Tìm hiểu sơ về ống kính Carl Zeiss và ưu/nhược điểm của từng ống
Ngày đăng: 13:04:46 03-05-2018 . Xem: 4029
Sau khi bài viết [TAG]Carl Zeiss[/TAG] ra ống kính Distagon T* 2/25 cho Canon và Nikon thì có nhiều bạn chưa thật hiểu rõ về thương hiệu này đã có những nhận xét chưa thật xác đáng. Trong bài viết này, bạn @kurobanevn, đã đưa ra một số ý kiến cũng như thông tin cơ bản về các ống kính thế hệ hiện tại của nhà sản xuất danh tiếng nước Đức. Ngoài ra, trước đây thì Tinhte.vn đã có một bài viết cơ bản về lịch sử 120 năm của Carl Zeiss, mời các bạn tham khảo tại đây.
Một số điều quá cơ bản hoặc quá dài dòng như là lịch sử của Zeiss thì các bác google cho nhanh và đầy đủ. Bác nào cuồng Canon với Nikon làm ơn không phản bác bài này và nhớ dùm rằng khi Zeiss đã lừng danh bốn bể thì Canon với Nikon còn chưa ra đời.
Kurobanevn đã nói:
1. T* nghĩa là gì?
2. Chất ảnh T*
3. Khiếm khuyết của Zeiss T* mới
4. Tại sao lại chỉ có ống MF mà không có AF cho Canon, Nikon, Pentax?
5. Tại sao Zeiss T* phù hợp để quay phim?
6. Ống kính Carl Zeiss là tác phẩm nghệ thuật?
7. Ống T* nào đáng mua?
Tất cả đều đáng mua. Bác nào có tiền và tự tin vào tài năng của mình thì cứ việc tậu đủ bộ, không phải lăn tăn.
Bác nào nghèo như em thì cân nhắc khoảng tiêu cự mình hay dùng trước rồi tính tiếp theo các gợi ý sau:
Một số điều quá cơ bản hoặc quá dài dòng như là lịch sử của Zeiss thì các bác google cho nhanh và đầy đủ. Bác nào cuồng Canon với Nikon làm ơn không phản bác bài này và nhớ dùm rằng khi Zeiss đã lừng danh bốn bể thì Canon với Nikon còn chưa ra đời.
Kurobanevn đã nói:
1. T* nghĩa là gì?
T*, đọc là tee-star, là viết tắt từ transparent (trong suốt). Zeiss dùng thuật ngữ này để chỉ lớp tráng phủ (coating) ống kính của mình với hàm ý lớp tráng này trong suốt, cho 100% ánh sáng đi qua, vừa làm ảnh sáng hơn, vừa cho màu trung thực hơn và tương phản cao hơn.
2. Chất ảnh T*
Nhìn chung là các tay chơi máy lâu năm trên các diễn đàn hoặc blog cá nhân đều đồng tình rằng Zeiss cho tông màu ấm hơn Canon và Nikon, thiên về sắc đỏ-hồng-tím. Ảnh từ ống kính của Zeiss tạo ra cảm giác "3D" hơn ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG THỰC SỰ LÀ 3D (ví dụ như con người). Ống kính Zeiss 2.8/21 T* được thừa nhận là nét nhất trong tiêu cự của nó (khoảng 20-24mm) và vượt xa cả ống kính Leica tương đương. Một vài ống kính mới cũng được đánh giá rất cao về độ nét, chẳng hạn như 2/100 T* Macro (vừa có khẩu lớn, nét hơn cả đối thủ từ Leica và rẻ hơn nhiều).
Ống kính góc rộng của Zeiss hiện nay bị vignette tương đối nhưng không nặng so với các hãng khác và những người thích chụp chân dung hay đời sống (như em đây) rất thích tính chất này. Dòng T* mới vẫn bị flare và viền tím, một vài ống bị "color bokeh" (bị viền tím/đỏ ở chỗ chuyển mờ trong ảnh) nhưng cũng không nặng hoặc nhẹ hơn rất nhiều so với hàng của hãng khác. (tất nhiên là có thể trừ Leica ra)
Bokeh của Zeiss được đánh giá rất cao. Các bác sẽ hay gặp cụm từ "creaming bekeh" trên các diễn đàn. Cứ việc google để xem hình chụp thử và có ý kiến riêng vì bokeh là vấn đề sở thích cá nhân.
