• Trang Chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
  • Trang chủ

  • Phật Học

  • Phật pháp căn bản

Vài suy nghĩ về nền tảng giáo dục trong Phật giáo

Ngày đăng: 00:00:00 01-01-1970 . Xem: 2046
  • Google +
  • Tweet

Sống trong một thời đại mà đỉnh cao của nền văn minh “bấm nút” thật sự từng phút, từng giây đang đe dọa hơn tánh mạng của con người, càng minh chứng rõ cái Thông điệp vô thường mà đức Thế Tôn đã từng cảnh báo cho nhân loại biết cách đây 2.551 năm “mạng sống chỉ trong hơi thở”, thì chúng ta sẽ sử dụng thời gian như thế nào và phải làm gì bây giờ đây?

Tăng Ni là hàng đệ tử xuất gia của Đức Phật, nhất định không thể không biết đạo Phật là đạo giác ngộ giải thoát. Muốn tu Phật trước hết phải học Phật. Có học mới biết đường mà tu. Điều này không ai có thể chối cãi được, song học trong tinh thần như thế nào mới là điều đáng nói. Tăng Ni tu học không ngoài mục đích dứt khổ được vui. Từ thời Đức Phật xuất hiện ra nơi đời, tu hành thành đạo, giáo hóa chúng sanh và hoằng truyền Phật pháp lại trên thế gian cho tới ngày nay, trải qua bao đời chư Tổ nối tiếp truyền thừa, giữ gìn mạng mạch Phật pháp, đều lập cước trên nền tảng Vô ngã vị tha, chỉ đi theo một con đường duy nhất Giới Định Tuệ. Vì căn cơ chúng sanh chẳng đồng, Đức Phật lập bày phương tiện tuy có khác nhưng cứu cánh quyết không hai.

Trên tinh thần ấy, trường Trung Cấp Phật Học Đồng Nai chúng ta đã nhiều năm được chư Tôn đức Lãnh đạo Ban Trị Sự Tỉnh, Ban Giám hiệu nhà trường định hướng và chỉ đạo một tinh thần học tập tri hành hợp nhất, chương trình căn bản dựa trên nền tảng giáo lý của Đức Phật từ xưa đến nay, nhằm giáo dục và đào tạo đội ngũ chư Tăng Ni kế thừa nắm vững giáo lý, đường lối tu hành và nhất là phải biết mình học Phật để làm gì! Tăng Ni sinh phải biết đời một người tu chỉ có giá trị khi thành tựu được pháp lạc tự thân, có phẩm hạnh, có niềm tin, có tình thương mới khả dĩ đi vào đời, lợi ích nhân sinh mà không bị vong thân. Chính vì thế mà tại bản trường trong nhiều năm qua, thầy trò chúng ta đã phải cố gắng và vẫn còn tiếp tục cố gắng bằng cả thân tâm để dạy, để học và để tu.

Việc Phật sự sau này của chư Tăng Ni sinh hay nói cụ thể hơn là “đầu ra” có thành tựu hay không đều tùy thuộc vào mỗi phút giây đào tạo và học tập của thầy trò chúng ta trong hiện tại. Đừng để thầy trò sau bao năm hết lòng vì nhau lại phải ngậm ngùi khi thấy Phật sự biến thành ma sự. Đơn giản là vì trong sự giáo dục của chúng ta chỉ có ngữ mà không có nghĩa, chỉ có hiểu mà không có tu. Tham, sân, si còn nguyên thì dù học vị, địa vị lên tới đâu cũng bị phiền não lôi xuống, trả về cho nghiệp thức lưu chuyển. Đã là người tu mà bị nghiệp thức lưu chuyển, không thể xoay chuyển được dòng nghiệp của mình thì không còn gì bất hạnh bằng!

Chạy theo ngũ dục là đi trong con đường sanh tử, còn hướng ngoại là còn khát vọng tìm cầu, còn khổ đau. Người Tăng lữ chỉ khi xoay lại chính mình, nhận rõ tâm chân thật vô nhiễm mới đích thực là trở về cố hương.

Tổ Bá Trượng dạy:

“Linh quang độc chiếu

Hồi thoát căn trần

Thể lộ chân thường

Bất câu văn tự

Chân tánh vô nhiễm

Bổn tự viên thành

Đãn ly vọng duyên

Tức như như Phật”.

Dịch:

(Linh quang tự chiếu

Vượt thoát căn trần

Thể lộ chân thường

Chẳng vương chữ nghĩa

Chân tánh không nhiễm

Vốn tự đủ đầy

Chỉ lìa vọng duyên

Tức như như Phật).

Được nghe những lời dạy thi thiết như vậy, thiết nghĩ chúng ta phải biết rõ việc học ngày hôm nay của mình là để xả bỏ tất cả những tham vọng bên ngoài, nỗ lực hướng về nội thân phát triển Giới Định Tuệ, hoàn thành tâm nguyện giác ngộ giải thoát của một người xuất gia, sau đó hãy nói chuyện độ sanh.

Trăn trở với những góc nghĩ nhỏ như vậy, chúng ta càng biết mình phải làm gì bây giờ. Thời gian chẳng cho hẹn, không phải đợi học xong chúng ta mới tu. Tu như vậy sẽ không còn kịp nữa. Phải vừa học vừa tu. Phải chiêm nghiệm giáo lý Phật dạy bằng sự trải nghiệm tự thân ngay mỗi phút hiện sinh. Ở vào thời đại khoa học kỹ thuật đã lên quá cao mà đời sống tâm linh của con người quá thấp, quá nghèo nàn thì nhất định nhân loại sẽ mất thăng bằng, sẽ ngã quỵ. Đó là một sự thật mà hơn ai hết những nhà giáo dục Phật giáo cần phải quan tâm và có một phương hướng thiết thực kịp thời.

