• Trang Chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
  • Trang chủ

  • Văn Hoá

  • Truyện ngắn

Người ngày xưa

Ngày đăng: 07:19:48 08-03-2016 . Xem: 11721
  • Google +
  • Tweet
Người Ngày Xưa
Thích Nữ Trí Hải
(Phóng tác một mẫu truyện Liêu trai do Hòa thượng Trí Thủ kể)

 
 
Sinh là một anh học trò nghèo kiết xác tha phương cầu học.  Anh ở trọ trong một ngôi chùa, ngày đêm dùi mài kinh sử để ứng thí.  Quan huyện sở tại cũng là người xứ khác bổ nhiệm đến, thường lui tới chùa vì quan rất mộ đạo.  Quan có một cô con gái tuổi độ trăng tròn, nhan sắc mỹ miều diễm lệ.  Một hôm nhân ngày lễ Vu lan, cô gái theo cha đến chùa.  Vừa trông thấy người ngọc, Sinh ôm lòng thầm yêu trộm nhớ.  Nhưng chàng đã có vợ con ở quê nhà, lại thuộc gia đình nghèo khó, mà nàng thì đang độ xuân xanh, lá ngọc cành vàng.  Chuyện lương duyên thật khó nỗi ước mơ.  Mối tình bị chướng duyên ngăn trở càng thêm nồng nàn thắm thiết, mặc dù chưa một lời trao đổi, tình yêu chỉ đơn phương.  Chàng đành nuốt nước bọt ngâm câu “tình tuyệt vọng”:

Lòng ta chôn một khối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thu.
 
Nàng thoáng hiện tới chùa một lần rồi không bao giờ trở lại.  Con “người gieo thảm” đó để lại trong lòng Sinh một mối tương tư cay đắng, vì không thể nào trăm năm tính cuộc vuông tròn.  Hình ảnh nàng đang ám ảnh Sinh một cách mãnh liệt, thì bỗng một hôm, chàng nghe tin nàng đã chết.  Ôi!  Rõ thật là: “Ngày xuân xanh sơ ngộ để thiên thu.”
 
Mới thấy nàng có một lần, nhưng Sinh lăn khóc thảm thiết khi hay tin nàng lìa trần.  May thay, tục lệ lúc bấy giờ ưa chôn người chết ở nguyên quán, nên quan huyện ướp xác quàng thây nàng tại ngôi chùa Sinh trú ngụ, chờ ba năm sau sẽ đưa về cố quận.  Từ đó Sinh được đêm ngày gần gũi người đẹp…  trong quan tài.  Mối tình si vẫn nồng đượm, có lẽ còn mặn mà hơn xưa, bởi lẽ giờ đây không còn gì ngăn cách.  Cái chết xóa tan mọi bất bình đẳng giữa con người, phá đổ mọi ranh giới tài sản, địa vị, giai cấp…  Mỗi bữa ăn, Sinh đặt một mâm cơm trên nắp quan tài, cúng cho vong linh hưởng xong chàng mới chịu hạ xuống ăn.  Chàng kể lể với người trong quan tài như sau:
 
“Ôi nàng ơi!  Âm dương đôi ngã, nàng có thấu cho lòng tôi không?  Khi nàng còn sống, nàng là lá ngọc cành vàng, tôi chỉ là một kẻ thư sinh bần hàn ăn nhờ ở đậu, có khi nào đài gương soi đến đậu bèo!  Nhưng tôi yêu nàng tha thiết, tình riêng luống ra ngẩn vào ngơ.  Hình bóng nàng đậm nét trong tim tôi.  Bây giờ, nàng nằm đó, tôi đứng đây, cách nhau có một tấm ván quan tài, chỉ trong gang tấc vậy mà thành ra biết mấy trùng quan san!  Ôi!  Sao con tạo khéo trêu người dường bấy!  Khi tôi được hân hạnh  gần gũi nàng, thì nàng đã hóa ra người thiên cổ, thành cái xác không hồn!  Ước sao nàng hãy sống lại, tôi xin đổi bất cứ gì để đôi ta được tái ngộ trên dương trần!  Xin nàng chứng giám cho lòng tôi.”
 
