Phật giáo cống hiến cho nhân loại
Ngày đăng: 03:16:19 28-12-2014 . Xem: 1636
Đức Phật là sự hiện thân của tất cả những phẩm hạnh do Ngài thuyết giảng. Trong suốt 45 năm thực hiện thành công sứ mệnh và để lại những sự kiện quan trọng của Ngài, Ngài đã chuyển dịch tất cả những ngôn từ, lời nói của Ngài thành những hành động cụ thể thiết thực.
Không có lúc nào mà Ngài không chỉ ra sự yếu đuối và nỗi đam mê thấp hèn của con người. Giới hạnh của đức Phật là tấm gương hoàn hảo nhất mà thế gian đã từng chứng kiến.
Đức Phật thị hiện nơi cuộc đời này nhằm mục đích xua tan cái bóng tối của vô minh và chỉ cho nhân loại con đường đi đến sự đoạn tận của khổ đau.
Đức Phật là sự hiện thân của tất cả những phẩm hạnh do Ngài thuyết giảng. Trong suốt 45 năm thực hiện thành công sứ mệnh và để lại những sự kiện quan trọng của Ngài, Ngài đã chuyển dịch tất cả những ngôn từ, lời nói của Ngài thành những hành động cụ thể thiết thực. Không có lúc nào mà Ngài không chỉ ra sự yếu đuối và nỗi đam mê thấp hèn của con người. Giới hạnh của đức Phật là tấm gương hoàn hảo nhất mà thế gian đã từng chứng kiến.
Hơn 25 thế kỷ, hàng triệu con người đã tìm thấy nguồn cảm hứng và sự khuây khoả nơi giáo lý của Ngài. Sự vĩ đại của Ngài vẫn còn toả sáng mãi cho đến ngày nay giống như mặt trời chói sáng rực rỡ hơn ánh sáng mờ đục của những vật sáng kém hơn. Giáo pháp của Ngài vẫn vẫy tay mời gọi phái đoàn hành hương mệt lã người đến nơi an toàn và cảnh giới an lạc của Niết-bàn. Không có một nhân vật nào ngoài Ngài đã hy sinh quá nhiều những thú vui vật chất của mình vì nỗi khổ đau của nhân loại.
Đức Phật là bậc đạo sư đầu tiên trong lịch sử nhân loại khiển trách và chống lại nghi thức tế lễ động vật cho quỷ thần vì bất cứ một lý do nào khác và kêu gọi nhân loại không nên làm hại các loài sinh vật sống.
Đối với Đức Phật, tôn giáo không phải là một sự giao kèo trong mua bán mà là một con đường đưa đến sự giác ngộ. Ngài không muốn chư đệ tử Ngài tin một cách mù quáng mà Ngài muốn họ hãy suy nghĩ một cách tự do và thông thái.
Toàn thể nhân loại trên thế gian này được ban phước bằng sự hiện hữu của Ngài.
Chưa từng có khi nào đức Phật bày tỏ thái độ không thân thiện đối với một ai. Thậm chí đối với những địch thủ và kẻ thù xấu xa nhất của Ngài, Ngài cũng không bày tỏ thái độ không thân thiện đối với họ. Có một vài người mang đầu óc thành kiến muốn chống đối lại Ngài và tìm mọi cách giết hại Ngài; song đức Phật không bao giờ đối xử với họ như là kẻ thù. Có một lần đức Phật nói:
“Ta như voi giữa trận,
Hứng chịu cung tên rơi,
Chịu đựng mọi phỉ báng,
Ác giới rất nhiều người”. (PC-320)
Trong biên niên sử thế giới, chưa có một nhân vật nào có thể được công nhận là đã tự hiến dâng quá nhiều cho những lợi ích của chúng sanh như đức Phật đã làm. Ngay từ giây phút giác ngộ cho đến lúc nhập diệt, Ngài phấn đấu không biết mệt mỏi để nâng cao địa vị con người. Ngài chỉ dành hai tiếng đồng hồ trong một ngày cho việc ngủ nghỉ của mình. Mặc dù 25 thế kỷ đã trôi qua kể từ khi bậc đạo sư vĩ đại này đã nhập diệt, song thông điệp về tình thương và trí tuệ của Ngài vẫn còn hiện hữu trong hình thức thuần khiết tinh khôi. Thông điệp này vẫn có ảnh hưởng quan trọng đối với vận mệnh của nhân loại. Ngài là bậc thầy từ bi nhất đã làm toả sáng thế gian này bằng tình thương và lòng nhân từ.
