Kiến thức cúng dường cho người cư sĩ
Ngày đăng: 16:26:13 28-11-2014 . Xem: 1640
Quý vị có biết rằng Đức Phật không cho phép các tu sĩ và sa di nhận tiền bạc?
Chắc chắn là quý vị đã để ý thấy đại đa số các tu sĩ nhận và sử dụng tiền bạc. Đây là một trong những yếu tố sẽ dẫn tới việc Giáo Pháp của Đức Phật biến mất. Quý vị có thể góp phần để duy trì Phật Pháp được tồn tại bằng cách học tập cách cúng dường những vật dụng cần thiết được cho phép.
Trong mục này chúng ta sẽ liệt kê những điểm chính mà một cư sĩ nên ghi nhớ để một tu sĩ (Tỳ khưu) có thể có được những vật dụng cần thiết mà không vi phạm những giới luật của Vinaya (Tạng Luật).
1. Không bao giờ cúng dường tiền cho các Tỳ khưu, nhưng chỉ cúng dường những vật dụng cần thiết được cho phép chẳng hạn như các bộ y, thuốc men, sách, hay vé để đi lại. Nếu quý vị không chắc chắn về những gì một Tỳ khưu cần có thì quý vị có thể hỏi họ, hoặc mời họ yêu cầu quý vị nếu họ cần thứ gì đó.
2. Một ngân quỹ dành để mua những vật dụng cần thiết có thể được để lại cho một kappiya (người phục vụ cho một Tỳ khưu) và ông ta nên được chỉ dẫn để mua và cúng dường những vật dụng cần thiết cho một Tỳ khưu, một nhóm Tỳ khưu, hay Tăng đoàn của một tu viện. Đừng hỏi Tỳ khưu: ‘Nên trao số tiền này cho ai?’ Nếu quý vị hỏi theo cách này thì một Tỳ khưu không được phép chỉ rõ một kappiya. Chỉ nên nói: ‘Thưa Sư, con muốn cúng dường những vật dụng cần thiết cho Sư. Ai là kappiya của Sư?’
3. Khi đã cho kappiya biết, quý vị thông báo cho Tỳ khưu bằng cách nói: ‘Con đã để lại một món tiền trị giá ‘x’ đô la cho kappiya của Sư. Khi Sư cần những vật dụng cần thiết Sư cứ hỏi họ và họ sẽ dâng cho Sư những vật dụng đó.’
4. Nếu quý vị đã biết ai là kappiya của Tỳ khưu thì khi đó quý vị chỉ cần để lại món tiền cho kappiya và thông báo cho Tỳ khưu như mục 3 ở trên.
Xin đọc kỹ những điều trên và lưu ý tới những gì được nói trong đó. Thủ tục ở trên được Đức Phật cho phép trong phần được gọi là ‘thừa nhận mendaka’. Nó được tìm thấy trong Bhesajja Khandhaka của Mahavagga (Đại Phẩm) trong Vinaya Pitaka (Tạng Luật) và đây là bản dịch của nó:
Các Tỳ khưu, có những người có niềm tin và lòng tôn kính và nếu họ giao phó tiền cho một kappiya và chỉ dẫn cho người này: ’Với số tiền này xin cúng dường những vật dụng cần thiết được cho phép cho vị Sư này,’ thì các Tỳ khưu, ta cho phép các ông nhận mọi vật dụng cần thiết được phép nhận và được mua bằng số tiền này, nhưng các Tỳ khưu, ta chẳng thể nào cho phép nhận hay tìm kiếm tiền bạc.
Cũng có một giới luật được gọi là Raja sikkhapada, giới luật thứ mười của Kathina Vagga (phẩm Dâng Y) trong mục Nissaggiya Pacittiya (Ni tát kỳ ba la dật đề pháp) của Patimokkha (Giới bổn Tỳ khưu) mang lại kiến thức thích đáng. Nó được dịch như sau:
Nếu một vị vua, một người bà la môn viên chức của nhà vua, hay một cư sĩ gởi người đưa tin (sứ giả) cùng một món tiền để mua một bộ y cho một Tỳ khưu và nói: ‘Sau khi mua một bộ y bằng số tiền này, hãy cúng dường nó cho một Tỳ khưu nào đó,’ và nếu sứ giả ấy tới tiếp xúc với vị Tỳ khưu và nói: ‘Thưa Sư, tiền để mua một bộ y đã được mang tới đây cho Sư. Xin hãy nhận tiền này để mua một bộ y.’ Khi ấy vị Tỳ khưu đó nói với sứ giả: ‘Chúng tôi không nhận tiền để mua một bộ y, chúng tôi nhận y nếu chúng được dâng cúng vào một thời điểm thích hợp và nếu chúng được cho phép.’