Ống kính góc rộng của Zeiss hiện nay bị vignette tương đối nhưng không nặng so với các hãng khác và những người thích chụp chân dung hay đời sống (như em đây) rất thích tính chất này. Dòng T* mới vẫn bị flare và viền tím, một vài ống bị "color bokeh" (bị viền tím/đỏ ở chỗ chuyển mờ trong ảnh) nhưng cũng không nặng hoặc nhẹ hơn rất nhiều so với hàng của hãng khác. (tất nhiên là có thể trừ Leica ra)
Bokeh của Zeiss được đánh giá rất cao. Các bác sẽ hay gặp cụm từ "creaming bekeh" trên các diễn đàn. Cứ việc google để xem hình chụp thử và có ý kiến riêng vì bokeh là vấn đề sở thích cá nhân.
3. Khiếm khuyết của Zeiss T* mới
Không có cái gì là hoàn hảo, kể cả ống kính Zeiss T*. Một vài thử nghiệm chỉ ra rằng độ tương phản cao của ống kính T* trong vài trường hợp làm cho ảnh bị mất chi tiết.
Ống góc rộng như 2.8/25 và 2/28 có hiện tượng field curvature, tức là trường nét của ảnh không phải là một mặt phẳng chữ nhật bẹt mà là một mặt cong. Hiện tượng này rất dễ phát hiện khi mở khẩu lớn và chụp mặt phẳng như bức tường, phần tường ở tâm ảnh nét thì phần ở rìa ảnh mờ, phần ở rìa nét thì tâm lại mờ. Nhưng các tay máy chuyên nghiệp thường có những cách để tận dụng hiện tượng này để tăng độ nét cho bức ảnh. Cách hạn chế nó rất đơn giả: khép khẩu.
Ống normal và tele T* hiện nay cũng gặp lỗi focus shift. Giả sử ta mở ống kính 1.4/85 hết khẩu (f/1.4) và lấy nét tại đó rồi khép xuống f/4 chẳng hạn thì độ nét sẽ tăng lên đáng kinh ngạc (ví dụ trường nét từ 1m tăng lên thành gần 100m) - bác nào muốn đọc sâu thêm thì xin tự đọc trên blog của ông Lloyd Chambers (chuyên gia hàng đầu về T* hiện nay). Cách khắc phục cũng đơn giản: chụp ở khẩu nào thì mở sẵn khẩu đó và lấy nét tại đấy luôn. Ví dụ, muốn chụp ở khẩu 4 thì khép luôn 4 rồi chụp chứ đừng mở 1.4 (hơi khó chịu khi ánh sáng yếu vì mọi người sẽ muốn mở hết khẩu để viewfinder sáng hơn).
Ống T* mới (tất cả các ống) đều báo nét không thực sự chuẩn xác (kể cả Canon, Nikon và Pentax). Điều này do chính Lloyd Chambers thử nghiệm và khẳng định. Cách khắc phục là mua thêm focus screen, lắp kính phóng đại cho viewfinder và tất nhiên là tập lấy nét tay. Live View cũng là một giải pháp rất tốt, đặc biệt là khi chụp phong cảnh hoặc macro (dù hơi tốn pin).
Nhìn chung, ống kính của Zeiss (trừ 2.8/21 và 2/100 macro) được gọi vui là "những cây cọ không hoàn hảo". Mỗi ống có một cá tính riêng và nó buộc người chụp phải động não mới sử dụng được. Một con ngựa bất kham vào tay nài ngựa giỏi thì dễ thành vô địch - ống kính Zeiss hiện nay cũng được so sánh vui như vậy.
Ống góc rộng như 2.8/25 và 2/28 có hiện tượng field curvature, tức là trường nét của ảnh không phải là một mặt phẳng chữ nhật bẹt mà là một mặt cong. Hiện tượng này rất dễ phát hiện khi mở khẩu lớn và chụp mặt phẳng như bức tường, phần tường ở tâm ảnh nét thì phần ở rìa ảnh mờ, phần ở rìa nét thì tâm lại mờ. Nhưng các tay máy chuyên nghiệp thường có những cách để tận dụng hiện tượng này để tăng độ nét cho bức ảnh. Cách hạn chế nó rất đơn giả: khép khẩu.