Thân giáo và khẩu giáo luôn là bước song hành của người Thầy hôm nay và của người trò mai sau. Trí tuệ và tình thương mãi mãi vẫn là chất liệu quý giá nhất có sẵn trong mỗi chúng ta, nó có thể ứa ra bất cứ lúc nào, nếu chúng ta biết tu và biết dùng đến nó, thông qua giáo lý Phật-đà. Đó chính là định hướng giáo dục của bản trường. Bên cạnh những thành tựu nhất định ngót mười bảy năm qua của bản trường, vẫn còn tồn đọng những khiếm khuyết mà thầy trò chúng ta cần phải nhìn thẳng, thấy rõ để cùng dìu dắt nhau vượt qua, vươn lên. Đó chính là mong mỏi lớn nhất của những người đi trước, luôn luôn hướng về đàn em với nhiều trăn trở và cố gắng hết sức mình.

Chúng tôi viết bài này không chỉ với tính cách của một người Thầy, mà còn là một người bạn đồng hành với chư Tăng Ni, những người học trò suốt cuộc đời tu hành của mình, luôn hướng về các bậc Thiện tri thức trong đạo cũng như trong cuộc đời, nguyện một lòng cầu học với pháp giới chúng sanh. Xin được chia sẻ và động viên với tất cả Tăng Ni sinh tinh thần tu học vô úy, vô ưu, vô trước. Cầu học đến bao giờ tất cả chúng ta tu hành thành tựu viên mãn mới an vui.  ◙

 

Trường Trung Cấp Phật Học Đồng Nai

Ngày 15 - 10 - 2007

Trích trong kỷ yếu Hương Tràm III

Chia Sẻ
  • Google +
  • Tweet
Các Tin Khác
  • BÀI HỌC THÀNH ĐẠO

    BÀI HỌC THÀNH ĐẠO

  • Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

    Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

  • ☀️ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ 
PHẬT DI LẶC THẬT SỰ CHƯA PHẢI LÀ PHẬT

    ☀️ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ PHẬT DI LẶC THẬT SỰ CHƯA PHẢI LÀ PHẬT

  • Ta Đã An Tâm Cho Người

    Ta Đã An Tâm Cho Người "chuyện xưa tích cũ"

  • Thiện,Ác Và Giải Thoát

    Thiện,Ác Và Giải Thoát

Thiền tông

Cuộc sống người tu

Cuộc sống người tu

  • Pháp lạc trong tu học

    Pháp lạc trong tu học

  • Tư tưởng và phong cách Thiền tông (Hết)

    Tư tưởng và phong cách Thiền tông (Hết)

Tịnh độ

Cảm nhận về Tịnh độ Tông

Cảm nhận về Tịnh độ Tông

  • Niệm Phật và những lợi ích nhiệm màu

    Niệm Phật và những lợi ích nhiệm màu

  • Ý nghĩa và giá trị của pháp môn Niệm Phật

    Ý nghĩa và giá trị của pháp môn Niệm Phật

Phật pháp căn bản

BÀI HỌC THÀNH ĐẠO

BÀI HỌC THÀNH ĐẠO

  • Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

    Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

  • ☀️ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ 
PHẬT DI LẶC THẬT SỰ CHƯA PHẢI LÀ PHẬT

    ☀️ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ PHẬT DI LẶC THẬT SỰ CHƯA PHẢI LÀ PHẬT

Mật tông

Lỗ cây và con rùa mù

Lỗ cây và con rùa mù

  • Mantra Âm thanh của chánh giác

    Mantra Âm thanh của chánh giác

  • Từ Bi Chú – Om Mani Padme Hung

    Từ Bi Chú – Om Mani Padme Hung

Vấn đáp Phật pháp

Vì sao Đức Phật không chủ trương cầu nguyện cho người chết?

Vì sao Đức Phật không chủ trương cầu nguyện cho người chết?

  • Đức Phật hỏi:

    Đức Phật hỏi: "Sinh mệnh dài bao lâu?"

  • Làm Sao Để Suy Nghĩ Tích Cực Hơn Sau Khi Kết Thúc Một Mối Quan Hệ

    Làm Sao Để Suy Nghĩ Tích Cực Hơn Sau Khi Kết Thúc Một Mối Quan Hệ

Phật học ứng dụng

'Trang điểm' đời mình bằng những lời Phật dạy

'Trang điểm' đời mình bằng những lời Phật dạy

  •  CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️
PHẬT THÍCH CA CÓ ĂN CHAY TRƯỜNG HAY KHÔNG?

    CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ PHẬT THÍCH CA CÓ ĂN CHAY TRƯỜNG HAY KHÔNG?

  • Bản thân hạnh phúc không đến từ bên ngoài mà đến từ trong tâm chúng ta

    Bản thân hạnh phúc không đến từ bên ngoài mà đến từ trong tâm chúng ta

  • Trang Chủ
  • Thông Tin
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Nghiên Cứu
  • Media Đất Việt
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Tam Tạng
  • Nghệ Thuật
  • Giáo Dục
  • Hoa Sen Audio
  • Đọc Sách


Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: thichnhatchieu@gmail.com 
Ghi rõ nguồn www.hoasendatviet.com - Hoa Sen Đất Việt  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Copyright by Lotus is traditional flower of Vietnam -  www.hoasendatviet.com. Designed by HSĐV