Phật giáo và bình đẳng giới
Ngày đăng: 20:29:51 21-10-2014 . Xem: 1652
Giới là sự khác biệt căn bản giữa người nam và người nữ, liên quan đến giới tính, đến vai trò và vị trí xã hội của họ. Vấn đề bình đẳng giới được nêu lên nhằm giải quyết sự thiệt thòi của phụ nữ vì bị đối xử phân biệt trong suốt quá trình lịch sử của loài người. Ngày nay, sự phân biệt bất công này vẫn chưa được loại bỏ dứt khoát. Vấn đề đặt ra là giáo lý nhà Phật đóng góp gì cho việc thực hiện bình đẳng giới.
Phật giáo là một tôn giáo xuất hiện từ hơn 25 thế kỷ qua, hình thành và phát triển tại Ấn Độ cổ, khi tại đất nước này cũng như ở khắp nơi trên thế giới, người phụ nữ bị đối xử khắc nghiệt, gần như là những người nô lệ; nhân phẩm, mạng sống có khi là do xã hội, do những người nam định đoạt. Trong bối cảnh đó, Đức Phật, với giáo lý của Ngài, đã nêu vấn đề bình đẳng nam nữ, đã dành cho người phụ nữ vị trí xứng đáng, đã giáo dục các nữ đệ tử của Ngài và đưa họ chứng đắc Thánh quả.
Vấn đề không phải là trích dẫn kinh điển để bổ sung cho những văn kiện, báo cáo, các tham luận, nghị quyết có tính quốc tế về bình đẳng giới, về quyền phụ nữ… vốn đã rất chi tiết rõ ràng và đã được công nhận về mặt pháp lý. Quan trọng hơn là tinh thần bình đẳng giới của Phật giáo. Tinh thần này cần được thông hiểu, được tu tập, thực hành đối với tất cả những người Phật tử, từ đó, ảnh hưởng tốt đến nhân quần xã hội. Qua đó, một lần nữa, khẳng định tính chất bình đẳng, vô phân biệt, bất nhị của Phật giáo là chân lý có thể được áp dụng qua mọi thời đại, mọi vị thế địa lý.
Khái niệm về giới
Giới hay giới tính là từ Việt dịch của gender (tiếng Anh), gendre (tiếng Pháp) hay sex (tiếng Anh), sexe (tiếng Pháp), có gốc La-tinh là gener, genus, nghĩa là sự sinh ra, chủng tộc, giống loài, giống, đã được dùng từ thế kỷ 14 (theo Merriam Webster Online). Giới hay giới tính (gender, sex) thường nhằm để phân biệt nam và nữ qua chức năng sinh lý, qua vai trò và vị trí xã hội. Qua các văn mạch, việc sử dụng từ chỉ những đặc tính phân biệt nam nữ đã chuyển biến từ sex (tính), sang social role (vai trò xã hội), rồi trở thành gender (giới, giới tính). Từ gender rất thông dụng khi phân tích ngữ pháp, xác định một danh từ hay đại danh từ thuộc giống đực (masculine), giống cái (feminine), hay trung tính (neuter). Năm 1955, một nhà giới tính học người Mỹ đã phân biệt từ sex (tính) mang ý nghĩa sinh lý học và từ gender (giới) mang ý nghĩa là vai trò xã hội nhưng mãi đến năm 1970 người ta mới công nhận sự phân biệt này.
Thập niên 1980 đã chứng kiến một ít tiến bộ trong văn học khoa học khi từ giới (gender) được dùng thay cho tính (sex), chính thức là do Ban Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, năm 19932. Việc thay đổi cách dùng từ và phân biệt sex với gender là những nỗ lực bình đẳng hóa giới tính, bình đẳng nam nữ; hay nói khác đi, công nhận vai trò xã hội của phụ nữ. Trong ý nghĩa này, sự phân biệt nam nữ là phân biệt về sex, về sinh lý học chứ không có sự phân biệt nam nữ trên bình diện vai trò và các hoạt động xã hội. Như thế, việc tôn trọng vai trò như người phụ nữ trong xã hội là do trình độ văn minh văn hóa, đạo đức của nhiều người có tiến bộ, và nhất là cùng với thời đại mới, người phụ nữ ý thức được rằng từ hàng ngàn năm, thân phận người phụ nữ quá bi đát vì sự phân biệt nam nữ phi lý của nam giới.
Thân phận của người phụ nữ trong xã hội
Khi con người biết hợp quần, sống thành từng nhóm, từng bộ lạc và sinh sống bằng cách săn bắn, hái lượm, nam giới có sức mạnh về thể chất cho nên đảm nhận loại công việc này, nặng nhọc và có khi nguy hiểm. Người phụ nữ lo việc nhà, nuôi con… Quan niệm phân biệt vai trò vị trí hiển nhiên là có nhưng không rõ rệt. Một bên là nam giới lo sản xuất, tạo của cải vật chất, một bên là nữ giới, sinh con, nuôi con và lo việc nhà. Cái nguyên lý Mẹ đã thù thắng trong buổi đầu của xã hội loài người, hình thành chế độ mẫu hệ kéo dài cả ngàn năm. Vào lúc con người tìm ra kim loại, chế biến thành công cụ sản xuất và vũ khí, tiến hành chiến tranh qui mô, thì rõ ràng sức mạnh và sự cung cấp sản vật khiến vai trò kinh tế của nam giới nổi bật đã hạ thấp địa vị người phụ nữ. Sự bất bình đẳng giới xuất hiện từ đó, kéo dài nhiều ngàn năm sau kể từ khoảng 40 thế kỷ trước Tây lịch. Phụ nữ bị áp bức, bị coi thường, chịu bất công về mọi mặt, bị coi như những nô lệ; kể cả mạng sống cũng bị lệ thuộc chồng, có khi chồng chết thì phải chết theo chồng…
Quan niệm trọng nam khinh nữ đã tạo nên huyền thoại cho rằng Thượng đế sinh ra người nam đầu tiên, sau đó rút xương sườn của người này để tạo ra người nữ đầu tiên; và vì thế, người nữ phải phụ thuộc vào người nam, là sở hữu của người nam. Bộ luật Manu (Manusmrti) của Ấn Độ giáo thời cổ mà nay vẫn còn ảnh hưởng mạnh đến xã hội Ấn Độ, đã xem phụ nữ là phần của cải của chồng, phải phục vụ, tuân thủ sự sai bảo của chồng, chồng có thể đuổi đi; phụ nữ không được lui tới chỗ đông người, không được hành lễ, không được học kinh Veda. Nhiều nơi trên thế giới theo chế độ đa thê, cấm phụ nữ đi học, cấm bầu cử, xử người phụ nữ ngoại tình bằng cách ném đá cho chết, trong khi người chồng ngoại tình thì chẳng hề hấn gì, nhượng vợ, bán vợ, đuổi vợ… không phải là điều hiếm thấy.
