Đức Phật thành đạo với nhịp sống thời đại
Ngày đăng: 03:03:36 23-12-2015 . Xem: 19226
Hàng nghìn năm trôi qua, chúng ta sống mãi trong xã hội đầy bất an, tràn ngập những tháng ngày mừng vui, buồn tủi. Đời người cứ cặm cụi mấy cũng không điều phục được cái bao tử của chính mình, cái bao tử chính mình điều phục còn chưa được thì nói chi đến điều phục những thứ khác.
>> Thử hỏi lại mình
>> Cần và muốn
Ánh sao Mai giác ngộ trên bầu trời cách đây gần 3000 năm vẫn còn đó, nhưng ánh chiếu bừng sáng ấy khác hẳn với cuộc sống nhộn nhịp của chúng ta hôm nay. Ngày đó, khi ánh sao Mai bừng sáng trùng với giờ khắc nơi vùng đất Ấn-độ có bậc vĩ nhân, vạn kiếp chuyên tu, tích công lũy đức, đến kỳ công viên quả mãn, “đổ minh tinh thành đạo” (thành đạo khi sao mai mọc). Thái tử Tất-đạt-đa thành đạo là bước ngoặc đánh dấu con đường thành tựu trí tuệ siêu việt của một vị “vô tiền khoáng hậu” trong nhân loại và quả địa cầu này nói riêng, với toàn thể Pháp giới nói chung. Về thân thế và sự nghiệp Thái tử Tất-đạt-đa thì lịch sử nhân loại đã chứng minh nhiều đời, đến nay khoa học ngày càng phát triển, trí tuệ nhân loại càng cao bao nhiêu thì giá trị và sự nghiệp trí tuệ của đức Phật được mọi người biết đến và ngưỡng mộ bấy nhiêu. Cũng như trong kinh Phật thường ví dụ: Tuy bị mây che phủ, dù chúng sanh có nhìn thấy mặt trời hay không thì mặt trời vẫn luôn chiếu ánh sáng. Như vậy, nhân loại và toàn thể Pháp giới chúng sanh dù có trí tuệ hay không thì ánh sáng trí tuệ của đức Phật luôn hiện hữu và ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi nơi, không riêng gì quả địa cầu này mà khắp cả ba đời, mười phương cùng mười cõi trong toàn Pháp giới.
Cổ đức có câu: “Văn kỳ thinh bất nhẫn thực kỳ nhục, kiến kỳ sinh bất nhẫn kiến kỳ tử.” (Nghe tiếng nó la, không nỡ ăn thịt nó; Nhìn thấy nó sống không nỡ giết hại nó). Điều này thể hiện tấm lòng thương nhân, thương vật của bậc thánh, có lòng từ bi thương xót muốn cứu giúp. Nếu cuộc sống này không có những tấm lòng thương yêu, chia sẻ niềm hạnh phúc cho nhau thì tình người trong cuộc đời trở nên nhạt nhẽo. Một khi nhân loại thiếu tình người thì mọi thứ đối xử trở nên tàn nhẫn, bất chấp thủ đoạn để đạt được lòng ham muốn của chính mình, đồng nghĩa với việc làm trái quy luật tự nhiên, hành động sai quấy, tự chiêu tội báo thì sao hợp với đức hiếu sinh của trời đất được! “Thiên địa bổn hữu hiếu sanh chi đức” (Trời đất vốn có đức hiếu sinh.)
Con người có thể giết nhau vì chữ Tình, có thể hại nhau vì danh lợi, có thể đâm chém nhau chỉ vì lời qua tiếng lại gây oán thù ngang trái, có thể kiếm tiền bất chính bằng cách buôn người qua biên giới làm gái mại dâm, hoặc bán nội tạng trẻ em, hoặc những số phận ngang trái thiếu giáo dục bị kẻ xấu xúi giục lâm vào con đường xì-ke ma túy, hoặc những người già nua còn bị kẻ ác chăn dắt làm người đi ăn xin để phục vụ tư lợi cá nhân, và vấn nạn nguy hiểm nhất chính là nhiều thanh thiếu niên không biết quý trọng thời gian học tập mà dấn thân vào nghiện “Game online” trong khi vẫn đang còn độ tuổi học đường. Đây chính là điểm nóng, không những phản ánh tình trạng xuống cấp về phát triển tư tưởng trí tuệ cho tuổi trẻ học đường, mà còn khiến môi trường giáo dục và đạo đức học đường ngày càng xuống cấp. Không riêng gì ở nước ta, mà nhiều nước trên thế giới vẫn có chung xu hướng này. Đối mặt với thực tế cuộc sống thời hiện đại này quả thật là một điều nan giải. Với công nghệ thông tin hiện đại, tất cả mọi tin tức đều nằm bên dưới ngón tay lướt web của mỗi chúng ta. Ngày trước, muốn đọc một cuốn sách phải chạy tới nhà sách hoặc thư viện, chờ chực tốn biết bao nhiêu thời gian mới có cuốn sách mình cần chọn, hay muốn xem một bộ phim giải trí cũng rất khó khăn, nghe một bài hát du dương cho khuây khỏa tâm hồn cũng không dễ gì! Thế mà giờ chỉ cần nhấp chuột một cái thì sổ “Nam Tào, Bắc Đẩu” ghi chép mọi vấn đề cần thiết đều hiện ra ngay. Cho nên, không khó mấy để chúng ta thống kê những hiện tượng và sự vật hằng ngày xung quanh mình luôn biến đổi, từng giây, từng phút, từng ngày, từng giờ, trong lúc thức và kể cả lúc ngủ… Luôn luôn thay đổi, luôn luôn biến chuyển.
