Nguồn gốc mối thâm cừu đại hận của Pol Pot đối với Việt Nam
Ngày đăng: 23:18:54 24-09-2017 . Xem: 6209
Nguồn gốc của sự kình địch giữa người Khmer và người Việt Nam nằm trong khoảng thời gian một ngàn năm hai bên tiếp xúc với nhau. Ba trăm năm cuối của sự tiếp xúc đó là những cuộc chiến khi nước Việt Nam bành trướng thêm còn phía Kampuchia thì thu nhỏ lại.
>> Ngày về kinh đô xứ Chiêm Thành
Nam tiến – là con đường người Việt tiến về phương Nam -là hướng phát triển chính của lịch sử Việt Nam sau khi họ thoát khỏi ách đô hộ của người Tàu vào thế kỷ thứ 10. Một học giả Pháp lưu ý rằng “Lịch sử Việt Nam phát triển ra toàn cõi Đông Dương như một ngọn triều, xua đuổi các dân tộc khác khi họ chiếm ruộng nương ở vùng đất thấp hay nơi họ có thể trồng lúa được”. Tại châu thổ sông Hồng Hà, vùng đất trung tâm của Việt Nam -vì áp lực dân số cao, ở sát Trung Hoa, và sự bất ổn về chính trị, đưa tới các cuộc di dân tìm vùng đất mới. Con đường Nam tiến này quyết định do yếu tố quyền lực và địa lý: phía Bắc là Trung Hoa khổng lồ, phía Tây là rặng Trường Sơn cao ngất, và phía Đông là Nam Hải (Đông Hải -nd). Con đường Nam tiến của người Việt Nam kéo dài hàng mấy thế kỷ, bao gồm cả việc chinh phục không những chỉ vùng đất xa mà cả những dân tộc khác.
Trước hết, Chiêm Thành rơi vào tay Việt Nam. Dân tộc này trước theo Ấn giáo (sau đó theo Hồi giáo), là một dân tộc nhỏ, giống như các dân tộc khác ở Đông Dương. Vương quốc của họ, một thời là thù địch Việt Nam. Qua nhiều trận chiến, Việt Nam toàn thắng và thu nhận đất Chiêm vào Việt Nam. Bằng những đợt di dân chậm và chắc, Việt Nam quét sạch vương quốc này trên bản đồ vào hồi cuối thế kỷ 17. Đa số người Chàm bị giết, bị xua đuổi hoặc bị đồng hóa, đến nổi, ở thế kỷ 11 có khoảng 30 ngàn gia đình (khoảng 240 đến 300 ngàn dân) chỉ còn lại khoảng 65 ngàn dân ở trong vùng đất Việt Nam hiện nay. Hàng ngàn người chạy trốn qua Kampuchia và cuối cùng bị Pol Pot tàn sát vì tôn giáo. Ngay trước khi đế quốc Việt Nam tiêu diệt toàn bộ Chiêm Thành, di dân người Việt đã bắt đầu dựng làng trong vùng đồi cao của Kampuchia, bây giờ thuộc vùng Biên Hòa, Bà Rịa. Sự kiệt quệ của nhân dân Khmer vì cai trị sai lầm và suy thoái lâu dài của đế chế Khmer, -một thời mở rộng từ bán đảo Mã Lai tới miền trung nước Lào-, cùng với sự bành trướng của Việt Nam đang đà vươn lên; sự chống đối bè phái thường xuyên trong nội bộ triều đình Khmer, cùng với những cố gắng của Xiêm La (Thái Lan, lân bang hùng mạnh và bành trướng của Kampuchia), thành lập một chư hầu ở Kampuchia, tạo những cơ hội lý tưởng cho Việt Nam can thiệp vào nước nầy. Những can thiệp như thế, hoặc để bảo vệ một người cầm quyền yếu thế, hoặc đưa một người lên ngôi vua, là tạo ra cơ hội nhượng thêm đất đai cho Việt Nam. Vào thế kỷ thứ 18, chiến thuật được mô tả một cách tổng quát về việc dần dần chiếm đất của Kampuchia dưới danh nghĩa bảo vệ ngai vàng là “tằm ăn dâu.”
Năm 1833-34, tiếp sau những cố gắng không thành của Thái lan để đưa Kampuchia trở lại dưới quyền kiểm soát của họ, Việt Nam khởi đầu một cuộc tiến công vô hạn, có thể dẫn tới việc làm biến mất hoàn toàn nước Kampuchia. Các đồn binh được xây dựng khắp nước và một doanh trại đóng ngay Phnom Pênh. Nền độc lập của Kampuchia là ở trong “Trấn Tây Thành” của Việt Nam. Vua Minh Mạng đưa ra nhiều chương trình mạnh mẽ để đưa người Khmer còn “mọi rợ” về với thế giới văn minh. Các thầy giáo được gởi tới Kampuchia để giáo dục về cách sống theo “đường lối Khổng Mạnh” cho quan chức Kampuchia. Hoàng đế Việt Nam còn áp đặt lối ăn mặc, tóc tai, quần áo theo kiểu Việt Nam cho người Khmer, một hệ thống thuế khóa theo Việt Nam và ngay cả việc bắt nông dân trồng lúa như ở Việt Nam. Ai không tuân sẽ bị trừng phạt nặng. Vì uất hận, một số cuộc nổi dậy xảy ra. Sự cai trị hà khắc và lao động khổ sai gây nên một cuộc nổi loạn hồi đầu năm 1820 do một nhà sư tên Kai lãnh đạo. Họ tàn sát những người Việt sinh sống ở biên giới phía đông Kampuchia trước khi họ bị đè bẹp bằng một lực lượng mạnh hơn do Tổng trấn phía Nam (Gia Định Thành -nd) phái tới.
