• Trang Chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
  • Trang chủ

  • Phật Học

  • Thiền tông

Khả năng kỳ lạ của các vị Thiền sư đắc đạo

Ngày đăng: 00:44:29 31-05-2014 . Xem: 6742
  • Google +
  • Tweet
 Thiền phái Diệt Hỷ do thiền sư Ti ni đa lưu chi người Ấn Độ sáng lập vào năm 580, truyền đến cuối đời Trần, trải qua 19 đời rồi ẩn tích. Tuy nhiên, đến giờ, tài năng và đức hạnh của những bậc thiền sư trong dòng phái này vẫn còn được hậu thế lưu truyền.

Điểm kỳ lạ, các đệ tử chân truyền của thiền phái này không chỉ am tường về triết lý nhà Phật mà còn tinh tường về thuật phong thuỷ, đoán biết được tương lai, tinh thông y thuật, thậm chí nhiều tư liệu cho thấy, những cao tăng của thiền phái này là những bậc cao thủ võ lâm đạt đến độ xuất quỷ nhập thần.

Hiện nay, nhiều môn phái võ của Việt Nam và Trung Quốc xem Đạt ma tổ sư (một thiền sư người Ấn Độ) là sư tổ của nền võ học, người có công truyền bá võ cổ truyền Ấn Độ sang Trung Quốc và sau đó, các cao thủ Trung Quốc truyền sang Việt Nam. Tuy nhiên, trong lịch sử Phật giáo, ở nước ta cũng xuất hiện nhiều bậc thiền sư nổi danh đến từ Ấn Độ và con đường hành đạo của họ cùng thời với Đạt ma tổ sư khiến nhiều giả thiết đặt ra, võ Việt cũng có một tổ sư riêng của mình?

Bất ngờ với bài pháp U linh thương

Cuộc đời của các thiền sư luôn chứa đựng nhiều bí mật. Thông thường, họ xuất thế đi tu và tìm đến chốn thâm sơn cùng cốc sống ẩn dật tu luyện. Vì thế, cuộc đời của các thiền sư luôn tàng ảnh, không phô trương, người bình thường ít khi biết hết tài năng của họ. Khác với nhiều thiền phái từng tồn tại trong lịch sử nước ta, các thiền sư của thiền phái Diệt Hỷ có khuynh hướng nhập thế, giúp đời. Họ tham gia đóng góp cho dân tộc với tư cách của những vị quân sư, "lo liệu" nhiều vấn đề quốc gia đại sự. Vì vậy, tên tuổi của họ được hậu thế lưu truyền nhiều đời, đến giờ sử sách và dân gian vẫn nhắc tới tên tuổi của các bậc thiền sư này.

Một điều lạ, quá trình tìm hiểu về thiền phái Diệt Hỷ là vốn kiến thức võ học uyên thâm, thậm chí, họ còn là những bậc cao thủ võ lâm, nội công thâm hậu. Nhắc đến tài năng võ học của các thiền sư thuộc thiền phái này, điều đầu tiên chúng tôi muốn truyền tải đến chính là một võ tướng, một minh quân từ nhỏ lớn lên trong chùa và được đích thân đệ tử đời thứ 12 của thiền phái Diệt Hỷ nuôi dưỡng dạy dỗ. Vị minh quân đó chính là Lý Công Uẩn, một võ tướng bách chiến bách thắng, từng cầm quân trấn áp nhiều thế lực phản loạn dưới thời Tiền Lê, thậm chí khi đã làm vua ông vẫn đích thân ra trận.

Chùa Dâu (chùa Pháp Vân) nơi thiền sư Ti ni đa lưu chi đến truyền thiền tông vào Việt Nam.

Tài năng võ thuật của vua Lý Công Uẩn càng được khẳng định, khi một quyền pháp U linh thương do Lý Công Uẩn sáng tạo sau ngàn năm ẩn dật, đã bất ngờ xuất hiện trở lại tại đại hội võ thuật cổ truyền Bình Định vào năm 2010 do võ sư Trần Duy Linh biểu diễn, gây bất ngờ cho giới võ thuật Việt Nam. Theo võ sư Trần Duy Linh  -  người trực tiếp biểu diễn bài quyền này, "bài võ ngàn năm này của vị vua đầu tiên nhà Lý, người khởi sự dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) vào năm 1010, sáng tạo ra.

