Hãy nhìn mình nhiều hơn nhìn người
Ngày đăng: 04:34:34 15-03-2015 . Xem: 2074
Đừng cố gắng quá mức mà hãy từ từ nhưng phải có sự thay đổi. Thay đổi theo chiều hướng tích cực giúp hoàn thiện bản thân, con người trở nên đẹp và yêu quí cuộc sống. Nhân viên hoàn thiện mỗi ngày, người quản lý an tâm, công việc nhanh chóng đạt mục tiêu. Hoàn thiện là một quá trình liên tục không ngừng nghỉ, không có giới hạn và không có kết quả cuối cùng. Kiểm soát bản thân để không vấp té trong mọi tình huống, nếu có vấp té biết đứng dậy và làm lại. Doanh nhân hoàn thiện không quá mải mê kinh doanh mà biết kinh doanh chừng mực, dung hòa kinh doanh và đời sống. Cuộc sống vốn khó khăn nhưng biết vượt lên khó khăn và mọi trở ngại thì bản thân tiến lên phía trước, ngược lại đi thụt lùi với tốc độ nhanh hơn tiến lên. Một anh nhân viên đến gặp một nhà sư và nói: Con đang gặp khó khăn và nhờ sư tháo gỡ giúp con. Vị sư hỏi: Khó khăn của anh đâu, đem nó ra cho tôi coi. Anh nhân viên không cầm khó khăn đó ra được. Vị sư tiếp: Như vậy ta đã vì anh mà tháo gỡ khó khăn rồi. Điều mà ta nghĩ là khó khăn không thể sờ mó và chạm vào, có thể đó là cảm nhận, nếu nghĩ đó là khó khăn thì sẽ khó khăn, nếu nghĩ đó là thử thách thì sẽ thử thách, nếu nghĩ đó là bình thường thì sẽ bình thường. Khó khăn, thử thách hay bình thường do ta nghĩ ra rồi kẹt vào cái nghĩ đó. Nếu đối đãi điều khó khăn bình thường như bao bình thường khác, khi khó khăn đến, ta không bực bội vì nó mà vẫn hành xử dễ thương với khó khăn. Hoàn thiện không là gì cao siêu mà hoàn thiện trên cơ sở bình thường như vậy. Đem muỗng muối bỏ vào cốc nước, cốc nước mặn chát, nhưng đem đổ ra sông, nước vẫn ngọt như thường. Nếu ta gò bó bản thân trong một cốc nước rồi sợ hãi cốc nước, trong khi sông hồ rộng lớn không chịu bơi lội, ta đã đánh mất khả năng vùng vẫy của bản thân. Văn hóa đòi hỏi tính hoàn thiện, doanh nghiệp cần hoàn thiện, mà hoàn thiện có được đến từ mỗi cá nhân và quyết tâm của tập thể.
Tự đánh giá mỗi ngày tạo tiền đề cho hoàn thiện bản thân. Công việc hôm nay làm có như mong đợi? So với hôm qua có tốt hơn? Ngày mai ta nên thay đổi thế nào để vui hơn hôm nay? Đừng mất thì giờ đánh giá người khác, đánh giá chính ta thì hay hơn cả. Sếp và đồng nghiệp gây sức ép cho ta và bản thân cũng gây sức ép. Sức ép quá lớn thành ra ta không có thì giờ tự soi rọi mình vì công việc chiếm hết vị trí của nó. Hãy xem tự đánh giá là một tiến trình hay đề mục mà công việc đòi hỏi phải làm hàng ngày. Ta thường chú tâm và coi trọng người khác đánh giá, công nhận và đền đáp ta như thế nào, nhưng bản thân lại quên tự làm điều đó với mình. Có nghĩa ta hay đòi hỏi quá đáng, đòi người khác phải đánh giá thế này hay đền đáp thế kia trong khi không đòi hỏi bản thân như thế. Có phải ích kỷ quá hay không? Tự đánh giá để có khoảnh khắc hối hận và biết cách làm mới, bằng không chỉ có sợ hãi, lo lắng. Hoàn thiện khi biết đánh giá mình, chấp nhận đánh giá của người khác và nhờ vào đánh giá mà sửa đổi. Ôm khư khư tri giác sai lầm thì tội nghiệp bản thân, chưa làm được gì, chưa cống hiến được gì, hưởng thụ lại quá nhiều.
