Bốn tâm vô lượng
Ngày đăng: 11:20:31 13-10-2014 . Xem: 1730
TTPGO - Là người con Phật, chúng ta phải luôn luôn phát triển bốn đức tính Từ, Bi, Hỷ, Xả đến vô cùng vô tận, thì mới thành tựu được Tứ Vô Lượng Tâm.
>> Phật tử không bao giờ được nói câu “đạo nào cũng tốt”
>> Mười nghiệp Lành
>> Cúng dường cha mẹ
1. Định nghĩa:
Bốn Tâm Vô Lượng hay còn gọi là Tứ Vô Lượng Tâm, gồm: Từ, Bi, Hỷ và Xả. Đây là bốn tâm rộng lớn, không thể đo lường, giúp chúng ta bỏ đi tính hẹp hòi, ích kỷ,… xây dựng tình thương bao la, để đem an vui đến muôn loài.
2. Thành phần của Bốn Tâm Vô Lượng:
a. TỪ
- Từ là lòng thương yêu chúng sanh, mang lại niềm vui cho mọi người.
- Tâm Từ Vô Lượng: là tình thương cao thượng, trải rộng cùng khắp. Niềm vui mà Tâm Từ Vô Lượng mang lại là chân thật, bình đẳng và không ích kỷ.
b. BI
- Bi là lòng thương trước nỗi đau khổ của chúng sanh và giúp họ dứt trừ những đau khổ ấy.
- Tâm Bi Vô Lượng: là lòng thương xót chúng sanh vô hạn, không ngừng cứu giúp họ vượt qua nỗi khổ niềm đau.
* Từ Bi của đạo Phật mang ý nghĩa “ban vui, cứu khổ”, là những việc làm hữu ích, giúp chúng sanh đời này và đời sau luôn được an lạc.
c. HỶ
- Hỷ là tâm an lạc và vui theo niềm vui của tất cả chúng sanh.
- Tâm Hỷ Vô Lượng: là tâm hoan hỷ vô biên, hoan hỷ với mọi người, mọi loài. Niềm vui này do tu tập mà đạt được.
d. XẢ
- Xả là tâm không vướng mắc, không cố chấp vào bất cứ việc gì.
- Tâm Xả Vô Lượng: là buông bỏ tất cả như đối với của cải vật chất thì đem bố thí, đối với thành công không tự mãn, đối với mọi người không thù hận, mà biết thương yêu, tha thứ lỗi lầm, v.v…
3. Lợi ích của Bốn Tâm Vô Lượng:
- Bốn Tâm Vô Lượng giúp chúng ta loại bỏ bốn loại phiền não: sân giận, hận thù, ưu sầu, tham muốn.
- Tâm Từ rộng rãi thì lòng sân giận biến mất. Tâm Bi sinh khởi thì hận thù tiêu tan. Tâm Hỷ phát ra thì ưu sầu lắng xuống. Tâm Xả xuất hiện thì tham muốn không còn.
- Thực hành bốn tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả, chúng ta sẽ có một đời sống an lành ngay trong hiện tại, giúp xã hội biết yêu thương, san sẻ cho nhau trong mọi hoàn cảnh.
4. Kết luận:
Là người con Phật, chúng ta phải luôn luôn phát triển bốn đức tính Từ, Bi, Hỷ, Xả đến vô cùng vô tận, thì mới thành tựu được Tứ Vô Lượng Tâm.
>> Phật tử không bao giờ được nói câu “đạo nào cũng tốt”
>> Mười nghiệp Lành
>> Cúng dường cha mẹ
1. Định nghĩa:
Bốn Tâm Vô Lượng hay còn gọi là Tứ Vô Lượng Tâm, gồm: Từ, Bi, Hỷ và Xả. Đây là bốn tâm rộng lớn, không thể đo lường, giúp chúng ta bỏ đi tính hẹp hòi, ích kỷ,… xây dựng tình thương bao la, để đem an vui đến muôn loài.
2. Thành phần của Bốn Tâm Vô Lượng:
a. TỪ
- Từ là lòng thương yêu chúng sanh, mang lại niềm vui cho mọi người.
- Tâm Từ Vô Lượng: là tình thương cao thượng, trải rộng cùng khắp. Niềm vui mà Tâm Từ Vô Lượng mang lại là chân thật, bình đẳng và không ích kỷ.
b. BI
- Bi là lòng thương trước nỗi đau khổ của chúng sanh và giúp họ dứt trừ những đau khổ ấy.
- Tâm Bi Vô Lượng: là lòng thương xót chúng sanh vô hạn, không ngừng cứu giúp họ vượt qua nỗi khổ niềm đau.
* Từ Bi của đạo Phật mang ý nghĩa “ban vui, cứu khổ”, là những việc làm hữu ích, giúp chúng sanh đời này và đời sau luôn được an lạc.
c. HỶ
- Hỷ là tâm an lạc và vui theo niềm vui của tất cả chúng sanh.
- Tâm Hỷ Vô Lượng: là tâm hoan hỷ vô biên, hoan hỷ với mọi người, mọi loài. Niềm vui này do tu tập mà đạt được.
d. XẢ
- Xả là tâm không vướng mắc, không cố chấp vào bất cứ việc gì.
- Tâm Xả Vô Lượng: là buông bỏ tất cả như đối với của cải vật chất thì đem bố thí, đối với thành công không tự mãn, đối với mọi người không thù hận, mà biết thương yêu, tha thứ lỗi lầm, v.v…
3. Lợi ích của Bốn Tâm Vô Lượng:
- Bốn Tâm Vô Lượng giúp chúng ta loại bỏ bốn loại phiền não: sân giận, hận thù, ưu sầu, tham muốn.
- Tâm Từ rộng rãi thì lòng sân giận biến mất. Tâm Bi sinh khởi thì hận thù tiêu tan. Tâm Hỷ phát ra thì ưu sầu lắng xuống. Tâm Xả xuất hiện thì tham muốn không còn.
- Thực hành bốn tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả, chúng ta sẽ có một đời sống an lành ngay trong hiện tại, giúp xã hội biết yêu thương, san sẻ cho nhau trong mọi hoàn cảnh.
4. Kết luận:
Là người con Phật, chúng ta phải luôn luôn phát triển bốn đức tính Từ, Bi, Hỷ, Xả đến vô cùng vô tận, thì mới thành tựu được Tứ Vô Lượng Tâm.