Tu chính là sửa mình
Ngày đăng: 01:33:39 11-04-2015 . Xem: 5095
Tứ Vô Lượng Tâm là điều kiện cơ bản mà mỗi người tu nên có. Sao gọi là Tứ Vô Lượng Tâm? Tức là từ, bi, hỷ, xả.Từ là mến thương và vì mến thương mà chúng ta tạo ra cái vui cho người. nếu không có sự mến thương thì chỉ là ganh ghét, và từ những sự ganh ghét thì dẩn đến mưu hại và trù dập nhau
>> Tiểu thừa và đại thừa
>> Nữ giới trong kinh đại thừa
Trong đời mạt pháp này, chúng sanh ít có người chịu tu hành, ít có kẻ làm việc lành lánh dữ, do đâu mà chúng sanh mê muội đắm chìm trong si mê tội lỗi ?, nghiệp quả báo ác sâu dày từ kiếp này sang kiếp khác, mãi mãi không dứt, chỉ luận ở đời này từ khi sanh ra đời cho tới khi ta trưởng thành, ta cũng đã gieo xuống nhiều hạt giống tội lổi, trách sao nghiệp báo không từ đó mà lớn dần, như núi tu di, như cát sông hằng, không sao mà kể hết, vậy thì làm gì, để cho nghiệp quả báo ác chấm dứt, xóa tan màn vô minh, mở ra một lối đi mới bằng tri thức trí tuệ, để con đường đến bờ giác càng gần hơn, đó cũng là một phần trả công đức to lớn của đức phật, vì lợi ích của chúng sanh mà tìm ra sự an vui mãi mãi .Trước tiên muốn trả công đức đó, là phải tu, tu là làm thế nào ? không phải ăn chay là tu, không phải đi chùa mổi ngày là tu, và cũng không phải đọc hết kinh phật là tu, những điều đó chưa đủ, vì sao thế ? vì chúng ta ăn chay nhưng lại sát sanh, đi chùa nhưng lại sân giận, đọc kinh phật nhưng không trân quý tam bảo thì tu làm sao được, ngày xưa khi đức phật thành đạo dưới cây bồ đề, ngài đã trãi qua sự rèn luyện từ thân từ ý, chịu bao nhiêu sự khổ để tìm ra chân lý vĩnh hằng, sá chi đời của chúng ta hiện tại, mọi thứ đều đủ đầy, chính vì vậy mà chúng ta không biết tu, không biết sửa mình, không biết đâu là nẽo thẳng đường ngay .Tu chính là sửa mình, khi nói đến câu này có nghĩa là ai trong chúng ta, cũng đều có sự sai sót, cũng như câu nói trên từ khi sanh ra đời, ai cũng mắc phải những tội lổi, vô tình cũng như cố tình, do thân khẩu ý mà phát sinh, nghiệp quả tự đó cũng thành hình, nhưng cũng vì phước báu từ đời trước, mà chúng ta được làm người ở kiếp này, và được tiếp cận với chánh pháp của phật, đó là một phước báu lớn, vì thế không vì sự u mê, vô minh mà hủy hoại đi phước báu của mình trong đời này, không lo tu thân sửa mình thì ắc kiếp sau phải đọa vào đường dữ, muốn sửa mình nhất định là phải bồi dưỡng Tứ Vô Lượng Tâm. Khi có Tứ Vô Lượng Tâm rồi, mình mới có thể sửa mình được, và cũng có thể giúp cho mọi người lìa khổ được vui.
Tứ Vô Lượng Tâm là điều kiện cơ bản mà mỗi người tu nên có. Sao gọi là Tứ Vô Lượng Tâm? Tức là từ, bi, hỷ, xả.Từ là mến thương và vì mến thương mà chúng ta tạo ra cái vui cho người. nếu không có sự mến thương thì chỉ là ganh ghét, và từ những sự ganh ghét thì dẩn đến mưu hại và trù dập nhau, còn Bi là lòng thương xót rộng lớn trước những nỗi khổ đau của người khác và quyết tâm làm mọi cách để diệt trừ những đau khổ này, nên nếu chúng ta không có lòng Bi, thì chúng ta sẽ tạo sự đau khổ cho người khác, từ lời nói hành động việc làm, từ Bi là nhận thức những cái khổ, và tìm mọi cách diệt trừ những cái khổ này để mang lại yên vui hạnh phúc.
Hỷ có nghĩa là vui, Khi bạn bè hay thân bằng quyến thuộc của chúng ta làm những việc sai xấu chẳng hạn như say sưa, trộm cướp, hoặc sát sinh. Thay vì chúng ta hết sức khuyên can họ, chúng ta lại đồng lòng với họ đi vào con đường ác.