Đấu tranh cho bình đẳng giới
Sự khắt khe của xã hội đối với thân phận người phụ nữ đã khiến nữ giới phải đòi quyền bình đẳng. Năm 1792, nhà văn nữ, nhà triết học người Anh Mary Wollstonecraft công bố tác phẩm A Vindication of Rights of Woman (Khẳng định quyền của phụ nữ) gây tiếng vang lớn về nữ quyền, phản đối tình trạng bất bình đẳng giới, cho rằng phụ nữ không hề kém nam giới, chỉ vì họ bị lấy mất cơ hội để học hành nên tỏ ra sút kém. Năm 1848, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Công ước Seneca Falls, trong đó có điều 19 chấp nhận quyền bầu cử của phụ nữ. Nhờ vậy, phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ ngày một lan rộng. Năm 1852, ba vị nữ lưu người Hoa Kỳ là Susan B. Anthony, Elizabeth Cady Stanton, và Amelia Bloomer sáng lập American Equal Rights Association (Hội Bình đẳng quyền Hoa Kỳ), rồi National Woman Suffage Association (Hiệp hội quốc gia về quyền bầu cử của phụ nữ) để tranh đấu cho nữ quyền. Ở Anh, năm 1867, triết gia, nhà kinh tế, chính trị John Stuart Mill yêu cầu Quốc hội Anh chấp nhận quyền bầu cử của phụ nữ.
Năm 1872, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua luật công bằng tiền lương giữa nam và nữ cùng làm một công việc. Mặc dù vậy, điều kiện thực tế của nữ giới vẫn chưa được cải thiện. Do đó, ngày 8-3-1899, nữ công nhân Hoa Kỳ ở New York nổi dậy chống nơi làm việc tồi tàn, chống làm việc 12g mỗi ngày; và sau đó ít ngày, công đoàn nữ công nhân được thành lập. Ngày 8-3-1910, hội nghị gồm 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 quốc gia đòi quyền bầu cử và chọn ngày 8-3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Vào năm 1912, tại cuộc biểu tình tại Lawrence, Massachusetts của 14.000 nữ công nhân các hãng dệt đã vang lên khẩu hiệu “chết đói vì đấu tranh hơn chết đói vì làm việc”(Better to starve fighting than starve working) và đưa ra quyết định đình công ba tháng, khiến nhà thơ người Mỹ James Oppenheim cảm xúc, làm bài thơ Bánh mì và Hoa hồng (Bread and Roses), ý nói phụ nữ cần được cung cấp vật chất và tình thương. Bài thơ được dịch ra nhiều thứ tiếng và được phổ nhạc, trở thành bài ca chính thức trong ngày Quốc tế Phụ nữ. Tuy vậy, mãi đến năm 1977 Liên Hiệp Quốc mới quyết định công nhận ngày 8-3 là ngày Quốc tế Phụ nữ.
Sau hơn một thế kỷ đấu tranh, quyền của phụ nữ đã được xã hội công nhận. Vai trò, vị trí, và hoạt động của phụ nữ đã được cải thiện nhiều so với mấy ngàn năm trước. Phụ nữ đã có mặt trong mọi hoạt động: chính trị, kinh tế, văn học, giáo dục, nghệ thuật, khoa học, v.v. Ở một số quốc gia, phụ nữ đã có thể chiếm được vị trí lãnh đạo số một. Liên Hiệp Quốc đã thành lập Ủy ban Hạn chế và Ngăn chặn bạo hành đối với phụ nữ. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua công ước về quyền chính trị của phụ nữ và công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ. Mới đây, ngày 7-10-2011, giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2011 đã được trao cho ba người phụ nữ, gồm hai người Liberia là nữ Tổng thống Ellen Johnson Sirleaf và nhà hoạt động hòa bình Leymah Glowee, người còn lại là nhà hoạt động vì phụ nữ người Yemen, bà Tawakkul Karman.
Ở Việt Nam, Luật Bình đẳng giới được thông qua ngày 29-11-2006. Với luật này, người phụ nữ Việt Nam đã được luật pháp bảo hộ: nam nữ bình đẳng về đời sống xã hội và gia đình; phụ nữ không bị phân biệt đối xử về vai trò và vị trí trong xã hội; xã hội cam kết bảo vệ,giúp đỡ người mẹ, bảo đảm thực thi bình đẳng giới; nữ giới được bình đẳng về chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, y tế. Trong báo cáo về khoảng cách giới tính toàn cầu năm 2007, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economics Forum) đã xếp Việt Nam ở thứ 42/128 quốc gia; ở châu Á, chỉ thua Philippines (hạng 6) và cao hơn tất cả các nước còn lại.
Tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự gia tăng sản xuất đòi hỏi một nguồn nhân lực to lớn, những chuyên gia, những người lao động giỏi; lực lượng lao động cần được bổ sung bằng phụ nữ. Từ đó, phụ nữ được đi học, đi làm, được đóng góp những thành quả cụ thể qua lao động của mình. Cũng từ đó, vị trí của người phụ nữ ngày càng được xã hội công nhận. Nhờ vậy, người phụ nữ ý thức được vai trò của mình và cuộc đấu tranh cho bình đẳng giới của phụ nữ càng quyết liệt hơn. Việc cải thiện vai trò, vị trí xã hội của phụ nữ ngày nay là do hoàn cảnh xã hội, do đấu tranh. Thành quả này cần được giữ gìn, được tăng trưởng. Quan niệm bình đẳng giới phải được đồng thuận của toàn thể xã hội, đồng thuận từ trong thâm tâm của mỗi người, nhất là các chính trị gia đang có quyền lực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc thực thi bình đẳng giới chưa thực sự khả quan.
