Người biết bước vào cõi phước đức
Ngày đăng: 00:14:46 11-01-2015 . Xem: 1694
HCTA - Nếu ta sống với đời sống an tịnh của ngữ, thì những lời nói dối trá, thêm thắc, thô tục và độc ác sẽ không xẩy đến với ta, khiến cho uy tín và danh thơm đến với ta không phải một nơi mà muôn nơi, không phải một đời mà nhiều đời.
>> Có nguyện nhưng không cầu xin
>> Nghèo giàu chỉ trong thoáng chốc
>> Sống gửi thác về
Đời sống có phước đức thì ai cũng ưa thích. Vì sao? Vì người sống có phước đức nhiều, thì tai họa ít; người sống có phước đức ít, thì tai họa nhiều và người không có phước đức, thì họ sống ở đâu là tai họa ở đó, và người có phước đức hoàn toàn, thì tai họa hoàn toàn không có.
Tai họa thì lúc nào và ở đâu, cũng dẫn đến thất vọng, buồn chán và khổ đau. Phước đức thì lúc nào và ở đâu cũng dẫn đến hy vọng, tin vui và an hòa.
Đã làm người, thì không ai muốn tai họa đến với mình, dù là một tai họa rất nhỏ. Nhưng làm thế nào để đời sống của ta vượt ra khỏi tai họa mà thành tựu phước đức?
Tai họa hay phước đức đến với ta không từ trời cao giáng xuống và lại càng không phải từ người khác tạo ra, mà chính từ nơi tâm ta tác động và chiêu cảm.
Nếu tâm ta bị tác động bởi những yếu tố như tham lam, sân hận, si mê, nghi ngờ, kiêu ngạo, cố chấp, ganh tỵ và ích kỷ, thì nhất định chúng sẽ chiêu cảm những tai họa cho ta, khiến ta luôn sống trong những trạng thái của sợ hãi, lo âu, bất an, nghi ngờ và thất vọng.
Nếu ta sống với tham tâm càng nhiều, thì tai họa đến với ta càng lắm. Nếu ta sống với tâm giận hờn, trách móc càng nhiều, thì phước đức trong đời sống của ta giảm đi mà tai họa lại tăng nhiều lên trong đời sống của ta. Nếu ta sống với si tâm càng nhiều, thì những mù quáng và cuồng tín trong đời sống của ta lại tăng lên, chúng lại chiêu cảm cho ta nhiều tai họa và làm cho phước đức của ta càng ngày càng bị khô kiệt.
Nếu ta sống với tâm kiêu mạn càng nhiều, thì những hạt giống tà kiến cố chấp trong ta lại tăng lên, khiến cho đời sống an hòa của ta càng ngày càng bị giảm thiểu, ta sẽ hành xử trong cô độc và chết trong cô đơn.
Nếu ta sống nhiều với tâm nghi ngờ, thì những hạt giống hoang tưởng và vọng tưởng trong ta càng lúc càng tăng lên, khiến cho những quyết đoán của ta càng lúc càng trở nên sai lầm, dẫn đời sống của ta từ sự ân hận nầy đến những sự ân hận khác. Ta sống trong những sự ngờ vực và sẽ chết trong những sự tối tăm.
Nếu ta sống với lòng từ mở rộng, với bàn tay biết co duỗi đúng thời, thì tai họa trong đời sống của ta sẽ được giảm thiểu mà phước đức trong đời sống của ta lại được tăng lên.
Nếu ta sống với lòng bi mở rộng, với những hành xử đúng lúc, thì tai họa của ta sẽ giảm thiểu mà phước đức trong đời sống của ta lại tăng lên.
Nếu ta sống với lòng hỷ mở rộng, với những hành xử phóng khoáng, không ganh tỵ, thì tai họa của ta sẽ giảm thiểu mà phước đức trong đời sống của ta lại tăng lên.
Nếu ta sống với lòng xả mở rộng, với những hành xử hoàn toàn không thủ lợi, thì tai họa của ta sẽ giảm thiểu mà phước đức trong đời sống của ta lại tăng lên.
Nếu ta sống với đời sống an tịnh của thân, thì những hành động như giết hại, trộm cắp, tà dâm hay dâm dục sẽ không xẩy đến với ta, khiến cho mạng sống của ta được lâu dài, những tiện nghi vật chất của ta tùy nghi xử dụng, và khiến cho nhân cách của ta càng lúc càng trác việt mà thân tướng lại đoan nghiêm.
Nếu ta sống với đời sống an tịnh của ngữ, thì những lời nói dối trá, thêm thắc, thô tục và độc ác sẽ không xẩy đến với ta, khiến cho uy tín và danh thơm đến với ta không phải một nơi mà muôn nơi, không phải một đời mà nhiều đời.
