Đi Mua Từ Bi - Truyện Ngắn
Ngày đăng: 00:19:35 17-01-2020 . Xem: 1216
Một tỉ phú có duy nhất 1 người con trai, chẳng may bị ung thư bao tử, nhờ phát hiện sớm nên chỉ phải cắt bỏ, từ đó anh ta không còn ăn uống được mà sống nhờ thuốc qua đường tĩnh mạch. Hôm đó theo mẹ đi lễ chùa, một người ăn xin đứng tuổi, cúi đầu trước mặt anh và cầu xin:
Xin ông nhỏ lòng từ bi mà bố thí chút gì cho tôi, tôi không có gì để ăn cả, tôi là người bất hạnh nhất trên đời này.
Anh nhà giàu nghe lời cầu xin bỗng dưng nổi nóng, một tay túm ngực áo người ăn xin, một tay dứ dứ nắm đấm và mắng:
Mày nói láo, mày là thằng nói láo!
Dạ thưa ông con nói thật, con nói thật, con thật là bất hạnh, sáng giờ con chưa có gì để ăn.
Mày dối trá, mày mà bất hạnh hả, tao nè, tao mới là người bất hạnh nhất nè, mày từ sáng đến giờ chưa ăn, còn tao, tao nè, cả năm nay tao chưa ăn gì cả, mày có biết không!
Anh ta giận dữ đẩy người ăn xin và quày quả quay ra xe về, vệ sĩ chạy theo, bà mẹ bối rối dúi ít tiền cho người ăn xin kèm lời xin lỗi rồi cũng lên xe của mình quay về.
Về phòng nằm trên ghế sô pha một lúc anh chợt tự trách mình quá đáng, nên gọi người giúp việc vào và sai đi tìm hiểu về người ăn xin. Mấy hôm sau anh nghe báo cáo:
Dạ thưa anh, ông ta thực sự nghèo, hôm qua ông chỉ xin được một ít thực phẩm đem về nhà, ông nhường hết cho mẹ già nằm một chỗ và đứa con gái tật nguyền.
Vậy ông ta ăn gì ?
Dạ không thấy ông ăn gì cả, chỉ thấy ông uống nước mà sao thấy ông vẫn vui vẻ, lại còn đẩy xe đưa mẹ đi chơi rồi đùa giỡn với con gái.
Ngồi một mình, thanh niên nhà giàu bâng khuâng tự hỏi “sao không ăn gì cả mà vẫn vui vẻ ?”, “không lẽ không đói?, không khó chịu ?”, … không tự giải đáp được anh bèn chép miệng “người ta không ăn mà vẫn vui vẻ, người ta làm được mình cũng làm được”. Nghĩ vậy nên anh vui vẻ ra văn phòng làm việc. Cả tuần nay tổng công ty rất vui vì bỗng nhiên sếp hay cười vui vẻ, dễ chịu, lại chịu đùa giỡn. Tin báo về người mẹ, lâu rồi mới thấy lại bóng dáng tươi trẻ của con trai, bà chậm nước mắt rồi đi thắp nhang.
Kéo dài chừng hơn tuần anh thật sự không thể tự đánh lừa mình nữa. Thật khó chịu, nước miếng vẫn chảy, mùi vị thức ăn thơm nồng vẫn thúc giục, nhìn đâu cũng thấy người ta ăn … cảm giác thèm thuồng và như người khuyết tật làm anh rất khó chịu. Anh biết hơn tuần qua anh vui vẻ đã làm mẹ cha và bao người hạnh phúc, nhưng thật lòng đã quá sức chịu đựng, đã có lúc anh úp mặt khóc lặng lẽ một mình.