Hàng ngày qua các báo nói về những mặt tích cực và tiêu cực phản ánh đời sống xã hội; một câu chuyện huyền bí, một số phận nghiệt ngã cần những tấm lòng hảo tâm, một nhân vật kiệt xuất cần bàn luận, những người dân vô tội bị oan, một vùng núi đất bị khai phá dẫn đến dân làng có nhiều người chết, cho đến những phóng sự tệ nạn xã hội, nghiện ngập rượu chè giết hại gia đình, con châm lửa đốt cha chỉ vì giành cái đĩa mở phim, hoặc Ngân hàng thắt chặt quỹ tín dụng khiến các nhà đầu tư ngưng hoạt động, nhiều tập đoàn phá sản chỉ trong nháy mắt, nhiều tiệm vàng lớn có tiếng tăm trên đất Sài gòn cũng trong một đêm vỡ nợ vì giá vàng bất ổn, các tập đoàn tài chính lớn thế giới cũng lung lay, sau những cơn biến động tài chính đột ngột; và đặc biệt tai nạn giao thông trên toàn thế giới ngày nào cùng có v.v… Báo chí hàng ngày đều có phóng sự, nếu chúng ta đọc thì chắc chắn sẽ thấy và biết được. Những sự việc diễn biến hằng ngày trong xã hội, tất cả cũng chỉ là hiện tượng bình thường trong xã hội. Nhưng hiện tượng này luôn xảy ra, không chỉ mới đây, mà diễn tiến suốt cả một quá trình hàng nghìn năm qua.
Hàng nghìn năm trôi qua, chúng ta sống mãi trong xã hội đầy bất an, tràn ngập những tháng ngày mừng vui, buồn tủi. Đời người cứ cặm cụi mấy cũng không điều phục được cái bao tử của chính mình, cái bao tử chính mình điều phục còn chưa được thì nói chi đến điều phục những thứ khác. Lúa gạo đầy kho, ba buổi thì ít, nhưng cũng không thể ăn nổi suốt ngày từ sáng đến tối. Nhà giàu có vạn gian cũng chỉ ngủ duỗi thẳng chân trong hai thước đất. Xe ô tô chục chiếc cũng không thể ngồi suốt 24 tiếng đồng hồ vi vu trong gió mãi. Dù chúng ta có được cuộc sống sung túc thế nào đi nữa, rốt cuộc sau một thời gian hưởng thụ rồi cũng sẽ chán bỏ. Vì những thứ mà chúng ta thu hoạch được ở đời chỉ là những thứ dục lạc tầm thường, mà tất cả chúng ta đều mong muốn có được. Giữa một căn nhà lá với một ngôi biệt thự cao cấp thì không ai dại gì thích sống nơi chỗ nhà lá. Xe hơi hàng tỷ đồng ngồi vẫn sướng hơn chiếc xe vài trăm triệu. Ăn thì ưa thích món ngon, ngủ thì không ham dậy sớm, tất cả những thứ tham dục ở đời đều không đưa con người đến được con đường trí tuệ toàn vẹn. Vì khi lòng tham dục càng lớn thì chúng ta luôn suy nghĩ những phương án, kế sách để thực hiện nó, làm muôn cách vạn điều cho đến khi thành công mới thôi. Càng suy nghĩ thì tâm trí càng mê tối, tâm trí mê tối thì dễ lầm đường lạc lối. Suy nghĩ dẫn đến hành động, hành động không chính trực thì đi vào lối tà, ắt chịu luật hình của xã hội, cũng không né được lưới trời lồng lộng khó thoát khỏi Diêm-la.
Nếu toàn thế giới với 7 tỷ người (bảy ngàn triệu), ai nấy đều được an vui, nhà nhà yên ấm, không bị phiền não, không chuyện đau buồn, không đói không khổ, không bị tất cả các loại thiên tai, dịch họa, núi lửa, động đất, sóng thần, tai nạn súng đạn, xe tông, chết chìm, rơi máy bay chết, tàu hỏa trật đường ray chết, tắm biển sóng lớn chết, say rượu té xe chết, ăn trộm bị đâm chết kèm theo những người thân đau buồn thê thảm, khóc lóc không nguôi, nức nở trăm bề, buồn đau tê tái. Những cảnh tượng tang thương trong cuộc sống chính là khổ não thế gian. Những tiếng khóc ai oán, thê lương mong tìm nguồn an ủi lúc những điều đau lòng bất ngờ ập đến, chính là tấm lòng khao khát tìm nguồn hạnh phúc. Tấm lòng khao khát nguồn hạnh phúc này là chiếc cầu nối giữa chúng ta đến chỗ con đường an lạc, hạnh phúc. Con đường này không phải bây giờ mới có, mà vốn dĩ đã có, cho dù chúng ta có hiện hữu hay không hiện hữu nơi cõi đời này thì nó vẫn hằng thường bất biến. Đó chính là Tuệ Giác đạo
Chỉ có con đường trí tuệ mới đưa tất cả nhân loại tiến đến văn minh, chỉ có con đường trí tuệ mới đem lại an vui hạnh phúc thật sự cho muôn loài hữu tình. Mà nhân vật lịch sử thế giới đã đạt đến chỗ toàn giác, chứng nghiệm toàn bản thể vũ trụ này không ai khác, chính là Thái tử Tất-đạt-đa, khi ánh sao Mai cách 3000 năm trước vừa mọc cũng chính là lúc Ngài hoát nhiên đại ngộ, xứng tánh Phật-đà, hiệu Thích-ca Mâu-ni Phật.
