Tính khế lý & khế cơ trong kinh Kim Cang
Ngày đăng: 21:28:28 30-08-2016 . Xem: 22600
Kinh Kim cang là kinh rất phổ biến, ai cũng biết đến. Khóa này khi giảng kinh Kim cang tôi cũng không thêm gì nhiều. Vậy hôm nay học kinh Kim cang chỉ có nghĩa là chúng ta cùng đọc lại, đọc chung, để tìm thấy ý nghĩa của kinh trong những quan hệ thường nhật; vận dụng kinh như thế nào trong cuộc sống, để vượt qua những khó khăn, những gút mắc, những tai họa mà nhiều khi tưởng khó có thể vượt qua được.
Nói cụ thể, phải do một hoàn cảnh nào đó tác động thì người ta mới hiểu được giá trị của Kinh. Những ai đã từng trải nghiệm, sống ở tận đáy của xã hội, bị ném xuống tầng lớp được xem là cặn bã của xã hội, khi cần phải khẳng định ý nghĩa và giá trị sinh tồn, khi ấy may ra mới có thể hiểu được một cái gì đó u áo trong kinh Kim cang.
Kinh nói, “Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn, bào ảnh.” Làm thế nào để nhìn tất cả đời sống này như một giấc chiêm bao, để thấy đau khổ hay hạnh phúc cũng chỉ như là giấc chiêm bao. Có lẽ quá nhiều người hiểu rõ điều đó và nói quá nhiều về điều đó. Nhưng tỉnh giấc chiêm bao để thấy cái gì hư, cái gì thực, thì chắc là quá ít.
Tụng đọc Kim cang để hiểu những phạm trù triết học trong đó, để lý luận và phân tích cái gì là sắc, cái gì là không và thế nào là sắc tức thị không, điều đó chưa phải là quá khó. Nhưng, ngay trong sinh hoạt thực tế, bằng ý nghĩa Kim cang mà nâng cao phẩm giá của mình, giá trị đời sống của mình, điều này chắc không phải là dễ.
Kim cang là kinh phổ biến nhất của Đại thừa. Xu hướng giảng kinh Kim cang tại Việt Nam trước nay phần lớn dựa trên truyền thống Hán qua bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập. Trong Hán tạng có 6 bản dịch, mà bản dịch của ngài Huyền Trang và La-thập là đại diện hai phong cách tư duy đối nghịch nhau. Tuy bản dịch của Huyền Trang được đánh giá là trung thành với nguyên bản Phạn hơn, trong khi bản La-thập cải biến tương đối nhiều về mặt ngữ vựng và cú pháp, từ đó có thể khiến thay đổi luôn cả ý nghĩa nguyên thủy của kinh. Nhưng chính bản dịch của La-thập đã chuyển dịch Kim cang từ những tư biện hình nhi thượng, cùng chung huyết thống với Áo Nghĩa thư – Upanishad - thành những giá trị nhân sinh để có thể dễ dàng tiếp cận bởi xu hướng thiên trọng xã hội chính trị của Trung Quốc. Kim cang qua Hán dịch của La-thập – tất nhiên có sự đối chiếu với bản dịch của Huyền Trang – là một sự tổng hợp tuyệt vời của hai xu hướng tư duy dị biệt Ấn Độ và Trung Hoa.
Chính sự chuyển dịch văn học của kinh Kim cang từ La-thập khiến tạo thành một hệ thống thiền ở Trung Quốc. Mặc dù trước đó người ta nói Bồ-đề-đạt-ma đã truyền Thiền tông qua kinh Lăng-già. Thiền Tông chính thức bắt đầu từ Huệ Năng, chớ không phải từ Bồ-đề-đạt-ma. Huệ Năng, một dân quê không hề biết đọc, biết viết, cho nên sự tỏ ngộ từ Kinh Kim-cang là sự xác lập Thiền tông trên cơ sở “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền”.
