Ba thân của đức Phật
Ngày đăng: 08:44:36 18-04-2015 . Xem: 3899
Đức Thế Tôn thấy chư Bồ-tát ba lần thỉnh cầu, liền nói với chư vị rằng: “Tất cả các vị hãy chăm chú nghe về năng lực thần thông bí mật vi diệu của Như Lai.”
Từ “bí mật” không có nghĩa là cái gì đó được giấu kín mà là cái gì sâu xa đến nỗi khó thăm dò. Năng lực vô biên của thực thể Như Lai, là thứ khiến mọi sự sống, ảnh hưởng đến tất cả các chúng sanh. Không có cái gì có thể hoàn toàn ngăn ngại được ảnh hưởng của năng lực này. Cái năng lực ảnh hưởng rộng rãi đến mọi sự này là cái gọi là năng lực thần thông của đức Như Lai. “Bí mật” là nhằm trỏ thực thể của đức Như Lai, và “năng lực thần thông” nghĩa là hành tác từ bi của đức Như Lai.
Ở đây, đức Như Lai được chia làm hai phần: thực thể của Ngài và hành tác của Ngài. Không có cái gì được thành tựu thỏa đáng nếu cả hai thứ năng lực bổn nguyên và sự thể hiện đều không viên mãn. Nhiều người thích phô bày sự “thể hiện” của mình, tức là, cách thức hành tác của họ. Nhiều công ty, hội đoàn cũng khuyến khích các thành viên của mình theo như thế. Tuy nhiên, lối phô trương về sự thể hiện như thế không bao giờ mang kết quả giá trị theo ý nghĩa thực sự vì “hành tác” của họ không phát xuất từ những khả năng thực sự của họ mà từ những hoạt động “hư ngụy”, hời hợt của họ. Do đó, chẳng bao lâu các hoạt động của họ sẽ cạn kiệt đi như một cái giếng cạn bị khô. Đồng thời, dù cho năng lực nguyên gốc của người ta có mạnh mẽ thế nào đi nữa, nó cũng sẽ không tạo ra kết quả nào nếu không có sự thể hiện theo sau nó. Một lượng nước ngầm vô cùng lớn cũng vô dụng trong đời sống hằng ngày của ta nếu nó không phun ra thành suối hoặc nếu ta không bơm nó ra khỏi lòng đất.
Thực thể của đức Như Lai, tức cái năng lực của Ngài khiến cho mọi sự được sống, là vô lượng và hành tác của đức Như Lai, tức sự thể hiện của năng lực của Ngài, có sự tự do trọn vẹn. Rõ ràng rằng sự cứu độ của đức Như Lai là tuyệt đối trọn vẹn và không hư dối. Ở đây, “Như Lai” (Nyorai, Tathagata) không trỏ đức Phật lịch sử mà trỏ đức Phật Bổn nguyên Vĩnh hằng (Bổn Phật). Như (nyo) nghĩa là chân như (shinnyo, tathatà), tức là chân lý tuyệt đối, cái tướng chân thật của các sự vật, cái thực tại. Tuy nhiên, bằng năng lực tư duy của mình, một người bình thường không thể hiểu được chân như thực sự là gì. Giảng cho người ấy rằng chân như khiến cho mọi người sống thì không tạo được một ấn tượng mạnh mẽ mà chỉ có vẻ bao la trừu tượng.
Tuy nhiên, chân lý có thể mang bất cứ hình tướng nào vì nó là điều độc nhất thực sự hiện hữu trên đời này. Ta có thể tưởng tượng chân như theo hình tướng nào khi ta nghĩ đến nó bằng cái tâm người của ta ? Ta không thể không tưởng tượng đến một người có năng lực tuyệt đối. Khi ta nghĩ rằng một người như thế đã hiện hữu trong thế giới này vào mọi lúc, từ quá khứ vô cùng đến tương lai vô cùng và rằng người ấy khiến cho tất cả chúng ta sống thì ta cảm nhận được một cách cụ thể cái tâm nồng hậu, từ bi của đức Phật. Ta không thể biết chân như mang hình tướng nào ngoài hình tướng con người khi xuất hiện, nhưng đối với ta, nó thể hiện một năng lực cứu độ thực sự khi nó xuất hiện trong hình tướng con người.