Ống normal và tele T* hiện nay cũng gặp lỗi focus shift. Giả sử ta mở ống kính 1.4/85 hết khẩu (f/1.4) và lấy nét tại đó rồi khép xuống f/4 chẳng hạn thì độ nét sẽ tăng lên đáng kinh ngạc (ví dụ trường nét từ 1m tăng lên thành gần 100m) - bác nào muốn đọc sâu thêm thì xin tự đọc trên blog của ông Lloyd Chambers (chuyên gia hàng đầu về T* hiện nay). Cách khắc phục cũng đơn giản: chụp ở khẩu nào thì mở sẵn khẩu đó và lấy nét tại đấy luôn. Ví dụ, muốn chụp ở khẩu 4 thì khép luôn 4 rồi chụp chứ đừng mở 1.4 (hơi khó chịu khi ánh sáng yếu vì mọi người sẽ muốn mở hết khẩu để viewfinder sáng hơn).
Ống T* mới (tất cả các ống) đều báo nét không thực sự chuẩn xác (kể cả Canon, Nikon và Pentax). Điều này do chính Lloyd Chambers thử nghiệm và khẳng định. Cách khắc phục là mua thêm focus screen, lắp kính phóng đại cho viewfinder và tất nhiên là tập lấy nét tay. Live View cũng là một giải pháp rất tốt, đặc biệt là khi chụp phong cảnh hoặc macro (dù hơi tốn pin).
Nhìn chung, ống kính của Zeiss (trừ 2.8/21 và 2/100 macro) được gọi vui là "những cây cọ không hoàn hảo". Mỗi ống có một cá tính riêng và nó buộc người chụp phải động não mới sử dụng được. Một con ngựa bất kham vào tay nài ngựa giỏi thì dễ thành vô địch - ống kính Zeiss hiện nay cũng được so sánh vui như vậy.
4. Tại sao lại chỉ có ống MF mà không có AF cho Canon, Nikon, Pentax?
Vì Sony và Zeiss ký thỏa thuận với nhau và vì Zeiss không ký được thỏa thuận với các hãng kia.
Nhưng hiện nay dòng ống kính MF này được dân quay phim ưa chuộng hơn hẳn ống kính tự động. Lý do sẽ nói ở dưới.
Nhưng hiện nay dòng ống kính MF này được dân quay phim ưa chuộng hơn hẳn ống kính tự động. Lý do sẽ nói ở dưới.
5. Tại sao Zeiss T* phù hợp để quay phim?
Ảnh động với ảnh tĩnh là rất khác nhau. Các bác xem phim thường thấy nhưng cảnh quay có thay đổi điểm lấy nét (ví dụ ban đầu nét ở tiền cảnh rồi chuyển dần ra xa). Nghe thì thật đơn giản: xoay cái vòng lấy nét là xong chứ gì. Rất tiếc là đời nó không đơn giản thế.
Ống kính nói chung có một cái bệnh gọi là BREATHING (dịch nôm na là "thở"). Hiện tượng này có thể mô tả đơn giản như sau: khi ta thay đổi điểm lấy nét thì TIÊU CỰ của ống kính thay đổi theo. Bác nào quan tâm thì có thể tìm được rất nhiều ví dụ minh họa trên YouTube qua từ khóa "lens breathing".
Trong ảnh tĩnh thì breathing chẳng có ảnh hưởng gì (có ai thấy được đâu). Nhưng trong ảnh động thì khác: các bác cứ tưởng tượng là đang xem phim mà tự dưng khung hình cứ zoom ra zoom vào thì khó chịu tới mức nào.
Ống kính của Zeiss hơn hẳn đồ Canon Nikon ở khoản này. Chí ít là phần lớn lens Zeiss hơn hẳn phần lớn lens Canon Nikon trong vấn đề breathing.
Ngoài ra, vòng lấy nét của Zeiss được thiết kế tốt hơn rất nhiều. Cộng thêm các thiết bị hỗ trợ thì người quay phim có thể chuyển nét cực kỳ mượt và chính xác. Ống kính máy ảnh tự động thông thường không thể nào so được.
Tiếp theo - và không kém phần quan trọng - là Zeiss cân chỉnh toàn bộ dòng lens của mình để cho ra màu sắc gần như tương đồng 100%. Điều này cũng rất đáng kể trong quay phim. Nhìn một chùm ảnh mỗi ảnh một tông màu các bác thấy có khó chịu không? Xem phim mà mỗi cảnh một tông thì còn ngứa mắt hơn nữa.
Cũng chính việc phải cân chỉnh cho các ống giống nhau như vậy mà chi phí sản xuất tăng thêm nhiều (cần máy móc xịn và có các công đoạn kiểm tra thủ công).