Khi ấy nếu sứ giả nói: ‘Thưa Sư, ai là người phục vụ cho Sư?’ Lúc đó nếu Tỳ khưu muốn có một bộ y thì ông chỉ rõ người phục vụ, người này là một thị giả của tu viện hay là một cư sĩ. Tỳ khưu nói: ‘Người đó phục vụ cho các Tỳ khưu.’
Nếu sau khi sứ giả đã chỉ dẫn cho người phục vụ, sứ giả tiếp xúc với Tỳ khưu và nói: ‘Con đã chỉ dẫn cho người Sư chỉ định. Xin Sư tiếp xúc với người ấy vào một lúc thích hợp, ông ta sẽ dâng cho Sư một bộ y.’ Như vậy một Tỳ khưu muốn có một bộ y sau khi tiếp xúc với người phục vụ đó, có thể hỏi hay nhắc ông ta hai hay ba lần: ‘Tôi cần một bộ y.’ Nếu sau khi hỏi hay nhắc hai hay ba lần, Tỳ kheo nhận được bộ y thì điều đó thật tốt. Nếu Tỳ kheo không nhận được y thì ông có thể đứng yên lặng trong bốn, năm, hay sáu lần để nhận được bộ y đó. Nếu sau khi đứng yên lặng trong bốn, năm hay sáu lần ông nhận được bộ y thì điều đó thật tốt. Nếu ông phải nỗ lực hơn thế và nhận được bộ y thì đó là một vi phạm nissaggiya pacittiya.
Nếu Tỳ kheo không nhận được bộ y đó thì đích thân ông đi gặp hay gởi một sứ giả tới gặp người đã gởi tiền để mua y và nói: ‘Số tiền để mua một bộ y cho Tỳ khưu mà ông gởi đã không mang lại điều gì cho vị Tỳ khưu đó, hãy cố gắng thu hồi số tiền của ông để nó không bị thất lạc.’ Đây là điều nên làm.
(Trích Phần I của Cuộc Đời Không Bị Tiền Bạc Trói Buộc_Tỳ khưu Dhamminda - Thanh Liên dịch).
Chắc chắn là quý vị đã để ý thấy đại đa số các tu sĩ nhận và sử dụng tiền bạc. Đây là một trong những yếu tố sẽ dẫn tới việc Giáo Pháp của Đức Phật biến mất. Quý vị có thể góp phần để duy trì Phật Pháp được tồn tại bằng cách học tập cách cúng dường những vật dụng cần thiết được cho phép.
Trong mục này chúng ta sẽ liệt kê những điểm chính mà một cư sĩ nên ghi nhớ để một tu sĩ (Tỳ khưu) có thể có được những vật dụng cần thiết mà không vi phạm những giới luật của Vinaya (Tạng Luật).
1. Không bao giờ cúng dường tiền cho các Tỳ khưu, nhưng chỉ cúng dường những vật dụng cần thiết được cho phép chẳng hạn như các bộ y, thuốc men, sách, hay vé để đi lại. Nếu quý vị không chắc chắn về những gì một Tỳ khưu cần có thì quý vị có thể hỏi họ, hoặc mời họ yêu cầu quý vị nếu họ cần thứ gì đó.
2. Một ngân quỹ dành để mua những vật dụng cần thiết có thể được để lại cho một kappiya (người phục vụ cho một Tỳ khưu) và ông ta nên được chỉ dẫn để mua và cúng dường những vật dụng cần thiết cho một Tỳ khưu, một nhóm Tỳ khưu, hay Tăng đoàn của một tu viện. Đừng hỏi Tỳ khưu: ‘Nên trao số tiền này cho ai?’ Nếu quý vị hỏi theo cách này thì một Tỳ khưu không được phép chỉ rõ một kappiya. Chỉ nên nói: ‘Thưa Sư, con muốn cúng dường những vật dụng cần thiết cho Sư. Ai là kappiya của Sư?’
3. Khi đã cho kappiya biết, quý vị thông báo cho Tỳ khưu bằng cách nói: ‘Con đã để lại một món tiền trị giá ‘x’ đô la cho kappiya của Sư. Khi Sư cần những vật dụng cần thiết Sư cứ hỏi họ và họ sẽ dâng cho Sư những vật dụng đó.’