Chân như cần phải mang hình tướng người khi nó xuất hiện trong cõi người. Sự nhân cách hóa chân như như thế được gọi là Như Lai (Nyorai, Tathàgata), vị đến từ chân như (shinnyo, tathàta). Đây là lý do tại sao một trong những danh hiệu của đức Phật là “Như Lai”. Thực thể của đức Phật là chân như (tathàta), và khi chúng ta xem chân như là sự nhân cách hóa của vị đã thể chứng chân như thì chúng ta nhìn thấy hình ảnh sinh động của đức Phật như là một thực thể của lòng từ bi của Ngài, là thứ khiến cho chúng ta sống và dẫn chúng ta vào nẻo chân chánh.
Từ xưa, đức Phật đã được xem là có ba thân (trayah kàyàh, sanjin): Pháp thân (Dharmakaya, hosshin), Báo thân (Sambhogakàya, hòjin) và Ứng thân (Nirmànakàya, Òjin).
Đức Phật như là chính chân như thì được gọi là Pháp thân, tức thực thể của đức Phật. Khi thực thể của Ngài xuất hiện trong một hình tướng có thể nhận biết được, thì đây là Báo thân của Ngài. “Báo thân” (cái thân báo đáp) nghĩa là một đức Phật đã có được trí tuệ viên mãn báo đáp về những tu tập của Ngài suốt một thời gian lâu dài. Đức Phật xuất hiện như là một con người trên thế gian này nhằm để giáo hóa và dẫn dắt mọi chúng sanh được gọi là Ứng thân. Đức Phật trong thân thể này tự hiển lộ nhằm cứu độ hết thảy chúng sanh. Đức Phật Thích-ca-mâu-ni, vị giảng Pháp cho chúng Bồ-tát là Ứng thân. Như Lai mà đức Thích-ca nêu xưng là trỏ cho Pháp thân của Ngài và Báo thân của Ngài là biểu thị cho Pháp thân ấy.
Thế rồi đức Thế Tôn giảng như sau: “Khắp các cõi trời, người và a-tu-la đều cho rằng: "Nay đức Phật Thích-ca-mâu-ni đã từ bỏ cung điện của đẳng cấp Thích-ca mà đến ngồi ở đạo tràng, không xa thành Già-da (Yayà), và đã đạt Toàn Giác." Nhưng này các Thiện nam tử, từ khi Ta thực sự thành Phật đến nay đã trải qua vô lượng vô biên trăm ngàn vạn ức na-do-tha kiếp.”
Ở đây, cuối cùng thực thể của đức Phật được tỏ lộ. Một người bình thường tin vào sự hiện hữu của những gì mà mắt mình có thể nhìn thấy được.
Trước mắt người ấy, người ấy xem đức Phật Thích-ca là đức Phật và nương tựa vào Ngài trong tâm Ngài và giáo pháp của Ngài. Tuy vậy, người ấy vẫn sai lầm khi nghĩ như thế, vì đức Phật là sự hiện hữu vô thỉ vô chung như đã được tuyên bố rõ ràng ở đây.
Đức Phật không chỉ nói với các đệ tử Ngài và những người khác mà còn nói với chư Thiên và các phi nhân như A-tu-la. Sở dĩ như thế là vì ngay cả chư Thiên cũng chưa thể đạt Niết-bàn thực sự mà vẫn ở trong một cảnh giới hỷ lạc tạm thời và một cảnh giới an tịnh nhất thời. Do đó, họ phải nghe giáo lý của đức Phật để nhằm đạt được sự cứu độ thực sự. Ngay cả người xấu ác nhất cũng có thể chắc chắn được cứu độ nếu người ấy chỉ cần có cơ may học giáo lý của đức Phật. Các phi nhân cũng được như thế dưới cái nhìn của đức Phật.
Một ý nghĩa sâu xa là đức Phật gồm chung cả chư Thiên và hàng A-tu-la trong thông điệp của Ngài. “Đạo tràng” không nhằm trỏ một kiến trúc đặc biệt để tu tập. Đức Phật ngồi dưới cây Bồ-đề trong rừng và nhập định. Biểu từ này nhằm trỏ nơi mà đức Phật đã ngồi lúc Ngài đạt Vô thượng Chánh giác. Khắp nơi đều có những chỗ thiêng liêng để học và tu Đạo. Mọi chỗ, bao gồm nhà cửa, văn phòng, tàu xe, sân chơi đều trở thành những chỗ thiêng liêng để đạt tuệ tùy theo thái độ tâm thức của người ta ở đấy. Điều ấy không có nghĩa là chúng ta không nên có những chỗ tu tập riêng để cầu Đạo.
