Tâm tư càng giản đơn, trong lòng càng bình an
Ngày đăng: 23:23:02 21-11-2018 . Xem: 956
Có người nói, trong thế giới ồn ào và hỗn loạn này, hãy cứ làm một người giản đơn. Hãy để mặt hồ và cảnh sắc núi non tự tô điểm cho thiên nhiên tươi đẹp. Hãy cứ để đám đông đi xa hoặc ta bước qua họ. Và hãy để những huyên náo thế gian ồn ào trôi qua.
Càng đến tuổi trung niên, ta lại càng nhận ra: hai chữ “giản đơn” mới thực là cuộc sống.
Không chạy theo danh lợi, sống vui vẻ hạnh phúc
Những năm 80 của thế kỷ 20, Đại học Princeton (Mỹ) đã mời nhà văn Tiền Chung Thư đến giảng dạy. Yêu cầu của họ rất đơn giản, chỉ cần ông giảng bài 40 phút mỗi tuần, và tiền thù lao cho 12 lần giảng là 160.000 đô la. Hơn nữa, không chỉ việc ăn ở của ông là do trường lo liệu, mà ông còn có thể đem theo vợ đi cùng. Đãi ngộ hậu hĩnh là vậy nhưng Tiền Chung Thư vẫn một mực từ chối.
Học giả Henry David Thoreau từng nói: “Tài sản dư thừa chỉ có thể mua được thứ dư thừa, còn những gì tâm hồn thực sự cần thì không đáng phải tiêu tiền”. Kỳ thực điều tâm hồn thực sự cần chỉ là một số thứ giản đơn như ánh nắng, không khí, sức khỏe và giấc ngủ ngon.
Là vị học giả danh tiếng nhưng nhà văn Tiền Chung Thư luôn coi nhẹ danh lợi, cuộc sống thanh đạm mà vẫn vui vẻ hạnh phúc, quả thật đã khiến người đời ngưỡng mộ.
Càng đơn giản, cuộc sống càng thoải mái
Có một người trung niên luôn cảm thấy áp lực vì cuộc sống. Ông muốn tìm lối thoát nên đã đến gặp bậc trí giả xin thỉnh giáo.
Bậc trí giả bảo ông đeo lên lưng một chiếc sọt rỗng rồi chỉ cho ông thấy con đường phía trước và dặn: “Mỗi khi bước lên một bước, anh hãy nhặt một hòn đá cho vào sọt, sau đó cho tôi biết anh có cảm nhận gì”.
Người trung niên làm theo lời căn dặn, sau đó trả lời rằng: “Tôi cảm thấy càng đi càng nặng nề”. Trí giả nói: “Mỗi người đến với thế gian này đều cõng một cái sọt không. Chúng ta tiến bước trên đường đời, cứ mỗi bước lại nhặt một thứ cho vào sọt, vì vậy nên mới có cảm giác càng ngày càng mỏi mệt”.
Người trung niên lại hỏi: “Vậy làm sao tôi có thể giảm nhẹ gánh nặng cuộc đời?”.
Bậc trí giả nói: “Thứ đựng trong sọt đều là những gì anh tìm được ở trên đường. Nếu anh nhặt quá nhiều mà lại không vứt bỏ đi một chút, đơn giản tiến bước, thì cuộc đời sẽ càng ngày càng nặng nề áp lực”.
Quả vậy: Cuộc đời vốn không khổ, khổ là do dục vọng quá nhiều. Lòng người vốn không mệt, mệt là do tìm cầu quá nhiều. Buông bỏ dục vọng và truy cầu, trở về với sự giản đơn thuần khiết, tâm hồn mới có thể thoát ra khỏi những sợi dây trói buộc mà thăng hoa, mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp của trời đất vạn vật, làm phong phú bản thân, sống theo lý tưởng của chính mình.
Nhìn thấu thế sự mới có thể phản phác quy chân
Đời Tống có vị đại sư Thiền tông là Thanh Nguyên Duy Tín. Ông đưa ra 3 cảnh giới tham thiền: “Khi chưa tham thiền chỉ thấy núi là núi, thấy sông là sông. Cho đến sau này thấy được tri thức (Phật Pháp), có được chỗ vào, thì thấy núi không là núi, sông không là sông. Đến nay có được chỗ dừng nghỉ, thấy núi chỉ là núi, sông chỉ là sông”.