Cuộc khởi loạn nghiêm trọng nhất xảy ra năm 1840 vì việc bắt giữ các quan chức hàng đầu Kampuchia và dẫn độ bà hoàng đang cai trị qua Việt Nam. Người Khmer sợ nền độc lập của họ không còn nữa. Năm 1840, một viên quan lớn của Kampuchia tên là Prom viết: “Chúng tôi thấy sung sướng khi giết người Việt, chúng tôi không còn sợ họ nữa tuy họ mạnh hơn.” Ông ta nói với đồ đệ hễ tìm được người Việt Nam thì giết “từ vùng phía bắc cho tới biên giới phía nam”. Trong một bức thư gởi cho quan chức Thái, ông ta thông báo: “Tôi đề nghị tiếp tục giết người Việt Nam.” Đó là bản tuyên ngôn được truyền đời từ Prom cho đến người cai trị sau này ở Kampuchia: Pol Pot. Ký ức về những cuộc khởi nghĩa của người Khmer hồi đầu thế kỷ 19 và vô số cuộc đàn áp tàn bạo vẫn còn ghi lại trong niên sử và tập tục của người Kampuchia. Những bà mẹ Kampuchia thường dọa trẻ em bằng cách: “Mày đi chơi xa trong bụi, Yuon nó bắt mày.” (Yuon, tiếng Khmer với ác ý có nghĩa là dã man, tức là Việt Nam). Kinh Vĩnh Tế, con kinh dài 25 dặm nối liền vịnh Thái Lan với sông Vĩnh Tế được đào năm 1820, do Việt Nam xử dụng lao công Khmer, vẫn còn là một vết thương sống động trong ký ức người
Kampuchia. Tôi đã nghe không biết bao nhiêu lần trước và sau thời Pol Pot nói về việc ba người Khmer bị trừng phạt vì không làm đủ chỉ tiêu đào kinh. Người Việt Nam chôn những người Khmer xấu số tới cổ mà thôi, còn đầu thì dùng để làm ông táo nấu nước sôi. Khi nạn nhân giãy giụa vì đau đớn và lắc đổ nước trong ấm thì người Việt Nam cảnh cáo: “Không được làm đổ nước trà của quan lớn.” Câu chuyện này về sau trở thành một phần trong chính sách tuyên truyền của Khmer Đỏ mà người kể cố làm gia tăng sự “thù hận cách mạng” đối với kẻ thù Việt Nam. Những tình cảm thù địch chủng tộc và những định kiến của người Khmer đối với người Việt không có sự tương phản. Một ngàn năm Bắc thuộc đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong tư duy người Việt Nam.
Người Việt tự thấy mình giống như một Trung Hoa nhỏ mà những dân tộc còn bán khai bao quanh. Về mặt chính thức tuy không còn xử dụng nữa, người Việt Nam vẫn thường gọi theo cách Trung Hoa là Cao Miên, – hay dân mọi rợ vùng cao nguyên. Nó cũng có nghĩa là người Kampuchia. Có lẽ ngày nay nhiều người không rõ nguồn gốc Trung Hoa của danh từ này, cho rằng đó là cách gọi người Khmer theo cách phát âm tiếng Việt. Dưới triều đại nhà Nguyễn, các vị hoàng đế Việt Nam thống nhất và hùng cường, cho rằng do mệnh Trời, họ phải đem ánh sáng văn minh đến vương quốc nhỏ yếu chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ. Coi thường người Khmer không đủ khả năng đồng hóa văn hóa HoaViệt, một hoàng đế Việt Nam mô tả người Khmer là “khỉ trong rào và chim trong lồng”. Năm 1840, vua Minh Mạng lo lắng vì những cuộc nổi dậy của người Khmer chống lại các phái bộ văn hóa Việt Nam. Xúc động vì hành vi của người Khmer, xem như kẻ phản phúc, nhà vua ra lệnh cho người chỉ huy của ông ở Kampuchia “Chúng ta giúp họ khi họ khốn khổ, kéo họ ra khỏi bùn nhơ… Nay họ khởi loạn. Trẫm giận đến dựng tóc… Hãy dùng gươm giáo mà trừng trị chúng, chặt đầu chúng nó đi, tán phát chúng nó đi.” Có người Việt Nam khác cho rằng cuộc nổi loạn năm 1840 biểu thị sự thất bại chiến thuật đánh và rút của du kích Khmer, những kẻ chạy trốn như “chuột và mèo” khi phải đối đầu với những lực lượng Việt Nam ưu thế hơn. Trong khi người Kampuchia