Tư tưởng và phong cách Thiền tông (P.1)
Ngày đăng: 02:07:40 28-10-2018 . Xem: 1256
Chương I
Thiền tông chiếm một vai trò trọng yếu trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc là một sự thật mà ai nấy đều công nhận. Nhưng hỏi vì sao nó được địa vị như thế thì có rất nhiều sự giải thích khác nhau. Có người nói: Thiền tông thuộc phạm vi của Bát Nhã Ba La Mật, tham cứu đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, chẳng đồng với thiền định, vì thế nó thịnh hành. Lại có người nói: Tư tưởng Thiền tông và tư tưởng Phật giáo Ấn Độ có nhiều điểm khác nhau, Thiền tông là một biểu hiện của Phật giáo sau khi truyền vào Trung Quốc chịu sự đồng hóa của tư tưởng truyền thống Trung Quốc mà phát sinh.
Do vì Phật giáo đã đồng hóa với tư tưởng truyền thống của Trung Quốc nên thích hợp với sự ưa chuộng của nhân dân Trung Quốc. Vì thế Thiền tông chiếm một vai trò trọng yếu trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc. Hai quan điểm vừa kể cố nhiên là dựa vào sự thật lịch sử và lý luận, nhưng nghiên cứu kỹ lại thì biết là chưa thỏa đáng. Tại sao vậy?
1. Đại triệt đại ngộ minh tâm kiến tánh và thiền định không thể dứt khoát phân khai. Muốn giảng rõ về vấn đề này, có thể chia làm 3 phần:
a. Chữ Thiền của Thiền tông hoặc Thiền định là dịch âm của tiếng Phạn chỉ cho hiện tượng ngưng tập hoàn toàn của sinh lý và tâm lý con người. Các phương pháp tu tập thiền định cho đến các tiến độ và giai đoạn của thiền định ở trong di sản văn hóa cổ đại Trung Quốc và Ấn Độ đều có tư liệu vô cùng phong phú. Nếu nói riêng ở Ấn Độ thì trước khi đức Thế Tôn Thích Ca đản sinh, các tôn giáo Ấn Độ đã có rất nhiều người chuyên tu thiền định ở trong núi rừng, đồng nội.
Như Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm 7 ghi: "Có vị tiên tên A-la-la với ba trăm đệ tử thường dạy họ tu định vô sở hữu xứ". "Thành Vương Xá có tiên nhân Ma-la-chi tử tên Vi-ô-đặc-ca với bảy trăm đệ tử, thường dạy tu định Phi tưởng phi phi tưởng xứ". Sau khi Thích Ca xuất gia đầu tiên Ngài có đến thỉnh giáo với các tiên nhân như A-la-la... Đây là một sự kiện lịch sử mà Phật giáo đồ đều biết .
Theo kinh Phổ Diệu 5, A-la-la... tu tập thiền định đều không thầy mà tự ngộ. Đủ thấy thiền định là một hiện tượng phổ thông trên sinh lý và tâm lý của con người, bất cứ người nào hễ chịu tu thì đều đạt đến, không có gì hiếm có, lạ lùng cả. Vì thế, sau khi Thế Tôn Thích Ca theo A-la-la... tu tập tứ thiền, bát định, Ngài từ giã họ, một mình đến dưới cội Bồ đề tư duy. Nhưng Luận Đại Trí Độ 7 ghi: "Tất cả chư Phật ở trong Đệ tứ thiền hành kiến đế đạo, đắc A-na-hàm, tức thời trong mười sáu tâm đắc Phật đạo.Trong Đệ tứ thiền xả bỏ thọ mạng, ở trong Đệ tứ thiền khởi nhập Niết bàn vô dư".Thành Duy Thức Luận Sớ Sao 9 ghi: "Phật muốn biết tâm của tất cả mọi người, phải nhập biên tế định thượng phẩm Đệ tứ thiền mới có thể biết".
Vậy đức Thế Tôn Thích Ca không có và cũng chẳng thể bỏ thiền định, vì thế thành Phật rồi, Ngài luôn luôn khuyến khích đệ tử siêng tu thiền định. Đối chiếu trước sau, dường như quá mâu thuẫn, nhưng thật ra không xung đột, vì người tu tập thiền định cảm thấy các hiện tượng đối với thân tâm mà trước đây chưa từng trải qua, như làđiều thân đặc biệt khinh an thơ thới, ý niệm đặc biệt điều nhu rỗng lặng ..v..v..., rất dễ khiến cho người ta ở ngoài thế giới hiện thực , phát sinh ảo giác thần bí. Nếu lấy những tứ ảo giác thần bí ấy làm thực tại, rồi kiến lập tín ngưỡng sùng bái thần linh hoặc chủ nghĩa thần bí. Phật giáo gọi đó là ngoại đạo, chẳng thể giải quyết vấn đề sinh tử. Trái lại, nếu lấy các hiện tượng từ thiền định phát sinh tiến một bước thể nhận cái lý của nó thì có thể thấu hiểu sâu sắc về vũ trụ và nhân sinh, đó gọi là trí huệ. Trí huệ thấu triệt thì được gọi là Bồ đề. Do đó nói: "Định hay sinh huệ", mà thành Phật cũng chẳng lìa "Đệ tứ thiền".
b. Tứ Gia Ngữ Lục 1 ghi: "Niên hiệu Khai Nguyên có Sa môn Đạo Nhất trụ ở Viện Truyền Pháp hằng ngày tọa thiền, Sư (Nam Nhạc Hoài Nhượng) biết là pháp khí, đến hỏi: "Đại đức tọa thiền để làm gì?". Đạo Nhất đáp: "Để làm Phật". Sư mới lấy một tấm gạch mài trên tảng đá trước am của Đạo Nhất. Đạo Nhất hỏi: "Sư mài tấm gạch để làm gì?" Sư đáp: "Để làm gương". Đạo Nhất: "Mài gạch có thể làm gương được sao?".Sư nói: "Mài gạch đã chẳng thành gương được thì tọa thiền có thể thành Phật được sao?".
