• Trang Chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
  • Trang chủ

  • Phật Học

  • Phật pháp căn bản

Cho và Độ - cái chí của người hàm dưỡng

Ngày đăng: 11:14:17 24-12-2018 . Xem: 1121
  • Google +
  • Tweet

Đạo càng cao càng trở nên đơn giản, người càng có hàm dưỡng sống càng giản đơn. Sách dạy làm người thì có hàng trăm nghìn vạn cuốn, chữ thì có hàng triệu vạn từ, tuy nhiên hàm dưỡng cao thấp của một người thì lại chỉ cần hai chữ là đủ để bao quát…

Đó chính là “Cho” và “Độ”. Vậy ‘cho’ và ‘độ’ như thế nào mới là cái chí của người hàm dưỡng.
Cho thế nào?

1. Cho tiếng vỗ tay

Có những người cả đời chưa từng vỗ một tiếng tay để động viên khích lệ người khác. Đã là con người thì ai cũng cần những sự khích lệ động viên của người khác, vậy nên động viên khích lệ người khác cũng là trách nhiệm của mỗi người. Người không hiểu giá trị của sự khích lệ sẽ trở thành người nhỏ mọn, bởi có lúc một lời khích lệ còn hơn cả ngàn vàng. Người có hàm dưỡng là người luôn biết khích lệ người khác đúng lúc đúng nơi.

2. Cho tín nhiệm

Người đa nghi thì không thể có bạn chân thành. Người mà được người khác tín nhiệm, thì đó chính là một loại hạnh phúc. Một người có được sự tín nhiệm nhiều bao nhiêu thì cũng có được nhiều cơ hội thành công bấy nhiêu.

3. Cho khiêm nhường

Có câu: “Nước ở càng sâu càng chảy chậm, người càng trí huệ càng tĩnh tâm”. Vậy nên cho người khác sự khiêm nhường chính là phẩm chất cao quý của người có hàm dưỡng. Nước chịu ẩn mình chỗ thấp mới thành biển cả, đất chịu dưới chân vạn vật mới trở thành đại địa bao la.

4. Cho đi khẩu đức

Cổ ngữ có câu: “Trăm cái phúc, nghìn cái họa cũng bắt đầu từ cái miệng mà ra”, đắc tội với người cũng là từ cái miệng, được người kính trọng cũng là từ cái miệng. Vậy nên người có hàm dưỡng luôn biết cân nhắc lời nào nên nói, lời nào không. Đôi khi chúng ta muốn nói nhiều là muốn thể hiện bản thân, muốn được người khác tôn trọng, chú ý. Tuy nhiên biết im lặng lại là cảnh giới cao nhất khiến người khác tôn kính. Chúng ta có 3 năm để học nói nhưng lại phải dùng cả đời để học cách im lặng cũng là vì đó.

5. Cho sự thành tín

Người không có chữ tín thì chẳng thể lập thân, bạn bè xa lánh, người thân chẳng màng. Vậy nên thành tín chính là cái gốc để làm người; giữ đúng lời hứa, thành tín khi phát ngôn, đó chính là con đường ngắn nhất đến với thành công. Người thất tín thì trăm sự bất thành, nghìn người xa lánh, bạn bè chẳng ưa.

6. Cho đi lễ tiết

Làm người thì giữ được lễ thì thủ được đạo, biết kính trên nhường dưới ắt sẽ được người người mến yêu. Người mà biết giữ lễ trong việc đối nhân xử thế, ắt là người có hàm dưỡng. Năm xưa Khổng Tử cũng từng truyền dạy thế nhân dùng lễ nhạc trị quốc ấy, âu cũng là ý tứ này.

7. Cho sự lý giải, thấu hiểu

Sống ở đời thì ai cũng mong mình được người khác lý giải, thấu hiểu và chấp thuận. Lý giải, thấu hiểu chính là cho người khác sự tự tôn, là biết đặt mình vào vị trí của người khác. Người có hàm dưỡng khi đối nhân xử thế thì trước tiên liễu giải đối phương, sau mới liễu giải sự việc. Khi hai người đã có thể hiểu nhau thì mọi việc cũng sẽ tất thông, tất thuận.

Thế nào là độ?

1. Lòng khoan dung độ lượng

Tục ngữ có câu: “Trong bụng của tể tướng có thể chèo thuyền, tấm lòng lớn có thể bao dung những việc khó bao dung của thiên hạ“. Ở đây chính là có ý nói làm người thì cần phải biết bao dung, độ lượng. Khi nhìn một người thì trước tiên nhìn vào ưu điểm của người ta sau rồi mới để ý tới khuyết điểm của họ.