tiếp tục nuôi dưỡng tư tưởng truyền thống coi người Việt là kẻ xảo quyệt, những kẻ “nuốt mất đất đai của Khmer” thì người Việt Nam ngày nay chẳng có ý tưởng mạnh mẽ nào chống lại người Khmer cả. Điều ấy chẳng có gì ngạc nhiên bởi vì chính Khmer là quốc gia đã gánh chịu nhiều gian khổ nhất trong suốt thời gian dài tiếp xúc với Việt Nam. Cũng có lúc người Việt cư ngụ ở Kampuchia gánh chịu nhiều đau khổ, nhưng tuồng như không ảnh hưởng trên toàn bộ quan điểm của người Việt Nam. Tuy nhiên, trong nhiều cuộc nói chuyện với những viên chức và dân thường Việt Nam, ý thức ưu thế của họ với người Khmer trong giáo dục chính trị, tổ chức và khả năng lãnh đạo là một nhận thức rõ ràng. Vì nhân đạo, người Việt có khuynh hướng nhìn người Khmer như trẻ con cần có người dẫn dắt. Tuy nhiên, người Việt Nam vẫn thường thất bại trong việc che dấu sự nóng giận của họ với những người Khmer bất trị và giả dối và những rắc rối do họ tạo ra cho người Việt Nam. Tính chất lý thuyết và trừu tượng của ký ức quần chúng và những “ác cảm truyền thống” chẳng có ích gì về mặt chứng liệu khoa học trong việc phân tích xã hội và lịch sử. Tuy nhiên, những cảm nhận này thì lại rất rõ ràng cho bất cứ ai trải qua một thời gian nào đó ở Kampuchia, lại không biết tới nó để hiểu rõ những biến cố mới xảy ra. Trong suốt thời gian cai trị, thái tử Sihanouk nuôi duỡng ký ức quần chúng nầy mãi tồn tại bằng cách nhắc đi nhắc lại không ngừng rằng trong lịch sử, Việt Nam lấn áp Kampuchia. Một phần thì lên án Việt Nam không thay đổi tính chất bành trướng, một phần thì vì tính chất thời trang chính trị, những nhà lãnh đạo nước Kampuchia Dân chủ chọn phương cách giải thích sự xung đột giữa hai nước không vì tính giai cấp mà lại vì chủng tộc.
Trong cuốn “Sách Đen” (Black Book) do chế độ Pol Pot xuất bản hồi tháng 9/1978 -vài tháng sau khi tôi nghe lời kể lễ than phiền của In Sivouth- đường đột nói rằng: “Hành động xâm lấn và bành trướng lãnh thổ mà Việt Nam vi phạm trong quá khứ cũng như hiện nay chứng tỏ rõ tính chất thật sự của Việt Nam, và Việt Nam có nghĩa là kẻ xâm lược, bành trướng chủ nghĩa và nuốt trọn đất đai của người khác”. Cuốn sách khẳng định rằng dù dưới chế độ phong kiến, thực dân hay Cọng sản, sự cai trị cũng chỉ vậy thôi. Về sau, nhóm Pol Pot còn nói thẳng rằng đảng Cọng sản Kampuchia được thành lập năm 1960 “là nhằm để chống lại Việt Nam” -Một mục tiêu khác với mục tiêu của những cha đẻ Chủ nghĩa Cọng sản. Sự thành lập chế độ bảo hộ Pháp năm 1863 đã cứu Kampuchia khỏi bị Việt Nam và Thái Lan tiêu diệt. Tuy nhiên, đối với xứ láng giềng Nam Kỳ thuộc địa (Cochin-China) -Miền Nam Việt Nam-, thực dân Pháp hoàn toàn thiếu kinh nghiệm trong việc cai trị đã đem lại cho Kampuchia nhiều bất lợi khi chính Pháp vẽ ra đường biên giới hai nước. Đường ranh này đặt căn bản trên địa lý và sự tiện lợi cho việc cai trị của người Pháp ở Nam Kỳ hơn là bối cảnh lịch sử, ngôn ngữ hoặc chủng tộc. Hậu quả việc vẽ đường ranh này khiến vùng Paksé (hiện thuộc Nam Lào), tỉnh Darlac, khu vực Sông Bé, Tây Ninh, Gò Dầu Hạ và Hà Tiên -tất cả hiện nay đều thuộc Việt Nam- là lấy từ phần đất của Kampuchia. Trong luận án tiến sĩ ấn hành năm 1966, Sarin Chhak, sau này là Bộ trưởng bộ Ngoại giao của chính phủ Liên hiệp Quốc gia Khmer năm 1970 đã nhấn mạnh tới những vùng đất bị mất này và yêu cầu Việt Nam thương thuyết để vẽ lại cho đúng biên giới.