Ngoài việc thương xót chúng sanh bị năm món tham dục (tiền tài, sắc đẹp, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ) che lấp, khiến bản tâm mỗi chúng sanh vốn viên minh thanh tịnh ngày càng lu mờ, tạo tội chiêu nghiệp, nên đức Phật mới “Bất vi bổn thệ, lân mẫn hữu tình” (không trái với nguyện thề, mà gần gũi chúng sanh). Bản thể ánh sáng vốn vô hình vô tướng, không sanh không diệt, tịch tĩnh vắng lặng, bình đẳng bất nhị. Mỗi sanh mệnh chúng ta là một phần tử nhỏ trong xã hội, như một hạt đậu trong biển người khắp năm châu, và như hạt bụi nhỏ so với muôn vật khắp cả sơn hà đại địa và cả đại dương mênh mông, còn so với hư không vũ trụ thì thân ta như hạt bụi kia cũng không thể nào thấy được. Đức Phật ra đời là chỉ chúng ta con đường giải thoát sanh tử. Vì muôn vật ở thế gian chỉ là tạm bợ, hư giả, không thật, như “bọt biển, như ánh chớp chợt lóe, như hình bóng, như tiếng vang” tất cả đều phải hủy diệt, đi vào con đường chết. Nhưng nghiệp lực mỗi người mỗi khác, nên có người chết già, có người chết trẻ, có người vừa sanh ra đã chết, có trẻ đã chết trong bào thai, … Đó là sự thật, một sự thật không thể né tránh chối bỏ được. Cái thân giả tạm của chúng ta do cha mẹ sanh ra đã khó, được nuôi dưỡng thành người đã khó, lớn lên phấn đấu xây dựng gia đình, nuôi dưỡng con thơ đã khó, muôn khó vạn nhọc, biết bao nhiêu năm, cả một chặng đường dài phấn đấu, nhọc nhọc nhằn nhằn, khổ khổ đau đau, tự nhiên thoáng chốc, cái thân xác cung phụng nuôi dưỡng bao nhiêu năm lại bị tai nạn rồi chết, vô lý không thể tưởng nỗi, thế là cha mẹ đau lòng, quyến thuộc đau lòng, vợ gào con khóc, buồn thương luyến tiếc, tuyệt vọng muôn bề. Đó là một trong những vấn nạn SANH-TỬ.
Thông điệp mà từ khi đức Phật thành đạo đến nay, luôn trấn an chúng sanh bằng pháp thoại “Liễu đoạn sanh tử” (Dứt sạch sanh tử.) Khi nào chúng sanh còn thì đức Phật còn, khi nào chúng sanh dứt lìa sanh tử thì đức Phật cũng dứt lìa khỏi chốn Ta-bà này.
Hình ảnh đức Phật mà khắp thế giới, những người ngưỡng mộ tôn thờ, chính là sắc thân trượng sáu, đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp ở thế gian. Ngài thị hiện để phù hợp với chúng sanh trong từng đất nước để hóa độ. Sứ mệnh của Ngài là thực thi bổn nguyện duy nhất “Làm cho tất cả chúng sanh đều được vào tri kiến Phật” nên Ngài mới hiện sanh nơi cõi này.
Nói về đức Phật, chúng ta không thể dùng năm, tháng, ngày, giờ để tính Phật đản sanh bao nhiêu năm, thành đạo bao nhiêu năm, nhập-diệt bao nhiêu năm. Sở dĩ, có hiện tượng Đản sanh, Thành đạo, Niết-bàn là do Bi nguyện ba đời mười phương Phật, một lòng muốn cứu thoát chúng sanh ra khỏi phiền não, thoát ly sanh-tử nên mới thị hiện vào mùng 8 tháng 4. Thành Đạo, Đản sanh, Niết-bàn cũng trong một ngày đó. Vì thuận theo lịch pháp và quốc độ thế gian nên mới có sự sai khác. Nói đến sự tu hành tinh chuyên, cần khổ nhẫn nhục, tụng Đại-tổng trì không thể nói mười năm, trăm năm, triệu năm nữa mà là vô lượng, vô biên kiếp đã có Đại Quang Minh Tạng (Kho tàng chứa đựng ánh sáng trí tuệ lớn), là vô lượng kiếp tu học. Chứ không phải như chúng ta học 12 năm phổ thông, rồi 4 năm sau tốt nghiệp đại học, học tiếp lên thạc sỹ, tiến sỹ, hàn lâm,… cộng thêm vài chục năm kinh nghiệm khai thác tri thức, phát minh khoa học, cũng chỉ là sự lý của thế gian, không vượt ra khỏi ngưỡng cửa siêu hình học vũ trụ. Vì nhãn quang khoa học cũng chỉ quan sát bằng mắt thường, và sử dụng lý trí phán đoán sự vật hiện tượng qua nhiều năm theo dõi rồi đưa ra định luật, hệ quả,… không thể nào dùng những lý luận thế gian để so sánh với trí tuệ Phật.