Ống kính nói chung có một cái bệnh gọi là BREATHING (dịch nôm na là "thở"). Hiện tượng này có thể mô tả đơn giản như sau: khi ta thay đổi điểm lấy nét thì TIÊU CỰ của ống kính thay đổi theo. Bác nào quan tâm thì có thể tìm được rất nhiều ví dụ minh họa trên YouTube qua từ khóa "lens breathing".
Trong ảnh tĩnh thì breathing chẳng có ảnh hưởng gì (có ai thấy được đâu). Nhưng trong ảnh động thì khác: các bác cứ tưởng tượng là đang xem phim mà tự dưng khung hình cứ zoom ra zoom vào thì khó chịu tới mức nào.
Ống kính của Zeiss hơn hẳn đồ Canon Nikon ở khoản này. Chí ít là phần lớn lens Zeiss hơn hẳn phần lớn lens Canon Nikon trong vấn đề breathing.
Ngoài ra, vòng lấy nét của Zeiss được thiết kế tốt hơn rất nhiều. Cộng thêm các thiết bị hỗ trợ thì người quay phim có thể chuyển nét cực kỳ mượt và chính xác. Ống kính máy ảnh tự động thông thường không thể nào so được.
Tiếp theo - và không kém phần quan trọng - là Zeiss cân chỉnh toàn bộ dòng lens của mình để cho ra màu sắc gần như tương đồng 100%. Điều này cũng rất đáng kể trong quay phim. Nhìn một chùm ảnh mỗi ảnh một tông màu các bác thấy có khó chịu không? Xem phim mà mỗi cảnh một tông thì còn ngứa mắt hơn nữa.
Cũng chính việc phải cân chỉnh cho các ống giống nhau như vậy mà chi phí sản xuất tăng thêm nhiều (cần máy móc xịn và có các công đoạn kiểm tra thủ công).
6. Ống kính Carl Zeiss là tác phẩm nghệ thuật?
Câu trả lời là... KHÔNG - chắc nhiều bác rất thất vọng. Ống kính T* hiện nay là do hãng Cosina Nhật Bản lắp ráp. Tất nhiên là chất lượng ráp không phải bàn, khó có thể hơn được. Nhưng đây vẫn là sản xuất công nghiệp chứ không phải thủ công hoàn toàn.
Cái nghệ thuật nếu có thì nó ở trong thiết kế đơn giản nhưng tinh tế của Zeiss (đặc biệt là về cấu trúc quang học) và trong... bệnh của từng ống kính. Khi cái ống kính nó cũng đỏng đảnh một chút thì ta phải tìm cách chiều nó. Khi chiều được nó rồi thì nó cho ta ảnh đẹp không ngờ. Và ta nhầm tưởng cái ống kính là nghệ thuật.
Mong các bác hiểu rằng ống kính Zeiss, lại so sánh vui, như là cây cọ vẽ có tật. Khi các bác thành nghệ sĩ rồi thì cây cọ dở hơi ấy nó lại thành ra công cụ tuyệt hảo để hiện thực hóa tính nghệ sĩ của các bác. Còn như các tay thẩm du thiết bị mà chụp Zeiss thì, như các cụ vẫn nói, garbage in garbage out.
Cái nghệ thuật nếu có thì nó ở trong thiết kế đơn giản nhưng tinh tế của Zeiss (đặc biệt là về cấu trúc quang học) và trong... bệnh của từng ống kính. Khi cái ống kính nó cũng đỏng đảnh một chút thì ta phải tìm cách chiều nó. Khi chiều được nó rồi thì nó cho ta ảnh đẹp không ngờ. Và ta nhầm tưởng cái ống kính là nghệ thuật.
Mong các bác hiểu rằng ống kính Zeiss, lại so sánh vui, như là cây cọ vẽ có tật. Khi các bác thành nghệ sĩ rồi thì cây cọ dở hơi ấy nó lại thành ra công cụ tuyệt hảo để hiện thực hóa tính nghệ sĩ của các bác. Còn như các tay thẩm du thiết bị mà chụp Zeiss thì, như các cụ vẫn nói, garbage in garbage out.
7. Ống T* nào đáng mua?
Tất cả đều đáng mua. Bác nào có tiền và tự tin vào tài năng của mình thì cứ việc tậu đủ bộ, không phải lăn tăn.