Sau khi nhập Niết-bàn, đức Phật đã để lại một bức thông điệp bất tử vẫn còn gái trị đối với chúng ta. Ngày nay, chúng ta phải đương đầu với một sự đe doạ kinh hoàng về nền hoà bình của thế giới. Không có thời điểm nào trong lịch sử thế giới mà bức thông điệp của Ngài lại cần thiết hơn như hiện nay.
Đức Phật thị hiện nơi cõi đời này nhằm mục đích xua tan đi cái bóng tối của vô minh và chỉ cho nhân loại cách chấm dứt khổ đau và bệnh tật, già và chết và tất cả những nỗi lo lắng và khổ sở của kiếp sống nhân sinh.
Theo một số tôn giáo, một số vị thần linh thỉnh thoảng sẽ xuất hiện trên cõi đời này để tiêu diệt những con người ác độc và che chở cho những con người lương thiện. Ngược lại, đức Phật không thị hiện trên cõi đời này để tiêu diệt những kẻ ác mà là để chỉ cho họ con đường đi đúng đắn.
Trong lịch sử thế giới mãi cho đến thời kỳ đức Phật, chúng ta đã từng nghe bất cứ một vị đạo sư nào có tấm lòng chan chứa tình yêu thương và nỗi cảm thông đối với nỗi khổ đau của nhân loại như đức Phật chăng? Đồng thời với đức Phật, chúng ta nghe một số triết gia thông thái tại Hy Lạp như: Socrates, Plato và Aristole và nhiều nhà hiền triết khác, song họ chỉ là những triết gia, những nhà tư tưởng và những nhà đi tìm chân lý; họ thiếu đi tình yêu thương cảm kích đối với nỗi khổ đau của nhân loại.
Con đường cứu độ nhân loại của đức Phật là dạy cho họ cách làm thế nào để tìm được sự giải thoát, an lạc. Ngài không quan tâm đến việc làm dịu một vài trường hợp liên quan đến chứng bệnh về thân và tâm. Ngài quan tâm nhiều hơn với việc tiết lộ con đường mà tất cả mọi người có thể đi theo.
Chúng ta hãy đem tất cả những triết gia, tâm lý gia, khoa học gia, nhà duy lý, những nhà cải cách xã hội, những tư tưởng gia vĩ đại và những vị đạo sư của các tôn giáo khác, với một tinh thần không thiên vị, so sánh sự vĩ đại, đức hạnh, tinh thần phục vụ và trí tuệ của chư vị đối với đức hạnh, lòng từ bi và sự giác ngộ của đức Phật. Chúng ta có thể hiểu được địa vị của đức Phật đứng ở đâu trong số tất cả những bậc vĩ nhân này.
Nhân quyền và ngũ giới của Phật giáo
Khái niệm nhân quyền xuất phát trong giai đoạn hiện đại. Chúng ta không tìm thấy một từ ngữ nào biểu thị khái niệm này trong ngôn ngữ Sanskrit hoặc Pàli. Thay vì nói quyền, những trách nhiệm được đề cao trong những nền văn hoá được tượng trưng bởi những thứ ngôn ngữ này. Đó không phải là một sự trùng hợp xa lạ rằng từ trách nhiệm, hoặc pháp trong cổ ngữ Sanskrit hoặc Pàli cũng tượng trưng cho chân lý. Nền tảng của triết học dường như đó là trách nhiệm đưa đến chân lý. Tuy nhiên, trong Anh ngữ, từ quyền (right) có hai nghĩa: đó là chân lý và yêu sách. Theo chức năng xã hội của nền triết học Đông phương, việc hoàn thành nhiệm vụ của một người nào đó đưa đến sự hoàn tất quyền của những người khác.