Báo cáo về khoảng cách giới tính toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2009 cho thấy Hoa Kỳ, tuy là một quốc gia tiến bộ, chỉ được xếp vào hạng 19 trên thế giới. Ở Hoa Kỳ, phụ nữ nghèo hơn nam giới; cùng làm một công việc nhưng thu nhập kém hơn; là nạn nhân của bạo lực và cưỡng bức trong gia đình; và ít có được tiếng nói chính trị. Cũng năm đó, chính Bộ Lao động Hoa Kỳ thừa nhận: “ Tiền kiếm được do phải làm việc trọn ngày, trọn tuần của phụ nữ chỉ bằng 80% nam giới. Số nạn nhân phụ nữ bị bạo hành trong gia đình cao gấp 5 lần nam giới”.
Nhà báo Mỹ hai lần nhận giải Putlitzer, Nicholas D. Kristoff, chuyên viên của tờ New Yok Times đã viết: “Sự phân biệt chống phụ nữ vốn đã là một căn bệnh cố hữu, toàn cầu. Điều này được thấy rõ ở hiện tượng ‘thiếu gái’ ở châu Á là nơi khinh thường phụ nữ và con gái, khiến hơn 100 triệu bé gái bị thiếu hụt, kết quả của việc nạo tẩy bào thai gái, của việc chọn lọc giới tính nam và của việc không dành sự cung cấp về kinh tế, thực phẩm cho bé gái; từ đó phát sinh bạo lực đối với phụ nữ và các bé gái.” Nhà báo Jeffrey Gettleman, chuyên phụ trách các vấn đề về Đông Phi của báo New Yok Times viết: “Cưỡng hiếp và bạo lực đối với phụ nữ và các bé gái ở Cộng hòa Dân chủ Congo được sử dụng như một công cụ chiến tranh”. Trong một bài báo khác, ký giả Dexter Filins, chuyên viết về chiến tranh ở Iraq và Afghanistan kể rằng các bé gái ở Afghanistan đã bị ném acid vào mặt vì đã dám đi học. Thống kê của Women’s eNew ngày 29/9/2006 cho biết:
Ở Mỹ có hơn ba triệu bé gái bị tổn thương tinh thần; khắp nơi trên thế giới cứ ba phụ nữ thì có ít nhất một người từng bị xâm hại thân thể hay tình dục trong đời mình; năm 2001 có 85% nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ. Báo cáo về sự Phát triển Thế giới năm 2012 của World Bank nhận định rằng đời sống phụ nữ trên toàn cầu hết sức đã bi đát trong suốt 25 năm qua. Tỷ số bé gái và phụ nữ phải chết nhiều hơn nam giới là 3,9 triệu mỗi năm ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Khoảng 2/3 bé gái không được ra đời vì người ta ưa chọn con trai, 1/6 bé gái phải chết sớm và hơn 1/3 bị chết trong thời kỳ sinh sản. Như vậy sự bất bình đẳng giới tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn gây khổ ải cho phái nữ.
Phật giáo với bình đẳng giới
Phật giáo với giáo lý Khổ, Không, Vô ngã được xem là một tôn giáo vô cùng đặc biệt so với các tôn giáo khác. Nhưng chính giáo lý này lại có thể giải thích, giải quyết các sự vật, hiện tượng. Vô ngã thì vô chấp và vô phân biệt, không chấp trước và không phân biệt có người có ta, của người của ta, tức là bình đẳng. Trong ý nghĩa rốt ráo, bình đẳng chính là nguyên lý “Tất cả là một, một là tất cả” (Kinh Hoa Nghiêm). Trong ý nghĩa xã hội, mọi người đều như nhau, đều đáng được tôn trọng, được yêu thương, bất kể bạn thù, sang hèn, giai cấp, nam nữ…
Khổ là thực trạng của cuộc đời. Đạo Phật là đạo giải thoát. Giải thoát là giải thoát cho mọi chúng sinh, không phân biệt chúng sinh nào, và dĩ nhiên, không phân biệt nam nữ. Trong kinh Phật tự thuyết, Udana 55, phẩm Trưởng lão Sona, Đức Phật dạy rằng các dòng sông có tên khác nhau, nơi xuất phát khác nhau, lớn nhỏ khác nhau, nhưng khi chảy ra biển thì được gọi là biển lớn. Những người đi theo Phật, tu tập giáo pháp của Ngài thì đều được gọi là Thích tử chứ không hề có sự phân biệt nào. Ngài dạy, “Nước biển chỉ có một vị mặn; cũng vậy, này các Tỳ-kheo, giáo pháp của Như Lai chỉ có một vị là vị giải thoát”(Kinh Phật tự thuyết, đã dẫn). Sự khác nhau duy nhất là do nghiệp mà mỗi người đã tạo ra trong quá khứ. Phật dạy, “Bần tiện không vì sanh. Phạm chí không vì sanh. Do nghiệp thành bần tiện. Do nghiệp thành Phạm chí” (Kinh Tập, Sutta Nipata, 142).