Bác nào nghèo như em thì cân nhắc khoảng tiêu cự mình hay dùng trước rồi tính tiếp theo các gợi ý sau:
3.5/18: Nhanh hơn nửa khẩu so với đời cũ (ngàm C/Y), chất lượng được cải thiện nhiều, mắc bệnh chung của ống góc rộng là lóa và viền tím nếu mở hết khẩu, là ống rộng nhất của Zeiss hiện nay và chắc chắn vẫn là lựa chọn số một nếu muốn rộng hơn 20mm (Zeiss có thiết kế ống 2.8/15 và có thể sẽ ra trong một vài năm tới nhưng giá của nó thì...). Nhược điểm của lens này là hơi to (phi 82), như vậy thì không dùng chung filter với các lens khác được (các bác chơi ảnh phong cảnh thì biết ngay tại sao cái cỡ filter nó lại được để ý nhiều thế, em không giải thích thêm).
2.8/21: Vô đối về độ nét và màu sắc, tất nhiên là nên khép khẩu để đạt chất lượng tối đa. Phi 72 nên dùng chung được filter với vài lens khác. Điểm dở là tiêu cự hơi lỡ cỡ một chút nhưng đây luôn luôn là một siêu sao trong làng ống kính, không phải nghi ngờ.
2.8/25: Nét kém nhất trong dòng T*, field curvature nặng nhất và vignette tệ nhất, nhưng bù lại thì rất nhẹ nhàng gọn gàng, có khoảng cách lấy nét tối thiểu nhỏ nhất cả dòng. Nói chung lens này khó chụp nhưng các bác chụp siêu sờ vào thì yên tâm là cho ra ảnh làm cả làng mắt chữ o mồm cũng chữ o luôn.
2/28: Mục tiêu của em cho đến trước khi nghe tin em 2/25 ra mắt. Đây là tiêu cự tiêu chuẩn của dân chụp báo chí đời sống trước khi có những ống kính 24mm khẩu lớn như 24/1.4L của Canon. Không ai dùng lens này trên máy crop cả nên không có chuyện lỡ cỡ ở đây. Ống này khẩu lớn, lấy nét dễ, chất lượng hơn xa 2.8/25 (về độ nét là chính). Bệnh field curvature cũng khá nặng nên phải cẩn thận khi dùng. Nói chung là nếu không kiếm đủ tiền mua 2/25 thì đây chắc chắn là lựa chọn của em.
2/35: Tiếp tục là một ống nhỏ gọn, nét ơi là nét và giá không quá chát. Cái hay (và dở) của ống này là nó ở giữa giữa về mọi mặt: tiêu cự vừa vừa, méo vừa vừa, vignette vừa vừa,... Nói chung là dễ dùng.
1.4/35: Lý Đức của dòng T* hiện nay. Nếu các bác thích gây chú ý (và có đủ tiền) thì nên mua để chụp ở... f/2 trở lên. Chất lượng đã được nhiều bác pro đánh giá rồi. Đắt xắt ra miếng thôi.
1.4/50: Ống kính tiêu chuẩn. Rẻ nhất. Dễ chụp nhất. Tốt trên cả máy crop lẫn fulframe. Bác nào đã từng dùng bản cũ ngàm C/Y rồi thì chắc là vẫn muốn có một chiếc này nữa.
2/50 macro: Đang là ống kính đa dụng nhất của Zeiss. Chụp tất cả mọi thể loại từ phong cảnh đến macro, từ chân dung studio đến đời thường nhếch nhác. Nhược điểm duy nhât là đắt gấp đôi 1.4/50. Nhưng nếu có tiền thì em cũng sẽ khuân một em này về nhà.
1.4/85: Chẳng có hãng nào không làm được ống 85mm tốt cả. Nhưng Zeiss thì làm được một chiếc xuất sắc cơ. Mỗi tội là bị bệnh focus shift và nghe nói lấy nét ở 1.4 10 phát thì trượt 9 nếu dùng cái hệ thống báo nét trên máy. Nói chung là các bác chụp chân dung nhiều thì không phải lăn tăn nghĩ ngợi gì cả, chỉ đợi đủ Mỹ Kim thôi.
2/100: Huyền thoại mới. Ông Lloyd Chambers nói đây là chiếc ống kính 100mm tốt nhất mọi thời đại (có thể sau này Zeiss sẽ cho ra bản nâng cấp tốt hơn, nhưng giờ thì là như thế). Chụp được tất cả mọi thể loại. Bác nào chụp phong cảnh panorama thì đây cũng là lựa chọn tuyệt vời vì nó nét kinh khủng (cứ xem thử sample là biết ạ). Bác nào lo nó nét quá, chụp chân dung không tốt thì bác đó xem lại đầu óc mình. Điểm yếu duy nhất của lens này là tiêu cự của nó khi chụp chân dung (nằm giữa 85 và 135mm) nhưng khi đã dùng và quen rồi thì không có gì phải bàn.
