Hồi hướng công đức cho cha mẹ
Ngày đăng: 21:52:26 27-08-2016 . Xem: 25480
Một thoáng suy nghĩ về
Công đức: Một việc làm, một suy nghĩ vì tha nhân, vì chúng sinh mà không phải chỉ vì một lợi ích của cá nhân; Công đức có bóng dáng của sự hiến dâng, tự nguyện, hy sinh và vì vậy đó là một phước báu mãi mãi. Phật dạy: “Đạo vô chấp, Đức vô ngã”. Có Đức chúng ta sẽ được hưởng phước báu mãi mãi (trong phạm vi của cái Đức đó) và có thể chuyển phước báu này cho tha nhân. Vì tình yêu thương này không bị cột trói trong đặc tính chiếm hữu của bản ngã, không bị hạn cuộc trong phạm trù của bản ngã, không bị giới hạn bởi lòng vị kỷ, ích kỷ.
Hồi hướng: Là một hạnh Bồ Tát (Giác ngộ về nỗi khổ của tất cả chúng sinh, đồng tình và thông cảm với nỗi khổ đó, và phát nguyện cứu thoát chúng sinh ra khỏi mọi nỗi khổ.), hướng những công đức do chính mình tạo ra, phát triển thành tình thương, thành một từ trường an lành, tinh tấn.
“Nguyện đem công đức này, hồi hướng khắp tất cả ” có nghĩa là thành tâm, tự nguyện đem những công đức mình có được, phát triển thành một tình thương an lành mà những chúng sinh trong từ trường an lành đó sẽ có được sự an lành, tinh tấn.
Như vậy tiền đề đầu tiên của sự hồi hướng cao đẹp này, chính là “công đức” của mỗi người. Nhưng ai là người có công đức ? Và làm thế nào để có công đức?
Truyện kể rằng, thưở ấy, khi Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma từ Ấn Ðộ sang Trung Hoa hoằng pháp, Ngài đến gặp Vua Lương Võ Ðế. Nhân một lúc luận bàn đạo lý, nhà vua hỏi: "Trẫm một đời cất chùa, độ tăng, bố thí, cúng dường, đúc chuông, tạo tượng, ấn tống kinh sách, như vậy có được công đức gì chăng?". Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma trả lời một cách rõ ràng rằng: "Những việc làm ấy thực không có công đức gì cả!"
Ở đây có 3 ý cần luận bàn:
Vu Lan về, mỗi người Phật Tử chúng ta bâng khuâng muốn làm một cái gì đó để hồi hướng cho Cha Mẹ. Liệu mình đã có Công Đức chưa để hồi hướng? Và khi có Công Đức mình đã biết hướng về tha nhân?
Xin nhớ lại rằng, mỗi người có ba thứ tài sản: Loại thứ nhất là vật chất, là nhà cửa, xe cộ, vàng bạc, bằng cấp, những thứ này lập tức sẽ rời bỏ chúng ta khi chúng ta chết; Loại tài sản thứ hai là gia đình, người thân, bạn bè … cũng chỉ có thể theo ta đến nấm mồ rồi quay về; Loại thứ ba là cái nghiệp (cái thiện, cái ác …) mà ta đã tạo ra và những hồi hướng từ những người có công đức, chính loại tài sản thứ ba này mới theo ta mãi mãi, về trước “tòa án” của “Diêm Vương” để bênh vực ta hay tố cáo ta.
Chúng ta đã xây dựng công đức chưa?
Nhân mùa Vu Lan PL 2557, nhân có lời dặn của Sư, con xin viết đôi dòng suy nghĩ.
HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC CHO CHA MẸ NHÂN MÙA VU LAN
“Nguyện đem công đức này, hồi hướng khắp tất cả, Đệ Tử và Chúng Sanh, đều trọn thành Phật đạo.”