Vào thời Đức Phật, hai vấn đề xã hội nghiêm trọng nhất là sự phân biệt nam nữ và sự phân biệt giai cấp: Bà-la-môn, Sát-đế-lỵ, Phệ-xá, và Thủ-đà-la. Đức Phật đã phê bác những sự phân biệt này. Tuy vậy, có người vẫn thắc mắc về việc lúc đầu Đức Phật không đồng ý cho lập Ni đoàn, về việc chế Bát kỉnh pháp buộc chư Ni suốt đời phải kính trọng Tăng, về việc Ngài bảo nếu có Ni đoàn thì Chánh pháp bị mất đi 500 năm tồn tại… Ta cần nhớ rằng vào thời ấy, người phụ nữ bị khinh khi, không có giáo đoàn nào chấp nhận phụ nữ. Họ không được học hành, trình độ trí tuệ, văn hóa thấp kém do hàng ngàn năm phải sống như nô lệ. Những tuyên bố của Đức Phật chỉ có tính cách răn dạy và cần được hiểu theo nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ…
Bằng chứng là Ngài chấp nhận Ni đoàn, Ngài dạy dỗ chư Ni và rất nhiều vị Ni đạt thánh quả. Trong Trưởng lão Ni kệ, ta tìm thấy 73 trường hợp chứng đắc A-la- hán của chư Tỳ-kheo ni, và hiển nhiên còn rất nhiều vị Ni đắc A-la-hán chưa được kể hết. Đó là các nữ Tôn giả như Maha Pajapati Gotama (Kiều-đàm-di), Khema, Uppalavana, Kisagotami, Sona, Bhadda Kundalakesa, Patacara, Dhammadina, Sumana, Ubiri, Subba, Siha… Các nữ đệ tử chứng đắc của Đức Phật là những vị trí tuệ cao vời, có thần thông, đã là những nhà thuyết giảng tài ba. Hoàng hậu Malliaka (Mạt-lỵ) giảng cho vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) về ái, ái sinh khổ (Kinh Ái Sinh, Trung A-hàm; Kinh Piyajatika, Trung Bộ); nữ Tôn giả Khema giảng cho vua Pasenadi về ý nghĩa tuyệt đối, bất khả tư nghì, về Như Lai (Kinh Tương Ưng Bộ IV )…
Sự khác biệt nam nữ chỉ là giả tạo, chỉ lấy tướng trạng mà phân biệt. Trong kinh Duy-ma-cật, phẩm 7, ta thấy có kể chuyện một thiên nữ đệ tử của Phật có thần thông, có trí tuệ, đã đối đáp với Tôn giả Xá-lợi-phất về sự vô phân biệt trong Phật pháp, về giả tướng; và để giải đáp cho câu hỏi của Tôn giả Xá-lợi-phất vì sao chuyển sang thân nam giới, vị thiên nữ đã trả lời, “Mười hai năm nay con cố tìm tướng nữ thân mà không thấy thì chuyển thân là chuyển cái gì?”Kinh Pháp Hoa, phẩm Đề-bà-đạt-đa kể chuyện Long Nữ được Bồ-tát Văn-thù hóa đạo liền thành Phật ngay đó. Trong kinh Tương Ưng Bộ, phẩm Tăng trưởng, kinh Tăng trưởng Nữ nhân, Đức Phật đã ca ngợi, khích lệ các nữ đệ tử của Ngài như sau: “Tăng trưởng về lòng tin, tăng trưởng về giới hạnh, tăng trưởng về nghe nhiều, tăng trưởng về thí xả, tăng trưởng về trí tuệ; này các Tỳ-kheo, được tăng trưởng với năm sự tăng trưởng này, một nữ thánh đệ tử được tăng trưởng trong thánh tăng trưởng, nắm giữ được những lõi cây (căn bản, tinh vi), nắm giữ được những điểm tốt đẹp nhất về thân.”
Đức Phật còn xác nhận sự chứng đạt của nhiều Tỳ- kheo-ni hay nữ cư sĩ. Ví dụ, trong kinh Đại-bát Niết-bàn (Trường Bộ), Ngài dạy: “Này A-nan, Tỳ-kheo-ni Nan-đà đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, sanh thiên giới và từ đó nhập Niết-bàn, không trở lại đời này nữa”. Và: “Này A- nan, nữ cư sĩ Sujata diệt trừ ba kiết sử, chứng dự lưu, nhất định không còn đọa ác đạo, đạt đến chánh giác”. Ngay cả người phụ nữ mà những người được gọi là có đạo đức thời ấy thường tránh xa như kỹ nữ Ambapali, Đức Phật cũng thuận theo thỉnh cầu đến thọ trai và giảng Pháp tại nhà nàng, trong khi đó Ngài từ chối thỉnh cầu của đám thanh niên Licchavi quý phái. Về sau, nữ Tôn giả Ambapali tu theo Phật pháp và chứng quả A-la-hán. (xem kinh Đại-bát Niết-bàn vừa dẫn).
Dù trong thời Ngài, người phụ nữ qua nhiều ngàn năm bị đối xử bất công, trí tuệ chậm lụt, Đức Phật vẫn nhìn thấy khả năng tiến bộ trong tu tập mà phát huy Phật tánh vốn có trong mỗi chúng sanh, khả năng giải thoát, thành Phật của họ không thua kém gì nam giới nên đã chấp nhận phụ nữ vào Tăng đoàn. Khi vua Ba-tư-nặc (Pasenadi) tỏ vẻ buồn vì hoàng hậu Mạt-lỵ (Malika) vừa sinh con gái chứ không phải con trai như mong muốn, Đức Phật đã dạy: “Này Nhân chủ, ở đời có nhiều thiếu nữ có thể tốt hơn con trai; họ có trí tuệ, giới đức; họ khiến nhạc mẫu thán phục, họ sinh con trai là anh hùng, là quốc chủ” (Tương Ưng Bộ, Tương ưng Kosala, phẩm 1, Người con gái). Những trích dẫn trên từ kinh điển chứng tỏ Phật giáo là tôn giáo đầu tiên công nhận bình đẳng giới, bênh vực quyền lợi người phụ nữ. Lịch sử tu tập và hoằng hóa của các nữ đệ tử Phật đã chứng tỏ trí tuệ, đạo đức, khả năng tinh tấn, chứng đắc của phụ nữ không thua sút nam giới. Và dĩ nhiên vị trí, vai trò, chức năng xã hội của người phụ nữ cũng ngang hàng với nam giới.
Để thực sự có bình đẳng giới
Sau hơn một thế kỷ đấu tranh đòi bình đẳng giới, người phụ nữ đã được tôn trọng phần nào. Rất nhiều hội nghị, nghị quyết, văn bản pháp luật đã xác nhận quyền phụ nữ và nhiều nỗ lực để thực thi bình đẳng giới; tuy nhiên, kết quả cũng chỉ ở mức tương đối, thậm chí có thể còn mang tính hình thức. Tin tức hàng ngày có khi đăng tải vài trường hợp chồng bị vợ ăn hiếp, có khi còn bị đánh đập. Lý do có thể được nêu là do người chồng quá thương yêu vợ nên nhường nhịn, lâu ngày thành ra sợ vợ, bị vợ ức hiếp. Trường hợp này dĩ nhiên người vợ là không đúng nhưng người chồng cũng chỉ mang tâm thái của kẻ mạnh, người trên đối xử với kẻ yếu, người dưới, như những người anh lớn đối với hàng em nhỏ, chứ không phát xuất từ sự tôn trọng bình đẳng giới. Cả những thể hiện lịch sự đối với phụ nữ trong giao tiếp, nhất là đối với người phương Tây, cũng không tránh khỏi ý nghĩa đó.