Văn minh Ấn Độ mang đậm tín ngưỡng tôn giáo và triết học siêu hình. Cái tồn tại có thật là thế giới siêu việt bên kia, siêu việt ngoài các giác quan, tai nghe, mắt thấy, ngoài cả suy niệm bất khả tư nghì, tư tưởng không thể vươn đến, ngôn ngữ không thể diễn tả. Đó là cái thế giới chân thật. Điều này chung cho cả Phật giáo và cả Ấn Độ giáo.
Nhưng Trung Quốc là nền văn minh tư tưởng hiện thực, chỉ lập cước trên đời này và thế giới này. Từ Lão Tử cho đến Khổng Tử, Mạnh Tử, Bách gia chư tử, triết học được xây dựng trên quan điểm chính trị và xã hội. Cái gọi là “đạo khả đạo phi thường đạo” của Lão Tử tuy có xu hướng giải thích trên quan điểm siêu hình, nhưng về thực chất, Đạo đức kinh là một hệ thống tư tưởng mang nặng màu sắc chính trị xã hội.
Thực ra ý nghĩa siêu hình của nó chẳng qua là do ảnh hưởng của Phật giáo, từ đời Tống, hoặc từ đời Đường trở đi, còn bản thân của nó từ nhà chú giải đầu tiên, mặc dù có vẻ siêu hình nhưng thực chất là triết lý tự nhiên, là thế giới vũ trụ vật chất. Thế giới của Đạo là thế giới cụ thể, thế giới thiên nhiên. Cái Đạo đó không thể là bản thể siêu hình nhưng về sau được diễn giảng bằng bản thể siêu hình do tác động của Phật giáo.
Trong thiền học có một câu chuyện về kinh Kim cang, về một bà già bán nước dưới chân chùa. Bà ấy trình độ học không có bao nhiêu. Bấy giờ Đức Sơn là người đã từng giảng kinh Kim cang rất nhiều lần, muốn tìm đến các thiền sư để luận đạo. Trên đường đi, ông ghé vào quán nước. Bà già bán nước thấy ông có mang một đãy kinh, hỏi “Thầy mang kinh gì thế? Ông nói “Kinh Kim cang! Tôi trì kinh Kim cang, giảng kinh Kim cang mấy chục năm nay rồi.” Bà hỏi: “Thầy cần gì?” Ông nói: “Tôi muốn điểm tâm.” Bà lão nói: “Kinh Kim cang Phật có nói, quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc. Thầy muốn điểm cái tâm nào?” Tức là tâm quá khứ, chúng ta không bắt được nó. Tâm hiện tại, ta không bắt được và tâm vị lai ta cũng không bắt được. Ba cái tâm này vốn không thể nắm bắt, vậy điểm cái tâm nào? Ông thầy bí lối, không biết trả lời ra sao.
Chuyện thiền này là hư cấu văn chương hay chuyện thật, không quan trọng. Điểm nên nói, đó là người ta muốn chứng tỏ rằng ngay cả người bán nước thất học ở bên Trung Quốc cũng có nghe biết về kinh. Không những thế, còn có thể hiểu sâu sắc về ý nghĩa của kinh. Như ngài Huệ Năng không cần chữ nghĩa, mà chỉ cần kinh nghiệm đời sống thì có thể hiểu được kinh Kim cang.
Câu chuyện trên cho thấy ảnh hưởng của kinh Kim cang trong đời sống thường nhật trong xã hội xưa của Trung Quốc. Từ đó, ta có thể hiểu được sự thâu hóa và dung hợp của hai nền văn hóa, Phật giáo Trung Quốc và Phật giáo Ấn Độ, khác nhau như thế nào, hiểu được cái tổng hợp như thế nào.
Tôi muốn nói thêm điểm này. Một bản kinh Kim cang từ Ấn Độ, trong đó tư tưởng vượt lên khái niệm dung tục về một Thượng đế hữu ngã. Và một bản kinh Kim cang với triết lý mà từ bà già bán nước cho đến võ sĩ hay những người chăn trâu, chăn bò, những người hàng ngày đốn củi như Huệ Năng vẫn có thể hiểu được. Hai cái mức, một người đi tìm cái chân lý tối thượng, cái tự ngã cao siêu tuyệt đối của mình; với một người đi tìm cái lẽ sống hàng ngày như đói ăn, khát uống, đấu tranh vật lộn với đời. Cả hai phương diện đó khác nhau, kinh Kim cang có hai dạng khác nhau. Trong hai cái này, chúng ta nói đến khế lý và khế cơ.