Chúng ta cần có một môi trường thích hợp cho việc tu tập để giúp chúng ta thực hành. Ngay cả đức Phật Thích-ca đầu tiên cũng ngồi trong một khu rừng yên tĩnh mà nhập định. Nói một cách khác, Ngài chọn một môi trường thích hợp làm nơi tu tập để chứng ngộ. Tâm ta có thể bị xao lãng trong môi trường hàng ngày. Vì thế, ta cần có càng nhiều cơ hội càng tốt để viếng thăm một nơi tu tập đặc biêt, nơi mà những người có cùng niềm tin tập hợp lại để nhằm thanh tịnh tâm mình. Một khi ta tích tập công hạnh dần dần thì ta có thể đạt được một trạng thái tâm thức cho phép chúng ta hiểu rằng môi trường hàng ngày cũng đồng nhất với nơi thiêng liêng để học và tu Đạo (Đạo trường).
Đức Phật Thích-ca bảo rằng vô lượng thời gian đã trôi qua kể từ khi Ngài thực sự thành Phật. Để giúp người ta hiểu cái khoảng thời gian lâu dài như thế, Ngài dạy: “Ví như có năm trăm ngàn vạn ức na-do-tha a-tăng-kỳ tam thiên đại thiên thế giới; một người nào đó xay nghiền chúng ra thành các hạt bụi nhỏ (vi trần, nguyên tử) và đi về phía Đông qua năm trăm ngàn vạn ức na-do-tha a-tăng-kỳ quốc độ, rồi thả xuống một hạt bụi trong số ấy; rồi người ấy cứ như thế mà đi về phía Tây cho đến khi người ấy thả xuống hết tất cả các hạt bụi kia - Các ông nghĩ thế nào, này các thiện nam tử, có thể tưởng tượng và tính được tất cả các thế giới kia để biết được con số của chúng không ?”
Tam thiên đại thiên thế giới nêu trên đây gồm cả thế giới mà ta đang sống đây. Năm trăm ngàn vạn ức na-do-tha a-tăng-kỳ quốc độ trỏ cho vô số các vì sao trong vũ trụ. Một người xay nghiền tam thiên đại thiên thế giới thành các hạt bụi và thả xuống một hạt bụi mỗi khi người ấy đi về phía Đông, qua năm trăm ngàn vạn ức na-do-tha a-tăng-kỳ vì sao. Theo cách như thế, người ấy đi về phía Tây cho đến khi thả hết các hạt bụi ấy. Na-do-tha (nayuta) là một đơn vị số học của Ấn Độ thường được coi như tương đương với một trăm a-do-tha. Một a-do-tha (ayuta) là một trăm ức và một ức (koti) là một con số về thiên văn thường được hiểu theo nhiều cách, mười triệu, một trăm triệu, v.v... A-tăng-kỳ (asamkhyeya) nghĩa là vô lượng, vô số, vô kể. Chúng ta không thể tưởng tượng năm trăm ngàn vạn ức na-do-tha a-tăng-kỳ.
Bồ-tát Di-lặc và các vị khác đều bạch đức Phật: “Bạch Thế Tôn ! Những thế giới kia là vô lượng, vô biên, vượt ngoài sự hiểu biết và ngoài tầm suy nghĩ. Tất cả các Thanh văn, Duyên giác có trí vô lậu cũng không thể tưởng tượng và biết được các giới hạn của những con số ấy. Và chúng con đây dù đang ở cấp độ bất thối (bất thối chuyển địa - avairartika), những vấn đề này cũng vượt ngoài sự hiểu biết của chúng con. Bạch đức Thế Tôn ! Tất cả những thế giới như thế này đều vô lượng, vô biên”. Trừ đức Phật, sự hiện hữu vô lượng, vô biên thế giới như thế thì hoàn toàn vượt ngoài sự hiểu biết của mọi người. Chúng ta biết được điều này qua biểu từ “Tất cả những thế giới như thế này đều vô lượng, vô biên.”