4. Nếu quý vị đã biết ai là kappiya của Tỳ khưu thì khi đó quý vị chỉ cần để lại món tiền cho kappiya và thông báo cho Tỳ khưu như mục 3 ở trên.
Xin đọc kỹ những điều trên và lưu ý tới những gì được nói trong đó. Thủ tục ở trên được Đức Phật cho phép trong phần được gọi là ‘thừa nhận mendaka’. Nó được tìm thấy trong Bhesajja Khandhaka của Mahavagga (Đại Phẩm) trong Vinaya Pitaka (Tạng Luật) và đây là bản dịch của nó:
Các Tỳ khưu, có những người có niềm tin và lòng tôn kính và nếu họ giao phó tiền cho một kappiya và chỉ dẫn cho người này: ’Với số tiền này xin cúng dường những vật dụng cần thiết được cho phép cho vị Sư này,’ thì các Tỳ khưu, ta cho phép các ông nhận mọi vật dụng cần thiết được phép nhận và được mua bằng số tiền này, nhưng các Tỳ khưu, ta chẳng thể nào cho phép nhận hay tìm kiếm tiền bạc.
Cũng có một giới luật được gọi là Raja sikkhapada, giới luật thứ mười của Kathina Vagga (phẩm Dâng Y) trong mục Nissaggiya Pacittiya (Ni tát kỳ ba la dật đề pháp) của Patimokkha (Giới bổn Tỳ khưu) mang lại kiến thức thích đáng. Nó được dịch như sau:
Nếu một vị vua, một người bà la môn viên chức của nhà vua, hay một cư sĩ gởi người đưa tin (sứ giả) cùng một món tiền để mua một bộ y cho một Tỳ khưu và nói: ‘Sau khi mua một bộ y bằng số tiền này, hãy cúng dường nó cho một Tỳ khưu nào đó,’ và nếu sứ giả ấy tới tiếp xúc với vị Tỳ khưu và nói: ‘Thưa Sư, tiền để mua một bộ y đã được mang tới đây cho Sư. Xin hãy nhận tiền này để mua một bộ y.’ Khi ấy vị Tỳ khưu đó nói với sứ giả: ‘Chúng tôi không nhận tiền để mua một bộ y, chúng tôi nhận y nếu chúng được dâng cúng vào một thời điểm thích hợp và nếu chúng được cho phép.’
Khi ấy nếu sứ giả nói: ‘Thưa Sư, ai là người phục vụ cho Sư?’ Lúc đó nếu Tỳ khưu muốn có một bộ y thì ông chỉ rõ người phục vụ, người này là một thị giả của tu viện hay là một cư sĩ. Tỳ khưu nói: ‘Người đó phục vụ cho các Tỳ khưu.’
Nếu sau khi sứ giả đã chỉ dẫn cho người phục vụ, sứ giả tiếp xúc với Tỳ khưu và nói: ‘Con đã chỉ dẫn cho người Sư chỉ định. Xin Sư tiếp xúc với người ấy vào một lúc thích hợp, ông ta sẽ dâng cho Sư một bộ y.’ Như vậy một Tỳ khưu muốn có một bộ y sau khi tiếp xúc với người phục vụ đó, có thể hỏi hay nhắc ông ta hai hay ba lần: ‘Tôi cần một bộ y.’ Nếu sau khi hỏi hay nhắc hai hay ba lần, Tỳ kheo nhận được bộ y thì điều đó thật tốt. Nếu Tỳ kheo không nhận được y thì ông có thể đứng yên lặng trong bốn, năm, hay sáu lần để nhận được bộ y đó. Nếu sau khi đứng yên lặng trong bốn, năm hay sáu lần ông nhận được bộ y thì điều đó thật tốt. Nếu ông phải nỗ lực hơn thế và nhận được bộ y thì đó là một vi phạm nissaggiya pacittiya.
Nếu Tỳ kheo không nhận được bộ y đó thì đích thân ông đi gặp hay gởi một sứ giả tới gặp người đã gởi tiền để mua y và nói: ‘Số tiền để mua một bộ y cho Tỳ khưu mà ông gởi đã không mang lại điều gì cho vị Tỳ khưu đó, hãy cố gắng thu hồi số tiền của ông để nó không bị thất lạc.’ Đây là điều nên làm.
(Trích Phần I của Cuộc Đời Không Bị Tiền Bạc Trói Buộc_Tỳ khưu Dhamminda - Thanh Liên dịch).