Bài võ được Tổ Hư Minh (sáng lập hệ phái Long Hổ Không Hồng vào thời Hậu Lê) biên soạn trong cuốn Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp (tạm dịch: Sao lục binh thư võ thuật của các vị tướng qua nhiều đời vua khác nhau) và hiện chỉ được truyền qua trí nhớ của các đời đệ tử môn phái này, nhưng hiện nay truyền nhân đời thứ 13 của Long Hổ Hồng Không vẫn chưa được tiết lộ"-  thông tin này được công bố rộng rãi trên cổng thông tin điện tử của tỉnh Bình Định.

Ai truyền dạy võ học cho vua Lý Công Uẩn?

Được biết, vua Lý Công Uẩn, 7 tuổi được Lý Khánh Văn gửi nhờ sư Vạn Hạnh - một người có kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, nổi danh về đạo hạnh dạy dỗ, kèm cặp. Sống từ nhỏ trong chùa với sư Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn lớn lên trở thành một võ tướng bách chiến bách thắng. Hiện nay, chính sử vẫn không có tư liệu nào chỉ đích xác người truyền dạy võ học cho vua Lý Công Uẩn. Chỉ biết rằng, người thầy duy nhất của Lý Công Uẩn là thiền sư Vạn Hạnh.

Trò giỏi, ắt có thầy giỏi, điều này khiến chúng tôi cho rằng, bản thân sư Vạnh Hạnh cũng là một người có kiến thức võ học uyên thâm. Trong cuốn Thiền Uyển tập Anh - cuốn sách cổ xưa nhất, viết về các vị thiền sư nổi danh trong lịch sử Việt Nam, viết vào thời Trần có nhắc đến việc, năm 980 tướng Hầu Nhân Bảo kéo quân Tống sang đánh nước ta, vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn) cho người đến mời sư Vạn Hạnh vào hỏi kế sách dùng binh thì được sư đáp "Việc này không phải lo, chỉ cần 3 đến 7 ngày giặc phải lui". Đến khi vua Lê Đại Hành muốn cất binh đánh Chiêm Thành khi mọi việc đang lưỡng lự thì sư Vạn Hạnh khuyên "Nên cất quân đánh nhanh kẻo mất cơ hội". Sử liệu không nhiều nhưng đủ chứng minh sự am hiểu về binh pháp và cách dùng  binh hơn người của sư Vạn Hạnh.  

Tìm hiểu về thiền sư Vạn Hạnh, chúng tôi biết được, vị thiền sư này là truyền nhân đời thứ 12 của thiền phái Diệt Hỷ, một thiền phái cổ xưa nhất của người Việt do đích thân một thiền sư người Ấn Độ có tên là Ti ni đa lưu chi truyền vào nước ta vào năm 580. Đây là một thiền phái với nhiều bài võ bí truyền, các đệ tử thuộc thiền phái này nhiều người có tài năng ảo diệu, đến nay sử sách vẫn còn lưu truyền.

Bí mật từ vị tổ sư của thiền phái Diệt Hỷ

Liệu thiền sư Vạn Hạnh có phải là một võ sư bậc thầy hay không, hiện là một ẩn số. Tuy nhiên, giả thiết về thiền phái này có kiến thức căn bản về võ công là điều có cơ sở. Sở dĩ, giả thuyết này được đưa ra, bởi Ấn Độ được biết đến là quê hương của võ học, nhiều thiền sư từ Ấn Độ sang truyền đạo ở Trung Quốc và Việt Nam lại là những bậc thầy về võ học mà Đạt ma Tổ sư là một ví dụ điển hình.

Cuộc đời của thiền sư Ti ni đa lưu chi được ghi chép trong sách Thiền Uyển tập Anh có viết, thiền sư Ti ni đa lưu chi người nước Nam Thiên Trúc, dòng Bà la môn. Nhỏ đã xuất chí xuất tục, đi khắp Tây Trúc, cầu tâm ấn Phật nhân duyên đạo chưa gặp đành cầm gậy sang Đông Nam. Đến Trung Quốc rồi sau đó thiền sư này xuống Việt Nam truyền đạo tại chùa Pháp Vân (tức chùa Dâu - Bắc Ninh hiện nay).