Bữa ăn nào cũng vậy, việc cúng cơm và đọc văn tế than khóc người đẹp trở thành một tục lệ bất biến trong đời chàng thư sinh.  “Hữu cầu tất ứng”, lời cầu nguyện của chàng chẳng bao lâu cảm ứng được vong hồn người chết.  Một đêm nàng hiện về thỏ thẻ:
 
“Cảm tấm tình si của chàng, em đã xin với Diêm vương cho em được tái sinh vào ngôi nhà số 555, đường Nguyễn Văn Trổi, thành phố Hồ Chí Minh.  Mười lăm năm sau đúng vào ngày rằm tháng bảy, chàng hãy đến tìm em ở đó, chúng ta sẽ gặp gỡ để vầy mối lương duyên.  Nhưng chàng ôi, Diêm vương  có ra một điều kiện.  Muốn tái sinh, em phải nhờ người thân chí thành tụng một Tạng Kinh Kim Cương thì mới được như ý.  Vậy, nếu chàng có lòng, xin chàng hãy tụng kinh cho em.”
 
Sinh tỉnh dậy mừng rỡ, ghi rõ ngày tháng nàng đã hẹn lên vách, ghi luôn cả địa chỉ mới của cô gái.  Từ đó chàng xếp bút nghiên, chuyên chú tụng Kim cương đến sáu ngàn lần như nàng dặn, phải hết mất ba năm.  Năm đó chàng đã bốn mươi lăm tuổi.  Còn những mười hai năm nữa mới gặp lại người đẹp ngày xưa!  Sinh vẫn ôm lòng chờ đợi, hình ảnh yêu kiều của nàng mỗi ngày một đậm nét trong trí tưởng.
 
Về phần cô gái, quả nhiên thần thức cô đã thác sinh vào một gia đình thường dân ở địa chỉ trên, để đáp lại tấm tình si của anh học trò.  Cô mang hình dáng một cô gái nhu mì dễ yêu, nhưng không có gì gọi là cá lặn chim sa cho lắm.  Mối tình đeo đẳng từ lúc còn nằm trong quan tài, khiến tiềm thức cô vẫn một mực đợi chờ anh chàng thư sinh mặt trắng.  Với tình yêu mới nở, cô tưởng tượng hình dung của anh chàng ít ra cũng bằng chàng Kim:
 
“Phong tư tài mạo tuyệt vời.
Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.”
 
Ngày tháng thoi đưa, sắp đến ngày hẹn.  Chàng thư sinh bây giờ tuổi đã xấp xỉ lục tuần, râu tóc hoa râm, sám mặt phong trần vì nỗi đời mưa nắng.  Nhưng mối tình thì vẫn tươi trẻ như thuở ban đầu, vì nó vô hình vô tướng nên không có già bệnh như cái thể xác của anh.  Tình yêu đã không đổi, nên hình ảnh nàng trong tim anh không chút đổi thay, đó là nét đẹp đắm nguyệt say hoa của một lần sơ ngộ.  Anh yêu, là yêu cái hình bóng của nàng thì đúng hơn.  Vì nếu nàng còn sống thì chắc chắn bây giờ nàng cũng không còn như hình bóng anh tôn thờ.
 
Cái ngày hẹn hò đã đến. Anh chàng thắng bộ y phục mới tinh, chải lại mái tóc nửa đen nửa bạc không biết bao nhiêu lần, cố che dấu càng nhiều tóc bạc càng hay.  Anh cũng không quên bôi dầu láng mượt như thời trang dạo đó.  Nhưng làm gì thì làm, không thể hóa trang cái già thành trẻ.  Không thể nào xóa hết những vết hận năm tháng khắc sâu trên vừng trán nhăn nheo.
 