Thanh văn là người nghe giáo lý của đức Phật mà đạt ngộ, trong khi Duyên giác là vị đạt giải thoát cho riêng mình. Tuy nhiên, dù cho những ai đã đạt được trạng thái tâm thức của hai thừa này cũng đều sống trong thế giới hữu hạn này. Họ thỏa mãn với sự thanh tịnh và giải thoát cá nhân khỏi ảo tưởng. Hễ chừng nào họ còn trong cảnh giới tâm thức bị giới hạn như thế thì vẫn còn có sự giới hạn về trí tuệ của họ. Do đó mà Bồ-tát Di-lặc bảo “Tất cả các Thanh văn, Duyên giác có trí vô lậu cũng không thể tưởng tượng và biết được các giới hạn của những con số ấy.”
Bồ-tát là vị có cái tâm đạt đến cấp độ cao hơn cấp độ của Thanh văn hay Duyên giác, và là vị cầu tìm giác ngộ với lòng mong được cứu độ hết thảy mọi người. Loại người này có lòng quảng đại, có cảm nghĩ sâu xa và đạt đến cấp độ Bất thối. Theo ý nghĩa về sự tu tập của Phật giáo, Bất thối nghĩa là không bị thụt lùi khỏi cái cấp độ mà mình đã chứng đạt. Biểu từ “đang ở cấp độ Bất thối” nghĩa là đã đạt được một trạng thái tâm thức mà người ta sẽ không bao giờ còn bị thụt lùi khỏi trạng thái tâm thức ấy và không bị điều gì làm dao động trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhưng một người dù đã đạt được trạng thái tâm thức như thế, vẫn còn tiến hành tu tập để giác ngộ. Người ấy vẫn chưa thoát khỏi cái “ngã”. Ở chỗ nào đó trong tâm người ấy vẫn còn cái ý niệm vị kỷ rằng người ấy có thể cứu độ người khác và làm cho xã hội tốt đẹp. Nếu người ấy vẫn ở trong tình trạng này thì người ấy không thể đạt được cấp độ tâm thức của sự giải thoát viên mãn. Tâm người ấy có thể đạt đến một giới hạn. Chính Bồ-tát Di-lặc đã xác nhận điều này.
Tuy nhiên, đức Phật thì hoàn toàn vô ngã. Khi một người đạt được trạng thái tâm thức như đức Phật thì người ấy thực sự thoát khỏi cái ý niệm về “ngã” vì người ấy hiểu rằng mọi sự trong vũ trụ đều đồng nhất với người ấy. Đạt được trạng thái tâm thức này, người ấy cảm thấy rằng mọi sự trong vũ trụ hiện hữu trong tâm mình, và người ấy nhận thức mọi sự một cách rõ ràng. Chúng ta không thể đạt được trạng thái tâm thức như thế trong toàn bộ cuộc đời này hay thậm chí cả đời sau của chúng ta. Nhưng chúng ta càng thường gỡ bỏ cái “ngã” hay “cái tôi” khỏi tâm mình và mong ước của chúng ta muốn làm lợi lạc cho người khác và cho xã hội càng mạnh hơn, thì trí tuệ của chúng ta sẽ càng tăng trưởng, càng mở rộng hơn. Chúng ta học được điều này từ câu trả lời đức Phật của Bồ-tát Di-lặc.
Sau khi Bồ-tát Di-lặc trả lời đức Phật như thế, đức Phật khẽ gật đầu và nói với tất cả chư Bồ-tát Ma-ha-tát: “Này các Thiện nam tử ! Giờ đây ta phải tuyên bố rõ ràng cho các Ông. Giả như các Ông xem tất cả các thế giới ấy bị nghiền thành bụi mà trong đó có một hạt bụi được thả xuống hoặc chưa thả xuống, và tính mỗi hạt bụi là một kiếp, thì thời gian kể từ khi Ta thành Phật vẫn còn vượt xa thời gian ấy hàng trăm ngàn vặn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp.”
Từ “bí mật” không có nghĩa là cái gì đó được giấu kín mà là cái gì sâu xa đến nỗi khó thăm dò. Năng lực vô biên của thực thể Như Lai, là thứ khiến mọi sự sống, ảnh hưởng đến tất cả các chúng sanh. Không có cái gì có thể hoàn toàn ngăn ngại được ảnh hưởng của năng lực này. Cái năng lực ảnh hưởng rộng rãi đến mọi sự này là cái gọi là năng lực thần thông của đức Như Lai. “Bí mật” là nhằm trỏ thực thể của đức Như Lai, và “năng lực thần thông” nghĩa là hành tác từ bi của đức Như Lai.