Khi chúng ta so sánh sự ảnh hưởng về mặt xã hội của những trách nhiệm với những quyền, chúng ta bắt đầu nhận ra rằng một bầu không khí hài hoà và hợp tác lẫn nhau có thể thịnh hành trong một xã hội khi mà trách nhiệm được đề cao, trong khi đó có thể tính chất bất đồng và cạnh tranh sẽ không còn hiện hữu nếu mỗi người có thói quen khẳng định những quyền hạn của anh ta hoặc cô ta.
Sự thiếu vắng một thuật ngữ đơn lẻ biểu thị những quyền của con người không có nghĩa những nền văn minh cổ đại ở Đông phương không có những phương thức bảo vệ nhân quyền. Nhân quyền ở đây được đi kèm với một lối diễn đạt vòng quanh tế nhị mà con người thậm chí không ý thức rõ ag rằng anh ta đang thụ hưởng những quyền nhất định như thế chính từ lúc mới sinh ra đời. Cơ chế là sự tình nguyện chấp nhận của mỗi người và mỗi một người phải tuân thủ giữ 5 giới cấm.
Mỗi con người trong xã hội được mong đợi phát nguyện không sát hại sanh mạng. Sinh mạng hay sự sống là thiêng liêng và con người không nên vi phạm mà phải tôn trọng sự sống. Khi thái độ phi bạo lực này được lan truyền rộng rãi thì quyền được sống của mỗi cá nhân sẽ tự động được thoả nguyện. Hơn thế nữa, thái độ phi bạo lực này đảm bảo sự an toàn của mỗi con người, sự thân thiện và từ tâm trong xã hội, phát huy những mối quan hệ hài hoà giữa các cá nhân trong xã hội.
Giới thứ hai mà con người phải tuân giữ là tình nguyện không nên trộm lấy những gì không cho. Nguyện không biển thủ là để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của mọi con người. Dù thức về sự bảo vệ tài sản cho nhau tạo ra một bầu không khí của sự tin tưởng lẫn nhau trong xã hội. Một xã hội như thế là xã hội hoàn toàn tự do và dân chúng có thể tận tâm chính mình cho sự nghiệp theo đuổi những nghề nghiệp mà họ đã chọn lựa mà không cần bổn phận phải bảo vệ tài sản của họ với sự lo âu.
Giới thứ ba cấm con người không nên quan hệ tình dục một cách trái với luật pháp. Giới này bảo vệ quyền của mỗi cá nhân chọn lựa một
Không có lúc nào mà Ngài không chỉ ra sự yếu đuối và nỗi đam mê thấp hèn của con người. Giới hạnh của đức Phật là tấm gương hoàn hảo nhất mà thế gian đã từng chứng kiến.
Đức Phật thị hiện nơi cuộc đời này nhằm mục đích xua tan cái bóng tối của vô minh và chỉ cho nhân loại con đường đi đến sự đoạn tận của khổ đau.
Đức Phật là sự hiện thân của tất cả những phẩm hạnh do Ngài thuyết giảng. Trong suốt 45 năm thực hiện thành công sứ mệnh và để lại những sự kiện quan trọng của Ngài, Ngài đã chuyển dịch tất cả những ngôn từ, lời nói của Ngài thành những hành động cụ thể thiết thực. Không có lúc nào mà Ngài không chỉ ra sự yếu đuối và nỗi đam mê thấp hèn của con người. Giới hạnh của đức Phật là tấm gương hoàn hảo nhất mà thế gian đã từng chứng kiến.
Hơn 25 thế kỷ, hàng triệu con người đã tìm thấy nguồn cảm hứng và sự khuây khoả nơi giáo lý của Ngài. Sự vĩ đại của Ngài vẫn còn toả sáng mãi cho đến ngày nay giống như mặt trời chói sáng rực rỡ hơn ánh sáng mờ đục của những vật sáng kém hơn. Giáo pháp của Ngài vẫn vẫy tay mời gọi phái đoàn hành hương mệt lã người đến nơi an toàn và cảnh giới an lạc của Niết-bàn. Không có một nhân vật nào ngoài Ngài đã hy sinh quá nhiều những thú vui vật chất của mình vì nỗi khổ đau của nhân loại.
Đức Phật là bậc đạo sư đầu tiên trong lịch sử nhân loại khiển trách và chống lại nghi thức tế lễ động vật cho quỷ thần vì bất cứ một lý do nào khác và kêu gọi nhân loại không nên làm hại các loài sinh vật sống.