“Phong trần đến cả sơn khê
Tang thương đến cả hoa kia cỏ này.”
 
Huống chi là con người, dù nó có nỗ lực bao nhiêu để xóa bỏ vết tích thời gian trên thân thể.  Nhưng tâm hồn của chàng, mối tình si của chàng vẫn không chịu già theo tuổi tác, mà nó vẫn là mối tình đầu của tuổi đôi mươi, của cái lần sơ ngộ.  Cho nên anh chàng hăng hái, hăm hở thuê xe tắc xi đến địa chỉ nàng hẹn để gặp lại tình xưa.  Phần nàng cũng vậy, con tim rộn rã với tình yêu, với mộng đẹp và với hình ảnh chàng thư sinh khả ái.  Chắc hẳn mặt chàng phải đẹp như mối tình của chàng!  Chắc hẳn chàng phải tươi trẻ như hoa xuân phong nhụy!  Ôi, cảm động làm sao sẽ là cái phút giây gặp gỡ!  Ngàn năm hồ dễ đã ai quên.
 
…  Mỗi người sống trong tâm tưởng hình ảnh tuyệt vời của người kia, và của mối tình, tưởng tượng đến cái lúc gặp gỡ mà suýt chết ngất người vì sung sướng.  Chiếc xe tắc xi đã dừng lại trước một ngôi nhà chung cư dơ dáy.  Nàng con gái đã ra đứng tựa cửa trông chờ.  Mà nào thấy đâu bóng hình “hoàng tử của lòng em”?  Chỉ là một cụ già trông càng già hơn do bởi nỗ lực làm cho có vẻ trẻ.  Cô gái buột miệng hỏi:

-   Ông kiếm ai?

-   Xin lỗi, cho tôi hỏi thăm nhà tiểu thư…

-   Ông là ai?

-   Tôi là thư sinh ở trọ chùa Bà Ðầm.  Xin cô cứ thưa lại với tiểu thư như vậy.
 
Cô gái òa khóc, nói trong tức tưởi:

-   Không phải, không phải!  Trời ôi!  Chàng đã phụ tình, đã lừa dối ta!  Chàng đã si mê người khác, nên đưa ông già này đến thay!  Chàng lừa dối ta!  Thật chàng khinh ta quá mức!
 
Nàng ôm mặt bỏ chạy một mạch vào nhà trong.  Cụ thư sinh lủi thủi lê bước trên đường về.  Chàng như bừng tỉnh cơn trường mộng:  hình ảnh cô tiểu thư đã chết thật rồi, nhờ chàng vừa tai nghe mắt thấy.  Vâng, nhờ thấy người con gái sống, mà chàng chết được trong tim hình ảnh người con gái chết.  Bấy lâu hồn ma vẫn sống mãnh liệt trong lòng chàng dưới hình ảnh một cô nương hoa nhường nguyệt thẹn.  Nhưng bây giờ, sau mười lăm năm chờ đợi, chàng chỉ bắt gặp một cô gái nhan sắc tầm thường như trăm ngàn cô gái khác, nào có gì đâu?
 
Chàng trở về, giở lại Kinh Kim Cương ra tụng, đến câu kết:
 
Hết thảy pháp hữu vi
Như mộng huyễn ảo ảnh
Như sương và như chớp
Hãy quán sát như vậy,

 
Chàng tỉnh ngộ, thầm nhủ:
“Cám ơn nàng.  Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT.  Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng.  Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy:  Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.  Nhan sắc nàng, cái nhan sắc mà mười lăm năm nay ta từng say đắm, đã không thực, huống chi là hình ảnh, hoài niệm về nhan sắc ấy.  Cái thực đã không thực, huống hồ là mộng tưởng trong tâm.”
 
