quát, dựa trên mối quan tâm của Đức Phật đối với "mọi chúng sinh". Chúng ta phải vượt lên những quan tâm hẹp hòi của chủ nghĩa dân tộc. Những thử thách có ý nghĩa đạo đức quan trọng nhất của thời đại chúng ta, chẳng hạn như vấn đề thay đổi khí hậu, là ở bình diện toàn cầu, và qúa ít phát biểu cho toàn thế giới được đưa lên trên vấn đề này.
Ở Úc Châu, giới chính khách thường cho biết là cộng đồng Phật giáo đã quá im lặng, họ muốn chúng ta lên tiếng nhiều hơn. Tôi có nhiều dịp tiếp xúc với các hàng chính khách, từ những thành viên hội đồng thành phố cho đến vị thủ tướng. Cùng với các lãnh đạo của nhiều tôn giáo khác, chúng tôi đã trao đổi với những viên chức này về vấn đề thay đổi khí hậu, về sự hài hòa, về hòa bình, về sự biết đủ, về lòng bác ái.
Có quá nhiều tham ái và quá ít trí tuệ trên thế gian này, vì thế chúng ta không nên xem nhẹ ảnh hưởng mà chúng ta có thể có. Đa số chính khách suốt ngày chỉ nghe những vận động vì tư lợi; với họ, dù chỉ là một chút trí tuệ, một tiếng nói nhỏ bé nhưng chân thật và có chiều sâu tâm linh, cũng là một điều rất đáng ghi nhớ.
Theo tôi, những gì Thầy Bodhi và các vị lãnh đạo Phật giáo khác đang làm ở Mỹ là tuyệt diệu. Nó khiến cho tôi thấy hãnh diện là một tín đồ Phật Giáo. Tôi đã quá thường thấy sự hèn nhát về mặt đạo đức và sự dửng dưng được ngụy trang như những đức hạnh tâm linh. Chúng ta nên phẫn nộ trước nhiều sự việc xảy ra trên thế giới, và chúng ta nên tìm cách để thay đổi chúng. Nếu bạn phản đối việc này, hãy suy nghĩ xem bạn đang làm gì. Bạn đang lấy đi một vài tiếng nói hiếm hoi của trí tuệ, tình thương và sự dung hòa trên thế gian này, và từ chối không cho chúng một chỗ đứng. Bạn đang làm cho trí tuệ lặng im.
Làm như vậy là bạn đang làm công việc của Ma Vương. Không có gì làm cho Ma Vương yêu thích hơn là các bậc lãnh đạo tâm linh sống im lặng trong các tu viện và thiền viện và kêu gọi mọi người từ bỏ thế gian. Như thế thì Ma Vương mới có thể tiếp tục làm công việc của mình không bị gián đọan. Đây chính là việc Ma Vương đã làm khi Đức Phật giác ngộ: khuyên Ngài nên hoàn toàn từ bỏ thế gian. Đức Phật từ chối. May mắn thay nhờ thế mà chúng ta biết theo gương Ngài để biết cách xử trí với những vấn đề trên một cách cân bằng, khôn khéo và hữu ích.
>> Đức Phật nhập thế độ sinh
>> Hạnh bố thí và bản ngã
Con đường của Đức Phật là con đường xuất thế, từ bỏ mọi ham muốn và quyền lợi thế tục. Vì vậy, người ta ngạc nhiên khi thấy những Phật Tử thuần thành, nhất là giới xuất gia, lấy lập trường trên những vấn đề chính trị. Ngày 14 tháng Năm vừa qua, một số các vị lãnh đạo Phật giáo ở Mỹ, trong đó có vị Trưởng lão đáng kính, Thầy Bodhi, đã có một buổi họp ở Nhà Trắng để thảo luận những vấn đề quan trọng, khẩn cấp và hiện đại, trong đó có vấn đề thay đổi khí hậu.
Sự kiện này đã gây ra một số phẫn nộ trên mạng; thật ra đây không phải là việc khó làm. Một số lập luận rằng tu sĩ Phật Giáo phải hoàn toàn tránh xa lãnh vực chính trị.