Khế lý là chân lý không thể thay đổi, một chân lý phổ biến; dù ở bên Tây hay Tàu, Phi châu hay Ấn Độ, vẫn có một lý chung: chân lý hiện thực đau khổ. Từ những nỗi khổ của mọi loài, ta nhìn cuộc đời, từ những đấu tranh để sinh tồn, trong ý nghĩa nào? Khi đấu tranh chống lại thiên nhiên, mưa, lạnh, đói khát... khi chống lại như vậy để đạt được mạng sống thì trong cái chống phải có một chân lý. Con kiến mà không đạt đến một sự thật thì không bao giờ nó tìm ra được thức ăn. Trong thức ăn, có sự thật để nuôi dưỡng nó. Tự bản năng, con kiến vẫn phải hấp thụ ngoại giới để mà sống. Vậy, nếu nó tìm đúng thức ăn thì sống; nếu nhầm lẫn, thì nó chết. Cái chân lý, hay sự thật, làm cho nó sống.
Con kiến, và tất cả mọi cái tồn tại được, đều nương vào sự thật. Nhưng khám phá ra sự thật này, sự thật tối hậu, duy chỉ có đức Phật. Khi nào chúng ta nhìn thấy được sự thật và sống hoàn toàn với sự thật, bấy giờ mới giải thoát mọi thứ khổ lụy nhân sinh. Không có sự sống nào mà không được duy trì bằng sự thật, những bên ngoài bị bao bọc bởi tấm màn hư ảo bất thực. Chân lý và giá trị của sự sống không do ai phán truyền, đây là điều chúng ta cần chiêm nghiệm bằng kinh nghiệm của mình để hiểu kinh Kim cang.
Kinh Kim cang nói đủ ra là một hệ Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật-đa. Bát nhã là gì? Đó là trí tuệ. Trí tuệ là gì? Là nhận thức sự thật, nhìn thấy chân lý. Sự hiểu biết nào nhận rõ được sự thật, chân lý và chân lý đó đem lại an lạc, hạnh phúc vĩnh viễn, lâu dài mà ta gọi là bất tử, vĩnh hằng, nếu có, thì sự thật đó, cái thấy đó, cái nhận thức đó, được gọi là trí bát nhã, được gọi là sự thật.
Kinh Kim cang đưa chúng ta đi để thấy sự thật đó. Mọi sự thật đều tạo ra an lạc nhưng sự thật bị bao phủ trong hàng trăm, hàng triệu lẽ thật của nó, mỗi lẽ thật bị bao gồm vô số ảo ảnh bên ngoài. Nhìn thấy sự thật tùy theo căn cơ, tùy theo góc nhìn. Đứng ở đâu, từ góc nào, để thấy được sự vật đúng như nó là nó. Nguyên tắc để mà nhìn, để quan sát; cách nhìn đó được gọi là khế cơ.
Ở trong vũ trụ này, chúng ta có thân xác vật lý. Tôi đứng ở vị trí này thì người khác không thể đứng chỗ đó được. Cho nên tôi thấy cái mà người khác không thể thấy. Nếu tôi đứng nhích qua một bên để người đó thấy được, thì lúc ấy thời gian đã thay đổi; sự vật thay đổi liên tục, dịch chuyển theo thời gian, dịch chuyển theo không gian. Thấy đúng sự thật, đúng với thời gian, không gian của nó; thấy được sự thật đó, và nắm được sự thật đó, thấy được chân lý của nó, đó mới là khế cơ.
Kinh Phật được hiểu tùy theo thời đại. Cái thái dương hệ, tinh hà vũ trụ kia, hợp rồi tan, tan rồi hợp. Tất cả cái này tạo thành quy luật của tồn tại, ảnh hưởng đến đời sống và địa cầu này. Cho nên, có lúc chỉ có thể áp dụng được giáo lý của Phật Thích Ca, tồn tại trong khoảng đó, vượt ra thì không còn gì nữa.