Cùng thể loại:
>> Cuộc đời là quán trọ vô thường 
>> Vị cao tăng và miếng thịt heo


 
Chia Sẻ
  • Google +
  • Tweet
Các Tin Khác
  • Truyện cổ tích Tấm Cám

    Truyện cổ tích Tấm Cám

  • Hạt cơm cúng Phật - Truyện ngắn của Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh

    Hạt cơm cúng Phật - Truyện ngắn của Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh

  • Không duyên phận cũng là định mệnh - Truyện ngắn

    Không duyên phận cũng là định mệnh - Truyện ngắn

  • Tỷ phú trẻ thơ LAURA - Truyện Ngắn

    Tỷ phú trẻ thơ LAURA - Truyện Ngắn

  • Truyện ngắn: Cầu xin Đức Phật

    Truyện ngắn: Cầu xin Đức Phật

Tự truyện

Tìm về cuộc sống bình an

Tìm về cuộc sống bình an

  • Lời tự thuật của Thi sĩ HỮU LOAN, tác giả

    Lời tự thuật của Thi sĩ HỮU LOAN, tác giả "MÀU TÍM HOA SIM"

  • Làm chủ bản thân mình: Gió lớn không lay chuyển được núi

    Làm chủ bản thân mình: Gió lớn không lay chuyển được núi

Truyện ngắn

Truyện cổ tích Tấm Cám

Truyện cổ tích Tấm Cám

  • Hạt cơm cúng Phật - Truyện ngắn của Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh

    Hạt cơm cúng Phật - Truyện ngắn của Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh

  • Không duyên phận cũng là định mệnh - Truyện ngắn

    Không duyên phận cũng là định mệnh - Truyện ngắn

Tùy bút - Văn học

Bóng Núi, Dáng Xưa

Bóng Núi, Dáng Xưa

  • Bước ngoặt nhiệm mầu

    Bước ngoặt nhiệm mầu

  • Nắng mưa mặc đời

    Nắng mưa mặc đời

Nghệ thuật

Đừng vội lập gia đình sớm

Đừng vội lập gia đình sớm

  • 9 kỹ năng quan trọng trong nghệ thuât giao tiếp

    9 kỹ năng quan trọng trong nghệ thuât giao tiếp

  • Sắc đẹp hoa sen

    Sắc đẹp hoa sen

Thơ ca

Chút tình thôi - HT Thích Thái Hòa

Chút tình thôi - HT Thích Thái Hòa

  • Bên suối vắng trời cao trăng lồng lộng, kiếp phù sinh còn nặng bước chân trần…

    Bên suối vắng trời cao trăng lồng lộng, kiếp phù sinh còn nặng bước chân trần…

  • Thế Giới Buồn

    Thế Giới Buồn

Ẩm thực Phật Giáo

Bánh sa-kê: Một món khai vị thuần chay

Bánh sa-kê: Một món khai vị thuần chay

  • Ăn chay có giảm được ung thư?

    Ăn chay có giảm được ung thư?

  • Ẩm thực chay, nét văn hóa của người Việt

    Ẩm thực chay, nét văn hóa của người Việt

Nghi lễ - tập tục

MC dẫn chương trình Vu Lan Báo Hiếu

MC dẫn chương trình Vu Lan Báo Hiếu

  • Ngày Cá tháng Tư: Ai mới là kẻ ngốc?

    Ngày Cá tháng Tư: Ai mới là kẻ ngốc?

  • Phim Toàn Bộ Tang Lễ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ - GHPGVNTN

    Phim Toàn Bộ Tang Lễ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ - GHPGVNTN

  • Trang Chủ
  • Thông Tin
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Nghiên Cứu
  • Media Đất Việt
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Tam Tạng
  • Nghệ Thuật
  • Giáo Dục
  • Hoa Sen Audio
  • Đọc Sách


Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: thichnhatchieu@gmail.com 
Ghi rõ nguồn www.hoasendatviet.com - Hoa Sen Đất Việt  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Copyright by Lotus is traditional flower of Vietnam -  www.hoasendatviet.com. Designed by HSĐV