Nguồn gốc của khổ đau
Ngày đăng: 19:43:19 18-10-2014 . Xem: 2272
TTPGOL: "Bạn có thể hỏi ái dục từ đâu đến? Nguồn gốc rõ ràng nhất là bản năng –lòng ham muốn được sinh tồn, ham muốn được có thực phẩm, quần áo, chỗ trú ngụ, sự ấm áp, sự phong phú, sự thỏa mãn. Lòng ham muốn dường như đã được cài đặt trong con người, cũng như súc vật. Ngay chính cỏ cây hình như cũng có một số ham muốn, vì chúng luôn hướng về phía mặt trời để có ánh sáng và sự ấm áp."
>> Dừng tâm sinh diệt
>> Đức Phật dạy 5 tiêu chí khắc phục tâm sân hận
>> Đổi thay
Đức Phật cho chúng ta biết nguồn gốc của khổ đau là ái dục, mà chúng ta cũng có thể gọi là bám víu, tham luyến hay chấp. Không quan trọng đối tượng là gì –có thể là một bữa ăn ngon, một người bạn thân, hay một mục đích tâm linh cao quý- nhưng nếu bám víu vào đó, bạn sẽ cảm thấy thất vọng, khổ đau. Bạn có thể hỏi ái dục từ đâu đến? Nguồn gốc rõ ràng nhất là bản năng –lòng ham muốn được sinh tồn, ham muốn được có thực phẩm, quần áo, chỗ trú ngụ, sự ấm áp, sự phong phú, sự thỏa mãn. Lòng ham muốn dường như đã được cài đặt trong con người, cũng như súc vật. Ngay chính cỏ cây hình như cũng có một số ham muốn, vì chúng luôn hướng về phía mặt trời để có ánh sáng và sự ấm áp. Một nguồn gốc khác của ái dục là những điều kiện xã hội -tất cả những quan điểm và giá trị mà chúng ta học được từ cha mẹ, gia đình, bạn bè, học đường, quảng cáo, và sách vở, điều kiện hóa ta khiến ta tin rằng điều này tốt, điều kia xấu.
Lòng ham muốn mạnh mẽ nhất dựa trên các lạc thọ. Cuộc sống mang lại cho chúng ta biết bao sung sướng khóai lạc qua từng giác quan. Thí dụ, nhãn quan: mắt của bạn thì khả ý và khả lạc. Nhãn thức cũng khả ý và khả lạc, cũng như nhãn căn, nhãn trần, cảm thọ về cái thấy, sự nhận biết hình ảnh, lòng ham muốn đối với những đối tượng của mắt, những hình ảnh tưởng tượng, những tư duy có chủ ý, vân vân. Tương tự tai, mũi, thân và ý cũng mang đến các lạc thọ. Mỗi ngày ta đều có cơ hội để tận hưởng những đối tượng khả ý và khả lạc qua các giác quan. Tuy nhiên ta vẫn không hạnh phúc.
Đức Phật khuyên ta nên nhận biết rằng sự bám víu vào dục lạc rất nguy hại cho hạnh phúc. Ngài đã so sánh dục lạc với một mẩu xương không còn thịt được vứt cho một con chó đói. Dầu chú chó gặm cục xương rất lâu, nhưng cục xương chẳng bao giờ có thể thỏa mãn được cơn đói của nó. Suy gẫm lại ta có thể thấy mình cũng giống như thế. Dầu có hưởng bao nhiêu dục lạc, ta vẫn không thỏa mãn, vẫn còn muốn hơn thế nữa. Bao nhiêu bánh, bao nhiêu kẹo thì đủ? Bao nhiêu trò chơi trực tuyến bạn cần tham gia? Bao nhiêu quyển tiểu thuyết bạn cần đọc để thỏa mãn lòng ham muốn hưởng thụ của bạn? Bao nhiêu hoạt động tình dục ta cần có để thỏa mãn sự khao khát tình dục? Bao nhiêu rượu hay bao nhiêu ma tuý? Đôi khi người ta thức thâu đêm suốt sáng để ăn chơi cho đến khi gục ngã. Vậy họ đã hưởng đủ chưa? Hay bao giờ cũng có những trò chơi khóai lạc khác mà họ chưa nếm qua.