Như vậy, trong cái dòng khế cơ, thì cái cơ chúng ta như thế nào, điều kiện như thế nào, để hiểu kinh Kim cang?
Nói cụ thể, phải do một hoàn cảnh nào đó tác động thì người ta mới hiểu được giá trị của Kinh. Những ai đã từng trải nghiệm, sống ở tận đáy của xã hội, bị ném xuống tầng lớp được xem là cặn bã của xã hội, khi cần phải khẳng định ý nghĩa và giá trị sinh tồn, khi ấy may ra mới có thể hiểu được một cái gì đó u áo trong kinh Kim cang.
Kinh nói, “Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn, bào ảnh.” Làm thế nào để nhìn tất cả đời sống này như một giấc chiêm bao, để thấy đau khổ hay hạnh phúc cũng chỉ như là giấc chiêm bao. Có lẽ quá nhiều người hiểu rõ điều đó và nói quá nhiều về điều đó. Nhưng tỉnh giấc chiêm bao để thấy cái gì hư, cái gì thực, thì chắc là quá ít.
Tụng đọc Kim cang để hiểu những phạm trù triết học trong đó, để lý luận và phân tích cái gì là sắc, cái gì là không và thế nào là sắc tức thị không, điều đó chưa phải là quá khó. Nhưng, ngay trong sinh hoạt thực tế, bằng ý nghĩa Kim cang mà nâng cao phẩm giá của mình, giá trị đời sống của mình, điều này chắc không phải là dễ.
Kim cang là kinh phổ biến nhất của Đại thừa. Xu hướng giảng kinh Kim cang tại Việt Nam trước nay phần lớn dựa trên truyền thống Hán qua bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập. Trong Hán tạng có 6 bản dịch, mà bản dịch của ngài Huyền Trang và La-thập là đại diện hai phong cách tư duy đối nghịch nhau. Tuy bản dịch của Huyền Trang được đánh giá là trung thành với nguyên bản Phạn hơn, trong khi bản La-thập cải biến tương đối nhiều về mặt ngữ vựng và cú pháp, từ đó có thể khiến thay đổi luôn cả ý nghĩa nguyên thủy của kinh. Nhưng chính bản dịch của La-thập đã chuyển dịch Kim cang từ những tư biện hình nhi thượng, cùng chung huyết thống với Áo Nghĩa thư – Upanishad - thành những giá trị nhân sinh để có thể dễ dàng tiếp cận bởi xu hướng thiên trọng xã hội chính trị của Trung Quốc. Kim cang qua Hán dịch của La-thập – tất nhiên có sự đối chiếu với bản dịch của Huyền Trang – là một sự tổng hợp tuyệt vời của hai xu hướng tư duy dị biệt Ấn Độ và Trung Hoa.
Chính sự chuyển dịch văn học của kinh Kim cang từ La-thập khiến tạo thành một hệ thống thiền ở Trung Quốc. Mặc dù trước đó người ta nói Bồ-đề-đạt-ma đã truyền Thiền tông qua kinh Lăng-già. Thiền Tông chính thức bắt đầu từ Huệ Năng, chớ không phải từ Bồ-đề-đạt-ma. Huệ Năng, một dân quê không hề biết đọc, biết viết, cho nên sự tỏ ngộ từ Kinh Kim-cang là sự xác lập Thiền tông trên cơ sở “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền”.
Văn minh Ấn Độ mang đậm tín ngưỡng tôn giáo và triết học siêu hình. Cái tồn tại có thật là thế giới siêu việt bên kia, siêu việt ngoài các giác quan, tai nghe, mắt thấy, ngoài cả suy niệm bất khả tư nghì, tư tưởng không thể vươn đến, ngôn ngữ không thể diễn tả. Đó là cái thế giới chân thật. Điều này chung cho cả Phật giáo và cả Ấn Độ giáo.