Nhìn từ mặt ngoài của câu chuyện nổi tiếng này thì thấy dường như Thiền tông phản đối thiền định, nhưng kì thật không phải vậy đâu! Vì lúc ban đầu Phật giáo truyền vào Trung Quốc khá chú trọng tu thiền, về sau đến các đời Lương, Trần, Tùy cho đến đầu đời Đường, các thiền sư nổi tiếng ở hai miền Nam Bắc sông Trường Giang (xem trong Thiên Tập Thiền, Tục Cao Tăng Truyện) chính truyền 95 người, phụ 38 người, cộng chung 133 người, so với 210 của Cao Tăng Truyện thì nhiều hơn 67 người thì có thể tưởng tượng được sự chênh lệch cũng rất lớn. Như Lạc Dương Già Lam Ký 2 ghi:
"Tỳ kheo Huệ Ngưng ở chùa Sùng Chân chết, bảy ngày sau sống lại, qua phán xét của vua Diêm La, vì gọi lầm tên nên được miễn. Huệ Ngưng nói đủ về thời quá khứ, có năm thầy tỳ kheo kết bạn. Một tỳ kheo là Trí Thánh ở chùa Bảo Minh, khổ hạnh tọa thiền được lên Trời. Có một tỳ kheo tên Đạo Phẩm ở chùa Bát Nhã đã tụng kinh Niết bàn cũng được sinh lên trời. Có một tỳ kheo tên là Đàm Mưu Tối ở chùa Dung Giác giảng Kinh Niết Bàn, Hoa Nghiêm cho hàng nghìn người, vua Diêm-la nói: "Người giảng kinh tâm còn bỉ ngả, kiêu mạn khinh người là hạnh thô lỗ bậc nhất trong hàng tỳ kheo". Nay chỉ thử tọa thiền tụng kinh, không hỏi giảng kinh. Đàm Mưu Tối nói: "Từ lập thân đến nay bần đạo chỉ thích giảng kinh, thật chẳng quen tụng".
Vua Diêm-la sai đem giam vào ngục tối, liền có mười người áo xanh giải Đàm Mưu Tối đến cửa Tây Bắc, phòng ốc đều tối đen, dường như không phải chỗ tốt... Hồ Thái Hậu nghe kể lại, sai quan Hoàng Môn Thị Lang tên Từ Hột, dựa theo lời của Huệ Ngưng tìm đến chùa Bảo Minh. Phía Đông thành có chùa Bảo Minh,trong thành có chùa Bát Nhã, phía Tây thành có chùa Dung Giác. Hỏi các thầy Trí Thánh, Đạo Phẩm, Đàm Mưu Tối đều là người có thật. Thái Hậu nói: "Người chết có tội phước", bèn thỉnh 100 vị Tăng tọa thiền thường đến cung điện cúng dường. Từ đó về sau, tỳ kheo ở Kinh Ấp đều tọa thiền, tụng kinh, không còn muốn giảng kinh nữa".
Huệ Ngưng là một vị Thiền tăng bình thường, không có địa vị trên lịch sử Phật giáo, Hồ Thái Hậu cũng chỉ có kiến thức của một bà già ăn chay thờ Phật. Việc làm của họ, chúng ta cố nhiên bất tất phải xem trọng, nhưng Cao Tăng Truyện 16 ghi:
"Ngài Tăng Trù tuổi quá 70, tinh thần thanh cao khoáng đạt cảm hóa lòng người, khiêm cung đối với chúng sinh, giáo hóa hợp cơ: Vua (Văn Tuyên Đế, Bắc Tề) rước Ngài vào cung luận đàm chính lý, nhân đó Ngài dạy ba cõi vốn không, đất nước cũng vậy, vinh hoa phú quý không thể giữ mãi, rồi giảng kĩ về pháp tứ niệm xứ. Vua nghe qua, tháo mồ hôi, nổi gai ốc, liền thụ nhận thiền đạo, tu học chẳng bao lâu chứng được định sâu...
Vua nói: "Đại tông của Phật pháp lấy tĩnh tâm làm gốc. Các pháp sư truyền pháp giáo hóa rộn ràng chưa đáng gọi là xiển dương, nên cần dẹp hết".
Bắc Tề, Văn Tuyên Đế được thiền sư Tăng Trù (đại đệ tử của thiền sư Bạt-đà, người khai sáng chùa Thiếu Lâm) truyền cho Thiền đạo, và kiến giải của nhà vua, cao hơn nhiều so với Hồ Thái Hậu thời Bắc Ngụy, may mà nhờ thiền sư Tăng Trù hết sức can gián, nhà vua mới không thực hiện việc phế bỏ giảng kinh. Đến thời đại ngài Đạo Tuyên cách Bắc Ngụy Hiếu Minh Đế, Bắc Tề Văn Tuyên Đế hơn một trăm năm.trong Tục Cao Tăng Truyện, Ngài phê bình các thiền sư đương thời như sau: "Người tu thiền thời gần đây phần nhiều phế bỏ nghĩa học, chỉ nghe theo lời chỉ dạy của Thầy mà tu tập... Hoặc trở lại đắm trước định thế gian cho là tu tập chân không; niệm tụng Tây phương ý muốn diệt phiền não; cổ đeo tràng hạt, lần chuỗi gọi là thiền số; nạp y khất thực cho đó là tâm đạo. Lại có một số người nương tựa tự viện dốc lòng tu theo lối tà để được an thân rồi cho đó là đúng, các việc học khác là sai, cố chấp như thế, sự sai trái của mình ai biết?".
