Tu cái miệng - Tu hơn nửa đời người
Ngày đăng: 08:57:21 30-10-2014 . Xem: 2123
TTPGO - Cổ nhân có nói: “ Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất”
Nghĩa là: “Bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra”.
>> Của cải vật chất dưới góc nhìn của Phật giáo
>> Đạo đức trong nếp sống người Phật tử
Phật dạy trong mười (10) cái nghiệp của con người thì trong đó cái miệng đã chiếm hết bốn (4), gần một nửa:
1/ Chuyện không nói có, chuyện có nói không
2/ Nói lời hung ác
3/ Nói lưỡi đôi chiều
4/ Nói lời thêu dệt.
Nhưng trong cuộc sống hằng ngày ngoài bốn điều trên, cái miệng còn tạo thêm nhiều nghiệp nữa như:
5/ Ăn uống cầu kỳ
6/ Phê bình, khen chê
7/ Rêu rao lỗi của mọi người (Tứ chúng) .
Toàn là những điều tổn phước và tội lỗi, cũng như làm mích lòng, gây mâu thuẫn, hận thù giết hại lẫn nhau mà thôi.
Của cải dù to lớn như núi, nhưng cái miệng ăn lâu ngày cũng hết. Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời hung ác... thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan.
Cái miệng nầy rất tai hại, ăn uống thì cầu kỳ muốn nuốt vào những món ngon vật lạ cho khoái khẩu, vừa hao tốn tiền của, vừa đem bệnh vào thân, vì động thực vật bây giờ sản xuất chạy theo lợi nhuận nên sử dụng hóa chất rất nhiều trong chăn nuôi, nếu không biết kiêng cữ thì bệnh nan y mang vào thân, để tự làm khổ mình và làm khổ bao người, phải lo chạy chữa, là chuyện đương nhiên.
Cái miệng cũng có nhiều cái lợi: dùng để ăn uống tốt, nuôi dưỡng cơ thể, dùng để nói năng giao tiếp trong hằng ngày, tạo mối thâm tình, giao hảo hài hòa, thông hiểu lẫn nhau, dùng để thuyết giảng, dạy học, truyền kiến thức và những điều lợi ích đến được nhiều người.
Lược sơ qua những điều Lợi và Hại, thì chúng ta đã thầy cái miệng, lưỡi của người thế gian điều hại thường nhiều hơn điều lợi. Vì thế tu cái miệng là điều cần thiết nhất và xem như tu hơn nửa đời người rồi.
Thơ về NGHIỆP KHẨU
“Kinh dạy cái miệng tội lỗi vô cùng
Nghiệp khẩu có bốn, nói chung rất nhiều
Lời hung ác, lưỡi đôi chiều
Chuyện không nói có, có thời nói không
Nhiều lời thêu dệt, lắm chuyện viễn vông
Đâm bì thóc nọ, thọc bì gạo kia
Khiến cho bao kẻ chia lìa
Nát tan nhà cửa gia đình thảm thương
Lại thêm rao lỗi tứ chúng bốn phương
Trước mặt khen nịnh, sau lưng chê cười
Thương thay người biến đười ươi
Để cho đánh mất tình người trong ta.
Cái miệng ăn uống rất đổi xa hoa
Giết bao loài vật để mà nuôi thân
Nhậu nhẹt say khướt ngu đần
Thân mình phá hoại bệnh tình phải mang.
Ung thư đột quỵ bệnh gút rõ ràng
Nhà hàng ăn uống, cầu kỳ nhẫn tâm
Quan điểm hưởng thụ lỗi lầm
Cũng từ cái miệng ăn càng nói xiên.
Họa tai lại đến lắm chuyện não phiền
Lỡ lời một tiếng hận thù ngàn năm
Lòng ta trong sáng trăng rằm
Chiếu soi nhân thế tỏ đường quy-y.
Khiêm cung đối đãi tôn trọng lễ nghi
Nhạy lời xin lỗi trọng lời cảm ơn
Nhân văn đẹp tuyệt nào hơn
Tán dương ca tụng trọng người hơn ta.
Miệng cười tươi đẹp thanh thoát như hoa
Thành người cao quý trên đời tôn vinh
Khẩu nghiệp nay biến thành xinh
Ăn sạch nói đẹp thanh bình hoan ca”.