Những nhà cai trị Kampuchia từ vua Ang Duong (1848-60) cho tới Pol Pot không bao giờ ngưng than phiền về việc họ bị mất đất vì Việt Nam. Trong một bức thư gởi cho hoàng đế Napoleon Đệ Tam năm 1856, vua Ang Duong thúc đẩy vua Pháp đừng chấp thuận các vùng đất đai của Kampuchia do Việt Nam chiếm cứ lúc ấy nếu như “Việt Nam không dâng đất ấy cho Hoàng đế”. Năm 1949, khi thực dân Pháp đồng ý sát nhập Nam Kỳ để thống nhất Việt Nam, Phnom Pênh đã chính thức phản đối. Ngay sau khi được độc lập trong Liên bang Đông Dương hồi năm 1954, trong mấy năm liền, Kampuchia liên tiếp đòi chính phủ Quốc Gia Việt Nam trả lại phần đất Kampuchia Krom (vùng đồng bằng sông Cử Long, một thời là Kampuchia hạ – Thủy Chận Lạp -nd) và các hòn đảo dọc theo bờ biển như Koh Tral (Phú Quốc). Tình trạng những người Khmer Krom sống ở Việt Nam vẫn còn là mối quan tâm và thỉnh thoảng chính phủ Sihanouk lại phản kháng. Việc người Việt Nam di dân đến Kampuchia phát triển nhanh dưới thời thực dân. Người Pháp cho rằng người Việt Nam là những công nhân giỏi hơn và năng động hơn người Khmer, do đó trở thành phương tiện tốt cho họ khai thác kinh tế Kampuchia. Năm 1921, người Việt chiếm khoảng 7 phần trăn dân số Kampuchia. Trong khi đó, một số đông người nghèo khổ Bắc Việt Nam đến làm phu cho các đồn điền cao su Pháp ở Kampuchia (chỉ một số ít người Khmer làm công việc này mà thôi). Nhiều nông dân và ngư dân Việt Nam cũng rời Nam Việt Nam để cạnh tranh với người Kampuchia trong các vùng đất tốt và các khu vực đánh cá ở Kampuchia. Đặc biệt người Việt Nam theo đạo Thiên chúa La Mã, được các sứ bộ Pháp che chở, tước đoạt các vùng đất tốt của Kampuchia. Điều này tạo nên những bất ổn đáng kể. Tuy nhiên, việc đụng chạm đến tình cảm người Khmer, đặc biệt nhất chính là phần đông các viên chức cấp thấp trong chính quyền thuộc địa Pháp lại là người Việt Nam. Trong cuộc nổi loạn chống Pháp ở Kampuchia vào các năm 1885-86, những người nổi loạn nhắc lại những cố gắng của người Việt trước kia nhằm quét sạch người Kampuchia và lên án người Pháp dùng người Việt Nam để phá vở văn hóa và xã hội Kampuchia.
Tuy nhiên, điều nầy không có nghĩa là hai cộng đồng dân tộc nói trên bao giờ cũng đần độn. Nhiều người Việt Nam tham gia những cuộc lật đổ Pháp của người Kampuchia. Mặc dù có sự căng thẳng và không ưa nhau, hai cộng đồng nầy cùng tồn tại an lạc trong nhiều khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, những cuộc biến động hoặc các yếu tố bên ngoài bất di bất dịch đã làm cho những định kiến tiềm tàng bỗng nảy sinh thêm. Ngay cả những sự phát triển như phong trào cọng sản Quốc tế ở Kampuchia cũng không miễn trừ định kiến chủng tộc. Thực ra, con đường phong trào Cọng sản được hình thành và phát triển ở Kampuchia đã giúp đỡ nuôi dưỡng chủ nghĩa Chauvin chống Việt Nam. (Danh từ này trích từ tên một người lính Pháp, Nicolas Chauvin, y thường ngợi ca sự thành công của Napoleon đệ nhất, ngay cả sau khi Napoléon bị thua trận Waterloo hồi năm 1815. Điều anh ta thường tán dương làm cho anh ta trở thành một hiện tượng kệch cỡm. Chủ nghĩa Chauvin (Chauvinism) được coi là một quái thai của thời đại xã hội ngày nay, thường đồng minh với chủ nghĩa đế quốc họặc chủ nghĩa quân phiệt cực đoan Ở cả Lào và Kampuchia, di dân Việt Nam cung cấp nhiều tiểu tổ cơ bản cho đảng Cọng sản Đông Dương (ICP).
Ngay chính người Khmer cũng dần dần bị lôi cuốn vào nền độc lập chính trị và tới năm 1950, phong trào Khmer Issarak, (Khmer độc lập) là phong trào do đảng Cọng sản Đông Đương đẻ ra. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh biết rất rõ tình cảm chống Việt Nam của người Khmer và Lào. Đây là lý do khiến Hồ, năm 1951, quyết định chia đảng Cọng sản Đông Dương ra làm ba đảng của ba nước. Một tài liệu nội bộ của đảng Lao Động Việt Nam (VWP) giải thích việc này, nói rằng các người kế nghiệp đảng Cọng Sản Đông Dương nhận xét: “Các phần tử quốc gia Lào và Kampuchia nghi ngờ Việt Nam muốn kiểm soát cả hai nước này. Đế quốc và bù nhìn có thể đưa ra những phương cách tuyên truyền nhằm tách rời Việt Nam khỏi Lào và Kampuchia, tạo rối loạn trong dân chúng Kampuchia và Lào.” Sự phân chia đảng Cọng sản Đông Dương thành ba coi như dâng một món đồ cúng cho các phần tử quốc gia đang ra sức chống lại chính sách chia để trị của thực dân Pháp. Việc lãnh đạo chính trị của phong trào Cọng sản Đông Dương vẫn nằm trong tay Hà Nội. Một bản hướng dẫn mật của đảng Cọng sản Việt Nam đưa ra hồi tháng Sáu/1952 ra lệnh cho người Việt Nam và người Trung Hoa cư trú ở Kampuchia tham gia đảng Lao động Việt Nam hơn là đảng Cách mạng Nhân dân Khmer (KPRP), vì nó “không phải là đội tiên phong của nhân dân lao động, nhưng là đảng tiên phong của quốc gia tập trung mọi phần tử yêu nước và tiến bộ của nhân dân Khmer”. Dù vậy, Ủy ban chấp hành lâm thời của đảng Nhân dân Cách mạng Khmer được thành lập hồi tháng Chín năm 1951 phần chính cũng là người Việt Nam -1.800 người Việt sinh ở địa phương so với 150 Khmer chính gốc.