2.8/21: Vô đối về độ nét và màu sắc, tất nhiên là nên khép khẩu để đạt chất lượng tối đa. Phi 72 nên dùng chung được filter với vài lens khác. Điểm dở là tiêu cự hơi lỡ cỡ một chút nhưng đây luôn luôn là một siêu sao trong làng ống kính, không phải nghi ngờ.
2.8/25: Nét kém nhất trong dòng T*, field curvature nặng nhất và vignette tệ nhất, nhưng bù lại thì rất nhẹ nhàng gọn gàng, có khoảng cách lấy nét tối thiểu nhỏ nhất cả dòng. Nói chung lens này khó chụp nhưng các bác chụp siêu sờ vào thì yên tâm là cho ra ảnh làm cả làng mắt chữ o mồm cũng chữ o luôn.
2/28: Mục tiêu của em cho đến trước khi nghe tin em 2/25 ra mắt. Đây là tiêu cự tiêu chuẩn của dân chụp báo chí đời sống trước khi có những ống kính 24mm khẩu lớn như 24/1.4L của Canon. Không ai dùng lens này trên máy crop cả nên không có chuyện lỡ cỡ ở đây. Ống này khẩu lớn, lấy nét dễ, chất lượng hơn xa 2.8/25 (về độ nét là chính). Bệnh field curvature cũng khá nặng nên phải cẩn thận khi dùng. Nói chung là nếu không kiếm đủ tiền mua 2/25 thì đây chắc chắn là lựa chọn của em.
2/35: Tiếp tục là một ống nhỏ gọn, nét ơi là nét và giá không quá chát. Cái hay (và dở) của ống này là nó ở giữa giữa về mọi mặt: tiêu cự vừa vừa, méo vừa vừa, vignette vừa vừa,... Nói chung là dễ dùng.
1.4/35: Lý Đức của dòng T* hiện nay. Nếu các bác thích gây chú ý (và có đủ tiền) thì nên mua để chụp ở... f/2 trở lên. Chất lượng đã được nhiều bác pro đánh giá rồi. Đắt xắt ra miếng thôi.
1.4/50: Ống kính tiêu chuẩn. Rẻ nhất. Dễ chụp nhất. Tốt trên cả máy crop lẫn fulframe. Bác nào đã từng dùng bản cũ ngàm C/Y rồi thì chắc là vẫn muốn có một chiếc này nữa.
2/50 macro: Đang là ống kính đa dụng nhất của Zeiss. Chụp tất cả mọi thể loại từ phong cảnh đến macro, từ chân dung studio đến đời thường nhếch nhác. Nhược điểm duy nhât là đắt gấp đôi 1.4/50. Nhưng nếu có tiền thì em cũng sẽ khuân một em này về nhà.
1.4/85: Chẳng có hãng nào không làm được ống 85mm tốt cả. Nhưng Zeiss thì làm được một chiếc xuất sắc cơ. Mỗi tội là bị bệnh focus shift và nghe nói lấy nét ở 1.4 10 phát thì trượt 9 nếu dùng cái hệ thống báo nét trên máy. Nói chung là các bác chụp chân dung nhiều thì không phải lăn tăn nghĩ ngợi gì cả, chỉ đợi đủ Mỹ Kim thôi.
2/100: Huyền thoại mới. Ông Lloyd Chambers nói đây là chiếc ống kính 100mm tốt nhất mọi thời đại (có thể sau này Zeiss sẽ cho ra bản nâng cấp tốt hơn, nhưng giờ thì là như thế). Chụp được tất cả mọi thể loại. Bác nào chụp phong cảnh panorama thì đây cũng là lựa chọn tuyệt vời vì nó nét kinh khủng (cứ xem thử sample là biết ạ). Bác nào lo nó nét quá, chụp chân dung không tốt thì bác đó xem lại đầu óc mình. Điểm yếu duy nhất của lens này là tiêu cự của nó khi chụp chân dung (nằm giữa 85 và 135mm) nhưng khi đã dùng và quen rồi thì không có gì phải bàn.
Các Tin Khác