Chịu trách nhiệm về hành động của mình
Ngày đăng: 19:47:21 18-10-2014 . Xem: 2058
TTPGOL: "Ước muốn được có quyền lực là một bản năng cơ bản. Cần phải có nhiều lòng chân thật để nhận ra bao nhiêu phần trong những gì ta làm cho người khác phát xuất từ động lực này. Nhận ra được chủ đích thực sự phía sau các hành động của chúng ta có thể giúp ta chú tâm vào công việc quan trọng hơn tất cả là xếp đặt việc nhà của mình yên ổn trước khi cố gắng cứu giúp người khác. "
>> Dừng tâm sinh diệt
>> Nguồn gốc của khổ đau
>> Đổi thay
Giáo lý về nhân quả của Đức Phật đã nói rõ rằng việc chấp nhận trách nhiệm cho hành động của mình là nền tảng cho sự tự tại vẹn toàn của mỗi cá nhân. Không chấp nhận sự thiếu sót của mình rồi đổ lỗi cho thế giới về sự bất hạnh của mình, sẽ khiến ta phải đắm chìm trong đau khổ. Ai cũng có những điều không vừa ý. Nhưng khi bạn còn trách móc, đổ lỗi cho cha mẹ hay xã hội về những vấn đề của mình, thì bạn đã tự cho mình một lý do để không sửa đổi. Ngay giây phút bạn biết nhận trách nhiệm cho hoàn cảnh của mình, dầu người khác cũng có góp phần vào đó, là bạn đã bắt đầu hướng đến con đường tích cực hơn.
Theo tôi, chúng ta bóp méo sự thật và trốn tránh việc nhận lãnh trách nhiệm cá nhân bằng ít nhất ba phương cách. Thứ nhất, ta cho rằng thế giới bên ngoài mang đến đau khổ cho chúng ta. Kết quả là, ta hướng tất cả mọi nỗ lực và khả năng tinh thần ra bên ngoài. Ta dồn hết công sức, và đôi khi còn trở nên mù quáng, trong việc cố gắng sửa đổi người xung quanh, như thể là sự hoàn toàn của họ sẽ đem lại giải thoát cho ta. Hoặc chúng ta cố gắng thay đổi xã hội, tưởng rằng việc sửa đổi những cái ác trong xã hội sẽ giải quyết vấn đề của bản thân ta: “Khi đói khổ, chiến tranh, và ô nhiễm môi trường được dẹp bỏ, thì tôi mới được hạnh phúc.” Dĩ nhiên, ước muốn hoàn thiện xã hội cũng là điều đáng khuyến khích. Chúng ta thấy đồng loại đau khổ như thế nào, ta cảm thông với họ, và ta hành động để xoá bỏ khổ đau cho họ. Nhưng thường ta không nhận ra rằng trong khi cố gắng để giải quyết vấn đề cho người khác, ta quên hay đè nén vấn đề của chính mình. Lý do của chúng ta là: có quá nhiều những tệ nạn xã hội cần được sửa đổi, ta không có thời gian để lo cho mình.
Thực ra, chúng ta thiếu sự chân thật và can đảm để quán xét chủ đích thực sự của mình. Những người tham gia các hoạt động xã hội có thể rất từ bi và có tâm phục vụ, nhưng cũng có người không nhìn ra mục đích thực sự của họ. Chúng ta ai cũng biết rằng giúp đỡ người khó khăn hơn mình mang đến cho ta một cảm giác đầy quyền lực mà ta không thể có được đối với những người không phụ thuộc vào ta. Ước muốn được có quyền lực là một bản năng cơ bản. Cần phải có nhiều lòng chân thật để nhận ra bao nhiêu phần trong những gì ta làm cho người khác phát xuất từ động lực này. Nhận ra được chủ đích thực sự phía sau các hành động của chúng ta có thể giúp ta chú tâm vào công việc quan trọng hơn tất cả là xếp đặt việc nhà của mình yên ổn trước khi cố gắng cứu giúp người khác.