Ở đây, đức Như Lai được chia làm hai phần: thực thể của Ngài và hành tác của Ngài. Không có cái gì được thành tựu thỏa đáng nếu cả hai thứ năng lực bổn nguyên và sự thể hiện đều không viên mãn. Nhiều người thích phô bày sự “thể hiện” của mình, tức là, cách thức hành tác của họ. Nhiều công ty, hội đoàn cũng khuyến khích các thành viên của mình theo như thế. Tuy nhiên, lối phô trương về sự thể hiện như thế không bao giờ mang kết quả giá trị theo ý nghĩa thực sự vì “hành tác” của họ không phát xuất từ những khả năng thực sự của họ mà từ những hoạt động “hư ngụy”, hời hợt của họ. Do đó, chẳng bao lâu các hoạt động của họ sẽ cạn kiệt đi như một cái giếng cạn bị khô. Đồng thời, dù cho năng lực nguyên gốc của người ta có mạnh mẽ thế nào đi nữa, nó cũng sẽ không tạo ra kết quả nào nếu không có sự thể hiện theo sau nó. Một lượng nước ngầm vô cùng lớn cũng vô dụng trong đời sống hằng ngày của ta nếu nó không phun ra thành suối hoặc nếu ta không bơm nó ra khỏi lòng đất.
Thực thể của đức Như Lai, tức cái năng lực của Ngài khiến cho mọi sự được sống, là vô lượng và hành tác của đức Như Lai, tức sự thể hiện của năng lực của Ngài, có sự tự do trọn vẹn. Rõ ràng rằng sự cứu độ của đức Như Lai là tuyệt đối trọn vẹn và không hư dối. Ở đây, “Như Lai” (Nyorai, Tathagata) không trỏ đức Phật lịch sử mà trỏ đức Phật Bổn nguyên Vĩnh hằng (Bổn Phật). Như (nyo) nghĩa là chân như (shinnyo, tathatà), tức là chân lý tuyệt đối, cái tướng chân thật của các sự vật, cái thực tại. Tuy nhiên, bằng năng lực tư duy của mình, một người bình thường không thể hiểu được chân như thực sự là gì. Giảng cho người ấy rằng chân như khiến cho mọi người sống thì không tạo được một ấn tượng mạnh mẽ mà chỉ có vẻ bao la trừu tượng.
Tuy nhiên, chân lý có thể mang bất cứ hình tướng nào vì nó là điều độc nhất thực sự hiện hữu trên đời này. Ta có thể tưởng tượng chân như theo hình tướng nào khi ta nghĩ đến nó bằng cái tâm người của ta ? Ta không thể không tưởng tượng đến một người có năng lực tuyệt đối. Khi ta nghĩ rằng một người như thế đã hiện hữu trong thế giới này vào mọi lúc, từ quá khứ vô cùng đến tương lai vô cùng và rằng người ấy khiến cho tất cả chúng ta sống thì ta cảm nhận được một cách cụ thể cái tâm nồng hậu, từ bi của đức Phật. Ta không thể biết chân như mang hình tướng nào ngoài hình tướng con người khi xuất hiện, nhưng đối với ta, nó thể hiện một năng lực cứu độ thực sự khi nó xuất hiện trong hình tướng con người.
Chân như cần phải mang hình tướng người khi nó xuất hiện trong cõi người. Sự nhân cách hóa chân như như thế được gọi là Như Lai (Nyorai, Tathàgata), vị đến từ chân như (shinnyo, tathàta). Đây là lý do tại sao một trong những danh hiệu của đức Phật là “Như Lai”. Thực thể của đức Phật là chân như (tathàta), và khi chúng ta xem chân như là sự nhân cách hóa của vị đã thể chứng chân như thì chúng ta nhìn thấy hình ảnh sinh động của đức Phật như là một thực thể của lòng từ bi của Ngài, là thứ khiến cho chúng ta sống và dẫn chúng ta vào nẻo chân chánh.