>> Ngày về kinh đô xứ Chiêm Thành
Nam tiến – là con đường người Việt tiến về phương Nam -là hướng phát triển chính của lịch sử Việt Nam sau khi họ thoát khỏi ách đô hộ của người Tàu vào thế kỷ thứ 10. Một học giả Pháp lưu ý rằng “Lịch sử Việt Nam phát triển ra toàn cõi Đông Dương như một ngọn triều, xua đuổi các dân tộc khác khi họ chiếm ruộng nương ở vùng đất thấp hay nơi họ có thể trồng lúa được”. Tại châu thổ sông Hồng Hà, vùng đất trung tâm của Việt Nam -vì áp lực dân số cao, ở sát Trung Hoa, và sự bất ổn về chính trị, đưa tới các cuộc di dân tìm vùng đất mới. Con đường Nam tiến này quyết định do yếu tố quyền lực và địa lý: phía Bắc là Trung Hoa khổng lồ, phía Tây là rặng Trường Sơn cao ngất, và phía Đông là Nam Hải (Đông Hải -nd). Con đường Nam tiến của người Việt Nam kéo dài hàng mấy thế kỷ, bao gồm cả việc chinh phục không những chỉ vùng đất xa mà cả những dân tộc khác.
Trước hết, Chiêm Thành rơi vào tay Việt Nam. Dân tộc này trước theo Ấn giáo (sau đó theo Hồi giáo), là một dân tộc nhỏ, giống như các dân tộc khác ở Đông Dương. Vương quốc của họ, một thời là thù địch Việt Nam. Qua nhiều trận chiến, Việt Nam toàn thắng và thu nhận đất Chiêm vào Việt Nam. Bằng những đợt di dân chậm và chắc, Việt Nam quét sạch vương quốc này trên bản đồ vào hồi cuối thế kỷ 17. Đa số người Chàm bị giết, bị xua đuổi hoặc bị đồng hóa, đến nổi, ở thế kỷ 11 có khoảng 30 ngàn gia đình (khoảng 240 đến 300 ngàn dân) chỉ còn lại khoảng 65 ngàn dân ở trong vùng đất Việt Nam hiện nay. Hàng ngàn người chạy trốn qua Kampuchia và cuối cùng bị Pol Pot tàn sát vì tôn giáo. Ngay trước khi đế quốc Việt Nam tiêu diệt toàn bộ Chiêm Thành, di dân người Việt đã bắt đầu dựng làng trong vùng đồi cao của Kampuchia, bây giờ thuộc vùng Biên Hòa, Bà Rịa. Sự kiệt quệ của nhân dân Khmer vì cai trị sai lầm và suy thoái lâu dài của đế chế Khmer, -một thời mở rộng từ bán đảo Mã Lai tới miền trung nước Lào-, cùng với sự bành trướng của Việt Nam đang đà vươn lên; sự chống đối bè phái thường xuyên trong nội bộ triều đình Khmer, cùng với những cố gắng của Xiêm La (Thái Lan, lân bang hùng mạnh và bành trướng của Kampuchia), thành lập một chư hầu ở Kampuchia, tạo những cơ hội lý tưởng cho Việt Nam can thiệp vào nước nầy. Những can thiệp như thế, hoặc để bảo vệ một người cầm quyền yếu thế, hoặc đưa một người lên ngôi vua, là tạo ra cơ hội nhượng thêm đất đai cho Việt Nam. Vào thế kỷ thứ 18, chiến thuật được mô tả một cách tổng quát về việc dần dần chiếm đất của Kampuchia dưới danh nghĩa bảo vệ ngai vàng là “tằm ăn dâu.”
Việt Nam có tham vọng to lớn với kế hoạch tằm ăn dâu, và trong tiến trình một trăm năm (1650-1750) toàn bộ lưu vực sông Vàm Cỏ và đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm cả ngôi làng đánh cá của người Khmer Prey Nokor (sau này là Saigon) trở thành lãnh thổ Việt Nam. Việc chiếm hết vùng đất màu mỡ phía Nam, giữ gìn phần đất này chống lại Thái Lan, trở thành mối quan tâm chính của các hoàng đế Việt Nam ở Huế. Khi Kampuchia trở thành con đường cho quân Thái Lan tiến tới Saigon, người Việt Nam khéo léo biến vùng này thành một nước bảo hộ. Hoàng đế Minh Mạng viết năm 1831: “Chân Lạp (Kampuchia) là phiên ly của chúng ta, không thể để nó sụp đổ được.
Năm 1833-34, tiếp sau những cố gắng không thành của Thái lan để đưa Kampuchia trở lại dưới quyền kiểm soát của họ, Việt Nam khởi đầu một cuộc tiến công vô hạn, có thể dẫn tới việc làm biến mất hoàn toàn nước Kampuchia. Các đồn binh được xây dựng khắp nước và một doanh trại đóng ngay Phnom Pênh. Nền độc lập của Kampuchia là ở trong “Trấn Tây Thành” của Việt Nam. Vua Minh Mạng đưa ra nhiều chương trình mạnh mẽ để đưa người Khmer còn “mọi rợ” về với thế giới văn minh. Các thầy giáo được gởi tới Kampuchia để giáo dục về cách sống theo “đường lối Khổng Mạnh” cho quan chức Kampuchia. Hoàng đế Việt Nam còn áp đặt lối ăn mặc, tóc tai, quần áo theo kiểu Việt Nam cho người Khmer, một hệ thống thuế khóa theo Việt Nam và ngay cả việc bắt nông dân trồng lúa như ở Việt Nam. Ai không tuân sẽ bị trừng phạt nặng. Vì uất hận, một số cuộc nổi dậy xảy ra. Sự cai trị hà khắc và lao động khổ sai gây nên một cuộc nổi loạn hồi đầu năm 1820 do một nhà sư tên Kai lãnh đạo. Họ tàn sát những người Việt sinh sống ở biên giới phía đông Kampuchia trước khi họ bị đè bẹp bằng một lực lượng mạnh hơn do Tổng trấn phía Nam (Gia Định Thành -nd) phái tới.