Trong kinh điển Phật giáo, phân 2 loại chính: Tiểu-thừa và Đại-thừa. Kinh điển Tiểu-thừa thường giảng về “Sanh, Lão, Bệnh, Tử”; “Khổ, Tập, Diệt, Đạo” ở thế gian; giảng về những tội phước, trạng thái khổ đau và an lạc ở thế gian, đa phần đức Phật giáo hóa những chúng sanh đang ở trong cảnh khổ đau thấy được chân lý mà dứt khổ được vui. Sau khi ngộ đạo mới đem giáo lý Đại-thừa khai ngộ. Đúng ra, khi mới vừa thành đạo, đức Phật đã không hề đi thuyết Pháp mà do Trời Phạm thiên, Đế thích đã ba lần thỉnh Phật chuyển Pháp luân, đến lần thứ ba Phật mới hứa khả. Cho nên, mới có bài Pháp đầu tiên cho 5 anh em Kiều-trần-như, thế là hình thành Tam-bảo và phát triển Tăng đoàn từ đó. Vì sao đức Phật chứng đạo mà không thuyết Pháp độ sanh. Vì lúc đó, đức Phật quán thấy căn tánh chúng sanh thấp bé, không thể nào đem giáo Pháp Đại-thừa truyền đạt. E rằng, chúng sanh khinh mạn, phỉ báng Đại-thừa, đọa đại địa-ngục, thì việc thuyết pháp không những không độ được chúng sanh mà còn làm hại chúng sanh, khiến rơi vào đọa xứ. Từ chỗ Trời Phạm vương, Đế Thích ba lần thỉnh Phật chuyển Pháp luân, nên đức Phật vì thương xót chúng sanh và các trời nên mới nhập định, quán các căn cơ của từng chúng sanh mà thuyết các Pháp phù hợp để muôn loài đều khai ngộ. Kinh Duy Ma Cật chép: “Phật dĩ nhất âm diễn thuyết Pháp, chúng sanh các đắc tùy loại giải.” (Phật dùng một âm thanh diễn nói Pháp, nhưng mỗi loài chúng sanh hiểu pháp theo mỗi cách khác nhau). Kinh điển Đại-thừa hay nói về những chuyện như: mưa hoa bảy báu, đại địa rung động sáu cách, dời tòa sư tử từ quốc độ cách xa hàng triệu cây số đến đạo tràng chỉ trong nháy mắt, cúng dường vô lượng đức Phật trong cái khảy móng tay, đem núi lớn Tu-di nhét vào hạt cải, làm khô kiệt đại hải, khiến sụp đổ núi Tu-di, tất cả những vấn đề này, nếu thử đem giải thích dưới góc độ khoa học hiện đại thì họ cho là hoang tưởng, không thật, còn đặt điều phỉ báng liệu có thể đem ra thuyết được chăng?! Và với cách nhận thức của hạng phàm chúng ta, ngày kiếm 3 buổi cơm đỡ đói qua ngày thì càng cho là hoang đường thậm tệ hơn; như thế lại sanh tâm phỉ báng Đại-thừa, cuối cùng phải rơi vào khổ xứ. Đó cũng chính là lý do vì sao, mới vừa thành Đạo, Phật bèn muốn Nhập-diệt.
Phật-đà xuất hiện ở đời, để lại cho loài người một nhân cách mẫu mực vạn đời, một lập trường lý luận không ai phản bác được, một đức tu và tâm cầu tiến dũng mãnh không gì lay chuyển nổi, nguyện lực lớn và phát khởi tâm đại Bồ-đề không ai sánh được. Những việc làm và hành động của Ngài đều vì lợi ích khắp cả Trời, người.
Những vấn đề xã hội, những phiền não thế gian, hàng ngày cả thế giới đều có nhiều ký giả ghi chép. Suốt cả quá trình hàng ngàn năm qua, nếu gộp lại chắc thành một kho tàng lớn, dùng sức người cả trăm năm chưa chắc gì đọc hết, nhưng cũng chỉ là chuyện thời sự tầm thường ngoài đời. Cuộc sống bây giờ quá khó khăn, con người chạy đua với kinh tế, làm thế nào để giữ tâm luôn thanh tịnh, gần gũi với đạo là điều khó, kiếm thời giờ để đọc một trang kinh điển, hoặc một quyển sách quý cũng khó, huống hồ nhật nhật tinh tu, chuyên tâm thiền định!!.
Tóm lại, cuộc sống hiện tại của chúng ta luôn đối đầu với những khó khăn trong xã hội ngày càng diễn biến phức tạp. Nếu bản tâm chúng ta không kiên định, không có chánh kiến, không có đức tu trì hằng ngày, thì không thể nào yên định được. Khi muôn sự não phiền trỗi dậy thì mọi thứ đều tiêu tan. Nếu ai có niềm tin tìm đến nguồn trí tuệ vô-lậu thì người đó còn có thêm sức sống, kiên trì tâm mình, tu dưỡng chí mình, phát huy sự nghiệp đến cùng theo lý tưởng mình là một điều khó, như đức Phật dạy: “Nan hành năng hành, nan nhẫn năng nhẫn” (Việc khó làm, quyết làm được; việc khó nhẫn nhục, quyết nhẫn nhục được). Nhắc đến Phật là nghĩ nhớ về Phật, là niệm Phật, là niệm vô lượng ánh sáng, vô lượng thọ mệnh, vô lượng phước điền. Cuộc sống chúng ta mong muốn là gì, muốn có trí tuệ, muốn an vui giàu có, muốn khỏe mạnh sống lâu…, nhưng nếu không suy nghĩ và không thực hành thì làm sao có được những thứ ấy. Khi chúng ta niệm về ánh sáng Trí tuệ - tức niệm Phật - thì niệm niệm tương tục, đến khi tĩnh lặng, thấy mọi vật đều bình đẳng. Hành trì lâu ngày như thế thì bên trong khí huyết điều hòa, mạch đập đều đặn, thân tâm yên tĩnh, chế ngự được tham dục, si mê. Ở bên ngoài thì ngoại cảnh không làm lay động. Khi nội tâm ngoại cảnh đều tĩnh lặng thì thấy được bản thể mình, vạn vật bên ngoài và đức Phật dung hòa nhau, nhất thể bình đẳng. Cuộc sống có phức tạp hay không, đời người chúng ta có nở được nụ cười trên môi hay không đều do bản tâm mình tạo, không do ngoại cảnh đem lại. Giàu có chưa chắc đã vui sướng, nghèo khó chưa chắc đã khổ đau. Phàm phu không hẳn phàm phu mãi, tiên cảnh chưa hẳn suốt kiếp an, tất cả mọi thứ ưu, bi, sầu, khổ, hỷ, nộ, ái, ố đều do tâm sanh. Như đức Phật nói: “Nhất thiết duy tâm tạo”, tâm làm chủ vạn pháp, tâm dẫn dắt mọi tư duy và hành động đưa đến kết quả thành công hay thất bại do chính chúng ta, không ai khác ngoài bản thân mình, đem lại an vui hạnh phúc cho chính mình. Cũng như mặt hồ tĩnh lặng thì chiếu thấy cảnh vật bên trên, đêm khuya thanh vắng thoáng nghe được tiếng gió khẽ lùa.