Điều này kỳ thực cũng là ba cảnh giới của đời người:
Cuộc đời khi mới bắt đầu thấy vấn đề rất đơn giản, nhìn thấy cái gì thì chính là cái đó. Đây là cảnh giới thứ nhất: thấy núi là núi, thấy sông là sông.
Thế nhưng con người càng trưởng thành càng cảm thấy thế giới phức tạp. Trong lợi ích đan xen chằng chéo, cả thân và tâm đều mệt mỏi, vì rất nhiều thứ không cần thiết mà bôn tẩu thục mạng. Đây chính là cảnh giới thứ hai: thấy núi không là núi, thấy sông không là sông.
Thế sự là giấc mộng lớn, nhân sinh mấy độ mùa thu mát lành. Nhìn thấu thế sự, phản phác quy chân (quay trở lại với chất phác, trở về với chân thật). Đó chính là cảnh giới thứ ba của đời người: thấy núi chỉ là núi, thấy sông chỉ là sông.
Đến tuổi trung niên, “giản đơn” là hai chữ quan trọng nhất
Luận về đạo Trung dung, đức Khổng Tử xưa có giảng đại ý rằng: Đi đến cái rộng lớn nhất, đến cái vi tế nhất, đến cái cao minh sáng suốt nhất thì đó là đạo Trung dung. Dù bạn có quảng đại đến đâu, cao minh thế nào, thì cuối cùng vẫn phải trở về với giản đơn. Giản đơn, trung dung, bình thường, đây mới là sự cao minh chân chính.
Con người khi mới chào đời, trần trụi, giản đơn, cái gì cũng không có. Con người lúc chết đi, đơn độc một mình, tịch mịch cô liêu, cái gì cũng không nắm giữ được, không đem theo được.
Vậy nên: Không hoài niệm ở tình, không trói buộc ở tâm, tâm không vướng bận, vui vẻ du nhàn. Không tính toán so đo được mất, không tham lam luyến tiếc duyên trần, không si mê tình ái… ấy mới là sáng suốt.
Vốn dĩ không có cuộc đời nào là thập toàn thập mỹ, không có tháng năm nào luôn vui ý thuận lòng. Bản thân ta giản đơn, cuộc sống cũng giản đơn.
Cuộc sống càng giản đơn, sinh mệnh càng phong phú. Tâm tư càng giản đơn, trong lòng càng bình an. Đời người càng giản đơn, cuộc sống càng vui vẻ. Trong thế giới hiện đại sặc sỡ sắc màu này, chúng ta nên ghi nhớ đạo lý xưa: Giản đơn mới có thể sống tự do, giản đơn mới sống hài lòng, giản đơn mới sống hạnh phúc.
Càng đến tuổi trung niên, ta lại càng nhận ra: hai chữ “giản đơn” mới thực là cuộc sống.
Không chạy theo danh lợi, sống vui vẻ hạnh phúc
Những năm 80 của thế kỷ 20, Đại học Princeton (Mỹ) đã mời nhà văn Tiền Chung Thư đến giảng dạy. Yêu cầu của họ rất đơn giản, chỉ cần ông giảng bài 40 phút mỗi tuần, và tiền thù lao cho 12 lần giảng là 160.000 đô la. Hơn nữa, không chỉ việc ăn ở của ông là do trường lo liệu, mà ông còn có thể đem theo vợ đi cùng. Đãi ngộ hậu hĩnh là vậy nhưng Tiền Chung Thư vẫn một mực từ chối.
Học giả Henry David Thoreau từng nói: “Tài sản dư thừa chỉ có thể mua được thứ dư thừa, còn những gì tâm hồn thực sự cần thì không đáng phải tiêu tiền”. Kỳ thực điều tâm hồn thực sự cần chỉ là một số thứ giản đơn như ánh nắng, không khí, sức khỏe và giấc ngủ ngon.
Là vị học giả danh tiếng nhưng nhà văn Tiền Chung Thư luôn coi nhẹ danh lợi, cuộc sống thanh đạm mà vẫn vui vẻ hạnh phúc, quả thật đã khiến người đời ngưỡng mộ.