Phàm làm người thì không cần phải so đo tính toán, có những lúc lùi một bước biển rộng trời cao. Nếu như cứ mải mê đắm chìm trong được mất hơn thua, đôi khi cái được chẳng bõ cho cái mất.

2. Lời nói độ lượng

Có những người cho rằng làm người thì cần phải thẳng thắn, thật thà, vậy nên có việc gì cũng cứ nói thẳng hết ra mà không cần kiêng nể. Kỳ thực đây là sai lầm. Chữ ‘chân’ (真) trong tiếng Trung được ghép bởi hai chữ ‘trực’ (直) và chữ ‘bát’ (八). Chữ ‘trực’ đại biểu cho sự thẳng thắn ở phía trên, còn chữ ‘bát’ thì đặt ở phía dưới, hay cũng còn được gọi là hai chấm dài. Ý nói làm người chuyện gì cũng cần giữ lại đôi phần, nhường người đôi chút, giúp người khác có con đường lui cũng là mở cho chính bản thân mình một con đường mới.

Vậy nên cũng nói hiểu người là trí huệ, nhưng hiểu mình mới là cao minh.

3. Đọc sách có hậu độ

Thế nào gọi là đọc sách có hậu độ? Ở đây không phải nói tới độ dày của cuốn sách mà nói tới chừng mực của nội dung, sách nào nên đọc, sách nào không. Một người mà thời gian dài không đọc cuốn sách nào, thì anh ta chính là đang dần dần bị rớt lại. Ở đây không phải nói là tầm quan trọng của đọc sách ra sao, mà ý nói rằng làm người hàm dưỡng cần phải truy cầu tri thức. Đọc sách, trau dồi tri thức không phải là để bản thân biết được nhiều mà là để buông bỏ được nhiều, buông bỏ được tham sân, si hận.

4. Tầm mắt có độ rộng

Đứng càng cao thì nhìn càng xa, tầm mắt ở đây chính là nói đến góc độ nhìn nhận sự việc của một người. Bất luận là nhìn người hay nhìn vật, đều phải có một tầm nhìn rộng mở, không nên chỉ nhìn đến những điều trước mắt. Cuộc sống hàng ngày, đôi khi phải biết lùi lại chịu đường thiệt về mình, nếu chỉ chăm chăm nhìn vào hiện tại mà quên đi tương lai phía trước thì ắt sẽ chẳng thể làm được điều gì sáng suốt.

Một người chịu thiệt thòi càng nhiều thì cơ hội thành công cũng càng lớn, bởi khi con người ta chịu thiệt thòi đủ nhiều, họ sẽ nhận ra được giá trị của sinh mệnh mình nằm ở đâu. Làm người thì có được ắt có mất, có thiệt thòi thì sẽ có bù đắp. Vậy nên người có hàm dưỡng là người có tầm nhìn xa trông rộng, không ngại chịu thiệt thòi về bản thân.

Kỳ thực khi một người có thể nhận ra rằng, chịu thiệt cũng là một cảnh giới hạnh phúc, khi đó họ đã không còn thiệt nữa rồi.

5. Làm việc có mức độ

Người có tiêu chuẩn của người, việc có tiêu chuẩn của việc, phàm làm việc gì cũng cần phải chừng mực trước sau, bất luận công việc to nhỏ thế nào thì cũng cần có tiêu chuẩn riêng của nó. Khi thành tích nâng cao thì mục tiêu cũng nâng cao, và tiêu chuẩn cũng phải đề cao.

6. Sự nghiệp có cao độ

Ai trong đời thì cũng mong muốn có được sự nghiệp thành công, một cuộc đời thành tựu. Tuy nhiên trong cuộc đời, cùng với năm tháng qua đi, những lĩnh ngộ trong đời cũng sẽ ngày càng đổi khác. Vậy thì, cho dù là con đường sự nghiêp nào mà bạn đã chọn, đều phải tích lũy qua năm tháng, công việc thông thường cũng phải cố gắng hoàn thành tốt, mỗi ngày không ngừng đề cao. Người có hàm dưỡng khi làm bất luận việc gì cũng đều có cao độ của mình, có câu, ‘tâm thái cao bao nhiêu thì tầm nhìn cao bấy nhiêu và sự nghiệp cao bấy nhiêu’.