Từ xưa, đức Phật đã được xem là có ba thân (trayah kàyàh, sanjin): Pháp thân (Dharmakaya, hosshin), Báo thân (Sambhogakàya, hòjin) và Ứng thân (Nirmànakàya, Òjin).
Đức Phật như là chính chân như thì được gọi là Pháp thân, tức thực thể của đức Phật. Khi thực thể của Ngài xuất hiện trong một hình tướng có thể nhận biết được, thì đây là Báo thân của Ngài. “Báo thân” (cái thân báo đáp) nghĩa là một đức Phật đã có được trí tuệ viên mãn báo đáp về những tu tập của Ngài suốt một thời gian lâu dài. Đức Phật xuất hiện như là một con người trên thế gian này nhằm để giáo hóa và dẫn dắt mọi chúng sanh được gọi là Ứng thân. Đức Phật trong thân thể này tự hiển lộ nhằm cứu độ hết thảy chúng sanh. Đức Phật Thích-ca-mâu-ni, vị giảng Pháp cho chúng Bồ-tát là Ứng thân. Như Lai mà đức Thích-ca nêu xưng là trỏ cho Pháp thân của Ngài và Báo thân của Ngài là biểu thị cho Pháp thân ấy.
Thế rồi đức Thế Tôn giảng như sau: “Khắp các cõi trời, người và a-tu-la đều cho rằng: "Nay đức Phật Thích-ca-mâu-ni đã từ bỏ cung điện của đẳng cấp Thích-ca mà đến ngồi ở đạo tràng, không xa thành Già-da (Yayà), và đã đạt Toàn Giác." Nhưng này các Thiện nam tử, từ khi Ta thực sự thành Phật đến nay đã trải qua vô lượng vô biên trăm ngàn vạn ức na-do-tha kiếp.”
Ở đây, cuối cùng thực thể của đức Phật được tỏ lộ. Một người bình thường tin vào sự hiện hữu của những gì mà mắt mình có thể nhìn thấy được.
Trước mắt người ấy, người ấy xem đức Phật Thích-ca là đức Phật và nương tựa vào Ngài trong tâm Ngài và giáo pháp của Ngài. Tuy vậy, người ấy vẫn sai lầm khi nghĩ như thế, vì đức Phật là sự hiện hữu vô thỉ vô chung như đã được tuyên bố rõ ràng ở đây.
Đức Phật không chỉ nói với các đệ tử Ngài và những người khác mà còn nói với chư Thiên và các phi nhân như A-tu-la. Sở dĩ như thế là vì ngay cả chư Thiên cũng chưa thể đạt Niết-bàn thực sự mà vẫn ở trong một cảnh giới hỷ lạc tạm thời và một cảnh giới an tịnh nhất thời. Do đó, họ phải nghe giáo lý của đức Phật để nhằm đạt được sự cứu độ thực sự. Ngay cả người xấu ác nhất cũng có thể chắc chắn được cứu độ nếu người ấy chỉ cần có cơ may học giáo lý của đức Phật. Các phi nhân cũng được như thế dưới cái nhìn của đức Phật.
Một ý nghĩa sâu xa là đức Phật gồm chung cả chư Thiên và hàng A-tu-la trong thông điệp của Ngài. “Đạo tràng” không nhằm trỏ một kiến trúc đặc biệt để tu tập. Đức Phật ngồi dưới cây Bồ-đề trong rừng và nhập định. Biểu từ này nhằm trỏ nơi mà đức Phật đã ngồi lúc Ngài đạt Vô thượng Chánh giác. Khắp nơi đều có những chỗ thiêng liêng để học và tu Đạo. Mọi chỗ, bao gồm nhà cửa, văn phòng, tàu xe, sân chơi đều trở thành những chỗ thiêng liêng để đạt tuệ tùy theo thái độ tâm thức của người ta ở đấy. Điều ấy không có nghĩa là chúng ta không nên có những chỗ tu tập riêng để cầu Đạo.
