Phương thuốc của lòng vị tha
Ngày đăng: 10:17:49 18-01-2015 . Xem: 1633
Ở Tây Tạng chúng tôi đồn rằng nhiều bệnh tật có thể được chữa khỏi bằng loại thuốc tình yêu và lòng từ bi. Những phẩm chất này là nguồn gốc đầu tiên của hạnh phúc con người, và cần thiết để những phẩm chất này nằm tại cốt lõi thực sự trong con người chúng ta.
Thật không may, tình yêu và lòng từ bi đã bị bỏ qua trong quá nhiều phạm vi tương tác xã hội trong quá lâu. Thường bị hạn chế trong gia đình và trong nhà, sự thực hành tình yêu và lòng từ bi trong đời sống công cộng được coi là không thực tế, thậm chí là ngây thơ. Đây là một bi kịch.
Trong quan điểm của tôi, thực hành lòng từ bi không phải chỉ là một dấu hiệu của chủ nghĩa lý tưởng không thực tế, mà là cách hiệu quả nhất để xây đắp phúc lợi của người khác cũng như của chính chúng ta. Chúng ta – như là một quốc gia, một nhóm, hoặc là cá nhân, càng phụ thuộc vào người khác, thì phúc lợi của chúng ta càng lệ thuộc vào việc đảm bảo đời sống hạnh phúc của họ.
Thực hành lòng vị tha là nguồn gốc thực sự của hoà giải và hợp tác; chỉ đơn thuần công nhận nhu cầu của chúng ta về sự hòa hợp là chưa đủ. Một tâm trí cam kết lòng từ bi cũng giống như một hồ nước chan chứa – một nguồn năng lượng, quyết tâm, và hoà dịu không ngừng.
Giống như hạt giống; khi gieo trồng, làm tăng nhiều phẩm chất tốt đẹp khác, như tha thứ, khoan dung, sức mạnh bên trong, và sự tự tin để vượt qua nỗi sợ hãi và bất an.
Tâm từ bi cũng giống như thuốc tiên, có khả năng chuyển đổi tình hình tồi tệ thành tình hình có lợi. Bởi vậy, chúng ta không nên giới hạn những biểu lộ tình yêu và lòng từ bi chỉ cho gia đình và bạn bè chúng ta. Cũng không hẳn lòng từ bi chỉ là trách nhiệm của hàng giáo sĩ, nhân viên xã hội và nhân viên y tế. Tâm từ bi là nhiệm vụ cần thiết của mỗi bộ phận trong xã hội loài người.
Dù cho cuộc xung đột nằm trong lĩnh vực chính trị, kinh doanh hay tôn giáo, một cách tiếp cận vị tha thường là biện pháp duy nhất giải quyết xung đột đó.
Thỉnh thoảng chính những khái niệm chúng ta sử dụng để giải quyết cuộc tranh chấp lại chính là nguyên nhân của vấn đề. Những lúc như vậy, khi một giải pháp có vẻ như không thể, cả hai bên nên nhớ lại bản chất cơ bản con người đã kết hợp con người lại với nhau. Việc nhớ lại này sẽ giúp phá vỡ bế tắc và, trong thời gian dài, giúp mọi người đạt được mục tiêu một cách dễ dàng hơn. Mặc dù chẳng bên nào thỏa mãn hoàn toàn, nhưng nếu cả hai nhượng bộ, ít nhất là nguy cơ xung đột gia tăng sẽ được ngăn chặn. Chúng ta tất cả đều biết hình thức thỏa hiệp này là cách hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề – vậy tại sao chúng ta không sử dụng hình thức này thường xuyên hơn?
Khi tôi xem xét việc thiếu hợp tác trong xã hội loài người, tôi chỉ có thể kết luận rằng điều đó bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về bản chất phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta.
Tôi thường cảm động với những loài côn trùng nhỏ, chẳng hạn như ong. Các quy luật tự nhiên bắt loài ong làm việc cùng nhau để tồn tại. Kết quả là, chúng sở hữu một trực giác về trách nhiệm xã hội. Chúng không có hiến pháp, pháp luật, cảnh sát, tôn giáo hoặc rèn luyện đạo đức, nhưng vì bản năng của chúng, chúng lao động trung thành với nhau. Thỉnh thoảng chúng có thể đánh nhau, nhưng nhìn chung cả đàn tồn tại trên cơ sở hợp tác.
Loài người, mặt khác, có hiến pháp, hệ thống pháp luật và lực lượng cảnh sát to lớn; chúng ta có tôn giáo, trí thông minh nổi bật cùng một trái tim có khả năng yêu thương vĩ đại. Nhưng bất chấp những phẩm chất đặc biệt của chúng ta, trong thực hành thực tế chúng ta tụt hậu so với những côn trùng nhỏ đó; trong một cách nào đó, tôi cảm thấy chúng ta tội nghiệp hơn những con ong.