Thực hiện bình đẳng giới đối với phụ nữ trong đời sống gia đình và xã hội đòi hỏi ý thức đúng đắn bằng trí tuệ, đạo đức và tình thương của cả hai giới nam và nữ. Ý thức này phải được phát xuất từ một cái tâm sáng suốt, chân thực. Cái tâm này, theo Phật giáo, phải được tu tập theo giáo lý của Đức Phật, qua thiền định, qua thực hành bốn tâm vô lượng, qua mười điều thiện, qua sáu (hay mười) ba-la-mật… Cái tinh thần, cái tâm chân thật, vô phân biệt là chính, chứ không phải các văn bản pháp lý vậy
Thích Giác Toàn
Phật giáo là một tôn giáo xuất hiện từ hơn 25 thế kỷ qua, hình thành và phát triển tại Ấn Độ cổ, khi tại đất nước này cũng như ở khắp nơi trên thế giới, người phụ nữ bị đối xử khắc nghiệt, gần như là những người nô lệ; nhân phẩm, mạng sống có khi là do xã hội, do những người nam định đoạt. Trong bối cảnh đó, Đức Phật, với giáo lý của Ngài, đã nêu vấn đề bình đẳng nam nữ, đã dành cho người phụ nữ vị trí xứng đáng, đã giáo dục các nữ đệ tử của Ngài và đưa họ chứng đắc Thánh quả.
Vấn đề không phải là trích dẫn kinh điển để bổ sung cho những văn kiện, báo cáo, các tham luận, nghị quyết có tính quốc tế về bình đẳng giới, về quyền phụ nữ… vốn đã rất chi tiết rõ ràng và đã được công nhận về mặt pháp lý. Quan trọng hơn là tinh thần bình đẳng giới của Phật giáo. Tinh thần này cần được thông hiểu, được tu tập, thực hành đối với tất cả những người Phật tử, từ đó, ảnh hưởng tốt đến nhân quần xã hội. Qua đó, một lần nữa, khẳng định tính chất bình đẳng, vô phân biệt, bất nhị của Phật giáo là chân lý có thể được áp dụng qua mọi thời đại, mọi vị thế địa lý.
Khái niệm về giới
Giới hay giới tính là từ Việt dịch của gender (tiếng Anh), gendre (tiếng Pháp) hay sex (tiếng Anh), sexe (tiếng Pháp), có gốc La-tinh là gener, genus, nghĩa là sự sinh ra, chủng tộc, giống loài, giống, đã được dùng từ thế kỷ 14 (theo Merriam Webster Online). Giới hay giới tính (gender, sex) thường nhằm để phân biệt nam và nữ qua chức năng sinh lý, qua vai trò và vị trí xã hội. Qua các văn mạch, việc sử dụng từ chỉ những đặc tính phân biệt nam nữ đã chuyển biến từ sex (tính), sang social role (vai trò xã hội), rồi trở thành gender (giới, giới tính). Từ gender rất thông dụng khi phân tích ngữ pháp, xác định một danh từ hay đại danh từ thuộc giống đực (masculine), giống cái (feminine), hay trung tính (neuter). Năm 1955, một nhà giới tính học người Mỹ đã phân biệt từ sex (tính) mang ý nghĩa sinh lý học và từ gender (giới) mang ý nghĩa là vai trò xã hội nhưng mãi đến năm 1970 người ta mới công nhận sự phân biệt này.
Thập niên 1980 đã chứng kiến một ít tiến bộ trong văn học khoa học khi từ giới (gender) được dùng thay cho tính (sex), chính thức là do Ban Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, năm 19932. Việc thay đổi cách dùng từ và phân biệt sex với gender là những nỗ lực bình đẳng hóa giới tính, bình đẳng nam nữ; hay nói khác đi, công nhận vai trò xã hội của phụ nữ. Trong ý nghĩa này, sự phân biệt nam nữ là phân biệt về sex, về sinh lý học chứ không có sự phân biệt nam nữ trên bình diện vai trò và các hoạt động xã hội. Như thế, việc tôn trọng vai trò như người phụ nữ trong xã hội là do trình độ văn minh văn hóa, đạo đức của nhiều người có tiến bộ, và nhất là cùng với thời đại mới, người phụ nữ ý thức được rằng từ hàng ngàn năm, thân phận người phụ nữ quá bi đát vì sự phân biệt nam nữ phi lý của nam giới.
Thân phận của người phụ nữ trong xã hội
Khi con người biết hợp quần, sống thành từng nhóm, từng bộ lạc và sinh sống bằng cách săn bắn, hái lượm, nam giới có sức mạnh về thể chất cho nên đảm nhận loại công việc này, nặng nhọc và có khi nguy hiểm. Người phụ nữ lo việc nhà, nuôi con… Quan niệm phân biệt vai trò vị trí hiển nhiên là có nhưng không rõ rệt. Một bên là nam giới lo sản xuất, tạo của cải vật chất, một bên là nữ giới, sinh con, nuôi con và lo việc nhà. Cái nguyên lý Mẹ đã thù thắng trong buổi đầu của xã hội loài người, hình thành chế độ mẫu hệ kéo dài cả ngàn năm. Vào lúc con người tìm ra kim loại, chế biến thành công cụ sản xuất và vũ khí, tiến hành chiến tranh qui mô, thì rõ ràng sức mạnh và sự cung cấp sản vật khiến vai trò kinh tế của nam giới nổi bật đã hạ thấp địa vị người phụ nữ. Sự bất bình đẳng giới xuất hiện từ đó, kéo dài nhiều ngàn năm sau kể từ khoảng 40 thế kỷ trước Tây lịch. Phụ nữ bị áp bức, bị coi thường, chịu bất công về mọi mặt, bị coi như những nô lệ; kể cả mạng sống cũng bị lệ thuộc chồng, có khi chồng chết thì phải chết theo chồng…
Quan niệm trọng nam khinh nữ đã tạo nên huyền thoại cho rằng Thượng đế sinh ra người nam đầu tiên, sau đó rút xương sườn của người này để tạo ra người nữ đầu tiên; và vì thế, người nữ phải phụ thuộc vào người nam, là sở hữu của người nam. Bộ luật Manu (Manusmrti) của Ấn Độ giáo thời cổ mà nay vẫn còn ảnh hưởng mạnh đến xã hội Ấn Độ, đã xem phụ nữ là phần của cải của chồng, phải phục vụ, tuân thủ sự sai bảo của chồng, chồng có thể đuổi đi; phụ nữ không được lui tới chỗ đông người, không được hành lễ, không được học kinh Veda. Nhiều nơi trên thế giới theo chế độ đa thê, cấm phụ nữ đi học, cấm bầu cử, xử người phụ nữ ngoại tình bằng cách ném đá cho chết, trong khi người chồng ngoại tình thì chẳng hề hấn gì, nhượng vợ, bán vợ, đuổi vợ… không phải là điều hiếm thấy.