Đức Phật đã so sánh dục lạc với một lưỡi gươm bén thấm đầy mật ngọt trên lưỡi dao. Để nếm được mật, ta có thể phải chịu nhiều đớn đau. Có biết bao câu chuyện về những người tự làm tổn thương bản thân, đôi khi cả tánh mạng, để tìm được khóai lạc. Vài năm trước đây có một chuyện đăng báo về người công nhân đang sửa mái nhà, khi nhìn xuống qua cửa kính trời, anh ta bắt gặp người đàn bà khỏa thân đang đi lại trong nhà. Để nhìn kỹ hơn, anh chòm người tới cửa kính, chẳng may trợt té khỏi mái nhà và bị thương nặng. Rượu chè, ma túy, những cuộc du lịch thám hiểm, các trò thể thao nguy hiểm –chưa kể đến những hành động tình dục bừa bãi- đã khiến nhiều người phải khổ. Hơn thế nữa, ta không thể kéo dài dục lạc. Giống như một giấc mơ, dục lạc thỏang qua đi. Chúng nhanh chóng vuột khỏi tầm tay, khiến bạn không còn gì để giữ lại ngoại trừ cảm giác và ký ức. Giống như những món đồ vay mượn, ta không thể giữ chúng lâu. Vì thế bạn càng tham đắm vào loại dục lạc nào, thì nó càng mang đến thương tổn cho bạn khi thời gian, sự đổi thay, hay hoàn cảnh không thể tránh được, tước đoạt nó đi.
Ái dục phát sinh từ cảm giác của khóai lạc và đau đớn. Khi được hưởng thụ khóai lạc, thì ta sinh lòng ham muốn nắm giữ, duy trì nó. Khi bị phiền não, đau khổ, thì ta có lòng muốn đuổi xô hay trốn tránh nó. Vì sự tham đắm của ta đối với các lạc thọ, và sự phản kháng của ta đối với các khổ thọ, ta sẽ không ngừng tìm kiếm các trải nghiệm mang đến nhiều khóai lạc hay trốn tránh được khổ đau. Một khi đã tìm được điều gì đó có thể thỏa mãn được mục đích này, ta sẽ trở nên thành kiến và phân biệt. Trạng thái tâm này khiến ta trở nên chấp thủ. Để bảo vệ và gìn giữ được những gì đang có, người ta sẵn sàng nói dối, làm hại, sỉ nhục người khác, hay ngay cả sử dụng vũ khí để bảo vệ những gì họ nghĩ là sở hữu của họ. Lòng ham muốn cũng đưa đến sự dằn vặt tâm lý. Vì các cảm thọ phát khởi từ việc xúc chạm với những gì mang đến dễ chịu –qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý– con người suy tư và lý luận, lập giả thuyết, triết lý hóa, phỏng đoán và tưởng tượng. Họ trở nên bám víu vào tà kiến và những niềm tin bất chính. Hồi tưởng lại những dục lạc trong quá khứ, họ còn dựng nên các tư duy, niềm tin và lý thuyết đầy dục vọng.
Có người quá chìm đắm trong ham muốn đến nỗi họ nguyện sẽ tái sinh để được hưởng tất cả các dục lạc đó nữa. Người khác, trái lại, vì những kinh nghiệm khổ đau mà họ đã trải qua, không muốn tái sinh: “Vậy là đủ rồi,” họ nói. “Một kiếp là đủ rồi. Tôi không muốn những thứ này nữa.” Tóm lại, lòng ham muốn phát xuất từ vô minh –không biết rằng không có gì trường tồn và không biết rằng dục vọng mang đến khổ đau. Khi các giác quan tiếp xúc với những trần cảnh mang đến sự dễ chịu, tâm si mê phát khởi ý muốn nắm bắt và giữ chặt nó lại. Ngược lại cũng thế. Khi các giác quan xúc chạm với điều gì khó chịu, tâm si mê phát khởi ý muốn chạy trốn hay xa lánh nó. Vì sự tác ý này, con người có những hành động bất thiện nơi thân, khẩu, và ý, bất chấp hậu quả. Vì lòng ham muốn, người ta bóp méo sự thật và trốn tránh trách nhiệm cá nhân đối với các hành động của họ.
