Không thể nghĩ đến được
Ngày đăng: 13:09:31 08-04-2015 . Xem: 3501
Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, gọi các Tỷ kheo:
Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ kheo, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Phật giới của các Đức Phật, này các Tỷ kheo, không thể nghĩ được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Thiền giới của người ngồi thiền, này các Tỷ kheo, không thể nghĩ được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Quả dị thục của nghiệp, này các Tỷ kheo, không thể nghĩ được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Tâm tư thế giới, này các Tỷ kheo, không thể nghĩ được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Bốn điều này không thể nghĩ được, này các Tỷ kheo, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
( ĐTKVN, Tăng Chi Bộ 1, chương IV, phẩm Không hý luận,
Phần Không thể nghĩ đến được, VNCPHVN ấn hành 1996, tr 706)
LỜI BÀN
Con người dùng những giác quan và vô số công cụ hỗ trợ khác để nhận thức, khám phá thế giới khách quan cũng như ngay chính thân tâm của mình. Dù nhân loại ngày nay đã hiểu biết tường tận rất nhiều lãnh vực nhưng không phải họ biết tất cả. Còn vô số công trình nghiên cứu đang bỏ ngỏ, hy vọng sẽ hoàn tất trong tương lai. Quan trọng hơn, có bốn điều mà một người bình thường ( với nghiệp lực của loài người ) vĩnh viễn không bao giờ nhận thức được.
Trước hết là cảnh giới của chư Phật. Cảnh giới chân như thực tướng của chư Phật vượt ra ngoài tâm thức ngã chấp hữu hạn của phàm phu nên mọi cố gắng của chúng ta để nhận thức về chân như đều không thể. Như một người ngồi trong cái thùng rồi tìm cách nhấc cái thùng lên, vĩnh viễn không thể được.
Cảnh giới thiền định của các thiền giả cũng không thể nghĩ đến được. Từ Sơ thiền cho đến Tứ thiền hoặc cao hơn nữa là cảnh giới của Sắc giới và Vô Sắc giới hoàn toàn khác biệt với tâm thức của con người ( Dục giới ) nên chúng ta không thể nhận thức được. Đó là chưa kể đến việc thiền giả an trụ tâm nơi vô trụ, vô tâm thì không chỉ con người mà ngay cả chư Thiên cũng không thể biết được.
Kế đến là quả nghiệp dị thục của chúng sanh, tức quá trình từ nghiệp nhân đến nghiệp quả với tác động và chi phối bởi vô vàn các mối tương hệ “trùng trùng duyên khởi”. Nhân-duyên-quả là một chu trình rất phức tạp và không đơn thuần chỉ là nhân nào thì quả nấy. Do vậy, quả nghiệp dị thục là điều mà phàm phu không thể biết và nghĩ đến được.
Sau hết là những suy nghĩ về thế giới. thế giới là hữu biên hay vô biên, hữu hạn hay vô hạn, tồn tại hay không tồn tại v.v… đều là những vấn đề khi được hỏi Thế Tôn đều im lặng, không trả lời. Đơn giản là Ngài không muốn nói cho người hỏi “có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ” trước những vấn đề không thể.
Chỉ khi nào tâm đạt đến thanh tịnh hoàn toàn, thành tựu tuệ giác vô ngã thì thực tướng các pháp tự hiển bày.
Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ kheo, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Phật giới của các Đức Phật, này các Tỷ kheo, không thể nghĩ được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Thiền giới của người ngồi thiền, này các Tỷ kheo, không thể nghĩ được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Quả dị thục của nghiệp, này các Tỷ kheo, không thể nghĩ được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Tâm tư thế giới, này các Tỷ kheo, không thể nghĩ được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Bốn điều này không thể nghĩ được, này các Tỷ kheo, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
( ĐTKVN, Tăng Chi Bộ 1, chương IV, phẩm Không hý luận,
Phần Không thể nghĩ đến được, VNCPHVN ấn hành 1996, tr 706)
LỜI BÀN
Con người dùng những giác quan và vô số công cụ hỗ trợ khác để nhận thức, khám phá thế giới khách quan cũng như ngay chính thân tâm của mình. Dù nhân loại ngày nay đã hiểu biết tường tận rất nhiều lãnh vực nhưng không phải họ biết tất cả. Còn vô số công trình nghiên cứu đang bỏ ngỏ, hy vọng sẽ hoàn tất trong tương lai. Quan trọng hơn, có bốn điều mà một người bình thường ( với nghiệp lực của loài người ) vĩnh viễn không bao giờ nhận thức được.
Trước hết là cảnh giới của chư Phật. Cảnh giới chân như thực tướng của chư Phật vượt ra ngoài tâm thức ngã chấp hữu hạn của phàm phu nên mọi cố gắng của chúng ta để nhận thức về chân như đều không thể. Như một người ngồi trong cái thùng rồi tìm cách nhấc cái thùng lên, vĩnh viễn không thể được.
Cảnh giới thiền định của các thiền giả cũng không thể nghĩ đến được. Từ Sơ thiền cho đến Tứ thiền hoặc cao hơn nữa là cảnh giới của Sắc giới và Vô Sắc giới hoàn toàn khác biệt với tâm thức của con người ( Dục giới ) nên chúng ta không thể nhận thức được. Đó là chưa kể đến việc thiền giả an trụ tâm nơi vô trụ, vô tâm thì không chỉ con người mà ngay cả chư Thiên cũng không thể biết được.
Kế đến là quả nghiệp dị thục của chúng sanh, tức quá trình từ nghiệp nhân đến nghiệp quả với tác động và chi phối bởi vô vàn các mối tương hệ “trùng trùng duyên khởi”. Nhân-duyên-quả là một chu trình rất phức tạp và không đơn thuần chỉ là nhân nào thì quả nấy. Do vậy, quả nghiệp dị thục là điều mà phàm phu không thể biết và nghĩ đến được.
Sau hết là những suy nghĩ về thế giới. thế giới là hữu biên hay vô biên, hữu hạn hay vô hạn, tồn tại hay không tồn tại v.v… đều là những vấn đề khi được hỏi Thế Tôn đều im lặng, không trả lời. Đơn giản là Ngài không muốn nói cho người hỏi “có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ” trước những vấn đề không thể.
Chỉ khi nào tâm đạt đến thanh tịnh hoàn toàn, thành tựu tuệ giác vô ngã thì thực tướng các pháp tự hiển bày.
(Nguồn: báo Giác Ngộ số 460)