Ví dụ, hàng triệu người sống chung với nhau tại các thành phố lớn trên khắp thế giới, nhưng dù ở gần nhau, nhiều người vẫn cô đơn. Một số người thậm chí không có đến một người để chia sẻ cảm xúc sâu kín nhất của họ, và sống trong trạng thái xung động vĩnh viễn. Điều này rất buồn.
Chúng ta không phải là động vật đơn độc chỉ kết hợp để giao phối. Nếu chúng ta như vậy, tại sao chúng ta xây dựng thành phố và thị trấn lớn? Nhưng mặc dù chúng ta là những động vật xã hội buộc phải sống chung với nhau, rất tiếc là chúng ta thiếu ý thức trách nhiệm đối với đồng loại. Có phải sai lầm nằm trong cấu trúc xã hội chúng ta – cấu trúc cơ bản của gia đình và của cộng đồng hỗ trợ xã hội chúng ta? Có phải sai lầm nằm trong các phương tiện bên ngoài chúng ta – máy móc, khoa học và công nghệ của chúng ta? Tôi không nghĩ vậy.
Tôi tin rằng dù có những tiến bộ nhanh chóng của nền văn minh trong thế kỷ này, nguyên nhân trực tiếp nhất của tình trạng khó khăn hiện tại của chúng ta là sự cường điệu quá mức của chúng ta vào sự phát triển vật chất. Chúng ta trở nên quá mải mê theo đuổi vật chất đến nỗi, vô tình chúng ta đã bỏ bê việc nuôi dưỡng nhu cầu con người cơ bản nhất về tình yêu, khoan dung, hợp tác, và sự quan tâm. Nếu chúng ta không biết một ai đó, hay chúng ta tìm một lý do khác để không cảm thấy được kết nối với một cá nhân hoặc một nhóm, chúng ta chỉ đơn giản là lờ họ. Nhưng sự phát triển của xã hội loài người dựa hoàn toàn vào mọi người giúp đỡ lẫn nhau. Một khi chúng ta đã mất tính người cơ bản là nền tảng của chúng ta, thì đeo đuổi duy nhất cho sự phát triển vật chất để làm gì?
Với tôi, rất rõ ràng: một cảm giác thật của trách nhiệm có thể có kết quả chỉ khi chúng ta phát triển lòng từ bi. Chỉ có cảm giác tự động cảm thông với người khác mới có thể thực sự thúc đẩy chúng ta hành động vì phúc lợi của họ
Thật không may, tình yêu và lòng từ bi đã bị bỏ qua trong quá nhiều phạm vi tương tác xã hội trong quá lâu. Thường bị hạn chế trong gia đình và trong nhà, sự thực hành tình yêu và lòng từ bi trong đời sống công cộng được coi là không thực tế, thậm chí là ngây thơ. Đây là một bi kịch.
Trong quan điểm của tôi, thực hành lòng từ bi không phải chỉ là một dấu hiệu của chủ nghĩa lý tưởng không thực tế, mà là cách hiệu quả nhất để xây đắp phúc lợi của người khác cũng như của chính chúng ta. Chúng ta – như là một quốc gia, một nhóm, hoặc là cá nhân, càng phụ thuộc vào người khác, thì phúc lợi của chúng ta càng lệ thuộc vào việc đảm bảo đời sống hạnh phúc của họ.
Thực hành lòng vị tha là nguồn gốc thực sự của hoà giải và hợp tác; chỉ đơn thuần công nhận nhu cầu của chúng ta về sự hòa hợp là chưa đủ. Một tâm trí cam kết lòng từ bi cũng giống như một hồ nước chan chứa – một nguồn năng lượng, quyết tâm, và hoà dịu không ngừng.
Giống như hạt giống; khi gieo trồng, làm tăng nhiều phẩm chất tốt đẹp khác, như tha thứ, khoan dung, sức mạnh bên trong, và sự tự tin để vượt qua nỗi sợ hãi và bất an.
Tâm từ bi cũng giống như thuốc tiên, có khả năng chuyển đổi tình hình tồi tệ thành tình hình có lợi. Bởi vậy, chúng ta không nên giới hạn những biểu lộ tình yêu và lòng từ bi chỉ cho gia đình và bạn bè chúng ta. Cũng không hẳn lòng từ bi chỉ là trách nhiệm của hàng giáo sĩ, nhân viên xã hội và nhân viên y tế. Tâm từ bi là nhiệm vụ cần thiết của mỗi bộ phận trong xã hội loài người.
Dù cho cuộc xung đột nằm trong lĩnh vực chính trị, kinh doanh hay tôn giáo, một cách tiếp cận vị tha thường là biện pháp duy nhất giải quyết xung đột đó.