Chấp nhận bản thân để tiếp tục hoàn thiện. Nhân viên có điều tốt và những điều chưa tốt, sếp phải biết chấp nhận, tùy người để xử sự. Sếp cũng vậy, có điều hay và những điều chưa hay, nhân viên phải biết chấp nhận, tùy tình huống để xử sự. Bản thân nhân viên và sếp chấp nhận hành vi giỏi và những hành vi chưa giỏi để biết sống chung an lạc với điều đó. Khi tôi ở tu viện Bát Nhã, một anh xuất gia tập sự gặp tôi và nói: Nhìn mặt anh là thấy ghét. Tôi mỉm cười trả lời: Anh thông cảm, mới gặp tôi có hai phút mà anh chịu đựng không nổi, còn tôi phải mang bộ mặt thấy ghét này suốt hơn 30 năm, tôi khổ hơn anh nhiều, nên anh phải thương tôi chứ. Nói vậy để thấy nếu chấp nhận điều không hay của đối tượng và chú ý đến điều tốt, lấy cả điều tốt và điều không hay học tập, hoàn thiện bản thân. Chấp nhận thất bại, không ù lì trong thất bại, xem đây là kim chỉ nam hướng tới thành công. Có người thất bại nhưng không biết mình thất bại, người này rất u mê, thậm chí đang thất bại ê chề lại cho mình thành công. Người tỉnh thức biết thất bại là thất bại, thành công là thành công. Một nhà sư ngồi nghỉ dưới gốc cây, một tên cướp đi ngang qua thấy chướng mắt nên lấy đá ném đầu ông chảy máu, nhà sư bị đau nên hét lên một tiếng rồi im lặng đi tìm lá cây rịt chỗ chảy máu. Tên cướp cười hả hê vì cho rằng ông sư này cũng biết đau. Vậy ta thấy ai thất bại và ai thành công? Dù thân xác đau đớn nhưng nhà sư này thành công to lớn, ông đau biết mình đau nên đi tìm lá cây chữa trị, không ngồi than vãn cái đau, đồng thời bản thân thực tập được hạnh nhẫn nhục, không ăn thua với tên cướp. Còn tên cướp rõ ràng thua đậm, chẳng làm hại gì được đến nhà sư, không làm nhà sư nổi giận được, mục đích của anh ta không thành mà tưởng là đã thành. Trong doanh nghiệp, nhân viên hãm hại nhau chỉ chuốc lấy thất bại, người hoàn thiện an nhiên tự tại trước các tấn trò đời, không sợ hãi, không hoang mang, chấp nhận tất cả. Không phải nhân viên hãm hại ta kia không tốt, họ chưa biết cách làm điều tốt thôi, còn ta biết cách làm điều tốt thì chỉ nên làm điều tốt.
Vô tư chứ không vô cảm. Vô tư mang tính không kỳ thị, nhân viên tốt hay chưa tốt đều đối xử công bằng. Doanh nghiệp vô cảm coi như phá sản. Nhân viên vô cảm coi như người máy. Khi không kỳ thị, ta có khả năng hoàn thiện bản thân hơn vì bất cứ ai cũng có điều học hỏi. Đức Phật dạy rằng mỗi chúng sanh đều có tiềm năng về sự tối thắng, hoàn hảo. Chúng sanh tự thân có thể hoàn thiện và tươi đẹp. Bởi vì bị đặt trong hoàn cảnh không tốt nên trở nên không tốt. Nhân viên nếu được xây dựng trong môi trường tốt, khả năng hoàn thiện của họ rất lớn. Doanh nghiệp nên chú ý đến môi trường làm việc, văn hóa lại là nhân tố quyết định môi trường nên văn hóa phải hoàn thiện, có thể chưa phải bây giờ nhưng cần dấu hiệu đó, cần con đường để đi rõ ràng.
Tự đánh giá mỗi ngày tạo tiền đề cho hoàn thiện bản thân. Công việc hôm nay làm có như mong đợi? So với hôm qua có tốt hơn? Ngày mai ta nên thay đổi thế nào để vui hơn hôm nay? Đừng mất thì giờ đánh giá người khác, đánh giá chính ta thì hay hơn cả. Sếp và đồng nghiệp gây sức ép cho ta và bản thân cũng gây sức ép. Sức ép quá lớn thành ra ta không có thì giờ tự soi rọi mình vì công việc chiếm hết vị trí của nó. Hãy xem tự đánh giá là một tiến trình hay đề mục mà công việc đòi hỏi phải làm hàng ngày. Ta thường chú tâm và coi trọng người khác đánh giá, công nhận và đền đáp ta như thế nào, nhưng bản thân lại quên tự làm điều đó với mình. Có nghĩa ta hay đòi hỏi quá đáng, đòi người khác phải đánh giá thế này hay đền đáp thế kia trong khi không đòi hỏi bản thân như thế. Có phải ích kỷ quá hay không? Tự đánh giá để có khoảnh khắc hối hận và biết cách làm mới, bằng không chỉ có sợ hãi, lo lắng. Hoàn thiện khi biết đánh giá mình, chấp nhận đánh giá của người khác và nhờ vào đánh giá mà sửa đổi. Ôm khư khư tri giác sai lầm thì tội nghiệp bản thân, chưa làm được gì, chưa cống hiến được gì, hưởng thụ lại quá nhiều.