Đối với Đức Phật, tôn giáo không phải là một sự giao kèo trong mua bán mà là một con đường đưa đến sự giác ngộ. Ngài không muốn chư đệ tử Ngài tin một cách mù quáng mà Ngài muốn họ hãy suy nghĩ một cách tự do và thông thái.
Toàn thể nhân loại trên thế gian này được ban phước bằng sự hiện hữu của Ngài.
Chưa từng có khi nào đức Phật bày tỏ thái độ không thân thiện đối với một ai. Thậm chí đối với những địch thủ và kẻ thù xấu xa nhất của Ngài, Ngài cũng không bày tỏ thái độ không thân thiện đối với họ. Có một vài người mang đầu óc thành kiến muốn chống đối lại Ngài và tìm mọi cách giết hại Ngài; song đức Phật không bao giờ đối xử với họ như là kẻ thù. Có một lần đức Phật nói:
“Ta như voi giữa trận,
Hứng chịu cung tên rơi,
Chịu đựng mọi phỉ báng,
Ác giới rất nhiều người”. (PC-320)
Trong biên niên sử thế giới, chưa có một nhân vật nào có thể được công nhận là đã tự hiến dâng quá nhiều cho những lợi ích của chúng sanh như đức Phật đã làm. Ngay từ giây phút giác ngộ cho đến lúc nhập diệt, Ngài phấn đấu không biết mệt mỏi để nâng cao địa vị con người. Ngài chỉ dành hai tiếng đồng hồ trong một ngày cho việc ngủ nghỉ của mình. Mặc dù 25 thế kỷ đã trôi qua kể từ khi bậc đạo sư vĩ đại này đã nhập diệt, song thông điệp về tình thương và trí tuệ của Ngài vẫn còn hiện hữu trong hình thức thuần khiết tinh khôi. Thông điệp này vẫn có ảnh hưởng quan trọng đối với vận mệnh của nhân loại. Ngài là bậc thầy từ bi nhất đã làm toả sáng thế gian này bằng tình thương và lòng nhân từ.
Sau khi nhập Niết-bàn, đức Phật đã để lại một bức thông điệp bất tử vẫn còn gái trị đối với chúng ta. Ngày nay, chúng ta phải đương đầu với một sự đe doạ kinh hoàng về nền hoà bình của thế giới. Không có thời điểm nào trong lịch sử thế giới mà bức thông điệp của Ngài lại cần thiết hơn như hiện nay.
Đức Phật thị hiện nơi cõi đời này nhằm mục đích xua tan đi cái bóng tối của vô minh và chỉ cho nhân loại cách chấm dứt khổ đau và bệnh tật, già và chết và tất cả những nỗi lo lắng và khổ sở của kiếp sống nhân sinh.
Theo một số tôn giáo, một số vị thần linh thỉnh thoảng sẽ xuất hiện trên cõi đời này để tiêu diệt những con người ác độc và che chở cho những con người lương thiện. Ngược lại, đức Phật không thị hiện trên cõi đời này để tiêu diệt những kẻ ác mà là để chỉ cho họ con đường đi đúng đắn.
Trong lịch sử thế giới mãi cho đến thời kỳ đức Phật, chúng ta đã từng nghe bất cứ một vị đạo sư nào có tấm lòng chan chứa tình yêu thương và nỗi cảm thông đối với nỗi khổ đau của nhân loại như đức Phật chăng? Đồng thời với đức Phật, chúng ta nghe một số triết gia thông thái tại Hy Lạp như: Socrates, Plato và Aristole và nhiều nhà hiền triết khác, song họ chỉ là những triết gia, những nhà tư tưởng và những nhà đi tìm chân lý; họ thiếu đi tình yêu thương cảm kích đối với nỗi khổ đau của nhân loại.
Con đường cứu độ nhân loại của đức Phật là dạy cho họ cách làm thế nào để tìm được sự giải thoát, an lạc. Ngài không quan tâm đến việc làm dịu một vài trường hợp liên quan đến chứng bệnh về thân và tâm. Ngài quan tâm nhiều hơn với việc tiết lộ con đường mà tất cả mọi người có thể đi theo.