>> Thử hỏi lại mình
>> Cần và muốn
Ánh sao Mai giác ngộ trên bầu trời cách đây gần 3000 năm vẫn còn đó, nhưng ánh chiếu bừng sáng ấy khác hẳn với cuộc sống nhộn nhịp của chúng ta hôm nay. Ngày đó, khi ánh sao Mai bừng sáng trùng với giờ khắc nơi vùng đất Ấn-độ có bậc vĩ nhân, vạn kiếp chuyên tu, tích công lũy đức, đến kỳ công viên quả mãn, “đổ minh tinh thành đạo” (thành đạo khi sao mai mọc). Thái tử Tất-đạt-đa thành đạo là bước ngoặc đánh dấu con đường thành tựu trí tuệ siêu việt của một vị “vô tiền khoáng hậu” trong nhân loại và quả địa cầu này nói riêng, với toàn thể Pháp giới nói chung. Về thân thế và sự nghiệp Thái tử Tất-đạt-đa thì lịch sử nhân loại đã chứng minh nhiều đời, đến nay khoa học ngày càng phát triển, trí tuệ nhân loại càng cao bao nhiêu thì giá trị và sự nghiệp trí tuệ của đức Phật được mọi người biết đến và ngưỡng mộ bấy nhiêu. Cũng như trong kinh Phật thường ví dụ: Tuy bị mây che phủ, dù chúng sanh có nhìn thấy mặt trời hay không thì mặt trời vẫn luôn chiếu ánh sáng. Như vậy, nhân loại và toàn thể Pháp giới chúng sanh dù có trí tuệ hay không thì ánh sáng trí tuệ của đức Phật luôn hiện hữu và ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi nơi, không riêng gì quả địa cầu này mà khắp cả ba đời, mười phương cùng mười cõi trong toàn Pháp giới.
Cổ đức có câu: “Văn kỳ thinh bất nhẫn thực kỳ nhục, kiến kỳ sinh bất nhẫn kiến kỳ tử.” (Nghe tiếng nó la, không nỡ ăn thịt nó; Nhìn thấy nó sống không nỡ giết hại nó). Điều này thể hiện tấm lòng thương nhân, thương vật của bậc thánh, có lòng từ bi thương xót muốn cứu giúp. Nếu cuộc sống này không có những tấm lòng thương yêu, chia sẻ niềm hạnh phúc cho nhau thì tình người trong cuộc đời trở nên nhạt nhẽo. Một khi nhân loại thiếu tình người thì mọi thứ đối xử trở nên tàn nhẫn, bất chấp thủ đoạn để đạt được lòng ham muốn của chính mình, đồng nghĩa với việc làm trái quy luật tự nhiên, hành động sai quấy, tự chiêu tội báo thì sao hợp với đức hiếu sinh của trời đất được! “Thiên địa bổn hữu hiếu sanh chi đức” (Trời đất vốn có đức hiếu sinh.)
Con người có thể giết nhau vì chữ Tình, có thể hại nhau vì danh lợi, có thể đâm chém nhau chỉ vì lời qua tiếng lại gây oán thù ngang trái, có thể kiếm tiền bất chính bằng cách buôn người qua biên giới làm gái mại dâm, hoặc bán nội tạng trẻ em, hoặc những số phận ngang trái thiếu giáo dục bị kẻ xấu xúi giục lâm vào con đường xì-ke ma túy, hoặc những người già nua còn bị kẻ ác chăn dắt làm người đi ăn xin để phục vụ tư lợi cá nhân, và vấn nạn nguy hiểm nhất chính là nhiều thanh thiếu niên không biết quý trọng thời gian học tập mà dấn thân vào nghiện “Game online” trong khi vẫn đang còn độ tuổi học đường. Đây chính là điểm nóng, không những phản ánh tình trạng xuống cấp về phát triển tư tưởng trí tuệ cho tuổi trẻ học đường, mà còn khiến môi trường giáo dục và đạo đức học đường ngày càng xuống cấp. Không riêng gì ở nước ta, mà nhiều nước trên thế giới vẫn có chung xu hướng này. Đối mặt với thực tế cuộc sống thời hiện đại này quả thật là một điều nan giải. Với công nghệ thông tin hiện đại, tất cả mọi tin tức đều nằm bên dưới ngón tay lướt web của mỗi chúng ta. Ngày trước, muốn đọc một cuốn sách phải chạy tới nhà sách hoặc thư viện, chờ chực tốn biết bao nhiêu thời gian mới có cuốn sách mình cần chọn, hay muốn xem một bộ phim giải trí cũng rất khó khăn, nghe một bài hát du dương cho khuây khỏa tâm hồn cũng không dễ gì! Thế mà giờ chỉ cần nhấp chuột một cái thì sổ “Nam Tào, Bắc Đẩu” ghi chép mọi vấn đề cần thiết đều hiện ra ngay. Cho nên, không khó mấy để chúng ta thống kê những hiện tượng và sự vật hằng ngày xung quanh mình luôn biến đổi, từng giây, từng phút, từng ngày, từng giờ, trong lúc thức và kể cả lúc ngủ… Luôn luôn thay đổi, luôn luôn biến chuyển.