Như vậy đủ thấy trước khi Thiền tông thành lập, người tu tập thiền định trong giới Phật giáo Trung Quốc phần đông không có sự kết hợp với Bát-nhã ba-la-mật, do đó mà ưa chuộng thần thông, thoát ly thực tế, rơi vào khô thiền hoặc Tiểu thừa thiền. Lúc Mã Tổ chưa gặp thiền sư Hoài Nhượng, ngồi một mình trong núi, toan tính thành Phật chính là trúng nhằm cái bệnh khô thiền hoặc Tiểu thừa thiền . Hoài Nhượng theo bệnh cho thuốc, uốn nắn lại cho đúng, vì thế nói: "Ngồi thiền há có thể thành Phật", nhưng chẳng phải hoàn toàn phản đối thiền định.
c. Sơ tổ Thiền tông, mọi người đều biết là Bồ-đề-đạt-ma. Về việc chân ngụy của sự tích Ngài, các nhà nghiên cứu có nhiều ý kiến bất đồng, ở đây không bàn đến. Ở đây chỉ muốn dẫn dụng trong Tục Cao Tăng Truyện vài câu của "Nhập đạo tứ hạnh" tương truyền là của Bồ-đề-đạt-ma: "Nếu bỏ vọng về chân, ngưng trụ bích quán, không mình không người, phàm thánh bình đẳng, kiên trụ chẳng động, chẳng còn chạy theo văn tự thì thầm phù hợp với lý, không có phân biệt, lặng lẽ vô vi, gọi là lý nhập".
"Bích quán" nghĩa là "ngoài dứt các duyên, trong không nghĩ tưởng, tâm như tường vách ", đây là một phương pháp tu thiền cùng vói thiền định nói chung , chỉ có tiến độ sâu cạn hoặc đốn tiệm bất đồng, không có sự khác nhau trên bản chất, đủ thấy Đạt-ma cũng chẳng bỏ thiền định. Trong truyện Nhị Tổ Huệ Khả không có ghi chép Ngài tu tập thiền định nhưng Ngài đã từng theo học chủ trương "Bích quán" của Bồ-đề-đạt-ma suốt 6 năm, và đạt đến trình độ "sự lý kiêm dung, khổ lạc vô ngại", nhất định là Ngài đã tu pháp Bích quán và đạt đến thành quả kể trên . Các đệ tử của Ngài là thiền sư Na và thiền sư Huệ Mãn đều là người khắc khổ tu thiền.
Cuộc đời và sự nghiệp Tam Tổ Tăng Xán và Tứ tổ Đạo Tín tuy đơn giản, nhưng chúng ta cũng thấy ghi lại trong truyện ký là các ngài cũng chú trọng tu thiền. Thế thì Thiền tông từ lúc bắt đầu là theo lời dạy của Phật Thích–ca phải chuyên cần tu thiền nên gọi là Thiền tông, rất đúng với sự thật. Tổ sư Thiền tông đã bảo trì truyền thống tu thiền, về sau mới thấy tư thái của phái sơn lâm xuất hiện trong giới Phật giáo. Điều này có ảnh hưởng rất lớn trong toàn bộ giới Phật giáo nói chung và đối với tác phong của Thiền tông từ khi chính thức thành lập về sau. Do đó cần phải giải thích rõ ràng. cho đến những điểm bất đồng giữa Thiền tông và thiền nói chung, sẽ được trình bày ở tiết sau.
Chương II
2. Tư tưởng Thiền tông là một loại hình phát triển tại Trung Quốc của tư tưởng Bát-nhã thuộc Phật giáo Đại thừa Ấn Độ, không có quan hệ lớn với tư tưởng truyền thống của Trung Quốc, ở đây chia làm 4 mục để trình bày:
a. Truyện Đạt-ma, Tục cao Tăng Truyện 16 ghi:
"Có nhiều đường lối vào đạo, nhưng chủ yếu chỉ có hai: lý và hạnh. Nhờ giáo ngộ tông, tin sâu chúng sinh đồng một chân tánh, vì bị khách trần ngăn che, cho nên cần phải bỏ hư ngụy trở về chân thật".
Kệ của Huệ Khả đáp Cư sĩ Hướng:
Thiền tông chiếm một vai trò trọng yếu trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc là một sự thật mà ai nấy đều công nhận. Nhưng hỏi vì sao nó được địa vị như thế thì có rất nhiều sự giải thích khác nhau. Có người nói: Thiền tông thuộc phạm vi của Bát Nhã Ba La Mật, tham cứu đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, chẳng đồng với thiền định, vì thế nó thịnh hành. Lại có người nói: Tư tưởng Thiền tông và tư tưởng Phật giáo Ấn Độ có nhiều điểm khác nhau, Thiền tông là một biểu hiện của Phật giáo sau khi truyền vào Trung Quốc chịu sự đồng hóa của tư tưởng truyền thống Trung Quốc mà phát sinh.
Do vì Phật giáo đã đồng hóa với tư tưởng truyền thống của Trung Quốc nên thích hợp với sự ưa chuộng của nhân dân Trung Quốc. Vì thế Thiền tông chiếm một vai trò trọng yếu trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc. Hai quan điểm vừa kể cố nhiên là dựa vào sự thật lịch sử và lý luận, nhưng nghiên cứu kỹ lại thì biết là chưa thỏa đáng. Tại sao vậy?
1. Đại triệt đại ngộ minh tâm kiến tánh và thiền định không thể dứt khoát phân khai. Muốn giảng rõ về vấn đề này, có thể chia làm 3 phần:
a. Chữ Thiền của Thiền tông hoặc Thiền định là dịch âm của tiếng Phạn chỉ cho hiện tượng ngưng tập hoàn toàn của sinh lý và tâm lý con người. Các phương pháp tu tập thiền định cho đến các tiến độ và giai đoạn của thiền định ở trong di sản văn hóa cổ đại Trung Quốc và Ấn Độ đều có tư liệu vô cùng phong phú. Nếu nói riêng ở Ấn Độ thì trước khi đức Thế Tôn Thích Ca đản sinh, các tôn giáo Ấn Độ đã có rất nhiều người chuyên tu thiền định ở trong núi rừng, đồng nội.