Chúng ta cần có một môi trường thích hợp cho việc tu tập để giúp chúng ta thực hành. Ngay cả đức Phật Thích-ca đầu tiên cũng ngồi trong một khu rừng yên tĩnh mà nhập định. Nói một cách khác, Ngài chọn một môi trường thích hợp làm nơi tu tập để chứng ngộ. Tâm ta có thể bị xao lãng trong môi trường hàng ngày. Vì thế, ta cần có càng nhiều cơ hội càng tốt để viếng thăm một nơi tu tập đặc biêt, nơi mà những người có cùng niềm tin tập hợp lại để nhằm thanh tịnh tâm mình. Một khi ta tích tập công hạnh dần dần thì ta có thể đạt được một trạng thái tâm thức cho phép chúng ta hiểu rằng môi trường hàng ngày cũng đồng nhất với nơi thiêng liêng để học và tu Đạo (Đạo trường).
Đức Phật Thích-ca bảo rằng vô lượng thời gian đã trôi qua kể từ khi Ngài thực sự thành Phật. Để giúp người ta hiểu cái khoảng thời gian lâu dài như thế, Ngài dạy: “Ví như có năm trăm ngàn vạn ức na-do-tha a-tăng-kỳ tam thiên đại thiên thế giới; một người nào đó xay nghiền chúng ra thành các hạt bụi nhỏ (vi trần, nguyên tử) và đi về phía Đông qua năm trăm ngàn vạn ức na-do-tha a-tăng-kỳ quốc độ, rồi thả xuống một hạt bụi trong số ấy; rồi người ấy cứ như thế mà đi về phía Tây cho đến khi người ấy thả xuống hết tất cả các hạt bụi kia - Các ông nghĩ thế nào, này các thiện nam tử, có thể tưởng tượng và tính được tất cả các thế giới kia để biết được con số của chúng không ?”
Tam thiên đại thiên thế giới nêu trên đây gồm cả thế giới mà ta đang sống đây. Năm trăm ngàn vạn ức na-do-tha a-tăng-kỳ quốc độ trỏ cho vô số các vì sao trong vũ trụ. Một người xay nghiền tam thiên đại thiên thế giới thành các hạt bụi và thả xuống một hạt bụi mỗi khi người ấy đi về phía Đông, qua năm trăm ngàn vạn ức na-do-tha a-tăng-kỳ vì sao. Theo cách như thế, người ấy đi về phía Tây cho đến khi thả hết các hạt bụi ấy. Na-do-tha (nayuta) là một đơn vị số học của Ấn Độ thường được coi như tương đương với một trăm a-do-tha. Một a-do-tha (ayuta) là một trăm ức và một ức (koti) là một con số về thiên văn thường được hiểu theo nhiều cách, mười triệu, một trăm triệu, v.v... A-tăng-kỳ (asamkhyeya) nghĩa là vô lượng, vô số, vô kể. Chúng ta không thể tưởng tượng năm trăm ngàn vạn ức na-do-tha a-tăng-kỳ.
Bồ-tát Di-lặc và các vị khác đều bạch đức Phật: “Bạch Thế Tôn ! Những thế giới kia là vô lượng, vô biên, vượt ngoài sự hiểu biết và ngoài tầm suy nghĩ. Tất cả các Thanh văn, Duyên giác có trí vô lậu cũng không thể tưởng tượng và biết được các giới hạn của những con số ấy. Và chúng con đây dù đang ở cấp độ bất thối (bất thối chuyển địa - avairartika), những vấn đề này cũng vượt ngoài sự hiểu biết của chúng con. Bạch đức Thế Tôn ! Tất cả những thế giới như thế này đều vô lượng, vô biên”. Trừ đức Phật, sự hiện hữu vô lượng, vô biên thế giới như thế thì hoàn toàn vượt ngoài sự hiểu biết của mọi người. Chúng ta biết được điều này qua biểu từ “Tất cả những thế giới như thế này đều vô lượng, vô biên.”
Thanh văn là người nghe giáo lý của đức Phật mà đạt ngộ, trong khi Duyên giác là vị đạt giải thoát cho riêng mình. Tuy nhiên, dù cho những ai đã đạt được trạng thái tâm thức của hai thừa này cũng đều sống trong thế giới hữu hạn này. Họ thỏa mãn với sự thanh tịnh và giải thoát cá nhân khỏi ảo tưởng. Hễ chừng nào họ còn trong cảnh giới tâm thức bị giới hạn như thế thì vẫn còn có sự giới hạn về trí tuệ của họ. Do đó mà Bồ-tát Di-lặc bảo “Tất cả các Thanh văn, Duyên giác có trí vô lậu cũng không thể tưởng tượng và biết được các giới hạn của những con số ấy.”