Lý do thứ hai mà chúng ta dùng để tránh nhận lãnh trách nhiệm cho hành động của mình là nhất quyết cho rằng chúng ta không có vấn đề gì. Chúng ta chỉ quan tâm đến hạnh phúc và mục đích của riêng mình mà không để ý gì đến việc hành động của ta có thể ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Trong tiềm thức, ta có thể nghĩ rằng thế giới bên ngoài không quan trọng, hay không có thực. Nếu có thể lắng nghe sự suy nghĩ của chính mình, có lẽ ta sẽ nghe mình tự nhủ, “Chỉ có tôi là hiện hữu, và chỉ có những gì tôi quan tâm đến là quan trọng –ngoài ra không có gì nữa.” Có thể tất cả chúng ta đều biết đến những nhân vật tuyên bố coi trọng giá trị này, giá trị nọ, nhưng âm thầm hành động ngược lại với những điều đó. Những người này chỉ quan tâm đến bản thân họ. Có người cũng thành thật nhận rằng họ bị lôi cuốn theo sự ham muốn được thành công về tài chánh, quyền lực, hay sự nổi tiếng. Tuy nhiên, họ cũng tìm cách để tránh chịu trách nhiệm cho các hành động của mình. Họ tự dối bằng cách tư duy rằng những mục đích cá nhân mà họ theo đuổi quan trọng hơn bất cứ thứ gì khác. Họ tự lừa dối bằng cách tin rằng nếu đạt được mục đích họ sẽ hạnh phúc, mà không cần biết là ai sẽ bị tổn thương trên đường đi của họ.
Cách thứ ba để chúng ta trốn tránh các vấn đề cá nhân đơn giản là chạy trốn chúng. Tất cả chúng ta đều làm như thế. Xem TV hay lục tủ lạnh kiếm đồ ăn là cách ta thường làm để tránh khỏi phải tự nhìn lại mình một cách chân thật. Bạn ru ngủ thân tâm bằng sự êm ái, dễ chịu rồi chìm vào giấc ngủ. Thời gian sẽ qua đi. Trừ việc trở nên già đi và mập thêm, thì không có sự thay đổi nào xảy ra cho ta. Thử thách ở đây là có can đảm để hỏi tại sao. Tất cả chúng ta, không ít thì nhiều, đều đã từng sử dụng các phương cách này để trốn tránh trách nhiệm, và chúng cũng tạm thời mang đến cho ta sự an ủi, hạnh phúc ngắn ngủi. Nhưng không có gì mang đến một giải pháp lâu dài, đích thực cho các vấn đề của ta. Dầu ta có cố gắng để thay đổi thế giới, phớt lờ thế giới, hay tách mình ra khỏi thế giới, ta cũng không thể trốn tránh trách nhiệm cuối cùng cho hành động của mình. Cuộc sống có lúc lên, lúc xuống, và chính chúng ta tạo ra chúng. Chính phương tiện này của chúng ta -sự kết hợp của thân và tâm– phải chịu muôn vàn khó khăn. Điều duy nhất ta có thể làm, theo giáo lý của Đức Phật, là tìm cách để hoàn thiện hơn công cụ duy nhất có quyền năng mang đến hạnh phúc cho bản thân ta và thế giới. Công cụ đó chính là tâm của chúng ta.
Sưu tầm
>> Dừng tâm sinh diệt
>> Nguồn gốc của khổ đau
>> Đổi thay
Giáo lý về nhân quả của Đức Phật đã nói rõ rằng việc chấp nhận trách nhiệm cho hành động của mình là nền tảng cho sự tự tại vẹn toàn của mỗi cá nhân. Không chấp nhận sự thiếu sót của mình rồi đổ lỗi cho thế giới về sự bất hạnh của mình, sẽ khiến ta phải đắm chìm trong đau khổ. Ai cũng có những điều không vừa ý. Nhưng khi bạn còn trách móc, đổ lỗi cho cha mẹ hay xã hội về những vấn đề của mình, thì bạn đã tự cho mình một lý do để không sửa đổi. Ngay giây phút bạn biết nhận trách nhiệm cho hoàn cảnh của mình, dầu người khác cũng có góp phần vào đó, là bạn đã bắt đầu hướng đến con đường tích cực hơn.
Theo tôi, chúng ta bóp méo sự thật và trốn tránh việc nhận lãnh trách nhiệm cá nhân bằng ít nhất ba phương cách. Thứ nhất, ta cho rằng thế giới bên ngoài mang đến đau khổ cho chúng ta. Kết quả là, ta hướng tất cả mọi nỗ lực và khả năng tinh thần ra bên ngoài. Ta dồn hết công sức, và đôi khi còn trở nên mù quáng, trong việc cố gắng sửa đổi người xung quanh, như thể là sự hoàn toàn của họ sẽ đem lại giải thoát cho ta. Hoặc chúng ta cố gắng thay đổi xã hội, tưởng rằng việc sửa đổi những cái ác trong xã hội sẽ giải quyết vấn đề của bản thân ta: “Khi đói khổ, chiến tranh, và ô nhiễm môi trường được dẹp bỏ, thì tôi mới được hạnh phúc.” Dĩ nhiên, ước muốn hoàn thiện xã hội cũng là điều đáng khuyến khích. Chúng ta thấy đồng loại đau khổ như thế nào, ta cảm thông với họ, và ta hành động để xoá bỏ khổ đau cho họ. Nhưng thường ta không nhận ra rằng trong khi cố gắng để giải quyết vấn đề cho người khác, ta quên hay đè nén vấn đề của chính mình. Lý do của chúng ta là: có quá nhiều những tệ nạn xã hội cần được sửa đổi, ta không có thời gian để lo cho mình.