Như thế, thì sự vui theo ở đây có nghĩa là khuyến khích, đồng lỏa với kẻ ác vậy. Chính chúng ta đã tự tạo cho mình ác nghiệp đấy.Còn nếu họ làm những điều thiện chẳng hạn như giúp đở người nghèo khổ, ra tay phụ giúp công việc cho người già cả neo đơn, giúp đở khích lệ cho kẻ tâm trí tối tăm, đem niềm vui đến cho trẻ em, và những người cần sự giúp đỡ… thì việc vui theo này là một bước tiến trên con đường thiện nghiệp.
Vậy chúng ta phải dùng trí tuệ sáng suốt để phân định cái hay, cái dỡ của chữ Hỷ mà vui theo chớ đừng đụng cái gì vui theo cái nấy thì vô minh sẽ trấn áp cái tâm vô lượng của chúng ta.
Còn Xả là từ bỏ, không chấp, không kể nữa, không kể kẻ đã làm sai với mình, không chấp vào lời nói hành động người đã làm đau và tổn thương mình, được như vậy ta đã làm trọn được chữ Xả.
Hãy dùng tâm minh mẫn và tri thức để hướng thiện, loại bỏ những tật xấu ác diệt trừ tam độc, từ việc nhỏ giúp người cho đến việc lớn giúp đời, sửa mình thành một người có trí dũng, là một cách tu thân và tu tâm hay nhất, cũng là gieo thêm nhiều duyên lành và phước báu lâu dài về sau để thọ hưởng, nên hành theo sự chỉ dạy của phật để sửa mình, mọi điều xất tốt nghiệp quả, phật đều vạch rõ phương hướng, để chúng ta tu học thọ trì, nếu chung ta không chuyên tâm tu học và hướng thiện, thì đã phụ công đức của ngài, và không xứng đáng làm người con phật, ngoài ra khi chúng ta tinh tấn tu học, thì sẽ có rất nhiều lợi lạc, nhất là cho bản thân, hai là có thể gieo nhân duyên lành đến những người chung quanh, gia đình bạn bè và mọi người, những khái niệm trên cho chúng ta thấy, một ngày nào đó không những chúng ta tu chỉ để sửa mình, mà cũng có thể đem lợi lạc đến cho cả cộng đồng và xã hội, đó cũng là một phần truyền bá đạo phật một cách thiết thực sâu rộng hơn, vậy cho nên nếu muốn sửa sai đi về đường ngay, thì ta phải hành Tứ vô lượng tâm trong đời này, thì coi như chúng ta đã đi dần đến con đường đầy hoa sen của chư phât, chẳng những thế nếu chúng ta tinh tấn hành trì lâu dài, từ đời này cho đến đời khác, thì chúng ta cũng có thể ngự trên đài sen vàng như các vị phật .
Nguyện đem công đức này hồi hướng khắp tất cả đệ tử và chúng sanh đều trọn thành Phật đạo .
>> Tiểu thừa và đại thừa
>> Nữ giới trong kinh đại thừa
Trong đời mạt pháp này, chúng sanh ít có người chịu tu hành, ít có kẻ làm việc lành lánh dữ, do đâu mà chúng sanh mê muội đắm chìm trong si mê tội lỗi ?, nghiệp quả báo ác sâu dày từ kiếp này sang kiếp khác, mãi mãi không dứt, chỉ luận ở đời này từ khi sanh ra đời cho tới khi ta trưởng thành, ta cũng đã gieo xuống nhiều hạt giống tội lổi, trách sao nghiệp báo không từ đó mà lớn dần, như núi tu di, như cát sông hằng, không sao mà kể hết, vậy thì làm gì, để cho nghiệp quả báo ác chấm dứt, xóa tan màn vô minh, mở ra một lối đi mới bằng tri thức trí tuệ, để con đường đến bờ giác càng gần hơn, đó cũng là một phần trả công đức to lớn của đức phật, vì lợi ích của chúng sanh mà tìm ra sự an vui mãi mãi .Trước tiên muốn trả công đức đó, là phải tu, tu là làm thế nào ? không phải ăn chay là tu, không phải đi chùa mổi ngày là tu, và cũng không phải đọc hết kinh phật là tu, những điều đó chưa đủ, vì sao thế ? vì chúng ta ăn chay nhưng lại sát sanh, đi chùa nhưng lại sân giận, đọc kinh phật nhưng không trân quý tam bảo thì tu làm sao được, ngày xưa khi đức phật thành đạo dưới cây bồ đề, ngài đã trãi qua sự rèn luyện từ thân từ ý, chịu bao nhiêu sự khổ để tìm ra chân lý vĩnh hằng, sá chi đời của chúng ta hiện tại, mọi thứ đều đủ đầy, chính vì vậy mà chúng ta không biết tu, không biết sửa mình, không biết đâu là nẽo thẳng đường ngay .Tu chính là sửa mình, khi nói đến câu này có nghĩa là ai trong chúng ta, cũng đều có sự sai sót, cũng như câu nói trên từ khi sanh ra đời, ai cũng mắc phải những tội lổi, vô tình cũng như cố tình, do thân khẩu ý mà phát sinh, nghiệp quả tự đó cũng thành hình, nhưng cũng vì phước báu từ đời trước, mà chúng ta được làm người ở kiếp này, và được tiếp cận với chánh pháp của phật, đó là một phước báu lớn, vì thế không vì sự u mê, vô minh mà hủy hoại đi phước báu của mình trong đời này, không lo tu thân sửa mình thì ắc kiếp sau phải đọa vào đường dữ, muốn sửa mình nhất định là phải bồi dưỡng Tứ Vô Lượng Tâm. Khi có Tứ Vô Lượng Tâm rồi, mình mới có thể sửa mình được, và cũng có thể giúp cho mọi người lìa khổ được vui.