Hàng ngày qua các báo nói về những mặt tích cực và tiêu cực phản ánh đời sống xã hội; một câu chuyện huyền bí, một số phận nghiệt ngã cần những tấm lòng hảo tâm, một nhân vật kiệt xuất cần bàn luận, những người dân vô tội bị oan, một vùng núi đất bị khai phá dẫn đến dân làng có nhiều người chết, cho đến những phóng sự tệ nạn xã hội, nghiện ngập rượu chè giết hại gia đình, con châm lửa đốt cha chỉ vì giành cái đĩa mở phim, hoặc Ngân hàng thắt chặt quỹ tín dụng khiến các nhà đầu tư ngưng hoạt động, nhiều tập đoàn phá sản chỉ trong nháy mắt, nhiều tiệm vàng lớn có tiếng tăm trên đất Sài gòn cũng trong một đêm vỡ nợ vì giá vàng bất ổn, các tập đoàn tài chính lớn thế giới cũng lung lay, sau những cơn biến động tài chính đột ngột; và đặc biệt tai nạn giao thông trên toàn thế giới ngày nào cùng có v.v… Báo chí hàng ngày đều có phóng sự, nếu chúng ta đọc thì chắc chắn sẽ thấy và biết được. Những sự việc diễn biến hằng ngày trong xã hội, tất cả cũng chỉ là hiện tượng bình thường trong xã hội. Nhưng hiện tượng này luôn xảy ra, không chỉ mới đây, mà diễn tiến suốt cả một quá trình hàng nghìn năm qua.
Hàng nghìn năm trôi qua, chúng ta sống mãi trong xã hội đầy bất an, tràn ngập những tháng ngày mừng vui, buồn tủi. Đời người cứ cặm cụi mấy cũng không điều phục được cái bao tử của chính mình, cái bao tử chính mình điều phục còn chưa được thì nói chi đến điều phục những thứ khác. Lúa gạo đầy kho, ba buổi thì ít, nhưng cũng không thể ăn nổi suốt ngày từ sáng đến tối. Nhà giàu có vạn gian cũng chỉ ngủ duỗi thẳng chân trong hai thước đất. Xe ô tô chục chiếc cũng không thể ngồi suốt 24 tiếng đồng hồ vi vu trong gió mãi. Dù chúng ta có được cuộc sống sung túc thế nào đi nữa, rốt cuộc sau một thời gian hưởng thụ rồi cũng sẽ chán bỏ. Vì những thứ mà chúng ta thu hoạch được ở đời chỉ là những thứ dục lạc tầm thường, mà tất cả chúng ta đều mong muốn có được. Giữa một căn nhà lá với một ngôi biệt thự cao cấp thì không ai dại gì thích sống nơi chỗ nhà lá. Xe hơi hàng tỷ đồng ngồi vẫn sướng hơn chiếc xe vài trăm triệu. Ăn thì ưa thích món ngon, ngủ thì không ham dậy sớm, tất cả những thứ tham dục ở đời đều không đưa con người đến được con đường trí tuệ toàn vẹn. Vì khi lòng tham dục càng lớn thì chúng ta luôn suy nghĩ những phương án, kế sách để thực hiện nó, làm muôn cách vạn điều cho đến khi thành công mới thôi. Càng suy nghĩ thì tâm trí càng mê tối, tâm trí mê tối thì dễ lầm đường lạc lối. Suy nghĩ dẫn đến hành động, hành động không chính trực thì đi vào lối tà, ắt chịu luật hình của xã hội, cũng không né được lưới trời lồng lộng khó thoát khỏi Diêm-la.
Nếu toàn thế giới với 7 tỷ người (bảy ngàn triệu), ai nấy đều được an vui, nhà nhà yên ấm, không bị phiền não, không chuyện đau buồn, không đói không khổ, không bị tất cả các loại thiên tai, dịch họa, núi lửa, động đất, sóng thần, tai nạn súng đạn, xe tông, chết chìm, rơi máy bay chết, tàu hỏa trật đường ray chết, tắm biển sóng lớn chết, say rượu té xe chết, ăn trộm bị đâm chết kèm theo những người thân đau buồn thê thảm, khóc lóc không nguôi, nức nở trăm bề, buồn đau tê tái. Những cảnh tượng tang thương trong cuộc sống chính là khổ não thế gian. Những tiếng khóc ai oán, thê lương mong tìm nguồn an ủi lúc những điều đau lòng bất ngờ ập đến, chính là tấm lòng khao khát tìm nguồn hạnh phúc. Tấm lòng khao khát nguồn hạnh phúc này là chiếc cầu nối giữa chúng ta đến chỗ con đường an lạc, hạnh phúc. Con đường này không phải bây giờ mới có, mà vốn dĩ đã có, cho dù chúng ta có hiện hữu hay không hiện hữu nơi cõi đời này thì nó vẫn hằng thường bất biến. Đó chính là Tuệ Giác đạo
Chỉ có con đường trí tuệ mới đưa tất cả nhân loại tiến đến văn minh, chỉ có con đường trí tuệ mới đem lại an vui hạnh phúc thật sự cho muôn loài hữu tình. Mà nhân vật lịch sử thế giới đã đạt đến chỗ toàn giác, chứng nghiệm toàn bản thể vũ trụ này không ai khác, chính là Thái tử Tất-đạt-đa, khi ánh sao Mai cách 3000 năm trước vừa mọc cũng chính là lúc Ngài hoát nhiên đại ngộ, xứng tánh Phật-đà, hiệu Thích-ca Mâu-ni Phật.