Thỉnh thoảng chính những khái niệm chúng ta sử dụng để giải quyết cuộc tranh chấp lại chính là nguyên nhân của vấn đề. Những lúc như vậy, khi một giải pháp có vẻ như không thể, cả hai bên nên nhớ lại bản chất cơ bản con người đã kết hợp con người lại với nhau. Việc nhớ lại này sẽ giúp phá vỡ bế tắc và, trong thời gian dài, giúp mọi người đạt được mục tiêu một cách dễ dàng hơn. Mặc dù chẳng bên nào thỏa mãn hoàn toàn, nhưng nếu cả hai nhượng bộ, ít nhất là nguy cơ xung đột gia tăng sẽ được ngăn chặn. Chúng ta tất cả đều biết hình thức thỏa hiệp này là cách hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề – vậy tại sao chúng ta không sử dụng hình thức này thường xuyên hơn?
Khi tôi xem xét việc thiếu hợp tác trong xã hội loài người, tôi chỉ có thể kết luận rằng điều đó bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về bản chất phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta.
Tôi thường cảm động với những loài côn trùng nhỏ, chẳng hạn như ong. Các quy luật tự nhiên bắt loài ong làm việc cùng nhau để tồn tại. Kết quả là, chúng sở hữu một trực giác về trách nhiệm xã hội. Chúng không có hiến pháp, pháp luật, cảnh sát, tôn giáo hoặc rèn luyện đạo đức, nhưng vì bản năng của chúng, chúng lao động trung thành với nhau. Thỉnh thoảng chúng có thể đánh nhau, nhưng nhìn chung cả đàn tồn tại trên cơ sở hợp tác.
Loài người, mặt khác, có hiến pháp, hệ thống pháp luật và lực lượng cảnh sát to lớn; chúng ta có tôn giáo, trí thông minh nổi bật cùng một trái tim có khả năng yêu thương vĩ đại. Nhưng bất chấp những phẩm chất đặc biệt của chúng ta, trong thực hành thực tế chúng ta tụt hậu so với những côn trùng nhỏ đó; trong một cách nào đó, tôi cảm thấy chúng ta tội nghiệp hơn những con ong.
Ví dụ, hàng triệu người sống chung với nhau tại các thành phố lớn trên khắp thế giới, nhưng dù ở gần nhau, nhiều người vẫn cô đơn. Một số người thậm chí không có đến một người để chia sẻ cảm xúc sâu kín nhất của họ, và sống trong trạng thái xung động vĩnh viễn. Điều này rất buồn.
Chúng ta không phải là động vật đơn độc chỉ kết hợp để giao phối. Nếu chúng ta như vậy, tại sao chúng ta xây dựng thành phố và thị trấn lớn? Nhưng mặc dù chúng ta là những động vật xã hội buộc phải sống chung với nhau, rất tiếc là chúng ta thiếu ý thức trách nhiệm đối với đồng loại. Có phải sai lầm nằm trong cấu trúc xã hội chúng ta – cấu trúc cơ bản của gia đình và của cộng đồng hỗ trợ xã hội chúng ta? Có phải sai lầm nằm trong các phương tiện bên ngoài chúng ta – máy móc, khoa học và công nghệ của chúng ta? Tôi không nghĩ vậy.
Tôi tin rằng dù có những tiến bộ nhanh chóng của nền văn minh trong thế kỷ này, nguyên nhân trực tiếp nhất của tình trạng khó khăn hiện tại của chúng ta là sự cường điệu quá mức của chúng ta vào sự phát triển vật chất. Chúng ta trở nên quá mải mê theo đuổi vật chất đến nỗi, vô tình chúng ta đã bỏ bê việc nuôi dưỡng nhu cầu con người cơ bản nhất về tình yêu, khoan dung, hợp tác, và sự quan tâm. Nếu chúng ta không biết một ai đó, hay chúng ta tìm một lý do khác để không cảm thấy được kết nối với một cá nhân hoặc một nhóm, chúng ta chỉ đơn giản là lờ họ. Nhưng sự phát triển của xã hội loài người dựa hoàn toàn vào mọi người giúp đỡ lẫn nhau. Một khi chúng ta đã mất tính người cơ bản là nền tảng của chúng ta, thì đeo đuổi duy nhất cho sự phát triển vật chất để làm gì?
Với tôi, rất rõ ràng: một cảm giác thật của trách nhiệm có thể có kết quả chỉ khi chúng ta phát triển lòng từ bi. Chỉ có cảm giác tự động cảm thông với người khác mới có thể thực sự thúc đẩy chúng ta hành động vì phúc lợi của họ
Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma
Dịch giả: Phạm Thu Hương
Dịch giả: Phạm Thu Hương