Đấu tranh cho bình đẳng giới
Sự khắt khe của xã hội đối với thân phận người phụ nữ đã khiến nữ giới phải đòi quyền bình đẳng. Năm 1792, nhà văn nữ, nhà triết học người Anh Mary Wollstonecraft công bố tác phẩm A Vindication of Rights of Woman (Khẳng định quyền của phụ nữ) gây tiếng vang lớn về nữ quyền, phản đối tình trạng bất bình đẳng giới, cho rằng phụ nữ không hề kém nam giới, chỉ vì họ bị lấy mất cơ hội để học hành nên tỏ ra sút kém. Năm 1848, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Công ước Seneca Falls, trong đó có điều 19 chấp nhận quyền bầu cử của phụ nữ. Nhờ vậy, phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ ngày một lan rộng. Năm 1852, ba vị nữ lưu người Hoa Kỳ là Susan B. Anthony, Elizabeth Cady Stanton, và Amelia Bloomer sáng lập American Equal Rights Association (Hội Bình đẳng quyền Hoa Kỳ), rồi National Woman Suffage Association (Hiệp hội quốc gia về quyền bầu cử của phụ nữ) để tranh đấu cho nữ quyền. Ở Anh, năm 1867, triết gia, nhà kinh tế, chính trị John Stuart Mill yêu cầu Quốc hội Anh chấp nhận quyền bầu cử của phụ nữ.
Năm 1872, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua luật công bằng tiền lương giữa nam và nữ cùng làm một công việc. Mặc dù vậy, điều kiện thực tế của nữ giới vẫn chưa được cải thiện. Do đó, ngày 8-3-1899, nữ công nhân Hoa Kỳ ở New York nổi dậy chống nơi làm việc tồi tàn, chống làm việc 12g mỗi ngày; và sau đó ít ngày, công đoàn nữ công nhân được thành lập. Ngày 8-3-1910, hội nghị gồm 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 quốc gia đòi quyền bầu cử và chọn ngày 8-3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Vào năm 1912, tại cuộc biểu tình tại Lawrence, Massachusetts của 14.000 nữ công nhân các hãng dệt đã vang lên khẩu hiệu “chết đói vì đấu tranh hơn chết đói vì làm việc”(Better to starve fighting than starve working) và đưa ra quyết định đình công ba tháng, khiến nhà thơ người Mỹ James Oppenheim cảm xúc, làm bài thơ Bánh mì và Hoa hồng (Bread and Roses), ý nói phụ nữ cần được cung cấp vật chất và tình thương. Bài thơ được dịch ra nhiều thứ tiếng và được phổ nhạc, trở thành bài ca chính thức trong ngày Quốc tế Phụ nữ. Tuy vậy, mãi đến năm 1977 Liên Hiệp Quốc mới quyết định công nhận ngày 8-3 là ngày Quốc tế Phụ nữ.
Sau hơn một thế kỷ đấu tranh, quyền của phụ nữ đã được xã hội công nhận. Vai trò, vị trí, và hoạt động của phụ nữ đã được cải thiện nhiều so với mấy ngàn năm trước. Phụ nữ đã có mặt trong mọi hoạt động: chính trị, kinh tế, văn học, giáo dục, nghệ thuật, khoa học, v.v. Ở một số quốc gia, phụ nữ đã có thể chiếm được vị trí lãnh đạo số một. Liên Hiệp Quốc đã thành lập Ủy ban Hạn chế và Ngăn chặn bạo hành đối với phụ nữ. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua công ước về quyền chính trị của phụ nữ và công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ. Mới đây, ngày 7-10-2011, giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2011 đã được trao cho ba người phụ nữ, gồm hai người Liberia là nữ Tổng thống Ellen Johnson Sirleaf và nhà hoạt động hòa bình Leymah Glowee, người còn lại là nhà hoạt động vì phụ nữ người Yemen, bà Tawakkul Karman.
Ở Việt Nam, Luật Bình đẳng giới được thông qua ngày 29-11-2006. Với luật này, người phụ nữ Việt Nam đã được luật pháp bảo hộ: nam nữ bình đẳng về đời sống xã hội và gia đình; phụ nữ không bị phân biệt đối xử về vai trò và vị trí trong xã hội; xã hội cam kết bảo vệ,giúp đỡ người mẹ, bảo đảm thực thi bình đẳng giới; nữ giới được bình đẳng về chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, y tế. Trong báo cáo về khoảng cách giới tính toàn cầu năm 2007, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economics Forum) đã xếp Việt Nam ở thứ 42/128 quốc gia; ở châu Á, chỉ thua Philippines (hạng 6) và cao hơn tất cả các nước còn lại.
Tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự gia tăng sản xuất đòi hỏi một nguồn nhân lực to lớn, những chuyên gia, những người lao động giỏi; lực lượng lao động cần được bổ sung bằng phụ nữ. Từ đó, phụ nữ được đi học, đi làm, được đóng góp những thành quả cụ thể qua lao động của mình. Cũng từ đó, vị trí của người phụ nữ ngày càng được xã hội công nhận. Nhờ vậy, người phụ nữ ý thức được vai trò của mình và cuộc đấu tranh cho bình đẳng giới của phụ nữ càng quyết liệt hơn. Việc cải thiện vai trò, vị trí xã hội của phụ nữ ngày nay là do hoàn cảnh xã hội, do đấu tranh. Thành quả này cần được giữ gìn, được tăng trưởng. Quan niệm bình đẳng giới phải được đồng thuận của toàn thể xã hội, đồng thuận từ trong thâm tâm của mỗi người, nhất là các chính trị gia đang có quyền lực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc thực thi bình đẳng giới chưa thực sự khả quan.
Báo cáo về khoảng cách giới tính toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2009 cho thấy Hoa Kỳ, tuy là một quốc gia tiến bộ, chỉ được xếp vào hạng 19 trên thế giới. Ở Hoa Kỳ, phụ nữ nghèo hơn nam giới; cùng làm một công việc nhưng thu nhập kém hơn; là nạn nhân của bạo lực và cưỡng bức trong gia đình; và ít có được tiếng nói chính trị. Cũng năm đó, chính Bộ Lao động Hoa Kỳ thừa nhận: “ Tiền kiếm được do phải làm việc trọn ngày, trọn tuần của phụ nữ chỉ bằng 80% nam giới. Số nạn nhân phụ nữ bị bạo hành trong gia đình cao gấp 5 lần nam giới”.