Cuộc đời bôn tẩu vì Phật pháp của thiền sư này có nhiều điểm tương đồng với Đạt ma tổ sư, sư tổ của Thiền Tông Trung Quốc - người được xem là ông tổ khai sinh ra môn phái Thiếu Lâm - có tuổi đời gần sát Đạt ma tổ sư (470 - 548), Ti ni đa lưu chi (? - 594). Cả  hai đều thuộc phái thiền tông, cùng xuất dương bằng đường biển, xuống thuyền xuất dương đến Trung Quốc để truyền đạo pháp. Thiền sư Ti ni đa lưu chi còn được biết đến chính là người dịch cuốn Kinh tổng tri và cuốn Kinh tượng đầu báo nghiệp sai biệt từ chữ Phạm ra chữ Hán, đóng góp rất lớn đối với Phật giáo Trung Quốc và Việt Nam.

Đến nay vẫn chưa có tài liệu nào khẳng định thiền sư Ti ni đa lưu chi ngoài truyền Phật pháp đã truyền võ học cổ truyền của Ấn Độ vào nước ta. Tuy nhiên, với các đệ tử chân truyền về sau của dòng phái Ti ni đa lưu chi có nhiều người sở hữu tuyệt kỹ võ công thì giả định vị thiền sư này đưa võ học vào nước ta là có cơ sở khoa học.      

Dấu ấn của thiền phái Diệt hỷ với võ học Việt

Hiện nay, trong giới võ học Việt đã ghi nhận vai trò truyền bá võ học cổ truyền Ấn Độ đến Việt Nam là của các vị thiền sư từ Tây Trúc mà tên tuổi của vị thiền sư Ti ni đa lưu  chi được nhiều võ sư thừa nhận, là người mang đến một luồng gió mới đối với võ học Việt.

Giáo sư Vũ Đức - Trưởng môn phái Võ lâm Việt Nam, từng công bố trong một công trình nghiên cứu về lịch sử võ học cổ truyền: "Vào thế kỷ II, song song với việc du nhập các tôn giáo Phật, Khổng, Lão vào Việt Nam, ngành võ học từ Ấn Độ và Trung Hoa cũng được các vị thiền sư, đạo sĩ mang đến qua hai con đường thủy và đường bộ. Nhưng mãi đến năm 580, thế kỷ thứ VI, vị thiền sư Ti ni đa lưu chi từ Tây Trúc đã chính thức mang thiền tông truyền bá vào nước ta, tại chùa Pháp Vân (nay Chùa Dâu, tỉnh Bắc Ninh), truyền được 19 đời (580 - 1216). Năm 820, vị sư Trung Hoa là ngài Vô Ngôn Thông đến chùa Kiến Sơ (hiện thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) lập nên thiền phái thứ hai, truyền được 14 đời (820 - 1221). Kể từ đó, các môn võ lâm cổ truyền từ Ấn Độ cũng như các môn Thiếu Lâm Nam và Bắc phái của ngài Bồ Đề Đạt Ma từ Trung Hoa bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam".

Tọa thiền cũng là tu luyện võ công.

Trong cuốn sách Thiền Uyển tập Anh - sách cổ nhất viết về Phật giáo Việt Nam cho rằng, thiền sư Ti ni đa lưu chi đến chùa Pháp Vân truyền pháp vào năm 580. Tại đây, ông đã nhận Pháp Hiền (người Long Biên, Hà Nội) làm đệ tử chân truyền. Chuyện xưa kể rằng, Pháp Hiền thân cao 7 thước 3 tấc. Sau khi nhận được ý chỉ của thiền sư Ti ni đa lưu chi, Pháp Hiền vào rừng thẳm, chọn chốn thanh tịnh để tu luyện. "Mỗi lần Pháp Hiền đọc kinh thì chim bay đến chầu, dã thú vây quanh. Tên tuổi của Pháp Hiền vang danh khắp nơi, đệ tử theo học không sao kể xiết, thiền học nước Nam từ đó hưng thịnh". Từ đó, thiền phái Diệt Hỷ đã ăn sâu bám rễ vào mảnh đất Việt Nam.