Nhưng Trung Quốc là nền văn minh tư tưởng hiện thực, chỉ lập cước trên đời này và thế giới này. Từ Lão Tử cho đến Khổng Tử, Mạnh Tử, Bách gia chư tử, triết học được xây dựng trên quan điểm chính trị và xã hội. Cái gọi là “đạo khả đạo phi thường đạo” của Lão Tử tuy có xu hướng giải thích trên quan điểm siêu hình, nhưng về thực chất, Đạo đức kinh là một hệ thống tư tưởng mang nặng màu sắc chính trị xã hội.
Thực ra ý nghĩa siêu hình của nó chẳng qua là do ảnh hưởng của Phật giáo, từ đời Tống, hoặc từ đời Đường trở đi, còn bản thân của nó từ nhà chú giải đầu tiên, mặc dù có vẻ siêu hình nhưng thực chất là triết lý tự nhiên, là thế giới vũ trụ vật chất. Thế giới của Đạo là thế giới cụ thể, thế giới thiên nhiên. Cái Đạo đó không thể là bản thể siêu hình nhưng về sau được diễn giảng bằng bản thể siêu hình do tác động của Phật giáo.
Trong thiền học có một câu chuyện về kinh Kim cang, về một bà già bán nước dưới chân chùa. Bà ấy trình độ học không có bao nhiêu. Bấy giờ Đức Sơn là người đã từng giảng kinh Kim cang rất nhiều lần, muốn tìm đến các thiền sư để luận đạo. Trên đường đi, ông ghé vào quán nước. Bà già bán nước thấy ông có mang một đãy kinh, hỏi “Thầy mang kinh gì thế? Ông nói “Kinh Kim cang! Tôi trì kinh Kim cang, giảng kinh Kim cang mấy chục năm nay rồi.” Bà hỏi: “Thầy cần gì?” Ông nói: “Tôi muốn điểm tâm.” Bà lão nói: “Kinh Kim cang Phật có nói, quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc. Thầy muốn điểm cái tâm nào?” Tức là tâm quá khứ, chúng ta không bắt được nó. Tâm hiện tại, ta không bắt được và tâm vị lai ta cũng không bắt được. Ba cái tâm này vốn không thể nắm bắt, vậy điểm cái tâm nào? Ông thầy bí lối, không biết trả lời ra sao.
Chuyện thiền này là hư cấu văn chương hay chuyện thật, không quan trọng. Điểm nên nói, đó là người ta muốn chứng tỏ rằng ngay cả người bán nước thất học ở bên Trung Quốc cũng có nghe biết về kinh. Không những thế, còn có thể hiểu sâu sắc về ý nghĩa của kinh. Như ngài Huệ Năng không cần chữ nghĩa, mà chỉ cần kinh nghiệm đời sống thì có thể hiểu được kinh Kim cang.
Câu chuyện trên cho thấy ảnh hưởng của kinh Kim cang trong đời sống thường nhật trong xã hội xưa của Trung Quốc. Từ đó, ta có thể hiểu được sự thâu hóa và dung hợp của hai nền văn hóa, Phật giáo Trung Quốc và Phật giáo Ấn Độ, khác nhau như thế nào, hiểu được cái tổng hợp như thế nào.
Tôi muốn nói thêm điểm này. Một bản kinh Kim cang từ Ấn Độ, trong đó tư tưởng vượt lên khái niệm dung tục về một Thượng đế hữu ngã. Và một bản kinh Kim cang với triết lý mà từ bà già bán nước cho đến võ sĩ hay những người chăn trâu, chăn bò, những người hàng ngày đốn củi như Huệ Năng vẫn có thể hiểu được. Hai cái mức, một người đi tìm cái chân lý tối thượng, cái tự ngã cao siêu tuyệt đối của mình; với một người đi tìm cái lẽ sống hàng ngày như đói ăn, khát uống, đấu tranh vật lộn với đời. Cả hai phương diện đó khác nhau, kinh Kim cang có hai dạng khác nhau. Trong hai cái này, chúng ta nói đến khế lý và khế cơ.
