Bảy đức hạnh của người tu tập giải thoát
Ngày đăng: 17:01:06 12-03-2014 . Xem: 1681
Đức Phật dạy bảy đức hạnh rất tuyệt vời, nếu một người thực hiện bảy đức hạnh này thì ngay trong đời này đã tìm thấy sự giải thoát ngay liền, không cần phải tu tập pháp nào khác nữa.
Nếu sống với đức hạnh thứ nhất: “Thích giản dị, không thích sống rờm rà, cầu kỳ”, đó là một lối sống đơn giản, không hao tốn tiền bạc, không rờm rà, ít muốn biết đủ; đức hạnh rất phù hợp với người tu sĩ Phật giáo.
Nếu sống với đức hạnh thứ hai: “Ưa thích yên lặng, không thích nói nhiều”, đó là một lối sống trầm lặng, sống độc cư, sống một mình; đức hạnh này rất phù hợp với con đường tu tập giải thoát của Phật giáo.
Nếu sống với đức hạnh thứ ba: “Ít ngủ nghỉ, không ham ngủ”, đó là lối sống của người thông minh, sáng suốt, minh mẫn, tĩnh giác. Những người có lối sống như vậy là lối sống của người tu sĩ Phật giáo.
Nếu sống với đức hạnh thứ tư: “Không kết bè, kết bạn, không nói những điều vô ích”, đó là lối sống độc cư phòng hộ sáu căn, lối sống của những bậc chân tu; của những người thoát tục; của những người xuất thế gian.
Nếu sống với đức hạnh thứ năm: “Không tự khoe khoang trong khi mình thiếu đức”, đó là lối sống khiêm tốn của những bậc Hiền Thánh; người thế gian không thể làm được. Người thế gian hễ làm được những gì thì khoe khoang không hết lời.
Nếu sống với đức hạnh thứ sáu: “Không kết bạn với những người xấu ác”. Người xưa thường nói: “Chọn bạn mà chơi”. Đúng vậy! Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng; chơi với những người bạn xấu ác thì sẽ ảnh hưởng xấu và tai tiếng xấu. Đây là một đức hạnh rất cần thiết cho sự giao tiếp với mọi người, trong cuộc sống chung đụng trong gia đình và xã hội.
Nếu sống với đức hạnh thứ bảy: “Thích ở một mình nơi rừng núi thanh vắng”, đây là đức hạnh của những bậc tu hành chân chánh, sống nơi rừng núi thanh vắng, bởi tu hành nơi rừng núi thanh vắng thì mới xả tâm, ly dục ly ác pháp trọn vẹn.
Tóm lại, người muốn tu hành giải thoát thì phải sống trọn vẹn bảy đức hạnh này; muốn sống đúng bảy đức hạnh này thì phải tu tập hết sức, chớ không phải là lời nói suông, vì nói thì rất dễ, nhưng sống được với bảy đức hạnh này là một công trình tu tập. Người ta thường nói đức hạnh, nhưng người ta không thể sống với đức hạnh này ngay liền được. Nói thì dễ, nhưng làm rất khó, bởi BẢY ĐỨC HẠNH này đã xác định được sự LY DỤC, LY ÁC PHÁP của một tu sĩ giải thoát, vì thế quý vị nên lưu ý!
Nếu sống với đức hạnh thứ nhất: “Thích giản dị, không thích sống rờm rà, cầu kỳ”, đó là một lối sống đơn giản, không hao tốn tiền bạc, không rờm rà, ít muốn biết đủ; đức hạnh rất phù hợp với người tu sĩ Phật giáo.
Nếu sống với đức hạnh thứ hai: “Ưa thích yên lặng, không thích nói nhiều”, đó là một lối sống trầm lặng, sống độc cư, sống một mình; đức hạnh này rất phù hợp với con đường tu tập giải thoát của Phật giáo.
Nếu sống với đức hạnh thứ ba: “Ít ngủ nghỉ, không ham ngủ”, đó là lối sống của người thông minh, sáng suốt, minh mẫn, tĩnh giác. Những người có lối sống như vậy là lối sống của người tu sĩ Phật giáo.
Nếu sống với đức hạnh thứ tư: “Không kết bè, kết bạn, không nói những điều vô ích”, đó là lối sống độc cư phòng hộ sáu căn, lối sống của những bậc chân tu; của những người thoát tục; của những người xuất thế gian.
Nếu sống với đức hạnh thứ năm: “Không tự khoe khoang trong khi mình thiếu đức”, đó là lối sống khiêm tốn của những bậc Hiền Thánh; người thế gian không thể làm được. Người thế gian hễ làm được những gì thì khoe khoang không hết lời.
Nếu sống với đức hạnh thứ sáu: “Không kết bạn với những người xấu ác”. Người xưa thường nói: “Chọn bạn mà chơi”. Đúng vậy! Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng; chơi với những người bạn xấu ác thì sẽ ảnh hưởng xấu và tai tiếng xấu. Đây là một đức hạnh rất cần thiết cho sự giao tiếp với mọi người, trong cuộc sống chung đụng trong gia đình và xã hội.
Nếu sống với đức hạnh thứ bảy: “Thích ở một mình nơi rừng núi thanh vắng”, đây là đức hạnh của những bậc tu hành chân chánh, sống nơi rừng núi thanh vắng, bởi tu hành nơi rừng núi thanh vắng thì mới xả tâm, ly dục ly ác pháp trọn vẹn.
Trưởng lão Thích Thông Lạc
(Mười Hai Cửa vào Đạo)
(Mười Hai Cửa vào Đạo)