Như Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm 7 ghi: "Có vị tiên tên A-la-la với ba trăm đệ tử thường dạy họ tu định vô sở hữu xứ". "Thành Vương Xá có tiên nhân Ma-la-chi tử tên Vi-ô-đặc-ca với bảy trăm đệ tử, thường dạy tu định Phi tưởng phi phi tưởng xứ". Sau khi Thích Ca xuất gia đầu tiên Ngài có đến thỉnh giáo với các tiên nhân như A-la-la... Đây là một sự kiện lịch sử mà Phật giáo đồ đều biết .
Theo kinh Phổ Diệu 5, A-la-la... tu tập thiền định đều không thầy mà tự ngộ. Đủ thấy thiền định là một hiện tượng phổ thông trên sinh lý và tâm lý của con người, bất cứ người nào hễ chịu tu thì đều đạt đến, không có gì hiếm có, lạ lùng cả. Vì thế, sau khi Thế Tôn Thích Ca theo A-la-la... tu tập tứ thiền, bát định, Ngài từ giã họ, một mình đến dưới cội Bồ đề tư duy. Nhưng Luận Đại Trí Độ 7 ghi: "Tất cả chư Phật ở trong Đệ tứ thiền hành kiến đế đạo, đắc A-na-hàm, tức thời trong mười sáu tâm đắc Phật đạo.Trong Đệ tứ thiền xả bỏ thọ mạng, ở trong Đệ tứ thiền khởi nhập Niết bàn vô dư".Thành Duy Thức Luận Sớ Sao 9 ghi: "Phật muốn biết tâm của tất cả mọi người, phải nhập biên tế định thượng phẩm Đệ tứ thiền mới có thể biết".
Vậy đức Thế Tôn Thích Ca không có và cũng chẳng thể bỏ thiền định, vì thế thành Phật rồi, Ngài luôn luôn khuyến khích đệ tử siêng tu thiền định. Đối chiếu trước sau, dường như quá mâu thuẫn, nhưng thật ra không xung đột, vì người tu tập thiền định cảm thấy các hiện tượng đối với thân tâm mà trước đây chưa từng trải qua, như làđiều thân đặc biệt khinh an thơ thới, ý niệm đặc biệt điều nhu rỗng lặng ..v..v..., rất dễ khiến cho người ta ở ngoài thế giới hiện thực , phát sinh ảo giác thần bí. Nếu lấy những tứ ảo giác thần bí ấy làm thực tại, rồi kiến lập tín ngưỡng sùng bái thần linh hoặc chủ nghĩa thần bí. Phật giáo gọi đó là ngoại đạo, chẳng thể giải quyết vấn đề sinh tử. Trái lại, nếu lấy các hiện tượng từ thiền định phát sinh tiến một bước thể nhận cái lý của nó thì có thể thấu hiểu sâu sắc về vũ trụ và nhân sinh, đó gọi là trí huệ. Trí huệ thấu triệt thì được gọi là Bồ đề. Do đó nói: "Định hay sinh huệ", mà thành Phật cũng chẳng lìa "Đệ tứ thiền".
b. Tứ Gia Ngữ Lục 1 ghi: "Niên hiệu Khai Nguyên có Sa môn Đạo Nhất trụ ở Viện Truyền Pháp hằng ngày tọa thiền, Sư (Nam Nhạc Hoài Nhượng) biết là pháp khí, đến hỏi: "Đại đức tọa thiền để làm gì?". Đạo Nhất đáp: "Để làm Phật". Sư mới lấy một tấm gạch mài trên tảng đá trước am của Đạo Nhất. Đạo Nhất hỏi: "Sư mài tấm gạch để làm gì?" Sư đáp: "Để làm gương". Đạo Nhất: "Mài gạch có thể làm gương được sao?".Sư nói: "Mài gạch đã chẳng thành gương được thì tọa thiền có thể thành Phật được sao?".
Nhìn từ mặt ngoài của câu chuyện nổi tiếng này thì thấy dường như Thiền tông phản đối thiền định, nhưng kì thật không phải vậy đâu! Vì lúc ban đầu Phật giáo truyền vào Trung Quốc khá chú trọng tu thiền, về sau đến các đời Lương, Trần, Tùy cho đến đầu đời Đường, các thiền sư nổi tiếng ở hai miền Nam Bắc sông Trường Giang (xem trong Thiên Tập Thiền, Tục Cao Tăng Truyện) chính truyền 95 người, phụ 38 người, cộng chung 133 người, so với 210 của Cao Tăng Truyện thì nhiều hơn 67 người thì có thể tưởng tượng được sự chênh lệch cũng rất lớn. Như Lạc Dương Già Lam Ký 2 ghi:
"Tỳ kheo Huệ Ngưng ở chùa Sùng Chân chết, bảy ngày sau sống lại, qua phán xét của vua Diêm La, vì gọi lầm tên nên được miễn. Huệ Ngưng nói đủ về thời quá khứ, có năm thầy tỳ kheo kết bạn. Một tỳ kheo là Trí Thánh ở chùa Bảo Minh, khổ hạnh tọa thiền được lên Trời. Có một tỳ kheo tên Đạo Phẩm ở chùa Bát Nhã đã tụng kinh Niết bàn cũng được sinh lên trời. Có một tỳ kheo tên là Đàm Mưu Tối ở chùa Dung Giác giảng Kinh Niết Bàn, Hoa Nghiêm cho hàng nghìn người, vua Diêm-la nói: "Người giảng kinh tâm còn bỉ ngả, kiêu mạn khinh người là hạnh thô lỗ bậc nhất trong hàng tỳ kheo". Nay chỉ thử tọa thiền tụng kinh, không hỏi giảng kinh. Đàm Mưu Tối nói: "Từ lập thân đến nay bần đạo chỉ thích giảng kinh, thật chẳng quen tụng".