7. Thọ mệnh có hạn độ

Chúng ta không thể lựa chọn thọ mệnh ngắn dài, nhưng chúng ta lại có thể lựa chọn phương thức mà sinh mệnh sẽ đi qua. Làm người thì lựa chọn khoan dung hậu đức, làm việc nên có chút thong dong điềm tĩnh, dù ngẩng đầu hay cúi đầu cũng đều vui vẻ.

Tranh đấu cũng một đời, ung dung tự tại cũng một đời, thế nên sống giàu sang hay nghèo khổ không quan trọng. Quan trọng là sống một đời vui vẻ an lạc, cuối cùng là thản nhiên trước được mất hơn thua của thế gian, ấy mới không uổng một kiếp người.
 

Theo Minh Vũ

Chia Sẻ
  • Google +
  • Tweet
Các Tin Khác
  • BÀI HỌC THÀNH ĐẠO

    BÀI HỌC THÀNH ĐẠO

  • Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

    Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

  • ☀️ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ 
PHẬT DI LẶC THẬT SỰ CHƯA PHẢI LÀ PHẬT

    ☀️ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ PHẬT DI LẶC THẬT SỰ CHƯA PHẢI LÀ PHẬT

  • Ta Đã An Tâm Cho Người

    Ta Đã An Tâm Cho Người "chuyện xưa tích cũ"

  • Thiện,Ác Và Giải Thoát

    Thiện,Ác Và Giải Thoát

Thiền tông

Cuộc sống người tu

Cuộc sống người tu

  • Pháp lạc trong tu học

    Pháp lạc trong tu học

  • Tư tưởng và phong cách Thiền tông (Hết)

    Tư tưởng và phong cách Thiền tông (Hết)

Tịnh độ

Cảm nhận về Tịnh độ Tông

Cảm nhận về Tịnh độ Tông

  • Niệm Phật và những lợi ích nhiệm màu

    Niệm Phật và những lợi ích nhiệm màu

  • Ý nghĩa và giá trị của pháp môn Niệm Phật

    Ý nghĩa và giá trị của pháp môn Niệm Phật

Phật pháp căn bản

BÀI HỌC THÀNH ĐẠO

BÀI HỌC THÀNH ĐẠO

  • Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

    Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

  • ☀️ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ 
PHẬT DI LẶC THẬT SỰ CHƯA PHẢI LÀ PHẬT

    ☀️ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ PHẬT DI LẶC THẬT SỰ CHƯA PHẢI LÀ PHẬT

Mật tông

Lỗ cây và con rùa mù

Lỗ cây và con rùa mù

  • Mantra Âm thanh của chánh giác

    Mantra Âm thanh của chánh giác

  • Từ Bi Chú – Om Mani Padme Hung

    Từ Bi Chú – Om Mani Padme Hung

Vấn đáp Phật pháp

Vì sao Đức Phật không chủ trương cầu nguyện cho người chết?

Vì sao Đức Phật không chủ trương cầu nguyện cho người chết?

  • Đức Phật hỏi:

    Đức Phật hỏi: "Sinh mệnh dài bao lâu?"

  • Làm Sao Để Suy Nghĩ Tích Cực Hơn Sau Khi Kết Thúc Một Mối Quan Hệ

    Làm Sao Để Suy Nghĩ Tích Cực Hơn Sau Khi Kết Thúc Một Mối Quan Hệ

Phật học ứng dụng

'Trang điểm' đời mình bằng những lời Phật dạy

'Trang điểm' đời mình bằng những lời Phật dạy

  •  CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️
PHẬT THÍCH CA CÓ ĂN CHAY TRƯỜNG HAY KHÔNG?

    CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ PHẬT THÍCH CA CÓ ĂN CHAY TRƯỜNG HAY KHÔNG?

  • Bản thân hạnh phúc không đến từ bên ngoài mà đến từ trong tâm chúng ta

    Bản thân hạnh phúc không đến từ bên ngoài mà đến từ trong tâm chúng ta

  • Trang Chủ
  • Thông Tin
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Nghiên Cứu
  • Media Đất Việt
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Tam Tạng
  • Nghệ Thuật
  • Giáo Dục
  • Hoa Sen Audio
  • Đọc Sách


Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: thichnhatchieu@gmail.com 
Ghi rõ nguồn www.hoasendatviet.com - Hoa Sen Đất Việt  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Copyright by Lotus is traditional flower of Vietnam -  www.hoasendatviet.com. Designed by HSĐV