Ngoài việc thương xót chúng sanh bị năm món tham dục (tiền tài, sắc đẹp, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ) che lấp, khiến bản tâm mỗi chúng sanh vốn viên minh thanh tịnh ngày càng lu mờ, tạo tội chiêu nghiệp, nên đức Phật mới “Bất vi bổn thệ, lân mẫn hữu tình” (không trái với nguyện thề, mà gần gũi chúng sanh). Bản thể ánh sáng vốn vô hình vô tướng, không sanh không diệt, tịch tĩnh vắng lặng, bình đẳng bất nhị. Mỗi sanh mệnh chúng ta là một phần tử nhỏ trong xã hội, như một hạt đậu trong biển người khắp năm châu, và như hạt bụi nhỏ so với muôn vật khắp cả sơn hà đại địa và cả đại dương mênh mông, còn so với hư không vũ trụ thì thân ta như hạt bụi kia cũng không thể nào thấy được. Đức Phật ra đời là chỉ chúng ta con đường giải thoát sanh tử. Vì muôn vật ở thế gian chỉ là tạm bợ, hư giả, không thật, như “bọt biển, như ánh chớp chợt lóe, như hình bóng, như tiếng vang” tất cả đều phải hủy diệt, đi vào con đường chết. Nhưng nghiệp lực mỗi người mỗi khác, nên có người chết già, có người chết trẻ, có người vừa sanh ra đã chết, có trẻ đã chết trong bào thai, … Đó là sự thật, một sự thật không thể né tránh chối bỏ được. Cái thân giả tạm của chúng ta do cha mẹ sanh ra đã khó, được nuôi dưỡng thành người đã khó, lớn lên phấn đấu xây dựng gia đình, nuôi dưỡng con thơ đã khó, muôn khó vạn nhọc, biết bao nhiêu năm, cả một chặng đường dài phấn đấu, nhọc nhọc nhằn nhằn, khổ khổ đau đau, tự nhiên thoáng chốc, cái thân xác cung phụng nuôi dưỡng bao nhiêu năm lại bị tai nạn rồi chết, vô lý không thể tưởng nỗi, thế là cha mẹ đau lòng, quyến thuộc đau lòng, vợ gào con khóc, buồn thương luyến tiếc, tuyệt vọng muôn bề. Đó là một trong những vấn nạn SANH-TỬ.
Thông điệp mà từ khi đức Phật thành đạo đến nay, luôn trấn an chúng sanh bằng pháp thoại “Liễu đoạn sanh tử” (Dứt sạch sanh tử.) Khi nào chúng sanh còn thì đức Phật còn, khi nào chúng sanh dứt lìa sanh tử thì đức Phật cũng dứt lìa khỏi chốn Ta-bà này.
Hình ảnh đức Phật mà khắp thế giới, những người ngưỡng mộ tôn thờ, chính là sắc thân trượng sáu, đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp ở thế gian. Ngài thị hiện để phù hợp với chúng sanh trong từng đất nước để hóa độ. Sứ mệnh của Ngài là thực thi bổn nguyện duy nhất “Làm cho tất cả chúng sanh đều được vào tri kiến Phật” nên Ngài mới hiện sanh nơi cõi này.
Nói về đức Phật, chúng ta không thể dùng năm, tháng, ngày, giờ để tính Phật đản sanh bao nhiêu năm, thành đạo bao nhiêu năm, nhập-diệt bao nhiêu năm. Sở dĩ, có hiện tượng Đản sanh, Thành đạo, Niết-bàn là do Bi nguyện ba đời mười phương Phật, một lòng muốn cứu thoát chúng sanh ra khỏi phiền não, thoát ly sanh-tử nên mới thị hiện vào mùng 8 tháng 4. Thành Đạo, Đản sanh, Niết-bàn cũng trong một ngày đó. Vì thuận theo lịch pháp và quốc độ thế gian nên mới có sự sai khác. Nói đến sự tu hành tinh chuyên, cần khổ nhẫn nhục, tụng Đại-tổng trì không thể nói mười năm, trăm năm, triệu năm nữa mà là vô lượng, vô biên kiếp đã có Đại Quang Minh Tạng (Kho tàng chứa đựng ánh sáng trí tuệ lớn), là vô lượng kiếp tu học. Chứ không phải như chúng ta học 12 năm phổ thông, rồi 4 năm sau tốt nghiệp đại học, học tiếp lên thạc sỹ, tiến sỹ, hàn lâm,… cộng thêm vài chục năm kinh nghiệm khai thác tri thức, phát minh khoa học, cũng chỉ là sự lý của thế gian, không vượt ra khỏi ngưỡng cửa siêu hình học vũ trụ. Vì nhãn quang khoa học cũng chỉ quan sát bằng mắt thường, và sử dụng lý trí phán đoán sự vật hiện tượng qua nhiều năm theo dõi rồi đưa ra định luật, hệ quả,… không thể nào dùng những lý luận thế gian để so sánh với trí tuệ Phật.
