• Trang Chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
  • Trang chủ

  • Phật Học

  • Phật pháp căn bản

Phật pháp nhiệm mầu

Ngày đăng: 00:58:34 17-12-2018 . Xem: 1079
  • Google +
  • Tweet

Quê tôi vùng nông thôn nghèo, thuở đó làng chưa có trường nên trẻ con trong làng ít đứa được đi học. Tôi khá lớn tuổi mới xin đi học. Ngày ngày tôi đến lớp một mình vì lớp ba học ở đình làng trong khi mấy đứa cùng xóm học ở trường.

Hết tiểu học phần, nhiều đứa nghỉ học ở nhà làm ruộng hay đi học nghề, tôi là một trong số ít đứa được lọt vào trường trung học công lập dành cho nam sinh duy nhất thành phố Huế thời bấy giờ. Trong lớp học, bên cạnh hầu hết con nhà thành phố ăn trắng mặc trơn, nhiều đứa học giỏi, tôi thấy lẻ loi và lắm khi tủi phận vì thiếu thốn mọi bề.

Tôi còn nhớ mãi giờ học Tập đọc tiếng Pháp với thầy Nê. Trước giờ học thầy viết sẵn bài học lên bảng. Đầu tiên thầy xóa mỗi câu một chữ, kêu một hai đứa lên đọc lại. Xóa dần mỗi câu hai ba bốn chữ rồi xóa dần cho đến hết bài. Cứ thế thầy gọi lần lượt từng đứa lên đọc cả bài. Nếu may được kêu lên khi mới xóa mấy chữ đầu còn dễ nhớ đọc được, nhưng đến lượt thứ năm thứ sáu trên bảng chỉ còn nửa số chữ mà bị gọi lên thì chỉ có nước đứng chào cờ. Tôi ngồi nín thở cố thu mình lại như cái bóng mờ nhưng đâu tránh được! Và bao lần bị kêu đều bị đứng như trời trồng. Lạ thay nhiều đứa đứng lên đọc ro ro. Té ra sau này mới biết tụi nó có sách học thuộc trước.

Tôi quyết không chịu thua, ngày ngày nỗ lực cặm cụi học… Mỗi ngày đi học về tôi ghé nhà sách Tân Hoa đường Trần Hưng Đạo, nhà sách Bình Minh gần chân cầu Trường Tiền lén mở sách chép bài đem về học. Nhiều khi bị phát hiện, mấy cô bán sách đuổi như đuổi tà nhưng cứ liều…

Sau đó do thời cuộc, tôi nghỉ học thi vào sư phạm. Trúng được vào sư phạm đâu phải chuyện dễ khi một chọi hai mươi. Trong một tập thể nhiều đối tượng chênh lệch về tuổi tác và trình độ, có đứa hơn tôi bốn năm tuổi, tôi cố sức học để khỏi bị coi thường và sau khi ra trường được dạy gần nhà. Nhưng chuyện đời lắm éo le, tôi tốt nghiệp khá cao nhưng phải đi dạy ngoại tỉnh. Vào đất Quảng Nam xa lạ, bao năm lặn lội hết núi rừng đến làng quê. Khổ ơi là khổ! Do số phận hay ông trời bất công? Tôi băn khoăn tự hỏi nhưng câu trả lời vẫn còn phía trước.

Biến cố Mậu thân (1968) đẩy nhiều thanh niên ra chiến trường. Tôi cũng bị đi lính và sau hai năm mới được trả về ngành giáo dục. Rồi sau năm 1975 đời sống khó khăn, ngày đêm lo sợ… Tôi không ngừng phấn đấu giảng dạy, lao động tốt để được tiếp tục công tác dạy học và con cái được đi học. Làm việc quá sức, cơ thể chịu hết nổi sinh đủ thứ bệnh. Khổ chi là khổ! Tôi tìm đến triết học Đông Tây để cố tìm ra nguyên nhân nhưng câu giải đáp vẫn bế tắc.

Cũng như nhiều giáo viên thời đó thuộc diện lưu dụng, tôi bị chuyển qua dạy xóa mù chữ cho người lớn tuổi, nâng cao trình độ học vấn cho thanh niên và cán bộ, trong đó có mấy sư chú và sư cô tu học ở chùa đến xin học.

Cơ duyên đưa đẩy đời tôi rẽ qua khúc ngoặt, tiếp cận giáo lý đạo Phật. Những lời Đức Phật dạy khai mở cho tôi tìm ra câu trả lời mà bấy lâu trăn trở. Thì ra hoàn cảnh sướng khổ mỗi người không do số phận hay ông trời nào định đoạt mà do nghiệp của họ đã tạo ra trong quá khứ. Những hành vi, ý nghĩ, lời nói, việc làm tốt xấu hình thành nên những thói quen thiện ác huân tập lâu đời lâu kiếp thành nghiệp lực chi phối lại cuộc sống sướng khổ mỗi người. Tôi sống theo lời Phật dạy, bỏ ác làm lành, từ bi hỷ xả nên nhẹ nhàng hơn, gia đình con cái từng bước ổn định, sức khỏe tôi được phục hồi.