Tuy nhiên, việc tăng sĩ tham gia vào chính trị không có gì là khác thường. Ở Thái Lan, có một đạo luật dành cho Tăng đòan. Tăng sĩ nước này đã từng tham gia các cuộc biểu tình trên đường phố, đấu tranh cho quyền lợi của mình. Dường như không có trường hợp tăng sĩ Thái Lan biểu tình đấu tranh cho quyền lợi của bất cứ ai khác .
Cũng vậy, ở Miến Điện, cũng có Đạo Luật dành cho Tăng đoàn, và tăng sĩ ở đây đã sống nhiều thập niên dưới một trong những chế độ bạo tàn nhất thế giới. Trong hoàn cảnh đó, đương nhiên họ phải đối phó với những vấn đề có ít nhiều sắc thái chính trị. Gần đây, có ba tăng sĩ người Miến được Quốc Hội Tôn Giáo Thế Giới trao tặng Giải World Harmony Awards -- Giải Xây dựng thế giới hòa hợp - vì đã đứng lên phản đối sự tàn sát người thiểu số Rohingya. Thầy Seindita, một trong ba tăng sĩ nói trên, nói rằng nếu có ai muốn hại người Rohingya, "họ phải giết tôi trước".
Ở Tích Lan --Sri Lanka-- một số tăng sĩ đứng ra lập đảng riêng của họ và dành được một số ghế trong quốc hội. Ở Việt Nam, những việc tương tự cũng đã xảy ra. Ở Tây Tạng, lẽ dĩ nhiên Tăng đòan là nhà nước. Như vậy, ở bất cứ nước nào, bạn cũng sẽ thấy tăng sĩ có dính dáng vào việc chính trị.
Lập luận Tăng đoàn không nên dính dáng vào chính trị là một việc làm ngây thơ: mọi người đều dính dáng vào chính trị, dù muốn hay không. Sống trong một tu viện ẩn lâm, giữa nơi hoang dã, là một hành động có những hệ qủa chính trị sâu xa. Tôi đã từng sống ở những nơi như thế và từng thấy các tăng sĩ đã phải làm gì để có thể duy trì những tu viện này. Bạn phải quan hệ với những công ty khai khẩn, đốn gỗ, du lịch, cấp giấy nhập cảnh, xây cất, các sinh vật thuộc loài được bảo vệ, những phần tử buôn lậu nha phiến và súng ống, nhập cư trái phép, phạm pháp v..v... Đây là thế giới chúng ta đang sống, và thế giới thì luôn có một khía cạnh chính trị trong đó. Vấn đề không phải là nên hay không nên dính dáng đến chính trị . Vấn đề là nên dính dáng như thế nào.
Trong nhiều thí dụ về các xã hội Phật giáo truyền thống mà tôi vừa nêu ra, điều thường thấy là giới tăng sĩ đứng sát cánh với nhà nước. Phật giáo, khi ấy, đóng vai trò một tôn giáo cổ vũ cho chủ nghĩa quốc gia, mà mục đích là để bảo đảm sự trung thành với giới cầm quyền. Điều này rõ ràng là trái ngược lại với giáo pháp. Nhìn vào cuộc đời đức Phật để tìm sự hướng dẫn, ta thấy tuy đức Phật không bao giờ tránh né tham dự vào chính trị, nhưng thật ra Ngài làm điều ấy trong một cách khác biệt.
Ở nhiều nơi, những nhân vật chính trị như vua chúa, bộ trưởng, hay tướng lĩnh, đã gặp gỡ Đức Phật để tham vấn về nhiều lĩnh vực. Đôi khi chỉ là những câu hỏi thông thường, nhưng cũng có những câu hỏi cụ thể về vấn đề quốc gia. Trong mỗi trường hợp, Đức Phật đều đưa ra những lời khuyên được cân nhắc và hữu ích.
Thực vậy, ngay cả những việc thoạt nhìn có vẻ bình thường nhưng lại có thể mang theo nó những sắc thái chính trị; chẳng hạn như khi đức Phật khuyên vua Pasenadi (Ba Tư Nặc) lúc ông vua này có vẻ buồn rầu vì được tin đứa con mới sinh của mình là con gái, rằng có con gái cũng tốt như là có con trai. Lời khuyên này rất có ý nghĩa vì liên quan đến những vấn đề thừa kế, dòng dõi không thể tránh khỏi trong hoàng tộc.