Anh nhớ lại lời người ăn xin nói với mình “Xin ông nhỏ lòng từ bi mà bố thí chút gì cho tôi …”, như vậy có lẽ mình phải “nhỏ lòng từ bi” mới vui vẻ được. Gọi người quản gia vào anh bảo đi kiếm cái “lòng từ bi” cho anh, thấy người này ngơ ngơ ngác ngác, anh quắc mắt, quản gia vội cúi gập người dạ dạ. Ra ngoài nhóm các người giúp việc bàn tán xôn xao, nhà này rất lớn, hầu như cái gì cũng có, cây từ bi cũng có trồng mà cái “lòng từ bi” thì không thấy! Trong phòng anh nhà giàu chờ lâu bực bội bấm chuông, tổng quản gia bước vào nói dối khéo để kéo dài thời gian:
Dạ thưa anh, cái “lòng từ bi” bà đang giữ ạ, chờ bà về tôi sẽ trình bà để lấy.
Mẹ ta đang ở đâu ?
Dạ bà mới đi Indonesia hồi sáng, ba hôm nữa bà về ạ.
Rồi tổng quản lập tức đi tìm bà ở dãy biệt thự bên cạnh. Bà lắc đầu khi nghe câu chuyện. Có lý nào đi tìm cái “lòng từ bi” ? Suy nghĩ đến chiều sẩm tối, nghĩ ra một cách, bà hóa trang thành dân lao động rồi theo 2 người giúp việc, kiếm quán nước đối diện ngồi, nhìn thấy gia cảnh người ăn xin bà thầm rơi nước mắt, áy náy xót xa. Bà chợt quay sang nói với tổng quản:
Ông nghiên cứu sửa lại cái nhà cho người ta, rồi kiếm việc gì cho ông ta, ở nhà mà vẫn làm ra tiền nuôi mẹ, nuôi con nhỏ.
Ngắm nghía sinh hoạt của bà con khu phố, bà nói thêm:
Liên hệ chính quyền địa phương, mỗi cái tết tặng quà cho người nghèo của phường này.
Nói xong bà thấy nhẹ nhõm cả người, cái xót xa áy náy hồi nảy bay đi đâu mất một nửa. Một lát người ăn xin đi về bước vào nhà. Bà rất ngac nhiên, cái dáng liêu xiêu, lom khom khắc khổ ngoài đường biến đâu mất, ông ăn xin nhanh nhẹn đi vào nhà, tới thăm mẹ, ôm con gái, rồi lập tức buông ra, tay dẹp cái này, tay lau cái kia, thoăn thoắt buông bỏ, kéo qua đẩy về, không còn thấy đâu nét lao khổ ngoài đường. Bà ngạc nhiên quá, sức khỏe đâu thế? Kìa ông lại vui vẻ lau chùi rồi cho mẹ ăn, miệng liếng thoắng nói gì đó, xong ông ngồi nhìn con gái tự xúc ăn mấy thứ ông mang về, vỗ vỗ đầu con rồi thì thầm gì đó, con gái nhìn ông cười, trông ông thật hạnh phúc. Hai người ăn xong, ông dọn dẹp mọi thứ rồi kéo hai người thân ngồi gần, ông bắt đầu ăn phần thực phẩm còn sót lại một cách ngon lành, sung sướng. Bà thật sự ngạc nhiên và khâm phục. Bà quay sang nói với tổng quản:
Anh kiếm một chiếc xe lăn cho bà cụ, và áo quần cho bé gái.
Nói được câu này xong bà chợt cảm thấy hạnh phúc, sung sướng. Bà tưởng như đã thấy được cảnh gia đình người ăn xin sống thoải mái sau khi tổng quản giúp. Phải, dù thiếu thốn trăm bề, người ăn xin vẫn vui tươi khi hy sinh cho gia đình, khi biết “thương người như thể thương thân”. Vui tươi, hạnh phúc bền vững là đây chứ ở đâu!
Bà đứng dậy: “Ta đi về”. Bà đã biết “lòng từ bi” ở đâu để kiếm và mang về cho con trai còn thiếu. Nó nằm ở sự thương yêu để giải thoát, giải thoát để đi đến sự an nhiên, an nhiên để chấp nhận nghiệp quả của mình và xây dựng một nghiệp quả tốt đẹp hơn cho tương lai.