Công đức: Một việc làm, một suy nghĩ vì tha nhân, vì chúng sinh mà không phải chỉ vì một lợi ích của cá nhân; Công đức có bóng dáng của sự hiến dâng, tự nguyện, hy sinh và vì vậy đó là một phước báu mãi mãi. Phật dạy: “Đạo vô chấp, Đức vô ngã”. Có Đức chúng ta sẽ được hưởng phước báu mãi mãi (trong phạm vi của cái Đức đó) và có thể chuyển phước báu này cho tha nhân. Vì tình yêu thương này không bị cột trói trong đặc tính chiếm hữu của bản ngã, không bị hạn cuộc trong phạm trù của bản ngã, không bị giới hạn bởi lòng vị kỷ, ích kỷ.
Hồi hướng: Là một hạnh Bồ Tát (Giác ngộ về nỗi khổ của tất cả chúng sinh, đồng tình và thông cảm với nỗi khổ đó, và phát nguyện cứu thoát chúng sinh ra khỏi mọi nỗi khổ.), hướng những công đức do chính mình tạo ra, phát triển thành tình thương, thành một từ trường an lành, tinh tấn.
“Nguyện đem công đức này, hồi hướng khắp tất cả ” có nghĩa là thành tâm, tự nguyện đem những công đức mình có được, phát triển thành một tình thương an lành mà những chúng sinh trong từ trường an lành đó sẽ có được sự an lành, tinh tấn.
Như vậy tiền đề đầu tiên của sự hồi hướng cao đẹp này, chính là “công đức” của mỗi người. Nhưng ai là người có công đức ? Và làm thế nào để có công đức?
Truyện kể rằng, thưở ấy, khi Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma từ Ấn Ðộ sang Trung Hoa hoằng pháp, Ngài đến gặp Vua Lương Võ Ðế. Nhân một lúc luận bàn đạo lý, nhà vua hỏi: "Trẫm một đời cất chùa, độ tăng, bố thí, cúng dường, đúc chuông, tạo tượng, ấn tống kinh sách, như vậy có được công đức gì chăng?". Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma trả lời một cách rõ ràng rằng: "Những việc làm ấy thực không có công đức gì cả!"
Ở đây có 3 ý cần luận bàn:
1. Thứ nhất, Phật dạy rằng: “Đức vô ngã”. Ở đây, bởi vì nhà vua đã để cái tôi (bản ngã) vào trong hành động tốt đẹp của mình, nên nhà vua chỉ có Phước mà không có Đức. (Lưu ý rằng Phước thì không hồi hướng được, vì nó chỉ có giá trị cho chính bản ngã đó trong một thời gian nhất định).
2. Thứ hai: Trong công đức không có khái niệm “nhiều ít, to nhỏ”, mà chỉ có tâm thành, chân thành.
3. Thứ ba: Ai (từ nhà vua đến kẻ ăn mày) cũng có thể tự tạo ra những công đức. Không có khái niệm giai cấp, thành phần trong công đức.
Vu Lan về, mỗi người Phật Tử chúng ta bâng khuâng muốn làm một cái gì đó để hồi hướng cho Cha Mẹ. Liệu mình đã có Công Đức chưa để hồi hướng? Và khi có Công Đức mình đã biết hướng về tha nhân?
Xin nhớ lại rằng, mỗi người có ba thứ tài sản: Loại thứ nhất là vật chất, là nhà cửa, xe cộ, vàng bạc, bằng cấp, những thứ này lập tức sẽ rời bỏ chúng ta khi chúng ta chết; Loại tài sản thứ hai là gia đình, người thân, bạn bè … cũng chỉ có thể theo ta đến nấm mồ rồi quay về; Loại thứ ba là cái nghiệp (cái thiện, cái ác …) mà ta đã tạo ra và những hồi hướng từ những người có công đức, chính loại tài sản thứ ba này mới theo ta mãi mãi, về trước “tòa án” của “Diêm Vương” để bênh vực ta hay tố cáo ta.
Chúng ta đã xây dựng công đức chưa?
Nhân mùa Vu Lan PL 2557, nhân có lời dặn của Sư, con xin viết đôi dòng suy nghĩ.
Tâm Quang 14.7 Bính Thân.