Trao đổi với PV báo ĐS&PL liên quan đến mối quan hệ giữa võ học và thiền trong Phật giáo, võ sư Nguyễn Văn Thắng - Trưởng môn của môn phái Thăng Long Võ Đạo cho biết: "Võ học chính là phương tiện để tiếp cận tâm linh, hỗ trợ cho tâm linh. Do đó, các thiền sư giỏi về võ thuật không có điều gì bất ngờ". Võ sư Nguyễn Văn Thắng lý giải, theo quan niệm của phương Đông, con người gồm 3 thể, thể vật lý, thể năng lượng và thể tâm linh. Quan trọng nhất luyện võ để mở thể vật lý mạnh cơ bắp tức là lực. Lực phải có kình. Kình tức là khí tức phải có qua khí công. Cơ thể con người, ngoài thể vật lý, trong thể năng lượng thì thể tâm linh làm chủ. Vì vậy, muốn giỏi võ, đa số tất cả các thầy võ có danh tiếng đều ngồi thiền (để làm chủ được thể tâm linh). Ngược lại, thầy có tâm linh ngày xưa đều phải dùng đến khí công hoặc yoga luyện võ học nhằm tiếp cận và làm chủ thể tâm linh.

Tuyệt kỹ  tàng hình của thiền sư Ma Ha

Lần giở những trang sử ghi lại tài năng xuất chúng của những thiền sư trong môn phái này, những tên tuổi của các thiền sư như Pháp Hiền, Vạn Hạnh, Ma Ha, Đạo Hạnh... cũng đủ nói lên được vai trò của các vị chân sư đối với lịch sử dân tộc. Họ không chỉ là những nhà sư đức độ, mà còn là những người có công đóng góp lớn đối với sự phát triển của văn hoá dân tộc. Thậm chí, họ còn là những vị quân sư nức danh, hiến kế sách trị quốc cho nhiều đời vua, xây dựng nền thái bình thịnh trị của dân tộc dưới thời Tiền Lê, Lý, Trần.

Riêng về võ học, đến nay, vẫn lưu truyền nhiều giai thoại liên quan đến tài năng võ học bậc thầy của các vị thiền sư. Trong đó, không ít người đạt đến ngưỡng giới cao nhất của võ học với những chiêu thức vi diệu, thân thủ biến hoá. Trong số những bậc thiền sư mà tài năng võ học được ghi nhận thì Thiền sư Ma Ha - đệ tử đời thứ 11 của thiền phái Diệt Hỷ được lưu truyền là người có khả năng tàng hình phi phàm mà người đời sau vẫn không ai đạt đến ngưỡng giới trên.

Theo sách Thiền Uyển tập Anh ghi lại, thiền sư Ma Ha  là người gốc Chiêm Thành, thuở nhỏ bản tính thông minh, năm 24 tuổi nối nghiệp cha đi tu. Ông là đệ tử đời thứ 11 của thiền phái Diệt Hỷ, người có khả năng tàng hình. Tương truyền, vua Lê Đại Hành vì nghe danh của thiền sư Ma Ha, có ý mời thiền sư vào triều hỏi việc. Tuy nhiên, thiền sư không thuận ý, vua 2 lần cho người đến mời nhưng không được. Lần thứ ba, thiền sư Ma Ha đành phải vào chầu vua. Khi vua hỏi, thiền sư Ma Ha tự xưng mình là "cuồng tăng tu tại chùa Quán Âm". Câu trả lời ngông cuồng của vị thiền sư này khiến vua cả giận, sau đó sai người bắt giam thiền sư vào chùa Quán Tri (Ninh Bình).