Nhà báo Mỹ hai lần nhận giải Putlitzer, Nicholas D. Kristoff, chuyên viên của tờ New Yok Times đã viết: “Sự phân biệt chống phụ nữ vốn đã là một căn bệnh cố hữu, toàn cầu. Điều này được thấy rõ ở hiện tượng ‘thiếu gái’ ở châu Á là nơi khinh thường phụ nữ và con gái, khiến hơn 100 triệu bé gái bị thiếu hụt, kết quả của việc nạo tẩy bào thai gái, của việc chọn lọc giới tính nam và của việc không dành sự cung cấp về kinh tế, thực phẩm cho bé gái; từ đó phát sinh bạo lực đối với phụ nữ và các bé gái.” Nhà báo Jeffrey Gettleman, chuyên phụ trách các vấn đề về Đông Phi của báo New Yok Times viết: “Cưỡng hiếp và bạo lực đối với phụ nữ và các bé gái ở Cộng hòa Dân chủ Congo được sử dụng như một công cụ chiến tranh”. Trong một bài báo khác, ký giả Dexter Filins, chuyên viết về chiến tranh ở Iraq và Afghanistan kể rằng các bé gái ở Afghanistan đã bị ném acid vào mặt vì đã dám đi học. Thống kê của Women’s eNew ngày 29/9/2006 cho biết:
Ở Mỹ có hơn ba triệu bé gái bị tổn thương tinh thần; khắp nơi trên thế giới cứ ba phụ nữ thì có ít nhất một người từng bị xâm hại thân thể hay tình dục trong đời mình; năm 2001 có 85% nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ. Báo cáo về sự Phát triển Thế giới năm 2012 của World Bank nhận định rằng đời sống phụ nữ trên toàn cầu hết sức đã bi đát trong suốt 25 năm qua. Tỷ số bé gái và phụ nữ phải chết nhiều hơn nam giới là 3,9 triệu mỗi năm ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Khoảng 2/3 bé gái không được ra đời vì người ta ưa chọn con trai, 1/6 bé gái phải chết sớm và hơn 1/3 bị chết trong thời kỳ sinh sản. Như vậy sự bất bình đẳng giới tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn gây khổ ải cho phái nữ.
Phật giáo với bình đẳng giới
Phật giáo với giáo lý Khổ, Không, Vô ngã được xem là một tôn giáo vô cùng đặc biệt so với các tôn giáo khác. Nhưng chính giáo lý này lại có thể giải thích, giải quyết các sự vật, hiện tượng. Vô ngã thì vô chấp và vô phân biệt, không chấp trước và không phân biệt có người có ta, của người của ta, tức là bình đẳng. Trong ý nghĩa rốt ráo, bình đẳng chính là nguyên lý “Tất cả là một, một là tất cả” (Kinh Hoa Nghiêm). Trong ý nghĩa xã hội, mọi người đều như nhau, đều đáng được tôn trọng, được yêu thương, bất kể bạn thù, sang hèn, giai cấp, nam nữ…
Khổ là thực trạng của cuộc đời. Đạo Phật là đạo giải thoát. Giải thoát là giải thoát cho mọi chúng sinh, không phân biệt chúng sinh nào, và dĩ nhiên, không phân biệt nam nữ. Trong kinh Phật tự thuyết, Udana 55, phẩm Trưởng lão Sona, Đức Phật dạy rằng các dòng sông có tên khác nhau, nơi xuất phát khác nhau, lớn nhỏ khác nhau, nhưng khi chảy ra biển thì được gọi là biển lớn. Những người đi theo Phật, tu tập giáo pháp của Ngài thì đều được gọi là Thích tử chứ không hề có sự phân biệt nào. Ngài dạy, “Nước biển chỉ có một vị mặn; cũng vậy, này các Tỳ-kheo, giáo pháp của Như Lai chỉ có một vị là vị giải thoát”(Kinh Phật tự thuyết, đã dẫn). Sự khác nhau duy nhất là do nghiệp mà mỗi người đã tạo ra trong quá khứ. Phật dạy, “Bần tiện không vì sanh. Phạm chí không vì sanh. Do nghiệp thành bần tiện. Do nghiệp thành Phạm chí” (Kinh Tập, Sutta Nipata, 142).
Vào thời Đức Phật, hai vấn đề xã hội nghiêm trọng nhất là sự phân biệt nam nữ và sự phân biệt giai cấp: Bà-la-môn, Sát-đế-lỵ, Phệ-xá, và Thủ-đà-la. Đức Phật đã phê bác những sự phân biệt này. Tuy vậy, có người vẫn thắc mắc về việc lúc đầu Đức Phật không đồng ý cho lập Ni đoàn, về việc chế Bát kỉnh pháp buộc chư Ni suốt đời phải kính trọng Tăng, về việc Ngài bảo nếu có Ni đoàn thì Chánh pháp bị mất đi 500 năm tồn tại… Ta cần nhớ rằng vào thời ấy, người phụ nữ bị khinh khi, không có giáo đoàn nào chấp nhận phụ nữ. Họ không được học hành, trình độ trí tuệ, văn hóa thấp kém do hàng ngàn năm phải sống như nô lệ. Những tuyên bố của Đức Phật chỉ có tính cách răn dạy và cần được hiểu theo nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ…
Bằng chứng là Ngài chấp nhận Ni đoàn, Ngài dạy dỗ chư Ni và rất nhiều vị Ni đạt thánh quả. Trong Trưởng lão Ni kệ, ta tìm thấy 73 trường hợp chứng đắc A-la- hán của chư Tỳ-kheo ni, và hiển nhiên còn rất nhiều vị Ni đắc A-la-hán chưa được kể hết. Đó là các nữ Tôn giả như Maha Pajapati Gotama (Kiều-đàm-di), Khema, Uppalavana, Kisagotami, Sona, Bhadda Kundalakesa, Patacara, Dhammadina, Sumana, Ubiri, Subba, Siha… Các nữ đệ tử chứng đắc của Đức Phật là những vị trí tuệ cao vời, có thần thông, đã là những nhà thuyết giảng tài ba. Hoàng hậu Malliaka (Mạt-lỵ) giảng cho vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) về ái, ái sinh khổ (Kinh Ái Sinh, Trung A-hàm; Kinh Piyajatika, Trung Bộ); nữ Tôn giả Khema giảng cho vua Pasenadi về ý nghĩa tuyệt đối, bất khả tư nghì, về Như Lai (Kinh Tương Ưng Bộ IV )…
Sự khác biệt nam nữ chỉ là giả tạo, chỉ lấy tướng trạng mà phân biệt. Trong kinh Duy-ma-cật, phẩm 7, ta thấy có kể chuyện một thiên nữ đệ tử của Phật có thần thông, có trí tuệ, đã đối đáp với Tôn giả Xá-lợi-phất về sự vô phân biệt trong Phật pháp, về giả tướng; và để giải đáp cho câu hỏi của Tôn giả Xá-lợi-phất vì sao chuyển sang thân nam giới, vị thiên nữ đã trả lời, “Mười hai năm nay con cố tìm tướng nữ thân mà không thấy thì chuyển thân là chuyển cái gì?”Kinh Pháp Hoa, phẩm Đề-bà-đạt-đa kể chuyện Long Nữ được Bồ-tát Văn-thù hóa đạo liền thành Phật ngay đó. Trong kinh Tương Ưng Bộ, phẩm Tăng trưởng, kinh Tăng trưởng Nữ nhân, Đức Phật đã ca ngợi, khích lệ các nữ đệ tử của Ngài như sau: “Tăng trưởng về lòng tin, tăng trưởng về giới hạnh, tăng trưởng về nghe nhiều, tăng trưởng về thí xả, tăng trưởng về trí tuệ; này các Tỳ-kheo, được tăng trưởng với năm sự tăng trưởng này, một nữ thánh đệ tử được tăng trưởng trong thánh tăng trưởng, nắm giữ được những lõi cây (căn bản, tinh vi), nắm giữ được những điểm tốt đẹp nhất về thân.”