Nghĩa là: “Bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra”.
>> Của cải vật chất dưới góc nhìn của Phật giáo
>> Đạo đức trong nếp sống người Phật tử
Phật dạy trong mười (10) cái nghiệp của con người thì trong đó cái miệng đã chiếm hết bốn (4), gần một nửa:
1/ Chuyện không nói có, chuyện có nói không
2/ Nói lời hung ác
3/ Nói lưỡi đôi chiều
4/ Nói lời thêu dệt.
Nhưng trong cuộc sống hằng ngày ngoài bốn điều trên, cái miệng còn tạo thêm nhiều nghiệp nữa như:
5/ Ăn uống cầu kỳ
6/ Phê bình, khen chê
7/ Rêu rao lỗi của mọi người (Tứ chúng) .
Toàn là những điều tổn phước và tội lỗi, cũng như làm mích lòng, gây mâu thuẫn, hận thù giết hại lẫn nhau mà thôi.
Của cải dù to lớn như núi, nhưng cái miệng ăn lâu ngày cũng hết. Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời hung ác... thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan.
Cái miệng nầy rất tai hại, ăn uống thì cầu kỳ muốn nuốt vào những món ngon vật lạ cho khoái khẩu, vừa hao tốn tiền của, vừa đem bệnh vào thân, vì động thực vật bây giờ sản xuất chạy theo lợi nhuận nên sử dụng hóa chất rất nhiều trong chăn nuôi, nếu không biết kiêng cữ thì bệnh nan y mang vào thân, để tự làm khổ mình và làm khổ bao người, phải lo chạy chữa, là chuyện đương nhiên.
Cái miệng cũng có nhiều cái lợi: dùng để ăn uống tốt, nuôi dưỡng cơ thể, dùng để nói năng giao tiếp trong hằng ngày, tạo mối thâm tình, giao hảo hài hòa, thông hiểu lẫn nhau, dùng để thuyết giảng, dạy học, truyền kiến thức và những điều lợi ích đến được nhiều người.
Lược sơ qua những điều Lợi và Hại, thì chúng ta đã thầy cái miệng, lưỡi của người thế gian điều hại thường nhiều hơn điều lợi. Vì thế tu cái miệng là điều cần thiết nhất và xem như tu hơn nửa đời người rồi.
Thơ về NGHIỆP KHẨU
“Kinh dạy cái miệng tội lỗi vô cùng
Nghiệp khẩu có bốn, nói chung rất nhiều
Lời hung ác, lưỡi đôi chiều
Chuyện không nói có, có thời nói không
Nhiều lời thêu dệt, lắm chuyện viễn vông
Đâm bì thóc nọ, thọc bì gạo kia
Khiến cho bao kẻ chia lìa
Nát tan nhà cửa gia đình thảm thương
Lại thêm rao lỗi tứ chúng bốn phương
Trước mặt khen nịnh, sau lưng chê cười
Thương thay người biến đười ươi
Để cho đánh mất tình người trong ta.
Cái miệng ăn uống rất đổi xa hoa
Giết bao loài vật để mà nuôi thân
Nhậu nhẹt say khướt ngu đần
Thân mình phá hoại bệnh tình phải mang.
Ung thư đột quỵ bệnh gút rõ ràng
Nhà hàng ăn uống, cầu kỳ nhẫn tâm
Quan điểm hưởng thụ lỗi lầm
Cũng từ cái miệng ăn càng nói xiên.
Họa tai lại đến lắm chuyện não phiền
Lỡ lời một tiếng hận thù ngàn năm
Lòng ta trong sáng trăng rằm
Chiếu soi nhân thế tỏ đường quy-y.
Khiêm cung đối đãi tôn trọng lễ nghi
Nhạy lời xin lỗi trọng lời cảm ơn
Nhân văn đẹp tuyệt nào hơn
Tán dương ca tụng trọng người hơn ta.
Miệng cười tươi đẹp thanh thoát như hoa
Thành người cao quý trên đời tôn vinh
Khẩu nghiệp nay biến thành xinh
Ăn sạch nói đẹp thanh bình hoan ca”.
Sưu tầm