Vua Diêm-la sai đem giam vào ngục tối, liền có mười người áo xanh giải Đàm Mưu Tối đến cửa Tây Bắc, phòng ốc đều tối đen, dường như không phải chỗ tốt... Hồ Thái Hậu nghe kể lại, sai quan Hoàng Môn Thị Lang tên Từ Hột, dựa theo lời của Huệ Ngưng tìm đến chùa Bảo Minh. Phía Đông thành có chùa Bảo Minh,trong thành có chùa Bát Nhã, phía Tây thành có chùa Dung Giác. Hỏi các thầy Trí Thánh, Đạo Phẩm, Đàm Mưu Tối đều là người có thật. Thái Hậu nói: "Người chết có tội phước", bèn thỉnh 100 vị Tăng tọa thiền thường đến cung điện cúng dường. Từ đó về sau, tỳ kheo ở Kinh Ấp đều tọa thiền, tụng kinh, không còn muốn giảng kinh nữa".
Huệ Ngưng là một vị Thiền tăng bình thường, không có địa vị trên lịch sử Phật giáo, Hồ Thái Hậu cũng chỉ có kiến thức của một bà già ăn chay thờ Phật. Việc làm của họ, chúng ta cố nhiên bất tất phải xem trọng, nhưng Cao Tăng Truyện 16 ghi:
"Ngài Tăng Trù tuổi quá 70, tinh thần thanh cao khoáng đạt cảm hóa lòng người, khiêm cung đối với chúng sinh, giáo hóa hợp cơ: Vua (Văn Tuyên Đế, Bắc Tề) rước Ngài vào cung luận đàm chính lý, nhân đó Ngài dạy ba cõi vốn không, đất nước cũng vậy, vinh hoa phú quý không thể giữ mãi, rồi giảng kĩ về pháp tứ niệm xứ. Vua nghe qua, tháo mồ hôi, nổi gai ốc, liền thụ nhận thiền đạo, tu học chẳng bao lâu chứng được định sâu...
Vua nói: "Đại tông của Phật pháp lấy tĩnh tâm làm gốc. Các pháp sư truyền pháp giáo hóa rộn ràng chưa đáng gọi là xiển dương, nên cần dẹp hết".
Bắc Tề, Văn Tuyên Đế được thiền sư Tăng Trù (đại đệ tử của thiền sư Bạt-đà, người khai sáng chùa Thiếu Lâm) truyền cho Thiền đạo, và kiến giải của nhà vua, cao hơn nhiều so với Hồ Thái Hậu thời Bắc Ngụy, may mà nhờ thiền sư Tăng Trù hết sức can gián, nhà vua mới không thực hiện việc phế bỏ giảng kinh. Đến thời đại ngài Đạo Tuyên cách Bắc Ngụy Hiếu Minh Đế, Bắc Tề Văn Tuyên Đế hơn một trăm năm.trong Tục Cao Tăng Truyện, Ngài phê bình các thiền sư đương thời như sau: "Người tu thiền thời gần đây phần nhiều phế bỏ nghĩa học, chỉ nghe theo lời chỉ dạy của Thầy mà tu tập... Hoặc trở lại đắm trước định thế gian cho là tu tập chân không; niệm tụng Tây phương ý muốn diệt phiền não; cổ đeo tràng hạt, lần chuỗi gọi là thiền số; nạp y khất thực cho đó là tâm đạo. Lại có một số người nương tựa tự viện dốc lòng tu theo lối tà để được an thân rồi cho đó là đúng, các việc học khác là sai, cố chấp như thế, sự sai trái của mình ai biết?".
Như vậy đủ thấy trước khi Thiền tông thành lập, người tu tập thiền định trong giới Phật giáo Trung Quốc phần đông không có sự kết hợp với Bát-nhã ba-la-mật, do đó mà ưa chuộng thần thông, thoát ly thực tế, rơi vào khô thiền hoặc Tiểu thừa thiền. Lúc Mã Tổ chưa gặp thiền sư Hoài Nhượng, ngồi một mình trong núi, toan tính thành Phật chính là trúng nhằm cái bệnh khô thiền hoặc Tiểu thừa thiền . Hoài Nhượng theo bệnh cho thuốc, uốn nắn lại cho đúng, vì thế nói: "Ngồi thiền há có thể thành Phật", nhưng chẳng phải hoàn toàn phản đối thiền định.
c. Sơ tổ Thiền tông, mọi người đều biết là Bồ-đề-đạt-ma. Về việc chân ngụy của sự tích Ngài, các nhà nghiên cứu có nhiều ý kiến bất đồng, ở đây không bàn đến. Ở đây chỉ muốn dẫn dụng trong Tục Cao Tăng Truyện vài câu của "Nhập đạo tứ hạnh" tương truyền là của Bồ-đề-đạt-ma: "Nếu bỏ vọng về chân, ngưng trụ bích quán, không mình không người, phàm thánh bình đẳng, kiên trụ chẳng động, chẳng còn chạy theo văn tự thì thầm phù hợp với lý, không có phân biệt, lặng lẽ vô vi, gọi là lý nhập".
"Bích quán" nghĩa là "ngoài dứt các duyên, trong không nghĩ tưởng, tâm như tường vách ", đây là một phương pháp tu thiền cùng vói thiền định nói chung , chỉ có tiến độ sâu cạn hoặc đốn tiệm bất đồng, không có sự khác nhau trên bản chất, đủ thấy Đạt-ma cũng chẳng bỏ thiền định. Trong truyện Nhị Tổ Huệ Khả không có ghi chép Ngài tu tập thiền định nhưng Ngài đã từng theo học chủ trương "Bích quán" của Bồ-đề-đạt-ma suốt 6 năm, và đạt đến trình độ "sự lý kiêm dung, khổ lạc vô ngại", nhất định là Ngài đã tu pháp Bích quán và đạt đến thành quả kể trên . Các đệ tử của Ngài là thiền sư Na và thiền sư Huệ Mãn đều là người khắc khổ tu thiền.