Thực ra, chúng ta thiếu sự chân thật và can đảm để quán xét chủ đích thực sự của mình. Những người tham gia các hoạt động xã hội có thể rất từ bi và có tâm phục vụ, nhưng cũng có người không nhìn ra mục đích thực sự của họ. Chúng ta ai cũng biết rằng giúp đỡ người khó khăn hơn mình mang đến cho ta một cảm giác đầy quyền lực mà ta không thể có được đối với những người không phụ thuộc vào ta. Ước muốn được có quyền lực là một bản năng cơ bản. Cần phải có nhiều lòng chân thật để nhận ra bao nhiêu phần trong những gì ta làm cho người khác phát xuất từ động lực này. Nhận ra được chủ đích thực sự phía sau các hành động của chúng ta có thể giúp ta chú tâm vào công việc quan trọng hơn tất cả là xếp đặt việc nhà của mình yên ổn trước khi cố gắng cứu giúp người khác.
Lý do thứ hai mà chúng ta dùng để tránh nhận lãnh trách nhiệm cho hành động của mình là nhất quyết cho rằng chúng ta không có vấn đề gì. Chúng ta chỉ quan tâm đến hạnh phúc và mục đích của riêng mình mà không để ý gì đến việc hành động của ta có thể ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Trong tiềm thức, ta có thể nghĩ rằng thế giới bên ngoài không quan trọng, hay không có thực. Nếu có thể lắng nghe sự suy nghĩ của chính mình, có lẽ ta sẽ nghe mình tự nhủ, “Chỉ có tôi là hiện hữu, và chỉ có những gì tôi quan tâm đến là quan trọng –ngoài ra không có gì nữa.” Có thể tất cả chúng ta đều biết đến những nhân vật tuyên bố coi trọng giá trị này, giá trị nọ, nhưng âm thầm hành động ngược lại với những điều đó. Những người này chỉ quan tâm đến bản thân họ. Có người cũng thành thật nhận rằng họ bị lôi cuốn theo sự ham muốn được thành công về tài chánh, quyền lực, hay sự nổi tiếng. Tuy nhiên, họ cũng tìm cách để tránh chịu trách nhiệm cho các hành động của mình. Họ tự dối bằng cách tư duy rằng những mục đích cá nhân mà họ theo đuổi quan trọng hơn bất cứ thứ gì khác. Họ tự lừa dối bằng cách tin rằng nếu đạt được mục đích họ sẽ hạnh phúc, mà không cần biết là ai sẽ bị tổn thương trên đường đi của họ.
Cách thứ ba để chúng ta trốn tránh các vấn đề cá nhân đơn giản là chạy trốn chúng. Tất cả chúng ta đều làm như thế. Xem TV hay lục tủ lạnh kiếm đồ ăn là cách ta thường làm để tránh khỏi phải tự nhìn lại mình một cách chân thật. Bạn ru ngủ thân tâm bằng sự êm ái, dễ chịu rồi chìm vào giấc ngủ. Thời gian sẽ qua đi. Trừ việc trở nên già đi và mập thêm, thì không có sự thay đổi nào xảy ra cho ta. Thử thách ở đây là có can đảm để hỏi tại sao. Tất cả chúng ta, không ít thì nhiều, đều đã từng sử dụng các phương cách này để trốn tránh trách nhiệm, và chúng cũng tạm thời mang đến cho ta sự an ủi, hạnh phúc ngắn ngủi. Nhưng không có gì mang đến một giải pháp lâu dài, đích thực cho các vấn đề của ta. Dầu ta có cố gắng để thay đổi thế giới, phớt lờ thế giới, hay tách mình ra khỏi thế giới, ta cũng không thể trốn tránh trách nhiệm cuối cùng cho hành động của mình. Cuộc sống có lúc lên, lúc xuống, và chính chúng ta tạo ra chúng. Chính phương tiện này của chúng ta -sự kết hợp của thân và tâm– phải chịu muôn vàn khó khăn. Điều duy nhất ta có thể làm, theo giáo lý của Đức Phật, là tìm cách để hoàn thiện hơn công cụ duy nhất có quyền năng mang đến hạnh phúc cho bản thân ta và thế giới. Công cụ đó chính là tâm của chúng ta.
Sưu tầm