Cuộc sống có biết bao mầu nhiệm làm sao nói hết được! Quay về nương tựa Tam bảo đã mang lại cho tôi nhiều lợi lạc đến không ngờ. Chút trải nghiệm trong quá trình thực hành lời Đức Phật dạy tôi ghi chép lại để mong chia sẻ cùng bạn bè và con cháu. Nếu ai đó có sự đồng cảm thì cũng là duyên hạnh ngộ. Tôi cúi đầu thâm tạ ơn sâu của Đức Phật và vô vàn biết ơn cuộc đời.

Theo Võ Văn Lân

Chia Sẻ
  • Google +
  • Tweet
Các Tin Khác
  • BÀI HỌC THÀNH ĐẠO

    BÀI HỌC THÀNH ĐẠO

  • Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

    Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

  • ☀️ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ 
PHẬT DI LẶC THẬT SỰ CHƯA PHẢI LÀ PHẬT

    ☀️ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ PHẬT DI LẶC THẬT SỰ CHƯA PHẢI LÀ PHẬT

  • Ta Đã An Tâm Cho Người

    Ta Đã An Tâm Cho Người "chuyện xưa tích cũ"

  • Thiện,Ác Và Giải Thoát

    Thiện,Ác Và Giải Thoát

Thiền tông

Cuộc sống người tu

Cuộc sống người tu

  • Pháp lạc trong tu học

    Pháp lạc trong tu học

  • Tư tưởng và phong cách Thiền tông (Hết)

    Tư tưởng và phong cách Thiền tông (Hết)

Tịnh độ

Cảm nhận về Tịnh độ Tông

Cảm nhận về Tịnh độ Tông

  • Niệm Phật và những lợi ích nhiệm màu

    Niệm Phật và những lợi ích nhiệm màu

  • Ý nghĩa và giá trị của pháp môn Niệm Phật

    Ý nghĩa và giá trị của pháp môn Niệm Phật

Phật pháp căn bản

BÀI HỌC THÀNH ĐẠO

BÀI HỌC THÀNH ĐẠO

  • Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

    Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

  • ☀️ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ 
PHẬT DI LẶC THẬT SỰ CHƯA PHẢI LÀ PHẬT

    ☀️ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ PHẬT DI LẶC THẬT SỰ CHƯA PHẢI LÀ PHẬT

Mật tông

Lỗ cây và con rùa mù

Lỗ cây và con rùa mù

  • Mantra Âm thanh của chánh giác

    Mantra Âm thanh của chánh giác

  • Từ Bi Chú – Om Mani Padme Hung

    Từ Bi Chú – Om Mani Padme Hung

Vấn đáp Phật pháp

Vì sao Đức Phật không chủ trương cầu nguyện cho người chết?

Vì sao Đức Phật không chủ trương cầu nguyện cho người chết?

  • Đức Phật hỏi:

    Đức Phật hỏi: "Sinh mệnh dài bao lâu?"

  • Làm Sao Để Suy Nghĩ Tích Cực Hơn Sau Khi Kết Thúc Một Mối Quan Hệ

    Làm Sao Để Suy Nghĩ Tích Cực Hơn Sau Khi Kết Thúc Một Mối Quan Hệ

Phật học ứng dụng

'Trang điểm' đời mình bằng những lời Phật dạy

'Trang điểm' đời mình bằng những lời Phật dạy

  •  CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️
PHẬT THÍCH CA CÓ ĂN CHAY TRƯỜNG HAY KHÔNG?

    CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ PHẬT THÍCH CA CÓ ĂN CHAY TRƯỜNG HAY KHÔNG?

  • Bản thân hạnh phúc không đến từ bên ngoài mà đến từ trong tâm chúng ta

    Bản thân hạnh phúc không đến từ bên ngoài mà đến từ trong tâm chúng ta

  • Trang Chủ
  • Thông Tin
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Nghiên Cứu
  • Media Đất Việt
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Tam Tạng
  • Nghệ Thuật
  • Giáo Dục
  • Hoa Sen Audio
  • Đọc Sách


Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: thichnhatchieu@gmail.com 
Ghi rõ nguồn www.hoasendatviet.com - Hoa Sen Đất Việt  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Copyright by Lotus is traditional flower of Vietnam -  www.hoasendatviet.com. Designed by HSĐV