Cuộc đời và sự nghiệp Tam Tổ Tăng Xán và Tứ tổ Đạo Tín tuy đơn giản, nhưng chúng ta cũng thấy ghi lại trong truyện ký là các ngài cũng chú trọng tu thiền. Thế thì Thiền tông từ lúc bắt đầu là theo lời dạy của Phật Thích–ca phải chuyên cần tu thiền nên gọi là Thiền tông, rất đúng với sự thật. Tổ sư Thiền tông đã bảo trì truyền thống tu thiền, về sau mới thấy tư thái của phái sơn lâm xuất hiện trong giới Phật giáo. Điều này có ảnh hưởng rất lớn trong toàn bộ giới Phật giáo nói chung và đối với tác phong của Thiền tông từ khi chính thức thành lập về sau. Do đó cần phải giải thích rõ ràng. cho đến những điểm bất đồng giữa Thiền tông và thiền nói chung, sẽ được trình bày ở tiết sau.
Chương II
2. Tư tưởng Thiền tông là một loại hình phát triển tại Trung Quốc của tư tưởng Bát-nhã thuộc Phật giáo Đại thừa Ấn Độ, không có quan hệ lớn với tư tưởng truyền thống của Trung Quốc, ở đây chia làm 4 mục để trình bày:
a. Truyện Đạt-ma, Tục cao Tăng Truyện 16 ghi:
"Có nhiều đường lối vào đạo, nhưng chủ yếu chỉ có hai: lý và hạnh. Nhờ giáo ngộ tông, tin sâu chúng sinh đồng một chân tánh, vì bị khách trần ngăn che, cho nên cần phải bỏ hư ngụy trở về chân thật".
Kệ của Huệ Khả đáp Cư sĩ Hướng:
"Nói chân pháp này đều như thật.
Lý chân sâu thẳm không sai khác
Vốn mê ma-ni, nói sỏi đá
Hoát nhiên tự giác biết chân châu
Vô minh, trí huệ đồng, không khác
Phải biết muôn pháp thảy đều Như
Xót thương bọn người mang nhị kiến.
Mượn bút thay lời viết thư này
Thân này cùng Phật không sai khác
Niết-bàn vô dư, đâu cần tìm.
(Tục Cao Tăng Truyện16)
Lý chân sâu thẳm không sai khác
Vốn mê ma-ni, nói sỏi đá
Hoát nhiên tự giác biết chân châu
Vô minh, trí huệ đồng, không khác
Phải biết muôn pháp thảy đều Như
Xót thương bọn người mang nhị kiến.
Mượn bút thay lời viết thư này
Thân này cùng Phật không sai khác
Niết-bàn vô dư, đâu cần tìm.
(Tục Cao Tăng Truyện16)
Đây là tư liệu đáng tin, trong đó đại khái có ba tư tưởng chủ yếu:
1. Vạn pháp đều như, chúng sinh đồng một chân tánh;
2. Ngay nơi vọng tức là chân, vô minh và trí huệ như nhau, không khác;
3. Khách trần không thật, xả bỏ liền trở về chân. Chúng ta có thể tìm thấy căn cứ của điều này trong kinh Lăng-già. Như Lăng-già A-bạt-đa-la Bảo Kinh 4 ghi: "Tuy tự tánh thanh tịnh, nhưng vì bị khách trần che lấp nên vẫn thấy không thanh tịnh". Phẩm Tập Nhất Thiết Phật Pháp trong kinh Nhập Lăng-già 3 ghi: "Như Lai Tạng tự táùnh thanh tịnh đủ ba mươi hai tướng ở trong thân của tất cả chúng sinh, nhưng bị bao bọc bởi ấm, giới, nhập, cấu, nhiễm chẳng thật của tham sân si bao bọc như ngọc báu vô giá bị gói trong chiếc áo dơ". Đây là căn cứ lý luận của "Vạn pháp đều Như, chúng sinh đồng một chân tánh".
Kinh Đại Thừa Nhập Lăng-già 2 ghi: Thế nào là không có hai tướng? Này Đại Huệ! Như gương và bóng, như dài và ngắn, như đen và trắng đều đối đãi với nhau mà lập, một mình đơn độc thì bất thành. Này Đại Huệ! Chẳng phải ngoài sinh tử Niết-bàn, chẳng phải ngoài Niết-bàn có sinh tử, sinh tử Niết-bàn không có tướng trái nhau. Như sinh tử và Niết-bàn, tất cả pháp cũng như thế, đây gọi là không có hai tướng" .
Điều này cũng có thể chứng minh quan điểm: "Ngay nơi vọng tức là chân, vô minh và trí huệ như nhau, không khác", có chỗ căn cứ. Kinh Lăng-già 1 ghi: " Pháp và phi pháp chỉ là do phân biệt. Do phân biệt cho nên chẳng thể lìa bỏ, lại càng thêm lớn tất cả hư vọng , chẳng được tịch-diệt. Tịch-diệt nghĩa là một duyên . Một duyên tức là tam-muội bậc nhất". Điều này đâu có khác với "khách trần chẳng thật, liền bỏ thì có thể trở về chân".
Do đây mà các Tổ sư Thiền tông đã từng được gọi là Lăng-già Sư, trong Tục Cao Tăng Truyện cũng nói: "Đầu tiên, thiền sư Đạt-ma đem 4 quyển Lăng-già trao cho Huệ Khả và dặn: "Ta xét thấy Trung Quốc chỉ hợp với kinh này, ông hãy theo đây tu hành thì có thể được giải thoát". Và Tục Cao Tăng Truyện còn ghi:"Các thiền sư Na, Mãn... thường mang theo bên mình 4 quyển Lăng-già và cho đó là tâm yếu, rồi theo lời dạy trong kinh tu hành chẳng sai sót. Đây chính là căn cứ lịch sử của cái gọi là Lăng-già ấn tâm".
b. Kinh Lăng-già nói về thức A-lại-da, thông thường bị xếp vào trong kinh điển Tướng tông, nhưng nghĩa lý cơ bản của kinh này không khác với các kinh luận Tánh tông. Như Luận Đại Trí Độ 39 ghi: "Pháp thế gian chẳng khác pháp xuất thế gian, pháp xuất thế gian chẳng khác pháp thế gian. Pháp thế gian tức là pháp xuất thế gian. Vì sao? Vì cái gọi là khác đó không thật có".
