• Trang Chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
  • Trang chủ

  • Phật Học

  • Phật pháp căn bản

Cúng dường cha mẹ

Ngày đăng: 16:16:55 14-08-2014 . Xem: 1748
  • Google +
  • Tweet
HSĐV - Là Phật tử, chúng ta đều tin hiểu lời Phật mà thực hành hiếu đạo trong đời sống hàng ngày. Cha mẹ, hai đấng sanh thành có một địa vị quan trọng trong tâm thức của người con Phật, ngang bằng với Phật và các vị Đại Bồ-tát, nên “gặp thời không có Phật, khéo phụng thờ cha mẹ tức là phụng thờ Phật vậy”(Kinh Đại tập).

Thế nên, phụng dưỡng cha mẹ với tất cả lòng biết ơn và kính trọng được nâng lên thành hạnh nguyện cúng dường. Thường thì chúng ta cúng dường các bậc xuất gia giới đức, phạm hạnh hay các vị Phật và Bồ-tát. Hẳn nhiên cúng dường thanh tịnh thì được công đức, phước báo lớn.

Ở pháp thoại này, Thế Tôn đã hướng những người đệ tử cúng dường các vị Phật, chư vị Bồ-tát một đời bổ xứ (Nhất sanh bổ xứ Bồ-tát như Bồ-tát Di Lặc sẽ hạ sanh thành Phật ở tương lai) ngay trong nhà của mình, đó chính là cúng dường cha mẹ. Chỉ cần tận hiếu, cúng dường cha mẹ thì những người con hiếu thảo “được công đức lớn, thành quả báo lớn, được vị cam-lồ, đến chỗ vô vi”.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Có hai pháp dành cho người phàm phu, được công đức lớn, thành quả báo lớn, được vị cam-lồ, đến chỗ vô vi. Thế nào là hai pháp? Là cúng dường cha, mẹ. Đó là hai người được công đức lớn, thành quả báo lớn.

Lại nữa, nếu cúng dường Bồ-tát một đời bổ xứ, được công đức lớn, được quả báo lớn. Đó là, này Tỳ-kheo! Bố thí hai người này được công đức lớn, hưởng quả báo lớn, được vị cam-lồ, đến chỗ vô vi. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy thường nhớ hiếu thuận, cúng dường cha mẹ. Như vậy, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Thiện tri thức,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.348)

Bồ-tát một đời bổ xứ là vị Bồ-tát đã trải qua vô lượng kiếp tu các công hạnh ba-la-mật, chỉ còn một lần thị hiện sau cùng xuống nhân gian tu hành sẽ thành bậc Vô thượng Chánh đẳng giác như Phật Thích Ca Mâu Ni. Tất nhiên, được cúng dường những vị Đại Bồ-tát như thế là phước hạnh vô cùng. Chỉ cần một lần được thanh tịnh cúng dường quý Ngài thì công đức, phước báo đã vô lượng.

Có điều chúng ta ít ngờ là những vị Bồ-tát một đời bổ xứ ấy lại rất nhiều, có mặt xung quanh ta, ở ngay trong nhà của chúng ta. Đó là cha và mẹ. Điều đó có nghĩa là cha và mẹ là ruộng phước báo vô tận để chúng ta gieo trồng phước đức. Ngay đây, hiếu thảo không còn là trách nhiệm và bổn phận nữa mà hiếu thảo trở thành hạnh nguyện cao cả và thiêng liêng. Nên dù cho cha mẹ có thương ta hay không, hoặc cha mẹ có thế nào đi nữa, trong tâm thức của người con hiếu đích thực, các ngài luôn là Phật, là thánh hiền.

Vậy nên ở đây Thế Tôn không nói phụng dưỡng mà là cúng dường cha mẹ. Hạnh hiếu đối với cha mẹ thì có thể giống nhau nhưng tâm hiếu phải được thăng hoa đến tột cùng. Phụng dưỡng cho cha mẹ không thiếu thốn là điều có thể làm được, nhưng chừng ấy thì chưa đủ, cần phụng dưỡng trong niềm tôn kính đến cùng tột, đó chính là cúng dường cha mẹ.