Bà vui vẻ mang “lòng từ bi” về cho con trai, rẻ quá, chỉ một ít quà thôi mà.
Tâm Quang - Huỳnh Huy Việt
Xin ông nhỏ lòng từ bi mà bố thí chút gì cho tôi, tôi không có gì để ăn cả, tôi là người bất hạnh nhất trên đời này.
Anh nhà giàu nghe lời cầu xin bỗng dưng nổi nóng, một tay túm ngực áo người ăn xin, một tay dứ dứ nắm đấm và mắng:
Mày nói láo, mày là thằng nói láo!
Dạ thưa ông con nói thật, con nói thật, con thật là bất hạnh, sáng giờ con chưa có gì để ăn.
Mày dối trá, mày mà bất hạnh hả, tao nè, tao mới là người bất hạnh nhất nè, mày từ sáng đến giờ chưa ăn, còn tao, tao nè, cả năm nay tao chưa ăn gì cả, mày có biết không!
Anh ta giận dữ đẩy người ăn xin và quày quả quay ra xe về, vệ sĩ chạy theo, bà mẹ bối rối dúi ít tiền cho người ăn xin kèm lời xin lỗi rồi cũng lên xe của mình quay về.
Về phòng nằm trên ghế sô pha một lúc anh chợt tự trách mình quá đáng, nên gọi người giúp việc vào và sai đi tìm hiểu về người ăn xin. Mấy hôm sau anh nghe báo cáo:
Dạ thưa anh, ông ta thực sự nghèo, hôm qua ông chỉ xin được một ít thực phẩm đem về nhà, ông nhường hết cho mẹ già nằm một chỗ và đứa con gái tật nguyền.
Vậy ông ta ăn gì ?
Dạ không thấy ông ăn gì cả, chỉ thấy ông uống nước mà sao thấy ông vẫn vui vẻ, lại còn đẩy xe đưa mẹ đi chơi rồi đùa giỡn với con gái.
Ngồi một mình, thanh niên nhà giàu bâng khuâng tự hỏi “sao không ăn gì cả mà vẫn vui vẻ ?”, “không lẽ không đói?, không khó chịu ?”, … không tự giải đáp được anh bèn chép miệng “người ta không ăn mà vẫn vui vẻ, người ta làm được mình cũng làm được”. Nghĩ vậy nên anh vui vẻ ra văn phòng làm việc. Cả tuần nay tổng công ty rất vui vì bỗng nhiên sếp hay cười vui vẻ, dễ chịu, lại chịu đùa giỡn. Tin báo về người mẹ, lâu rồi mới thấy lại bóng dáng tươi trẻ của con trai, bà chậm nước mắt rồi đi thắp nhang.
Kéo dài chừng hơn tuần anh thật sự không thể tự đánh lừa mình nữa. Thật khó chịu, nước miếng vẫn chảy, mùi vị thức ăn thơm nồng vẫn thúc giục, nhìn đâu cũng thấy người ta ăn … cảm giác thèm thuồng và như người khuyết tật làm anh rất khó chịu. Anh biết hơn tuần qua anh vui vẻ đã làm mẹ cha và bao người hạnh phúc, nhưng thật lòng đã quá sức chịu đựng, đã có lúc anh úp mặt khóc lặng lẽ một mình.
Anh nhớ lại lời người ăn xin nói với mình “Xin ông nhỏ lòng từ bi mà bố thí chút gì cho tôi …”, như vậy có lẽ mình phải “nhỏ lòng từ bi” mới vui vẻ được. Gọi người quản gia vào anh bảo đi kiếm cái “lòng từ bi” cho anh, thấy người này ngơ ngơ ngác ngác, anh quắc mắt, quản gia vội cúi gập người dạ dạ. Ra ngoài nhóm các người giúp việc bàn tán xôn xao, nhà này rất lớn, hầu như cái gì cũng có, cây từ bi cũng có trồng mà cái “lòng từ bi” thì không thấy! Trong phòng anh nhà giàu chờ lâu bực bội bấm chuông, tổng quản gia bước vào nói dối khéo để kéo dài thời gian:
Dạ thưa anh, cái “lòng từ bi” bà đang giữ ạ, chờ bà về tôi sẽ trình bà để lấy.