Phẩm Pháp trong kinh Đại Bát-nhã 569 ghi: "Pháp tánh chân như và hữu tình chân như không hai, không khác; các pháp chân như và pháp tánh chân như không hai, không khác; pháp tánh chân như và tam thế chân như không trái ngược nhau. Tam thế chân như tức là uẩn, xứ, giới chân như. Uẩn, xứ, giới chân như tức là tịnh, nhiễm chân như. Tịnh, nhiễm chân như tức là sinh tử Niết-bàn chân như. Sinh tử Niết-bàn chân như tức là tất cả pháp chân như". Đây là chân đế của tất cả kinh điển Đại Thừa đồng xiển dương, căn cứ lập luận của nó là "duyên khởi tánh không".
Nhân vì tất cả sự vật của thế gian, xuất thế gian, nhiễm, tịnh... đã đều dựa vào nhân, chờ đợi duyên mà sinh khởi, nhất định đều là vô tự tánh, là không; "không" trở thành thật tướng nhất vị của khắp tất cả pháp. Trên thật tướng này tìm không ra sự khác biệt của tất cả pháp, buông bỏ sự sai biệt do phân biệt sinh ra thì khế hội được thật tướng, vì thế thiền sư Huệ Khả nói: "Vô minh,trí huệ như nhau, không khác, phải biết muôn pháp thảy đều là chân như".
Thiền sư Tăng Xán cũng nói: "Quan sát bốn phương, trên, dưới, chẳng thấy pháp, chẳng thấy thân, chẳng thấy tâm, cho đến tâm lìa danh tự, thân đồng hư không, pháp đồng huyễn mộng, không đắc, không chứng, sau đó mới gọi là giải thoát".Vậy thì hệ thống tư tưởng truyền thừa liên tục từ Đạt-ma, Huệ Khả... tuy y cứ kinh Lăng-già nhưng vẫn không ra ngoài kinh Bát-nhã và phạm vi tư tưởng của Long Thọ, vì thế Thiền tông còn tự xưng là "Nam Thiên Trúc Nhất Thừa Tông".
c. Từ quá trình phát triển tư tưởng Phật giáo Ấn Độ, chúng ta thấy Bồ Tát Long Thọ đã phát triển tư tưởng Bát-nhã, đồng thời cũng mở rộng tầm nhìn hoặc phạm vi hoạt động của Phật giáo đồ, như kinh Tạp Thí Dụ ghi:
"Vô lượng trần số kiếp quá khứ, có Bồ Tát tên Hỉ Căn ở trong đại chúng giảng Ma-ha-diễn (Đại thừa), lúc ấy Văn-thù–sư-lợi là người phàm, xuất gia tu đạo chuyên tinh khổ hạnh, hành 12 hạnh đầu- đà, có phước độ mọi người, gặp lúc giảng pháp, do đó qua nghe. Bồ Tát Hỉ căn giảng pháp thật tướng, nói tham, sân, si cùng với đạo không khác, cũng tức là đạo, cũng là Niết-bàn. Văn-thù nghe qua, không tin liền bỏ đi, đến nhà đệ tử của Hỉ Căn nói cho người ấy nghe về pháp quán bất tịnh.
Đệ tử của Hỉ Căn hỏi vặn lại: "Vô sở là sự chân thật của pháp. Các pháp đều không thì làm sao có tịnh và bất tịnh?" Vị tỳ-kheo đầu-đà im lặng không đáp được, trong lòng nổi giận thành ra uất hận. Đệ tử của Hỉ Căn liền nói 70 bài kệ ngợi khen pháp thật tướng. Tỳ-kheo đầu-đà nghe một bài kệ, lòng giận tăng thêm một phần, nghe hết 70 bài kệ, lòng giận tăng đến 70 phần. Nói kệ vừa xong, đất liền nứt ra, địa ngục Vô Trạch hiện ra, tỳ-kheo đầu-đà bị rơi vào trong đó, qua vô lượng kiếp, tội hết mới được ra. Sau đó mới biết, chẳng tin diệu pháp thì bị tội nặng".
Câu chuyện Bồ Tát Hỉ Căn cũng thấy có ghi trong Luận Đại Trí Độ, tôi cho rằng đây là từ lý luận "Pháp tánh chân như và hữu tình chân như không hai, không khác" của kinh Đại Bát-nhã triển khai ra. Đến ngài Vô Trước lại phát triển thêm, như Luận Du-già Sư Địa 36 ghi:
"Các Bồ Tát do thâm nhập vào trí pháp vô ngã nên biết đúng như thật tự tánh tất cả pháp ly ngôn, đạt đến không có một chút phẩm loại để khỏi phân biệt. Chỉ nhận sự vật, chỉ nhận chân như, chứ chẳng nghĩ: Đây là sự vật, đây là chân như mà chỉ hành thắng nghĩa. Như vậy, vì Bồ Tát hành thắng nghĩa nên đối với tất cả pháp bình đẳng, bình đẳng dùng Huệ chân như quán sát đúng như thật. Đối với tất cả chỗ, đủ bình đẳng kiến, đủ bình đẳng tâm, đắc hạnh xả tối thắng. Nương nhờ hạnh xả này nên lúc siêng năng tu tập tất cả thiện xảo minh xứ (ngũ minh), tuy gặp mọi sự nhọc nhằn, đủ thứ khổ nạn cũng không thoái chuyển… Các Bồ Tát này ở trong sinh tử Như như lưu chuyển, dù gặp khổ nạn lớn vẫn đủ sức phát triển Vô thượng Chính Đẳng Bồ-đề như thế".