Cuộc khởi loạn nghiêm trọng nhất xảy ra năm 1840 vì việc bắt giữ các quan chức hàng đầu Kampuchia và dẫn độ bà hoàng đang cai trị qua Việt Nam. Người Khmer sợ nền độc lập của họ không còn nữa. Năm 1840, một viên quan lớn của Kampuchia tên là Prom viết: “Chúng tôi thấy sung sướng khi giết người Việt, chúng tôi không còn sợ họ nữa tuy họ mạnh hơn.” Ông ta nói với đồ đệ hễ tìm được người Việt Nam thì giết “từ vùng phía bắc cho tới biên giới phía nam”. Trong một bức thư gởi cho quan chức Thái, ông ta thông báo: “Tôi đề nghị tiếp tục giết người Việt Nam.” Đó là bản tuyên ngôn được truyền đời từ Prom cho đến người cai trị sau này ở Kampuchia: Pol Pot. Ký ức về những cuộc khởi nghĩa của người Khmer hồi đầu thế kỷ 19 và vô số cuộc đàn áp tàn bạo vẫn còn ghi lại trong niên sử và tập tục của người Kampuchia. Những bà mẹ Kampuchia thường dọa trẻ em bằng cách: “Mày đi chơi xa trong bụi, Yuon nó bắt mày.” (Yuon, tiếng Khmer với ác ý có nghĩa là dã man, tức là Việt Nam). Kinh Vĩnh Tế, con kinh dài 25 dặm nối liền vịnh Thái Lan với sông Vĩnh Tế được đào năm 1820, do Việt Nam xử dụng lao công Khmer, vẫn còn là một vết thương sống động trong ký ức người
Kampuchia. Tôi đã nghe không biết bao nhiêu lần trước và sau thời Pol Pot nói về việc ba người Khmer bị trừng phạt vì không làm đủ chỉ tiêu đào kinh. Người Việt Nam chôn những người Khmer xấu số tới cổ mà thôi, còn đầu thì dùng để làm ông táo nấu nước sôi. Khi nạn nhân giãy giụa vì đau đớn và lắc đổ nước trong ấm thì người Việt Nam cảnh cáo: “Không được làm đổ nước trà của quan lớn.” Câu chuyện này về sau trở thành một phần trong chính sách tuyên truyền của Khmer Đỏ mà người kể cố làm gia tăng sự “thù hận cách mạng” đối với kẻ thù Việt Nam. Những tình cảm thù địch chủng tộc và những định kiến của người Khmer đối với người Việt không có sự tương phản. Một ngàn năm Bắc thuộc đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong tư duy người Việt Nam.
Người Việt tự thấy mình giống như một Trung Hoa nhỏ mà những dân tộc còn bán khai bao quanh. Về mặt chính thức tuy không còn xử dụng nữa, người Việt Nam vẫn thường gọi theo cách Trung Hoa là Cao Miên, – hay dân mọi rợ vùng cao nguyên. Nó cũng có nghĩa là người Kampuchia. Có lẽ ngày nay nhiều người không rõ nguồn gốc Trung Hoa của danh từ này, cho rằng đó là cách gọi người Khmer theo cách phát âm tiếng Việt. Dưới triều đại nhà Nguyễn, các vị hoàng đế Việt Nam thống nhất và hùng cường, cho rằng do mệnh Trời, họ phải đem ánh sáng văn minh đến vương quốc nhỏ yếu chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ. Coi thường người Khmer không đủ khả năng đồng hóa văn hóa HoaViệt, một hoàng đế Việt Nam mô tả người Khmer là “khỉ trong rào và chim trong lồng”. Năm 1840, vua Minh Mạng lo lắng vì những cuộc nổi dậy của người Khmer chống lại các phái bộ văn hóa Việt Nam. Xúc động vì hành vi của người Khmer, xem như kẻ phản phúc, nhà vua ra lệnh cho người chỉ huy của ông ở Kampuchia “Chúng ta giúp họ khi họ khốn khổ, kéo họ ra khỏi bùn nhơ… Nay họ khởi loạn. Trẫm giận đến dựng tóc… Hãy dùng gươm giáo mà trừng trị chúng, chặt đầu chúng nó đi, tán phát chúng nó đi.” Có người Việt Nam khác cho rằng cuộc nổi loạn năm 1840 biểu thị sự thất bại chiến thuật đánh và rút của du kích Khmer, những kẻ chạy trốn như “chuột và mèo” khi phải đối đầu với những lực lượng Việt Nam ưu thế hơn. Trong khi người Kampuchia