Biết trước, thiền sư Ma Ha là người có võ học uyên thâm, tài năng ảo diệu nên vua sai khoá cửa ngục cẩn thận, bố trí đông lính canh gác nghiêm ngặt nhiều tầng để vị sư này không thể thoát thân. Tưởng rằng, sư Ma Ha vì khinh vua nên phải chịu kết cục bi thảm, cuộc đời bị giam trong ngục tù. Nhưng, qua một đêm, khi trời sáng mọi người đã thấy thiền sư Ma Ha đang ngồi ở phòng Tăng trong khi cửa ngục vẫn bị khoá. Lính canh không thể hiểu tại sao vị thiền sư này có thể thoát ra ngoài, khi họ chạy vào phòng giam thì cửa vẫn khoá cẩn thận. Sự việc khiến vua cho rằng, thiền sư Ma Ha có phép lạ và cuối cùng đành thả sư Ma Ha.

Chùa Thầy nơi thiền sư Đạo Hạnh tu luyện.

Tuyệt kỹ kungfu của thiền sư Đạo Hạnh và đệ tử

Thiền sư Đạo Hạnh (? - 1117), tu tại chùa Thiên Trúc, núi Phật Tích (chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội ngày nay) nổi tiếng với khả năng phóng gậy ngược dòng nước chảy xiết nhưng gậy vẫn lao nhanh vùn vụt như mũi tên bắn vào không trung.

Tương truyền, từ nhỏ ngài vốn thông minh, tính tình phóng khoáng, thích giao du kết bạn. Khi lớn lên, gia đình không may gặp họa, cha ngài bị đạo sĩ có tên là Đại Điên (ở Dịch Vọng, Từ Liêm, Hà Nội) đánh chết, vứt xác xuống sông Tô Lịch. Ngài vô cùng căm giận, tự thề với bản thân, tìm mọi cách phải giết chết tên đạo sĩ trả thù. Lúc đầu ngài tìm cách đánh lén nhưng giữa chừng có "thần nhân" can ngăn. Bởi năng lực của ngài lúc đó mà đi trả thù chỉ có vào đường chết. Sau đó, thiền sư Đạo Hạnh quyết chí đi sang Ấn Độ học phép thuật, nhưng giữa chừng vì đường sá khó khăn nên đành trở về. Cuối cùng, ngài lên chùa Phật Tích (thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ngày nay) sống ẩn dật tu luyện, hàng ngày chuyên tụng chú Đại bi Tâm đà la ni. Sau thời gian tu luyện, khi năng lực đã đạt đến độ uyên thâm, thiền sư Đạo Hạnh quyết định đi trả thù kẻ đã giết chết cha mình.

Sách Thiền Uyển tập Anh chép rằng: "Sư biết đạo pháp của mình đã thành, có thể trả thù cha nên mới đến bến Quyết, cầm gậy thử ném xuống dòng nước xiết, gậy trôi ngược dòng như con rồng rồi đến cầu Tây Dương (tức khu vực Cầu Giấy, Hà Nội ngày nay) dừng lại. Sư thấy thế mừng mà nói rằng: "Pháp ta thắng rồi", sau đó đi thẳng đến chỗ Đại Điên. Đại Điên thấy sư đến liền nói rằng, người không nhớ ngày trước sao - có ý doạ Đạo Hạnh. Đạo Hạnh ngửa mặt lên trời xem như không nghe thấy gì, nhân đó đánh mạnh, Đại Điên bị đòn sau đó lâm bệnh mà chết".

Trong sách Lĩnh Nam chích quái, viết về thiền sư Đạo Hạnh như sau: "Ngài có khả năng đi trên mặt nước, bay trong không trung, hàng rồng phục cọp, lên trời rút đất, muôn quái nghìn kỳ, xuất quỷ nhập thần, chẳng lường hết được màu nhiệm". Tài năng võ học của thiền sư Đạo Hạnh càng được thừa nhận khi đệ tử của ngài là thiền sư Minh Không cũng được biết đến là người có nội công thâm hậu.