Chúng ta hãy đem tất cả những triết gia, tâm lý gia, khoa học gia, nhà duy lý, những nhà cải cách xã hội, những tư tưởng gia vĩ đại và những vị đạo sư của các tôn giáo khác, với một tinh thần không thiên vị, so sánh sự vĩ đại, đức hạnh, tinh thần phục vụ và trí tuệ của chư vị đối với đức hạnh, lòng từ bi và sự giác ngộ của đức Phật. Chúng ta có thể hiểu được địa vị của đức Phật đứng ở đâu trong số tất cả những bậc vĩ nhân này.
Nhân quyền và ngũ giới của Phật giáo
Khái niệm nhân quyền xuất phát trong giai đoạn hiện đại. Chúng ta không tìm thấy một từ ngữ nào biểu thị khái niệm này trong ngôn ngữ Sanskrit hoặc Pàli. Thay vì nói quyền, những trách nhiệm được đề cao trong những nền văn hoá được tượng trưng bởi những thứ ngôn ngữ này. Đó không phải là một sự trùng hợp xa lạ rằng từ trách nhiệm, hoặc pháp trong cổ ngữ Sanskrit hoặc Pàli cũng tượng trưng cho chân lý. Nền tảng của triết học dường như đó là trách nhiệm đưa đến chân lý. Tuy nhiên, trong Anh ngữ, từ quyền (right) có hai nghĩa: đó là chân lý và yêu sách. Theo chức năng xã hội của nền triết học Đông phương, việc hoàn thành nhiệm vụ của một người nào đó đưa đến sự hoàn tất quyền của những người khác.
Khi chúng ta so sánh sự ảnh hưởng về mặt xã hội của những trách nhiệm với những quyền, chúng ta bắt đầu nhận ra rằng một bầu không khí hài hoà và hợp tác lẫn nhau có thể thịnh hành trong một xã hội khi mà trách nhiệm được đề cao, trong khi đó có thể tính chất bất đồng và cạnh tranh sẽ không còn hiện hữu nếu mỗi người có thói quen khẳng định những quyền hạn của anh ta hoặc cô ta.
Sự thiếu vắng một thuật ngữ đơn lẻ biểu thị những quyền của con người không có nghĩa những nền văn minh cổ đại ở Đông phương không có những phương thức bảo vệ nhân quyền. Nhân quyền ở đây được đi kèm với một lối diễn đạt vòng quanh tế nhị mà con người thậm chí không ý thức rõ ag rằng anh ta đang thụ hưởng những quyền nhất định như thế chính từ lúc mới sinh ra đời. Cơ chế là sự tình nguyện chấp nhận của mỗi người và mỗi một người phải tuân thủ giữ 5 giới cấm.
Mỗi con người trong xã hội được mong đợi phát nguyện không sát hại sanh mạng. Sinh mạng hay sự sống là thiêng liêng và con người không nên vi phạm mà phải tôn trọng sự sống. Khi thái độ phi bạo lực này được lan truyền rộng rãi thì quyền được sống của mỗi cá nhân sẽ tự động được thoả nguyện. Hơn thế nữa, thái độ phi bạo lực này đảm bảo sự an toàn của mỗi con người, sự thân thiện và từ tâm trong xã hội, phát huy những mối quan hệ hài hoà giữa các cá nhân trong xã hội.
Giới thứ hai mà con người phải tuân giữ là tình nguyện không nên trộm lấy những gì không cho. Nguyện không biển thủ là để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của mọi con người. Dù thức về sự bảo vệ tài sản cho nhau tạo ra một bầu không khí của sự tin tưởng lẫn nhau trong xã hội. Một xã hội như thế là xã hội hoàn toàn tự do và dân chúng có thể tận tâm chính mình cho sự nghiệp theo đuổi những nghề nghiệp mà họ đã chọn lựa mà không cần bổn phận phải bảo vệ tài sản của họ với sự lo âu.
Giới thứ ba cấm con người không nên quan hệ tình dục một cách trái với luật pháp. Giới này bảo vệ quyền của mỗi cá nhân chọn lựa một
HT. K.Sri.Dhammananda (HH Thích Quảng Bảo dịch)