tiếp tục nuôi dưỡng tư tưởng truyền thống coi người Việt là kẻ xảo quyệt, những kẻ “nuốt mất đất đai của Khmer” thì người Việt Nam ngày nay chẳng có ý tưởng mạnh mẽ nào chống lại người Khmer cả. Điều ấy chẳng có gì ngạc nhiên bởi vì chính Khmer là quốc gia đã gánh chịu nhiều gian khổ nhất trong suốt thời gian dài tiếp xúc với Việt Nam. Cũng có lúc người Việt cư ngụ ở Kampuchia gánh chịu nhiều đau khổ, nhưng tuồng như không ảnh hưởng trên toàn bộ quan điểm của người Việt Nam. Tuy nhiên, trong nhiều cuộc nói chuyện với những viên chức và dân thường Việt Nam, ý thức ưu thế của họ với người Khmer trong giáo dục chính trị, tổ chức và khả năng lãnh đạo là một nhận thức rõ ràng. Vì nhân đạo, người Việt có khuynh hướng nhìn người Khmer như trẻ con cần có người dẫn dắt. Tuy nhiên, người Việt Nam vẫn thường thất bại trong việc che dấu sự nóng giận của họ với những người Khmer bất trị và giả dối và những rắc rối do họ tạo ra cho người Việt Nam. Tính chất lý thuyết và trừu tượng của ký ức quần chúng và những “ác cảm truyền thống” chẳng có ích gì về mặt chứng liệu khoa học trong việc phân tích xã hội và lịch sử. Tuy nhiên, những cảm nhận này thì lại rất rõ ràng cho bất cứ ai trải qua một thời gian nào đó ở Kampuchia, lại không biết tới nó để hiểu rõ những biến cố mới xảy ra. Trong suốt thời gian cai trị, thái tử Sihanouk nuôi duỡng ký ức quần chúng nầy mãi tồn tại bằng cách nhắc đi nhắc lại không ngừng rằng trong lịch sử, Việt Nam lấn áp Kampuchia. Một phần thì lên án Việt Nam không thay đổi tính chất bành trướng, một phần thì vì tính chất thời trang chính trị, những nhà lãnh đạo nước Kampuchia Dân chủ chọn phương cách giải thích sự xung đột giữa hai nước không vì tính giai cấp mà lại vì chủng tộc.
Trong cuốn “Sách Đen” (Black Book) do chế độ Pol Pot xuất bản hồi tháng 9/1978 -vài tháng sau khi tôi nghe lời kể lễ than phiền của In Sivouth- đường đột nói rằng: “Hành động xâm lấn và bành trướng lãnh thổ mà Việt Nam vi phạm trong quá khứ cũng như hiện nay chứng tỏ rõ tính chất thật sự của Việt Nam, và Việt Nam có nghĩa là kẻ xâm lược, bành trướng chủ nghĩa và nuốt trọn đất đai của người khác”. Cuốn sách khẳng định rằng dù dưới chế độ phong kiến, thực dân hay Cọng sản, sự cai trị cũng chỉ vậy thôi. Về sau, nhóm Pol Pot còn nói thẳng rằng đảng Cọng sản Kampuchia được thành lập năm 1960 “là nhằm để chống lại Việt Nam” -Một mục tiêu khác với mục tiêu của những cha đẻ Chủ nghĩa Cọng sản. Sự thành lập chế độ bảo hộ Pháp năm 1863 đã cứu Kampuchia khỏi bị Việt Nam và Thái Lan tiêu diệt. Tuy nhiên, đối với xứ láng giềng Nam Kỳ thuộc địa (Cochin-China) -Miền Nam Việt Nam-, thực dân Pháp hoàn toàn thiếu kinh nghiệm trong việc cai trị đã đem lại cho Kampuchia nhiều bất lợi khi chính Pháp vẽ ra đường biên giới hai nước. Đường ranh này đặt căn bản trên địa lý và sự tiện lợi cho việc cai trị của người Pháp ở Nam Kỳ hơn là bối cảnh lịch sử, ngôn ngữ hoặc chủng tộc. Hậu quả việc vẽ đường ranh này khiến vùng Paksé (hiện thuộc Nam Lào), tỉnh Darlac, khu vực Sông Bé, Tây Ninh, Gò Dầu Hạ và Hà Tiên -tất cả hiện nay đều thuộc Việt Nam- là lấy từ phần đất của Kampuchia. Trong luận án tiến sĩ ấn hành năm 1966, Sarin Chhak, sau này là Bộ trưởng bộ Ngoại giao của chính phủ Liên hiệp Quốc gia Khmer năm 1970 đã nhấn mạnh tới những vùng đất bị mất này và yêu cầu Việt Nam thương thuyết để vẽ lại cho đúng biên giới.