Nếu ta sống với đời sống an tịnh của ý, thì những hạt giống tham đắm, bạo động, hận thù, trách móc, mù quáng, cuồng tín, cố chấp không thể biểu hiện lên mặt ý thức của ta và không thể điều động hành động và lời nói của ta, nên ta có những hành động an tịnh của thân, ta chuyển tải được những lời nói an hòa của ngữ.
Hành động an tịnh của thân, hành động ấy có khả năng chế tác ra phước đức và chiêu cảm đời sống an hòa cho ta; lời nói an tịnh của ngữ, lời nói ấy có khả năng tạo ra phước đức và chiêu cảm những âm thanh trong sáng chân thực giữa ta và người.
Những hoạt động an tịnh của ý, những hoạt động ấy có khả năng chế tác phước đức tịnh độ và chiêu cảm y báo, chánh báo trang nghiêm của tịnh độ cho ta.
Nếu vì ta mà ta thương người, thì phước đức đến với ta rất ít mà bất như ý đến với ta rất nhiều. Nếu vì người mà ta thương, thì phước đức đến với ta rất nhiều mà bất như ý đến với ta rất ít. Và nếu ta thương người mà tâm ta vô sự, thương vật mà tâm ta vô cầu, thì phước đức đến với ta là vô lượng, vô biên không thể nào kể xiết.
Thương người mà tâm ta vô sự là vì ngã tưởng không còn, giúp vật mà trí ta vô cầu là vì pháp tưởng đã đoạn tận. Thương và giúp như vậy là cách chế tác phước đức của các bậc đại nhân.
Do thương và giúp người như vậy, nên lúc nào và ở đâu, họ cũng đều có phước đức của bậc đại nhân. Họ được mọi người xưng tụng là bậc đại nhân, nhưng họ hoàn toàn không thấy họ là đại nhân chi cả, vì vậy mà họ mới đích thực là bậc đại nhân của mọi người. Họ là người có khả năng huấn luyện và giúp con người chế tác phước đức vô hạn, để xóa đi những gì hạn hữu của con người trong những thời gian không ước lệ.
Tâm ta là cõi sống vô cùng, là cõi phước đức vô tận, chứa đầy vô lượng bảo châu như ý, nếu ta là lữ khách muốn nhập cuộc để rong chơi nơi cõi tâm kỳ lạ, thì xin hãy quẳng lại sau lưng những danh ngôn và ngã tưởng để bước vào!
>> Có nguyện nhưng không cầu xin
>> Nghèo giàu chỉ trong thoáng chốc
>> Sống gửi thác về
Đời sống có phước đức thì ai cũng ưa thích. Vì sao? Vì người sống có phước đức nhiều, thì tai họa ít; người sống có phước đức ít, thì tai họa nhiều và người không có phước đức, thì họ sống ở đâu là tai họa ở đó, và người có phước đức hoàn toàn, thì tai họa hoàn toàn không có.
Tai họa thì lúc nào và ở đâu, cũng dẫn đến thất vọng, buồn chán và khổ đau. Phước đức thì lúc nào và ở đâu cũng dẫn đến hy vọng, tin vui và an hòa.
Đã làm người, thì không ai muốn tai họa đến với mình, dù là một tai họa rất nhỏ. Nhưng làm thế nào để đời sống của ta vượt ra khỏi tai họa mà thành tựu phước đức?
Tai họa hay phước đức đến với ta không từ trời cao giáng xuống và lại càng không phải từ người khác tạo ra, mà chính từ nơi tâm ta tác động và chiêu cảm.
Nếu tâm ta bị tác động bởi những yếu tố như tham lam, sân hận, si mê, nghi ngờ, kiêu ngạo, cố chấp, ganh tỵ và ích kỷ, thì nhất định chúng sẽ chiêu cảm những tai họa cho ta, khiến ta luôn sống trong những trạng thái của sợ hãi, lo âu, bất an, nghi ngờ và thất vọng.
Nếu ta sống với tham tâm càng nhiều, thì tai họa đến với ta càng lắm. Nếu ta sống với tâm giận hờn, trách móc càng nhiều, thì phước đức trong đời sống của ta giảm đi mà tai họa lại tăng nhiều lên trong đời sống của ta. Nếu ta sống với si tâm càng nhiều, thì những mù quáng và cuồng tín trong đời sống của ta lại tăng lên, chúng lại chiêu cảm cho ta nhiều tai họa và làm cho phước đức của ta càng ngày càng bị khô kiệt.