Trong kinh điển Phật giáo, phân 2 loại chính: Tiểu-thừa và Đại-thừa. Kinh điển Tiểu-thừa thường giảng về “Sanh, Lão, Bệnh, Tử”; “Khổ, Tập, Diệt, Đạo” ở thế gian; giảng về những tội phước, trạng thái khổ đau và an lạc ở thế gian, đa phần đức Phật giáo hóa những chúng sanh đang ở trong cảnh khổ đau thấy được chân lý mà dứt khổ được vui. Sau khi ngộ đạo mới đem giáo lý Đại-thừa khai ngộ. Đúng ra, khi mới vừa thành đạo, đức Phật đã không hề đi thuyết Pháp mà do Trời Phạm thiên, Đế thích đã ba lần thỉnh Phật chuyển Pháp luân, đến lần thứ ba Phật mới hứa khả. Cho nên, mới có bài Pháp đầu tiên cho 5 anh em Kiều-trần-như, thế là hình thành Tam-bảo và phát triển Tăng đoàn từ đó. Vì sao đức Phật chứng đạo mà không thuyết Pháp độ sanh. Vì lúc đó, đức Phật quán thấy căn tánh chúng sanh thấp bé, không thể nào đem giáo Pháp Đại-thừa truyền đạt. E rằng, chúng sanh khinh mạn, phỉ báng Đại-thừa, đọa đại địa-ngục, thì việc thuyết pháp không những không độ được chúng sanh mà còn làm hại chúng sanh, khiến rơi vào đọa xứ. Từ chỗ Trời Phạm vương, Đế Thích ba lần thỉnh Phật chuyển Pháp luân, nên đức Phật vì thương xót chúng sanh và các trời nên mới nhập định, quán các căn cơ của từng chúng sanh mà thuyết các Pháp phù hợp để muôn loài đều khai ngộ. Kinh Duy Ma Cật chép: “Phật dĩ nhất âm diễn thuyết Pháp, chúng sanh các đắc tùy loại giải.” (Phật dùng một âm thanh diễn nói Pháp, nhưng mỗi loài chúng sanh hiểu pháp theo mỗi cách khác nhau). Kinh điển Đại-thừa hay nói về những chuyện như: mưa hoa bảy báu, đại địa rung động sáu cách, dời tòa sư tử từ quốc độ cách xa hàng triệu cây số đến đạo tràng chỉ trong nháy mắt, cúng dường vô lượng đức Phật trong cái khảy móng tay, đem núi lớn Tu-di nhét vào hạt cải, làm khô kiệt đại hải, khiến sụp đổ núi Tu-di, tất cả những vấn đề này, nếu thử đem giải thích dưới góc độ khoa học hiện đại thì họ cho là hoang tưởng, không thật, còn đặt điều phỉ báng liệu có thể đem ra thuyết được chăng?! Và với cách nhận thức của hạng phàm chúng ta, ngày kiếm 3 buổi cơm đỡ đói qua ngày thì càng cho là hoang đường thậm tệ hơn; như thế lại sanh tâm phỉ báng Đại-thừa, cuối cùng phải rơi vào khổ xứ. Đó cũng chính là lý do vì sao, mới vừa thành Đạo, Phật bèn muốn Nhập-diệt.
Phật-đà xuất hiện ở đời, để lại cho loài người một nhân cách mẫu mực vạn đời, một lập trường lý luận không ai phản bác được, một đức tu và tâm cầu tiến dũng mãnh không gì lay chuyển nổi, nguyện lực lớn và phát khởi tâm đại Bồ-đề không ai sánh được. Những việc làm và hành động của Ngài đều vì lợi ích khắp cả Trời, người.
Những vấn đề xã hội, những phiền não thế gian, hàng ngày cả thế giới đều có nhiều ký giả ghi chép. Suốt cả quá trình hàng ngàn năm qua, nếu gộp lại chắc thành một kho tàng lớn, dùng sức người cả trăm năm chưa chắc gì đọc hết, nhưng cũng chỉ là chuyện thời sự tầm thường ngoài đời. Cuộc sống bây giờ quá khó khăn, con người chạy đua với kinh tế, làm thế nào để giữ tâm luôn thanh tịnh, gần gũi với đạo là điều khó, kiếm thời giờ để đọc một trang kinh điển, hoặc một quyển sách quý cũng khó, huống hồ nhật nhật tinh tu, chuyên tâm thiền định!!.
Tóm lại, cuộc sống hiện tại của chúng ta luôn đối đầu với những khó khăn trong xã hội ngày càng diễn biến phức tạp. Nếu bản tâm chúng ta không kiên định, không có chánh kiến, không có đức tu trì hằng ngày, thì không thể nào yên định được. Khi muôn sự não phiền trỗi dậy thì mọi thứ đều tiêu tan. Nếu ai có niềm tin tìm đến nguồn trí tuệ vô-lậu thì người đó còn có thêm sức sống, kiên trì tâm mình, tu dưỡng chí mình, phát huy sự nghiệp đến cùng theo lý tưởng mình là một điều khó, như đức Phật dạy: “Nan hành năng hành, nan nhẫn năng nhẫn” (Việc khó làm, quyết làm được; việc khó nhẫn nhục, quyết nhẫn nhục được). Nhắc đến Phật là nghĩ nhớ về Phật, là niệm Phật, là niệm vô lượng ánh sáng, vô lượng thọ mệnh, vô lượng phước điền. Cuộc sống chúng ta mong muốn là gì, muốn có trí tuệ, muốn an vui giàu có, muốn khỏe mạnh sống lâu…, nhưng nếu không suy nghĩ và không thực hành thì làm sao có được những thứ ấy. Khi chúng ta niệm về ánh sáng Trí tuệ - tức niệm Phật - thì niệm niệm tương tục, đến khi tĩnh lặng, thấy mọi vật đều bình đẳng. Hành trì lâu ngày như thế thì bên trong khí huyết điều hòa, mạch đập đều đặn, thân tâm yên tĩnh, chế ngự được tham dục, si mê. Ở bên ngoài thì ngoại cảnh không làm lay động. Khi nội tâm ngoại cảnh đều tĩnh lặng thì thấy được bản thể mình, vạn vật bên ngoài và đức Phật dung hòa nhau, nhất thể bình đẳng. Cuộc sống có phức tạp hay không, đời người chúng ta có nở được nụ cười trên môi hay không đều do bản tâm mình tạo, không do ngoại cảnh đem lại. Giàu có chưa chắc đã vui sướng, nghèo khó chưa chắc đã khổ đau. Phàm phu không hẳn phàm phu mãi, tiên cảnh chưa hẳn suốt kiếp an, tất cả mọi thứ ưu, bi, sầu, khổ, hỷ, nộ, ái, ố đều do tâm sanh. Như đức Phật nói: “Nhất thiết duy tâm tạo”, tâm làm chủ vạn pháp, tâm dẫn dắt mọi tư duy và hành động đưa đến kết quả thành công hay thất bại do chính chúng ta, không ai khác ngoài bản thân mình, đem lại an vui hạnh phúc cho chính mình. Cũng như mặt hồ tĩnh lặng thì chiếu thấy cảnh vật bên trên, đêm khuya thanh vắng thoáng nghe được tiếng gió khẽ lùa.
Tác giả: Minh Hoàng