Bồ-tát là vị có cái tâm đạt đến cấp độ cao hơn cấp độ của Thanh văn hay Duyên giác, và là vị cầu tìm giác ngộ với lòng mong được cứu độ hết thảy mọi người. Loại người này có lòng quảng đại, có cảm nghĩ sâu xa và đạt đến cấp độ Bất thối. Theo ý nghĩa về sự tu tập của Phật giáo, Bất thối nghĩa là không bị thụt lùi khỏi cái cấp độ mà mình đã chứng đạt. Biểu từ “đang ở cấp độ Bất thối” nghĩa là đã đạt được một trạng thái tâm thức mà người ta sẽ không bao giờ còn bị thụt lùi khỏi trạng thái tâm thức ấy và không bị điều gì làm dao động trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhưng một người dù đã đạt được trạng thái tâm thức như thế, vẫn còn tiến hành tu tập để giác ngộ. Người ấy vẫn chưa thoát khỏi cái “ngã”. Ở chỗ nào đó trong tâm người ấy vẫn còn cái ý niệm vị kỷ rằng người ấy có thể cứu độ người khác và làm cho xã hội tốt đẹp. Nếu người ấy vẫn ở trong tình trạng này thì người ấy không thể đạt được cấp độ tâm thức của sự giải thoát viên mãn. Tâm người ấy có thể đạt đến một giới hạn. Chính Bồ-tát Di-lặc đã xác nhận điều này.
Tuy nhiên, đức Phật thì hoàn toàn vô ngã. Khi một người đạt được trạng thái tâm thức như đức Phật thì người ấy thực sự thoát khỏi cái ý niệm về “ngã” vì người ấy hiểu rằng mọi sự trong vũ trụ đều đồng nhất với người ấy. Đạt được trạng thái tâm thức này, người ấy cảm thấy rằng mọi sự trong vũ trụ hiện hữu trong tâm mình, và người ấy nhận thức mọi sự một cách rõ ràng. Chúng ta không thể đạt được trạng thái tâm thức như thế trong toàn bộ cuộc đời này hay thậm chí cả đời sau của chúng ta. Nhưng chúng ta càng thường gỡ bỏ cái “ngã” hay “cái tôi” khỏi tâm mình và mong ước của chúng ta muốn làm lợi lạc cho người khác và cho xã hội càng mạnh hơn, thì trí tuệ của chúng ta sẽ càng tăng trưởng, càng mở rộng hơn. Chúng ta học được điều này từ câu trả lời đức Phật của Bồ-tát Di-lặc.
Sau khi Bồ-tát Di-lặc trả lời đức Phật như thế, đức Phật khẽ gật đầu và nói với tất cả chư Bồ-tát Ma-ha-tát: “Này các Thiện nam tử ! Giờ đây ta phải tuyên bố rõ ràng cho các Ông. Giả như các Ông xem tất cả các thế giới ấy bị nghiền thành bụi mà trong đó có một hạt bụi được thả xuống hoặc chưa thả xuống, và tính mỗi hạt bụi là một kiếp, thì thời gian kể từ khi Ta thành Phật vẫn còn vượt xa thời gian ấy hàng trăm ngàn vặn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp.”
ĐẠO PHẬT NGÀY NAY
MỘT DIỄN DỊCH MỚI VỀ BA BỘ KINH PHÁP HOA
Tác Giả: Nikkyò Niwano - Anh dịch: Kòjirò Miyasaka - Bản Dịch Anh ngữ: Buddhism For Today: A modern Interpretation Of The Threefold Lotus Sutra, Kose Publishing Co. Tokyo - Việt dịch Cư Sĩ Trần Tuấn Mẫn, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam TP. HCM ấn hành 1997 - Nha xuat ban Phuong Dong tai ban 2010
MỘT DIỄN DỊCH MỚI VỀ BA BỘ KINH PHÁP HOA
Tác Giả: Nikkyò Niwano - Anh dịch: Kòjirò Miyasaka - Bản Dịch Anh ngữ: Buddhism For Today: A modern Interpretation Of The Threefold Lotus Sutra, Kose Publishing Co. Tokyo - Việt dịch Cư Sĩ Trần Tuấn Mẫn, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam TP. HCM ấn hành 1997 - Nha xuat ban Phuong Dong tai ban 2010