Nếu ta sống với tâm kiêu mạn càng nhiều, thì những hạt giống tà kiến cố chấp trong ta lại tăng lên, khiến cho đời sống an hòa của ta càng ngày càng bị giảm thiểu, ta sẽ hành xử trong cô độc và chết trong cô đơn.
Nếu ta sống nhiều với tâm nghi ngờ, thì những hạt giống hoang tưởng và vọng tưởng trong ta càng lúc càng tăng lên, khiến cho những quyết đoán của ta càng lúc càng trở nên sai lầm, dẫn đời sống của ta từ sự ân hận nầy đến những sự ân hận khác. Ta sống trong những sự ngờ vực và sẽ chết trong những sự tối tăm.
Nếu ta sống với lòng từ mở rộng, với bàn tay biết co duỗi đúng thời, thì tai họa trong đời sống của ta sẽ được giảm thiểu mà phước đức trong đời sống của ta lại được tăng lên.
Nếu ta sống với lòng bi mở rộng, với những hành xử đúng lúc, thì tai họa của ta sẽ giảm thiểu mà phước đức trong đời sống của ta lại tăng lên.
Nếu ta sống với lòng hỷ mở rộng, với những hành xử phóng khoáng, không ganh tỵ, thì tai họa của ta sẽ giảm thiểu mà phước đức trong đời sống của ta lại tăng lên.
Nếu ta sống với lòng xả mở rộng, với những hành xử hoàn toàn không thủ lợi, thì tai họa của ta sẽ giảm thiểu mà phước đức trong đời sống của ta lại tăng lên.
Nếu ta sống với đời sống an tịnh của thân, thì những hành động như giết hại, trộm cắp, tà dâm hay dâm dục sẽ không xẩy đến với ta, khiến cho mạng sống của ta được lâu dài, những tiện nghi vật chất của ta tùy nghi xử dụng, và khiến cho nhân cách của ta càng lúc càng trác việt mà thân tướng lại đoan nghiêm.
Nếu ta sống với đời sống an tịnh của ngữ, thì những lời nói dối trá, thêm thắc, thô tục và độc ác sẽ không xẩy đến với ta, khiến cho uy tín và danh thơm đến với ta không phải một nơi mà muôn nơi, không phải một đời mà nhiều đời.
Nếu ta sống với đời sống an tịnh của ý, thì những hạt giống tham đắm, bạo động, hận thù, trách móc, mù quáng, cuồng tín, cố chấp không thể biểu hiện lên mặt ý thức của ta và không thể điều động hành động và lời nói của ta, nên ta có những hành động an tịnh của thân, ta chuyển tải được những lời nói an hòa của ngữ.
Hành động an tịnh của thân, hành động ấy có khả năng chế tác ra phước đức và chiêu cảm đời sống an hòa cho ta; lời nói an tịnh của ngữ, lời nói ấy có khả năng tạo ra phước đức và chiêu cảm những âm thanh trong sáng chân thực giữa ta và người.
Những hoạt động an tịnh của ý, những hoạt động ấy có khả năng chế tác phước đức tịnh độ và chiêu cảm y báo, chánh báo trang nghiêm của tịnh độ cho ta.
Nếu vì ta mà ta thương người, thì phước đức đến với ta rất ít mà bất như ý đến với ta rất nhiều. Nếu vì người mà ta thương, thì phước đức đến với ta rất nhiều mà bất như ý đến với ta rất ít. Và nếu ta thương người mà tâm ta vô sự, thương vật mà tâm ta vô cầu, thì phước đức đến với ta là vô lượng, vô biên không thể nào kể xiết.
Thương người mà tâm ta vô sự là vì ngã tưởng không còn, giúp vật mà trí ta vô cầu là vì pháp tưởng đã đoạn tận. Thương và giúp như vậy là cách chế tác phước đức của các bậc đại nhân.
Do thương và giúp người như vậy, nên lúc nào và ở đâu, họ cũng đều có phước đức của bậc đại nhân. Họ được mọi người xưng tụng là bậc đại nhân, nhưng họ hoàn toàn không thấy họ là đại nhân chi cả, vì vậy mà họ mới đích thực là bậc đại nhân của mọi người. Họ là người có khả năng huấn luyện và giúp con người chế tác phước đức vô hạn, để xóa đi những gì hạn hữu của con người trong những thời gian không ước lệ.
Tâm ta là cõi sống vô cùng, là cõi phước đức vô tận, chứa đầy vô lượng bảo châu như ý, nếu ta là lữ khách muốn nhập cuộc để rong chơi nơi cõi tâm kỳ lạ, thì xin hãy quẳng lại sau lưng những danh ngôn và ngã tưởng để bước vào!
Thích Thái Hòa