Sưu tầm
>> Dừng tâm sinh diệt
>> Đức Phật dạy 5 tiêu chí khắc phục tâm sân hận
>> Đổi thay
Đức Phật cho chúng ta biết nguồn gốc của khổ đau là ái dục, mà chúng ta cũng có thể gọi là bám víu, tham luyến hay chấp. Không quan trọng đối tượng là gì –có thể là một bữa ăn ngon, một người bạn thân, hay một mục đích tâm linh cao quý- nhưng nếu bám víu vào đó, bạn sẽ cảm thấy thất vọng, khổ đau. Bạn có thể hỏi ái dục từ đâu đến? Nguồn gốc rõ ràng nhất là bản năng –lòng ham muốn được sinh tồn, ham muốn được có thực phẩm, quần áo, chỗ trú ngụ, sự ấm áp, sự phong phú, sự thỏa mãn. Lòng ham muốn dường như đã được cài đặt trong con người, cũng như súc vật. Ngay chính cỏ cây hình như cũng có một số ham muốn, vì chúng luôn hướng về phía mặt trời để có ánh sáng và sự ấm áp. Một nguồn gốc khác của ái dục là những điều kiện xã hội -tất cả những quan điểm và giá trị mà chúng ta học được từ cha mẹ, gia đình, bạn bè, học đường, quảng cáo, và sách vở, điều kiện hóa ta khiến ta tin rằng điều này tốt, điều kia xấu.
Lòng ham muốn mạnh mẽ nhất dựa trên các lạc thọ. Cuộc sống mang lại cho chúng ta biết bao sung sướng khóai lạc qua từng giác quan. Thí dụ, nhãn quan: mắt của bạn thì khả ý và khả lạc. Nhãn thức cũng khả ý và khả lạc, cũng như nhãn căn, nhãn trần, cảm thọ về cái thấy, sự nhận biết hình ảnh, lòng ham muốn đối với những đối tượng của mắt, những hình ảnh tưởng tượng, những tư duy có chủ ý, vân vân. Tương tự tai, mũi, thân và ý cũng mang đến các lạc thọ. Mỗi ngày ta đều có cơ hội để tận hưởng những đối tượng khả ý và khả lạc qua các giác quan. Tuy nhiên ta vẫn không hạnh phúc.
Đức Phật khuyên ta nên nhận biết rằng sự bám víu vào dục lạc rất nguy hại cho hạnh phúc. Ngài đã so sánh dục lạc với một mẩu xương không còn thịt được vứt cho một con chó đói. Dầu chú chó gặm cục xương rất lâu, nhưng cục xương chẳng bao giờ có thể thỏa mãn được cơn đói của nó. Suy gẫm lại ta có thể thấy mình cũng giống như thế. Dầu có hưởng bao nhiêu dục lạc, ta vẫn không thỏa mãn, vẫn còn muốn hơn thế nữa. Bao nhiêu bánh, bao nhiêu kẹo thì đủ? Bao nhiêu trò chơi trực tuyến bạn cần tham gia? Bao nhiêu quyển tiểu thuyết bạn cần đọc để thỏa mãn lòng ham muốn hưởng thụ của bạn? Bao nhiêu hoạt động tình dục ta cần có để thỏa mãn sự khao khát tình dục? Bao nhiêu rượu hay bao nhiêu ma tuý? Đôi khi người ta thức thâu đêm suốt sáng để ăn chơi cho đến khi gục ngã. Vậy họ đã hưởng đủ chưa? Hay bao giờ cũng có những trò chơi khóai lạc khác mà họ chưa nếm qua.