Khế lý là chân lý không thể thay đổi, một chân lý phổ biến; dù ở bên Tây hay Tàu, Phi châu hay Ấn Độ, vẫn có một lý chung: chân lý hiện thực đau khổ. Từ những nỗi khổ của mọi loài, ta nhìn cuộc đời, từ những đấu tranh để sinh tồn, trong ý nghĩa nào? Khi đấu tranh chống lại thiên nhiên, mưa, lạnh, đói khát... khi chống lại như vậy để đạt được mạng sống thì trong cái chống phải có một chân lý. Con kiến mà không đạt đến một sự thật thì không bao giờ nó tìm ra được thức ăn. Trong thức ăn, có sự thật để nuôi dưỡng nó. Tự bản năng, con kiến vẫn phải hấp thụ ngoại giới để mà sống. Vậy, nếu nó tìm đúng thức ăn thì sống; nếu nhầm lẫn, thì nó chết. Cái chân lý, hay sự thật, làm cho nó sống.
Con kiến, và tất cả mọi cái tồn tại được, đều nương vào sự thật. Nhưng khám phá ra sự thật này, sự thật tối hậu, duy chỉ có đức Phật. Khi nào chúng ta nhìn thấy được sự thật và sống hoàn toàn với sự thật, bấy giờ mới giải thoát mọi thứ khổ lụy nhân sinh. Không có sự sống nào mà không được duy trì bằng sự thật, những bên ngoài bị bao bọc bởi tấm màn hư ảo bất thực. Chân lý và giá trị của sự sống không do ai phán truyền, đây là điều chúng ta cần chiêm nghiệm bằng kinh nghiệm của mình để hiểu kinh Kim cang.
Kinh Kim cang nói đủ ra là một hệ Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật-đa. Bát nhã là gì? Đó là trí tuệ. Trí tuệ là gì? Là nhận thức sự thật, nhìn thấy chân lý. Sự hiểu biết nào nhận rõ được sự thật, chân lý và chân lý đó đem lại an lạc, hạnh phúc vĩnh viễn, lâu dài mà ta gọi là bất tử, vĩnh hằng, nếu có, thì sự thật đó, cái thấy đó, cái nhận thức đó, được gọi là trí bát nhã, được gọi là sự thật.
Kinh Kim cang đưa chúng ta đi để thấy sự thật đó. Mọi sự thật đều tạo ra an lạc nhưng sự thật bị bao phủ trong hàng trăm, hàng triệu lẽ thật của nó, mỗi lẽ thật bị bao gồm vô số ảo ảnh bên ngoài. Nhìn thấy sự thật tùy theo căn cơ, tùy theo góc nhìn. Đứng ở đâu, từ góc nào, để thấy được sự vật đúng như nó là nó. Nguyên tắc để mà nhìn, để quan sát; cách nhìn đó được gọi là khế cơ.
Ở trong vũ trụ này, chúng ta có thân xác vật lý. Tôi đứng ở vị trí này thì người khác không thể đứng chỗ đó được. Cho nên tôi thấy cái mà người khác không thể thấy. Nếu tôi đứng nhích qua một bên để người đó thấy được, thì lúc ấy thời gian đã thay đổi; sự vật thay đổi liên tục, dịch chuyển theo thời gian, dịch chuyển theo không gian. Thấy đúng sự thật, đúng với thời gian, không gian của nó; thấy được sự thật đó, và nắm được sự thật đó, thấy được chân lý của nó, đó mới là khế cơ.
Kinh Phật được hiểu tùy theo thời đại. Cái thái dương hệ, tinh hà vũ trụ kia, hợp rồi tan, tan rồi hợp. Tất cả cái này tạo thành quy luật của tồn tại, ảnh hưởng đến đời sống và địa cầu này. Cho nên, có lúc chỉ có thể áp dụng được giáo lý của Phật Thích Ca, tồn tại trong khoảng đó, vượt ra thì không còn gì nữa.
Như vậy, trong cái dòng khế cơ, thì cái cơ chúng ta như thế nào, điều kiện như thế nào, để hiểu kinh Kim cang?
Các Tin Khác