Cha mẹ là Phật, là Đại Bồ-tát nên cúng dường cha mẹ và Bồ-tát một đời bổ xứ là công hạnh thiêng liêng, được phước đức vô lượng. Cho nên những người con Phật hiếu thảo luôn hướng về Tam bảo và song thân để phụng thờ, cúng dường với tất cả lòng thành kính. Hiếu thảo theo lời Phật dạy là một hạnh tu, gồm đủ phước trí, tự lợi và lợi tha, công đức vô lượng.
Quảng Tánh
Chia Sẻ
  • Google +
  • Tweet
Các Tin Khác
  • BÀI HỌC THÀNH ĐẠO

    BÀI HỌC THÀNH ĐẠO

  • Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

    Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

  • ☀️ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ 
PHẬT DI LẶC THẬT SỰ CHƯA PHẢI LÀ PHẬT

    ☀️ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ PHẬT DI LẶC THẬT SỰ CHƯA PHẢI LÀ PHẬT

  • Ta Đã An Tâm Cho Người

    Ta Đã An Tâm Cho Người "chuyện xưa tích cũ"

  • Thiện,Ác Và Giải Thoát

    Thiện,Ác Và Giải Thoát

Thiền tông

Cuộc sống người tu

Cuộc sống người tu

  • Pháp lạc trong tu học

    Pháp lạc trong tu học

  • Tư tưởng và phong cách Thiền tông (Hết)

    Tư tưởng và phong cách Thiền tông (Hết)

Tịnh độ

Cảm nhận về Tịnh độ Tông

Cảm nhận về Tịnh độ Tông

  • Niệm Phật và những lợi ích nhiệm màu

    Niệm Phật và những lợi ích nhiệm màu

  • Ý nghĩa và giá trị của pháp môn Niệm Phật

    Ý nghĩa và giá trị của pháp môn Niệm Phật

Phật pháp căn bản

BÀI HỌC THÀNH ĐẠO

BÀI HỌC THÀNH ĐẠO

  • Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

    Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

  • ☀️ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ 
PHẬT DI LẶC THẬT SỰ CHƯA PHẢI LÀ PHẬT

    ☀️ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ PHẬT DI LẶC THẬT SỰ CHƯA PHẢI LÀ PHẬT

Mật tông

Lỗ cây và con rùa mù

Lỗ cây và con rùa mù

  • Mantra Âm thanh của chánh giác

    Mantra Âm thanh của chánh giác

  • Từ Bi Chú – Om Mani Padme Hung

    Từ Bi Chú – Om Mani Padme Hung

Vấn đáp Phật pháp

Vì sao Đức Phật không chủ trương cầu nguyện cho người chết?

Vì sao Đức Phật không chủ trương cầu nguyện cho người chết?

  • Đức Phật hỏi:

    Đức Phật hỏi: "Sinh mệnh dài bao lâu?"

  • Làm Sao Để Suy Nghĩ Tích Cực Hơn Sau Khi Kết Thúc Một Mối Quan Hệ

    Làm Sao Để Suy Nghĩ Tích Cực Hơn Sau Khi Kết Thúc Một Mối Quan Hệ

Phật học ứng dụng

'Trang điểm' đời mình bằng những lời Phật dạy

'Trang điểm' đời mình bằng những lời Phật dạy

  •  CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️
PHẬT THÍCH CA CÓ ĂN CHAY TRƯỜNG HAY KHÔNG?

    CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ PHẬT THÍCH CA CÓ ĂN CHAY TRƯỜNG HAY KHÔNG?

  • Bản thân hạnh phúc không đến từ bên ngoài mà đến từ trong tâm chúng ta

    Bản thân hạnh phúc không đến từ bên ngoài mà đến từ trong tâm chúng ta

  • Trang Chủ
  • Thông Tin
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Nghiên Cứu
  • Media Đất Việt
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Tam Tạng
  • Nghệ Thuật
  • Giáo Dục
  • Hoa Sen Audio
  • Đọc Sách


Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: thichnhatchieu@gmail.com 
Ghi rõ nguồn www.hoasendatviet.com - Hoa Sen Đất Việt  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Copyright by Lotus is traditional flower of Vietnam -  www.hoasendatviet.com. Designed by HSĐV