Tứ Vô Lượng Tâm là điều kiện cơ bản mà mỗi người tu nên có. Sao gọi là Tứ Vô Lượng Tâm? Tức là từ, bi, hỷ, xả.Từ là mến thương và vì mến thương mà chúng ta tạo ra cái vui cho người. nếu không có sự mến thương thì chỉ là ganh ghét, và từ những sự ganh ghét thì dẩn đến mưu hại và trù dập nhau, còn Bi là lòng thương xót rộng lớn trước những nỗi khổ đau của người khác và quyết tâm làm mọi cách để diệt trừ những đau khổ này, nên nếu chúng ta không có lòng Bi, thì chúng ta sẽ tạo sự đau khổ cho người khác, từ lời nói hành động việc làm, từ Bi là nhận thức những cái khổ, và tìm mọi cách diệt trừ những cái khổ này để mang lại yên vui hạnh phúc.
Hỷ có nghĩa là vui, Khi bạn bè hay thân bằng quyến thuộc của chúng ta làm những việc sai xấu chẳng hạn như say sưa, trộm cướp, hoặc sát sinh. Thay vì chúng ta hết sức khuyên can họ, chúng ta lại đồng lòng với họ đi vào con đường ác.
Như thế, thì sự vui theo ở đây có nghĩa là khuyến khích, đồng lỏa với kẻ ác vậy. Chính chúng ta đã tự tạo cho mình ác nghiệp đấy.Còn nếu họ làm những điều thiện chẳng hạn như giúp đở người nghèo khổ, ra tay phụ giúp công việc cho người già cả neo đơn, giúp đở khích lệ cho kẻ tâm trí tối tăm, đem niềm vui đến cho trẻ em, và những người cần sự giúp đỡ… thì việc vui theo này là một bước tiến trên con đường thiện nghiệp.
Vậy chúng ta phải dùng trí tuệ sáng suốt để phân định cái hay, cái dỡ của chữ Hỷ mà vui theo chớ đừng đụng cái gì vui theo cái nấy thì vô minh sẽ trấn áp cái tâm vô lượng của chúng ta.
Còn Xả là từ bỏ, không chấp, không kể nữa, không kể kẻ đã làm sai với mình, không chấp vào lời nói hành động người đã làm đau và tổn thương mình, được như vậy ta đã làm trọn được chữ Xả.
Hãy dùng tâm minh mẫn và tri thức để hướng thiện, loại bỏ những tật xấu ác diệt trừ tam độc, từ việc nhỏ giúp người cho đến việc lớn giúp đời, sửa mình thành một người có trí dũng, là một cách tu thân và tu tâm hay nhất, cũng là gieo thêm nhiều duyên lành và phước báu lâu dài về sau để thọ hưởng, nên hành theo sự chỉ dạy của phật để sửa mình, mọi điều xất tốt nghiệp quả, phật đều vạch rõ phương hướng, để chúng ta tu học thọ trì, nếu chung ta không chuyên tâm tu học và hướng thiện, thì đã phụ công đức của ngài, và không xứng đáng làm người con phật, ngoài ra khi chúng ta tinh tấn tu học, thì sẽ có rất nhiều lợi lạc, nhất là cho bản thân, hai là có thể gieo nhân duyên lành đến những người chung quanh, gia đình bạn bè và mọi người, những khái niệm trên cho chúng ta thấy, một ngày nào đó không những chúng ta tu chỉ để sửa mình, mà cũng có thể đem lợi lạc đến cho cả cộng đồng và xã hội, đó cũng là một phần truyền bá đạo phật một cách thiết thực sâu rộng hơn, vậy cho nên nếu muốn sửa sai đi về đường ngay, thì ta phải hành Tứ vô lượng tâm trong đời này, thì coi như chúng ta đã đi dần đến con đường đầy hoa sen của chư phât, chẳng những thế nếu chúng ta tinh tấn hành trì lâu dài, từ đời này cho đến đời khác, thì chúng ta cũng có thể ngự trên đài sen vàng như các vị phật .
Nguyện đem công đức này hồi hướng khắp tất cả đệ tử và chúng sanh đều trọn thành Phật đạo .
Sưu tầm