Tương truyền, sau khi sư Vạn Hạnh chết, đệ tử là thiền sư Nguyễn Minh Không về quê cày cấy 20 năm, không màng tiếng tăm. Khi nghe tin vua Lý Thần Tông mắc bệnh lạ, không ai có thể chữa được, cho người đi khắp thiên hạ mời người có tài năng vào kinh chữa trị. Sách Thiền Uyển tập Anh chép: "Sư Minh Không liền vào kinh, trị bệnh cho vua. Khi sư đến, mọi  người thấy bộ dạng của sư quê mùa có ý xem thường, sư liền đem một cái đinh lớn dài 5 tấc, dùng tay không đóng vào cột điện và nói, ai có tài dùng tay không nhổ cái đinh này ra trước thì đáng tôn trọng". Nói đến ba lần chẳng ai dám đứng lên, sau đó thiền sư Minh Không chỉ dùng hai ngón tay trái là nhổ chiếc đinh ra, bá quan văn võ trông thấy khiếp đảm"...   


Trinh Phúc

Chia Sẻ
  • Google +
  • Tweet
Các Tin Khác
  • Cuộc sống người tu

    Cuộc sống người tu

  • Pháp lạc trong tu học

    Pháp lạc trong tu học

  • Tư tưởng và phong cách Thiền tông (Hết)

    Tư tưởng và phong cách Thiền tông (Hết)

  • Chữ tâm trong đạo Phật

    Chữ tâm trong đạo Phật

  • Tư tưởng và phong cách Thiền tông (P.1)

    Tư tưởng và phong cách Thiền tông (P.1)

Thiền tông

Cuộc sống người tu

Cuộc sống người tu

  • Pháp lạc trong tu học

    Pháp lạc trong tu học

  • Tư tưởng và phong cách Thiền tông (Hết)

    Tư tưởng và phong cách Thiền tông (Hết)

Tịnh độ

Cảm nhận về Tịnh độ Tông

Cảm nhận về Tịnh độ Tông

  • Niệm Phật và những lợi ích nhiệm màu

    Niệm Phật và những lợi ích nhiệm màu

  • Ý nghĩa và giá trị của pháp môn Niệm Phật

    Ý nghĩa và giá trị của pháp môn Niệm Phật

Phật pháp căn bản

BÀI HỌC THÀNH ĐẠO

BÀI HỌC THÀNH ĐẠO

  • Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

    Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

  • ☀️ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ 
PHẬT DI LẶC THẬT SỰ CHƯA PHẢI LÀ PHẬT

    ☀️ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ PHẬT DI LẶC THẬT SỰ CHƯA PHẢI LÀ PHẬT

Mật tông

Lỗ cây và con rùa mù

Lỗ cây và con rùa mù

  • Mantra Âm thanh của chánh giác

    Mantra Âm thanh của chánh giác

  • Từ Bi Chú – Om Mani Padme Hung

    Từ Bi Chú – Om Mani Padme Hung

Vấn đáp Phật pháp

Vì sao Đức Phật không chủ trương cầu nguyện cho người chết?

Vì sao Đức Phật không chủ trương cầu nguyện cho người chết?

  • Đức Phật hỏi:

    Đức Phật hỏi: "Sinh mệnh dài bao lâu?"

  • Làm Sao Để Suy Nghĩ Tích Cực Hơn Sau Khi Kết Thúc Một Mối Quan Hệ

    Làm Sao Để Suy Nghĩ Tích Cực Hơn Sau Khi Kết Thúc Một Mối Quan Hệ

Phật học ứng dụng

'Trang điểm' đời mình bằng những lời Phật dạy

'Trang điểm' đời mình bằng những lời Phật dạy

  •  CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️
PHẬT THÍCH CA CÓ ĂN CHAY TRƯỜNG HAY KHÔNG?

    CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ PHẬT THÍCH CA CÓ ĂN CHAY TRƯỜNG HAY KHÔNG?

  • Bản thân hạnh phúc không đến từ bên ngoài mà đến từ trong tâm chúng ta

    Bản thân hạnh phúc không đến từ bên ngoài mà đến từ trong tâm chúng ta

  • Trang Chủ
  • Thông Tin
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Nghiên Cứu
  • Media Đất Việt
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Tam Tạng
  • Nghệ Thuật
  • Giáo Dục
  • Hoa Sen Audio
  • Đọc Sách


Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: thichnhatchieu@gmail.com 
Ghi rõ nguồn www.hoasendatviet.com - Hoa Sen Đất Việt  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Copyright by Lotus is traditional flower of Vietnam -  www.hoasendatviet.com. Designed by HSĐV