Đức Phật đã so sánh dục lạc với một lưỡi gươm bén thấm đầy mật ngọt trên lưỡi dao. Để nếm được mật, ta có thể phải chịu nhiều đớn đau. Có biết bao câu chuyện về những người tự làm tổn thương bản thân, đôi khi cả tánh mạng, để tìm được khóai lạc. Vài năm trước đây có một chuyện đăng báo về người công nhân đang sửa mái nhà, khi nhìn xuống qua cửa kính trời, anh ta bắt gặp người đàn bà khỏa thân đang đi lại trong nhà. Để nhìn kỹ hơn, anh chòm người tới cửa kính, chẳng may trợt té khỏi mái nhà và bị thương nặng. Rượu chè, ma túy, những cuộc du lịch thám hiểm, các trò thể thao nguy hiểm –chưa kể đến những hành động tình dục bừa bãi- đã khiến nhiều người phải khổ. Hơn thế nữa, ta không thể kéo dài dục lạc. Giống như một giấc mơ, dục lạc thỏang qua đi. Chúng nhanh chóng vuột khỏi tầm tay, khiến bạn không còn gì để giữ lại ngoại trừ cảm giác và ký ức. Giống như những món đồ vay mượn, ta không thể giữ chúng lâu. Vì thế bạn càng tham đắm vào loại dục lạc nào, thì nó càng mang đến thương tổn cho bạn khi thời gian, sự đổi thay, hay hoàn cảnh không thể tránh được, tước đoạt nó đi.
Ái dục phát sinh từ cảm giác của khóai lạc và đau đớn. Khi được hưởng thụ khóai lạc, thì ta sinh lòng ham muốn nắm giữ, duy trì nó. Khi bị phiền não, đau khổ, thì ta có lòng muốn đuổi xô hay trốn tránh nó. Vì sự tham đắm của ta đối với các lạc thọ, và sự phản kháng của ta đối với các khổ thọ, ta sẽ không ngừng tìm kiếm các trải nghiệm mang đến nhiều khóai lạc hay trốn tránh được khổ đau. Một khi đã tìm được điều gì đó có thể thỏa mãn được mục đích này, ta sẽ trở nên thành kiến và phân biệt. Trạng thái tâm này khiến ta trở nên chấp thủ. Để bảo vệ và gìn giữ được những gì đang có, người ta sẵn sàng nói dối, làm hại, sỉ nhục người khác, hay ngay cả sử dụng vũ khí để bảo vệ những gì họ nghĩ là sở hữu của họ. Lòng ham muốn cũng đưa đến sự dằn vặt tâm lý. Vì các cảm thọ phát khởi từ việc xúc chạm với những gì mang đến dễ chịu –qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý– con người suy tư và lý luận, lập giả thuyết, triết lý hóa, phỏng đoán và tưởng tượng. Họ trở nên bám víu vào tà kiến và những niềm tin bất chính. Hồi tưởng lại những dục lạc trong quá khứ, họ còn dựng nên các tư duy, niềm tin và lý thuyết đầy dục vọng.
Có người quá chìm đắm trong ham muốn đến nỗi họ nguyện sẽ tái sinh để được hưởng tất cả các dục lạc đó nữa. Người khác, trái lại, vì những kinh nghiệm khổ đau mà họ đã trải qua, không muốn tái sinh: “Vậy là đủ rồi,” họ nói. “Một kiếp là đủ rồi. Tôi không muốn những thứ này nữa.” Tóm lại, lòng ham muốn phát xuất từ vô minh –không biết rằng không có gì trường tồn và không biết rằng dục vọng mang đến khổ đau. Khi các giác quan tiếp xúc với những trần cảnh mang đến sự dễ chịu, tâm si mê phát khởi ý muốn nắm bắt và giữ chặt nó lại. Ngược lại cũng thế. Khi các giác quan xúc chạm với điều gì khó chịu, tâm si mê phát khởi ý muốn chạy trốn hay xa lánh nó. Vì sự tác ý này, con người có những hành động bất thiện nơi thân, khẩu, và ý, bất chấp hậu quả. Vì lòng ham muốn, người ta bóp méo sự thật và trốn tránh trách nhiệm cá nhân đối với các hành động của họ.
Sưu tầm