Mẹ ta đang ở đâu ?
Dạ bà mới đi Indonesia hồi sáng, ba hôm nữa bà về ạ.
Rồi tổng quản lập tức đi tìm bà ở dãy biệt thự bên cạnh. Bà lắc đầu khi nghe câu chuyện. Có lý nào đi tìm cái “lòng từ bi” ? Suy nghĩ đến chiều sẩm tối, nghĩ ra một cách, bà hóa trang thành dân lao động rồi theo 2 người giúp việc, kiếm quán nước đối diện ngồi, nhìn thấy gia cảnh người ăn xin bà thầm rơi nước mắt, áy náy xót xa. Bà chợt quay sang nói với tổng quản:
Ông nghiên cứu sửa lại cái nhà cho người ta, rồi kiếm việc gì cho ông ta, ở nhà mà vẫn làm ra tiền nuôi mẹ, nuôi con nhỏ.
Ngắm nghía sinh hoạt của bà con khu phố, bà nói thêm:
Liên hệ chính quyền địa phương, mỗi cái tết tặng quà cho người nghèo của phường này.
Nói xong bà thấy nhẹ nhõm cả người, cái xót xa áy náy hồi nảy bay đi đâu mất một nửa. Một lát người ăn xin đi về bước vào nhà. Bà rất ngac nhiên, cái dáng liêu xiêu, lom khom khắc khổ ngoài đường biến đâu mất, ông ăn xin nhanh nhẹn đi vào nhà, tới thăm mẹ, ôm con gái, rồi lập tức buông ra, tay dẹp cái này, tay lau cái kia, thoăn thoắt buông bỏ, kéo qua đẩy về, không còn thấy đâu nét lao khổ ngoài đường. Bà ngạc nhiên quá, sức khỏe đâu thế? Kìa ông lại vui vẻ lau chùi rồi cho mẹ ăn, miệng liếng thoắng nói gì đó, xong ông ngồi nhìn con gái tự xúc ăn mấy thứ ông mang về, vỗ vỗ đầu con rồi thì thầm gì đó, con gái nhìn ông cười, trông ông thật hạnh phúc. Hai người ăn xong, ông dọn dẹp mọi thứ rồi kéo hai người thân ngồi gần, ông bắt đầu ăn phần thực phẩm còn sót lại một cách ngon lành, sung sướng. Bà thật sự ngạc nhiên và khâm phục. Bà quay sang nói với tổng quản:
Anh kiếm một chiếc xe lăn cho bà cụ, và áo quần cho bé gái.
Nói được câu này xong bà chợt cảm thấy hạnh phúc, sung sướng. Bà tưởng như đã thấy được cảnh gia đình người ăn xin sống thoải mái sau khi tổng quản giúp. Phải, dù thiếu thốn trăm bề, người ăn xin vẫn vui tươi khi hy sinh cho gia đình, khi biết “thương người như thể thương thân”. Vui tươi, hạnh phúc bền vững là đây chứ ở đâu!
Bà đứng dậy: “Ta đi về”. Bà đã biết “lòng từ bi” ở đâu để kiếm và mang về cho con trai còn thiếu. Nó nằm ở sự thương yêu để giải thoát, giải thoát để đi đến sự an nhiên, an nhiên để chấp nhận nghiệp quả của mình và xây dựng một nghiệp quả tốt đẹp hơn cho tương lai.
Bà vui vẻ mang “lòng từ bi” về cho con trai, rẻ quá, chỉ một ít quà thôi mà.
Tâm Quang - Huỳnh Huy Việt
Các Tin Khác