Những nhà cai trị Kampuchia từ vua Ang Duong (1848-60) cho tới Pol Pot không bao giờ ngưng than phiền về việc họ bị mất đất vì Việt Nam. Trong một bức thư gởi cho hoàng đế Napoleon Đệ Tam năm 1856, vua Ang Duong thúc đẩy vua Pháp đừng chấp thuận các vùng đất đai của Kampuchia do Việt Nam chiếm cứ lúc ấy nếu như “Việt Nam không dâng đất ấy cho Hoàng đế”. Năm 1949, khi thực dân Pháp đồng ý sát nhập Nam Kỳ để thống nhất Việt Nam, Phnom Pênh đã chính thức phản đối. Ngay sau khi được độc lập trong Liên bang Đông Dương hồi năm 1954, trong mấy năm liền, Kampuchia liên tiếp đòi chính phủ Quốc Gia Việt Nam trả lại phần đất Kampuchia Krom (vùng đồng bằng sông Cử Long, một thời là Kampuchia hạ – Thủy Chận Lạp -nd) và các hòn đảo dọc theo bờ biển như Koh Tral (Phú Quốc). Tình trạng những người Khmer Krom sống ở Việt Nam vẫn còn là mối quan tâm và thỉnh thoảng chính phủ Sihanouk lại phản kháng. Việc người Việt Nam di dân đến Kampuchia phát triển nhanh dưới thời thực dân. Người Pháp cho rằng người Việt Nam là những công nhân giỏi hơn và năng động hơn người Khmer, do đó trở thành phương tiện tốt cho họ khai thác kinh tế Kampuchia. Năm 1921, người Việt chiếm khoảng 7 phần trăn dân số Kampuchia. Trong khi đó, một số đông người nghèo khổ Bắc Việt Nam đến làm phu cho các đồn điền cao su Pháp ở Kampuchia (chỉ một số ít người Khmer làm công việc này mà thôi). Nhiều nông dân và ngư dân Việt Nam cũng rời Nam Việt Nam để cạnh tranh với người Kampuchia trong các vùng đất tốt và các khu vực đánh cá ở Kampuchia. Đặc biệt người Việt Nam theo đạo Thiên chúa La Mã, được các sứ bộ Pháp che chở, tước đoạt các vùng đất tốt của Kampuchia. Điều này tạo nên những bất ổn đáng kể. Tuy nhiên, việc đụng chạm đến tình cảm người Khmer, đặc biệt nhất chính là phần đông các viên chức cấp thấp trong chính quyền thuộc địa Pháp lại là người Việt Nam. Trong cuộc nổi loạn chống Pháp ở Kampuchia vào các năm 1885-86, những người nổi loạn nhắc lại những cố gắng của người Việt trước kia nhằm quét sạch người Kampuchia và lên án người Pháp dùng người Việt Nam để phá vở văn hóa và xã hội Kampuchia.
Tuy nhiên, điều nầy không có nghĩa là hai cộng đồng dân tộc nói trên bao giờ cũng đần độn. Nhiều người Việt Nam tham gia những cuộc lật đổ Pháp của người Kampuchia. Mặc dù có sự căng thẳng và không ưa nhau, hai cộng đồng nầy cùng tồn tại an lạc trong nhiều khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, những cuộc biến động hoặc các yếu tố bên ngoài bất di bất dịch đã làm cho những định kiến tiềm tàng bỗng nảy sinh thêm. Ngay cả những sự phát triển như phong trào cọng sản Quốc tế ở Kampuchia cũng không miễn trừ định kiến chủng tộc. Thực ra, con đường phong trào Cọng sản được hình thành và phát triển ở Kampuchia đã giúp đỡ nuôi dưỡng chủ nghĩa Chauvin chống Việt Nam. (Danh từ này trích từ tên một người lính Pháp, Nicolas Chauvin, y thường ngợi ca sự thành công của Napoleon đệ nhất, ngay cả sau khi Napoléon bị thua trận Waterloo hồi năm 1815. Điều anh ta thường tán dương làm cho anh ta trở thành một hiện tượng kệch cỡm. Chủ nghĩa Chauvin (Chauvinism) được coi là một quái thai của thời đại xã hội ngày nay, thường đồng minh với chủ nghĩa đế quốc họặc chủ nghĩa quân phiệt cực đoan Ở cả Lào và Kampuchia, di dân Việt Nam cung cấp nhiều tiểu tổ cơ bản cho đảng Cọng sản Đông Dương (ICP).
Ngay chính người Khmer cũng dần dần bị lôi cuốn vào nền độc lập chính trị và tới năm 1950, phong trào Khmer Issarak, (Khmer độc lập) là phong trào do đảng Cọng sản Đông Đương đẻ ra. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh biết rất rõ tình cảm chống Việt Nam của người Khmer và Lào. Đây là lý do khiến Hồ, năm 1951, quyết định chia đảng Cọng sản Đông Dương ra làm ba đảng của ba nước. Một tài liệu nội bộ của đảng Lao Động Việt Nam (VWP) giải thích việc này, nói rằng các người kế nghiệp đảng Cọng Sản Đông Dương nhận xét: “Các phần tử quốc gia Lào và Kampuchia nghi ngờ Việt Nam muốn kiểm soát cả hai nước này. Đế quốc và bù nhìn có thể đưa ra những phương cách tuyên truyền nhằm tách rời Việt Nam khỏi Lào và Kampuchia, tạo rối loạn trong dân chúng Kampuchia và Lào.” Sự phân chia đảng Cọng sản Đông Dương thành ba coi như dâng một món đồ cúng cho các phần tử quốc gia đang ra sức chống lại chính sách chia để trị của thực dân Pháp. Việc lãnh đạo chính trị của phong trào Cọng sản Đông Dương vẫn nằm trong tay Hà Nội. Một bản hướng dẫn mật của đảng Cọng sản Việt Nam đưa ra hồi tháng Sáu/1952 ra lệnh cho người Việt Nam và người Trung Hoa cư trú ở Kampuchia tham gia đảng Lao động Việt Nam hơn là đảng Cách mạng Nhân dân Khmer (KPRP), vì nó “không phải là đội tiên phong của nhân dân lao động, nhưng là đảng tiên phong của quốc gia tập trung mọi phần tử yêu nước và tiến bộ của nhân dân Khmer”. Dù vậy, Ủy ban chấp hành lâm thời của đảng Nhân dân Cách mạng Khmer được thành lập hồi tháng Chín năm 1951 phần chính cũng là người Việt Nam -1.800 người Việt sinh ở địa phương so với 150 Khmer chính gốc.
Upload: Huỳnh Tấn Bửu - www.quanhequocte.org
Các Tin Khác