Đức Phật còn xác nhận sự chứng đạt của nhiều Tỳ- kheo-ni hay nữ cư sĩ. Ví dụ, trong kinh Đại-bát Niết-bàn (Trường Bộ), Ngài dạy: “Này A-nan, Tỳ-kheo-ni Nan-đà đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, sanh thiên giới và từ đó nhập Niết-bàn, không trở lại đời này nữa”. Và: “Này A- nan, nữ cư sĩ Sujata diệt trừ ba kiết sử, chứng dự lưu, nhất định không còn đọa ác đạo, đạt đến chánh giác”. Ngay cả người phụ nữ mà những người được gọi là có đạo đức thời ấy thường tránh xa như kỹ nữ Ambapali, Đức Phật cũng thuận theo thỉnh cầu đến thọ trai và giảng Pháp tại nhà nàng, trong khi đó Ngài từ chối thỉnh cầu của đám thanh niên Licchavi quý phái. Về sau, nữ Tôn giả Ambapali tu theo Phật pháp và chứng quả A-la-hán. (xem kinh Đại-bát Niết-bàn vừa dẫn).
Dù trong thời Ngài, người phụ nữ qua nhiều ngàn năm bị đối xử bất công, trí tuệ chậm lụt, Đức Phật vẫn nhìn thấy khả năng tiến bộ trong tu tập mà phát huy Phật tánh vốn có trong mỗi chúng sanh, khả năng giải thoát, thành Phật của họ không thua kém gì nam giới nên đã chấp nhận phụ nữ vào Tăng đoàn. Khi vua Ba-tư-nặc (Pasenadi) tỏ vẻ buồn vì hoàng hậu Mạt-lỵ (Malika) vừa sinh con gái chứ không phải con trai như mong muốn, Đức Phật đã dạy: “Này Nhân chủ, ở đời có nhiều thiếu nữ có thể tốt hơn con trai; họ có trí tuệ, giới đức; họ khiến nhạc mẫu thán phục, họ sinh con trai là anh hùng, là quốc chủ” (Tương Ưng Bộ, Tương ưng Kosala, phẩm 1, Người con gái). Những trích dẫn trên từ kinh điển chứng tỏ Phật giáo là tôn giáo đầu tiên công nhận bình đẳng giới, bênh vực quyền lợi người phụ nữ. Lịch sử tu tập và hoằng hóa của các nữ đệ tử Phật đã chứng tỏ trí tuệ, đạo đức, khả năng tinh tấn, chứng đắc của phụ nữ không thua sút nam giới. Và dĩ nhiên vị trí, vai trò, chức năng xã hội của người phụ nữ cũng ngang hàng với nam giới.
Để thực sự có bình đẳng giới
Sau hơn một thế kỷ đấu tranh đòi bình đẳng giới, người phụ nữ đã được tôn trọng phần nào. Rất nhiều hội nghị, nghị quyết, văn bản pháp luật đã xác nhận quyền phụ nữ và nhiều nỗ lực để thực thi bình đẳng giới; tuy nhiên, kết quả cũng chỉ ở mức tương đối, thậm chí có thể còn mang tính hình thức. Tin tức hàng ngày có khi đăng tải vài trường hợp chồng bị vợ ăn hiếp, có khi còn bị đánh đập. Lý do có thể được nêu là do người chồng quá thương yêu vợ nên nhường nhịn, lâu ngày thành ra sợ vợ, bị vợ ức hiếp. Trường hợp này dĩ nhiên người vợ là không đúng nhưng người chồng cũng chỉ mang tâm thái của kẻ mạnh, người trên đối xử với kẻ yếu, người dưới, như những người anh lớn đối với hàng em nhỏ, chứ không phát xuất từ sự tôn trọng bình đẳng giới. Cả những thể hiện lịch sự đối với phụ nữ trong giao tiếp, nhất là đối với người phương Tây, cũng không tránh khỏi ý nghĩa đó.
Thực hiện bình đẳng giới đối với phụ nữ trong đời sống gia đình và xã hội đòi hỏi ý thức đúng đắn bằng trí tuệ, đạo đức và tình thương của cả hai giới nam và nữ. Ý thức này phải được phát xuất từ một cái tâm sáng suốt, chân thực. Cái tâm này, theo Phật giáo, phải được tu tập theo giáo lý của Đức Phật, qua thiền định, qua thực hành bốn tâm vô lượng, qua mười điều thiện, qua sáu (hay mười) ba-la-mật… Cái tinh thần, cái tâm chân thật, vô phân biệt là chính, chứ không phải các văn bản pháp lý vậy
Thích Giác Toàn