Cách trình bày của Luận Du-già Sư Địa cụ thể hơn Luận Đại Trí Độ, biểu hiện hết sức rõ ràng tinh thần tích cực tiến thủ. Tôi cho rằng đây là nguyên nhân cơ bản mà Phật giáo Đại thừa áp đảo Phật giáo Tiểu thừa trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ.
d. Theo truyện Đạt-ma, ngài là người Nam Ấn Độ, sinh sau Vô Trước, Thế Thân khoảng một, hai trăm năm, chính là lúc tư tưởng Bát-nhã tại Ấn Độ phát triển đến cao trào. Tư tưởng và hành động của Đạt-ma đương nhiên chẳng thể không chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Bát-nhã, vì thế Ngài sang Trung Quốc hoằng pháp, do vì phong tục bất đồng, tác phong có khác,cho nên Ngài không được sự hoan nghênh của Phật giáo đồ Trung Quốc. Tác phong của thiền sư Huệ Khả (đại đệ tử của Ngài) cũng rất đặc biệt nên phải chịu sự đả kích còn lớn hơn, như trong truyện Huệ Khả ghi:
"....Huệ Khả trải qua các tình huống để nghiệm tâm, lăn lóc khắp chốn tịnh uế, mới biết lực dụng kiên cố, chẳng bị cảnh duyên cướp đoạt… Đầu niên hiệu Thiên Bình, Sư đi về phương Bắc khai pháp ở Tân Nghiệp, bọn chấp văn tự đua nhau thị phi. Lúc ấy, có thiền sư Đạo Hằng trước có tu thiền, được nhà vua mời vào đất Nghiệp, đệ tử đông đến số nghìn, thừa lúc Huệ Khả thuyết pháp không dựa vào kinh điển, vu cáo là lời ma, hối lộ quan phủ, phi lý giết hại. Vậy mà ngay từ đầu Sư không chút thù hận, bị hại mấy lần đến chết… Huệ Khả là người thong dong thuận theo thế tục, lúc thì ban bố đạo thanh tịnh, lúc thì ngâm vịnh gió trăng.... Ngài lận đận ở đất Nghiệp, đất Vệ chịu bao nỗi đắng cay, đạo vừa sâu xa lại vừa huyền diệu nhưng lại chưa có sự nghiệp, chết không có người tiếp nối vẻ vang".
"Lăn lóc khắp chốn tịnh uế" và "thong dong thuận theo thế tục" chính là một nếp sống cụ thể của"ở trong sinh tử Như như lưu chuyển" đã nói trong Luận Du-già Sư Địa, chứa đựng tinh thần tích cực tiến thủ. Vậy, ngọn nguồn của tư tưởng Thiền tông xuất phát từ Ấn Độ, chứ chẳng phải được phát sinh từ sự đồng hóa với tư tưởng truyền thống của Trung Quốc.
Chương III
Tông chỉ chủ yếu của Bát-nhã là khử bỏ chấp trước và từ "bích quán" có thể đưa đến thể nhận "khử bỏ chấp trước", vì thế người tham học của thiền môn trước sau vẫn kết hợp với tu thiền. Nhưng họ chẳng chấp trước tu thiền, chính là sau khi nhờ tu thiền mà đạt đến thể nhận rồi thì theo lý Bát-nhã mà thực hiện trong sinh hoạt hằng ngày, đây là điểm bất đồng giữa họ và người tu thiền khác và đây cũng là điểm họ vượt lên trên các người đó.
Phật giáo sau khi truyền nhập vào Trung Quốc, cũng như lúc ở Ấn Độ, nghĩa là luôn luôn phát triển. Đến thời đại Đạt-ma, Huệ Khả, do giáo lý của Thành Thật, Tam Luận khá phổ biến, ánh sáng Bát-nhã đã soi đến toàn thể giới Phật giáo, trong đó có các trứ tác của các thiên tài như Tăng Triệu, Đạo Sinh.... bàn về động tĩnh nhất như, đốn ngộ thành Phật, có tác dụng rất lớn đến việc thúc đẩy sự phát triển của Phật giáo Trung Quốc.Vì thế tư tưởng của Đạt-ma, Huệ Khả sau khi truyền được vài đời thì dần dần được giới Phật giáo tin nhận và trở thành Thiền tông. Nội dung tư tưởng Thiền tông gần với viên giáo Thiên Thai, sự thực tiễn trong cuộc sống hằng ngày so với tông Thiên Thai lại càng quan trọng hơn. Sau khi Thiền tông thịnh hành, tông Thiên Thai bị kém thế.
"Lăn lóc khắp chốn tịnh uế", "thong dong thuận theo thế tục" của thiền sư Huệ Khả, hoàn toàn không phải ai cũng làm được. Dưới ảnh hưởng tác phong của Ngài,có thể phát sinh chút ít lệch lạc mà trong Tục Cao Tăng Truyện, ngài Đạo Tuyên đã nghiêm khắc phê phán: "Hiện nay, một bọn học thiền, vọng truyền phong giáo, đồng với bọn tục nhiễm, khinh khi luật nghi, cửa miệng nói "tức sắc tâm minh, cho loạn là tĩnh, cố giữ hình hài cho nên có khổ lụy. Thần dụng chìm trong từ lệnh, định tướng mục nát trên đầu môi, bài bác Tiểu thừa, xả bỏ Đại thừa riêng dựng lập một nhà, nhiếp tế trụ trì, đã là sai trái".
Đây cũng là ý kiến của một bộ phận nhân sĩ thượng lưu của giới Phật giáo đương thời, các Tổ sư Thiền tông chẳng thể không nghĩ đến vấn đề tu chính tác phong để thích hợp với yêu cầu của giới Phật giáo. Thiền tông trải qua sự tu chính rồi xây dựng tác phong chất phác, hoạt bát, ẩn dật sơn lâm, đã vừa phù hợp với yêu cầu tôn giáo của tín đồ Phật giáo, cũng vừa thỏa mãn nhu yếu thích luận bàn huyền học của hàng ngũ trí thức. Nếu nói tư tưởng Thiền tông chịu ảnh hưởng của tư tưởng truyền thống Trung Quốc hoặc chịu sự hạn chế của thời đại, điều này là đúng.
Còn tiếp...
Nguồn: Cự Tán - Định Huệ dịch