Tăng đòan cần phải lên tiếng một cách độc lập, với óc phê phán và có đạo đức. Chúng ta nên ủng hộ chính phủ, khi họ làm những điều tốt, chẳng hạn như khuyến khích sự hòa đồng giữa các tôn giáo. Chúng ta nên phản đối, khi họ làm những điều sai, chẳng hạn như gây chiến tranh và phá hoại môi trường. Tăng đòan không nên tham gia quốc hội hay cấu kết với chính quyền nhưng cần phải thẳng thắn lên tiếng về những vấn đề đạo đức quan trọng.
Một điều đặc biệt quan trọng là Tăng đòan cần phải xác nhận rõ một quan điểm đạo đức phổ quát, dựa trên mối quan tâm của Đức Phật đối với "mọi chúng sinh". Chúng ta phải vượt lên những quan tâm hẹp hòi của chủ nghĩa dân tộc. Những thử thách có ý nghĩa đạo đức quan trọng nhất của thời đại chúng ta, chẳng hạn như vấn đề thay đổi khí hậu, là ở bình diện toàn cầu, và qúa ít phát biểu cho toàn thế giới được đưa lên trên vấn đề này.
Ở Úc Châu, giới chính khách thường cho biết là cộng đồng Phật giáo đã quá im lặng, họ muốn chúng ta lên tiếng nhiều hơn. Tôi có nhiều dịp tiếp xúc với các hàng chính khách, từ những thành viên hội đồng thành phố cho đến vị thủ tướng. Cùng với các lãnh đạo của nhiều tôn giáo khác, chúng tôi đã trao đổi với những viên chức này về vấn đề thay đổi khí hậu, về sự hài hòa, về hòa bình, về sự biết đủ, về lòng bác ái.
Có quá nhiều tham ái và quá ít trí tuệ trên thế gian này, vì thế chúng ta không nên xem nhẹ ảnh hưởng mà chúng ta có thể có. Đa số chính khách suốt ngày chỉ nghe những vận động vì tư lợi; với họ, dù chỉ là một chút trí tuệ, một tiếng nói nhỏ bé nhưng chân thật và có chiều sâu tâm linh, cũng là một điều rất đáng ghi nhớ.
Theo tôi, những gì Thầy Bodhi và các vị lãnh đạo Phật giáo khác đang làm ở Mỹ là tuyệt diệu. Nó khiến cho tôi thấy hãnh diện là một tín đồ Phật Giáo. Tôi đã quá thường thấy sự hèn nhát về mặt đạo đức và sự dửng dưng được ngụy trang như những đức hạnh tâm linh. Chúng ta nên phẫn nộ trước nhiều sự việc xảy ra trên thế giới, và chúng ta nên tìm cách để thay đổi chúng. Nếu bạn phản đối việc này, hãy suy nghĩ xem bạn đang làm gì. Bạn đang lấy đi một vài tiếng nói hiếm hoi của trí tuệ, tình thương và sự dung hòa trên thế gian này, và từ chối không cho chúng một chỗ đứng. Bạn đang làm cho trí tuệ lặng im.
Làm như vậy là bạn đang làm công việc của Ma Vương. Không có gì làm cho Ma Vương yêu thích hơn là các bậc lãnh đạo tâm linh sống im lặng trong các tu viện và thiền viện và kêu gọi mọi người từ bỏ thế gian. Như thế thì Ma Vương mới có thể tiếp tục làm công việc của mình không bị gián đọan. Đây chính là việc Ma Vương đã làm khi Đức Phật giác ngộ: khuyên Ngài nên hoàn toàn từ bỏ thế gian. Đức Phật từ chối. May mắn thay nhờ thế mà chúng ta biết theo gương Ngài để biết cách xử trí với những vấn đề trên một cách cân bằng, khôn khéo và hữu ích.
Tỳ khưu Sujato
Bản dịch: Một nhóm Phật tử Bắc Mỹ
Bản dịch: Một nhóm Phật tử Bắc Mỹ
Các Tin Khác