Chấp nhận bản thân để tiếp tục hoàn thiện. Nhân viên có điều tốt và những điều chưa tốt, sếp phải biết chấp nhận, tùy người để xử sự. Sếp cũng vậy, có điều hay và những điều chưa hay, nhân viên phải biết chấp nhận, tùy tình huống để xử sự. Bản thân nhân viên và sếp chấp nhận hành vi giỏi và những hành vi chưa giỏi để biết sống chung an lạc với điều đó. Khi tôi ở tu viện Bát Nhã, một anh xuất gia tập sự gặp tôi và nói: Nhìn mặt anh là thấy ghét. Tôi mỉm cười trả lời: Anh thông cảm, mới gặp tôi có hai phút mà anh chịu đựng không nổi, còn tôi phải mang bộ mặt thấy ghét này suốt hơn 30 năm, tôi khổ hơn anh nhiều, nên anh phải thương tôi chứ. Nói vậy để thấy nếu chấp nhận điều không hay của đối tượng và chú ý đến điều tốt, lấy cả điều tốt và điều không hay học tập, hoàn thiện bản thân. Chấp nhận thất bại, không ù lì trong thất bại, xem đây là kim chỉ nam hướng tới thành công. Có người thất bại nhưng không biết mình thất bại, người này rất u mê, thậm chí đang thất bại ê chề lại cho mình thành công. Người tỉnh thức biết thất bại là thất bại, thành công là thành công. Một nhà sư ngồi nghỉ dưới gốc cây, một tên cướp đi ngang qua thấy chướng mắt nên lấy đá ném đầu ông chảy máu, nhà sư bị đau nên hét lên một tiếng rồi im lặng đi tìm lá cây rịt chỗ chảy máu. Tên cướp cười hả hê vì cho rằng ông sư này cũng biết đau. Vậy ta thấy ai thất bại và ai thành công? Dù thân xác đau đớn nhưng nhà sư này thành công to lớn, ông đau biết mình đau nên đi tìm lá cây chữa trị, không ngồi than vãn cái đau, đồng thời bản thân thực tập được hạnh nhẫn nhục, không ăn thua với tên cướp. Còn tên cướp rõ ràng thua đậm, chẳng làm hại gì được đến nhà sư, không làm nhà sư nổi giận được, mục đích của anh ta không thành mà tưởng là đã thành. Trong doanh nghiệp, nhân viên hãm hại nhau chỉ chuốc lấy thất bại, người hoàn thiện an nhiên tự tại trước các tấn trò đời, không sợ hãi, không hoang mang, chấp nhận tất cả. Không phải nhân viên hãm hại ta kia không tốt, họ chưa biết cách làm điều tốt thôi, còn ta biết cách làm điều tốt thì chỉ nên làm điều tốt.
Vô tư chứ không vô cảm. Vô tư mang tính không kỳ thị, nhân viên tốt hay chưa tốt đều đối xử công bằng. Doanh nghiệp vô cảm coi như phá sản. Nhân viên vô cảm coi như người máy. Khi không kỳ thị, ta có khả năng hoàn thiện bản thân hơn vì bất cứ ai cũng có điều học hỏi. Đức Phật dạy rằng mỗi chúng sanh đều có tiềm năng về sự tối thắng, hoàn hảo. Chúng sanh tự thân có thể hoàn thiện và tươi đẹp. Bởi vì bị đặt trong hoàn cảnh không tốt nên trở nên không tốt. Nhân viên nếu được xây dựng trong môi trường tốt, khả năng hoàn thiện của họ rất lớn. Doanh nghiệp nên chú ý đến môi trường làm việc, văn hóa lại là nhân tố quyết định môi trường nên văn hóa phải hoàn thiện, có thể chưa phải bây giờ nhưng cần dấu hiệu đó, cần con đường để đi rõ ràng.
(ST damlinhthat.net)