Càng đơn giản, cuộc sống càng thoải mái
Có một người trung niên luôn cảm thấy áp lực vì cuộc sống. Ông muốn tìm lối thoát nên đã đến gặp bậc trí giả xin thỉnh giáo.
Bậc trí giả bảo ông đeo lên lưng một chiếc sọt rỗng rồi chỉ cho ông thấy con đường phía trước và dặn: “Mỗi khi bước lên một bước, anh hãy nhặt một hòn đá cho vào sọt, sau đó cho tôi biết anh có cảm nhận gì”.
Người trung niên làm theo lời căn dặn, sau đó trả lời rằng: “Tôi cảm thấy càng đi càng nặng nề”. Trí giả nói: “Mỗi người đến với thế gian này đều cõng một cái sọt không. Chúng ta tiến bước trên đường đời, cứ mỗi bước lại nhặt một thứ cho vào sọt, vì vậy nên mới có cảm giác càng ngày càng mỏi mệt”.
Người trung niên lại hỏi: “Vậy làm sao tôi có thể giảm nhẹ gánh nặng cuộc đời?”.
Bậc trí giả nói: “Thứ đựng trong sọt đều là những gì anh tìm được ở trên đường. Nếu anh nhặt quá nhiều mà lại không vứt bỏ đi một chút, đơn giản tiến bước, thì cuộc đời sẽ càng ngày càng nặng nề áp lực”.
Quả vậy: Cuộc đời vốn không khổ, khổ là do dục vọng quá nhiều. Lòng người vốn không mệt, mệt là do tìm cầu quá nhiều. Buông bỏ dục vọng và truy cầu, trở về với sự giản đơn thuần khiết, tâm hồn mới có thể thoát ra khỏi những sợi dây trói buộc mà thăng hoa, mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp của trời đất vạn vật, làm phong phú bản thân, sống theo lý tưởng của chính mình.
Nhìn thấu thế sự mới có thể phản phác quy chân
Đời Tống có vị đại sư Thiền tông là Thanh Nguyên Duy Tín. Ông đưa ra 3 cảnh giới tham thiền: “Khi chưa tham thiền chỉ thấy núi là núi, thấy sông là sông. Cho đến sau này thấy được tri thức (Phật Pháp), có được chỗ vào, thì thấy núi không là núi, sông không là sông. Đến nay có được chỗ dừng nghỉ, thấy núi chỉ là núi, sông chỉ là sông”.
Điều này kỳ thực cũng là ba cảnh giới của đời người:
Cuộc đời khi mới bắt đầu thấy vấn đề rất đơn giản, nhìn thấy cái gì thì chính là cái đó. Đây là cảnh giới thứ nhất: thấy núi là núi, thấy sông là sông.
Thế nhưng con người càng trưởng thành càng cảm thấy thế giới phức tạp. Trong lợi ích đan xen chằng chéo, cả thân và tâm đều mệt mỏi, vì rất nhiều thứ không cần thiết mà bôn tẩu thục mạng. Đây chính là cảnh giới thứ hai: thấy núi không là núi, thấy sông không là sông.
Thế sự là giấc mộng lớn, nhân sinh mấy độ mùa thu mát lành. Nhìn thấu thế sự, phản phác quy chân (quay trở lại với chất phác, trở về với chân thật). Đó chính là cảnh giới thứ ba của đời người: thấy núi chỉ là núi, thấy sông chỉ là sông.
Đến tuổi trung niên, “giản đơn” là hai chữ quan trọng nhất
Luận về đạo Trung dung, đức Khổng Tử xưa có giảng đại ý rằng: Đi đến cái rộng lớn nhất, đến cái vi tế nhất, đến cái cao minh sáng suốt nhất thì đó là đạo Trung dung. Dù bạn có quảng đại đến đâu, cao minh thế nào, thì cuối cùng vẫn phải trở về với giản đơn. Giản đơn, trung dung, bình thường, đây mới là sự cao minh chân chính.
Con người khi mới chào đời, trần trụi, giản đơn, cái gì cũng không có. Con người lúc chết đi, đơn độc một mình, tịch mịch cô liêu, cái gì cũng không nắm giữ được, không đem theo được.
Vậy nên: Không hoài niệm ở tình, không trói buộc ở tâm, tâm không vướng bận, vui vẻ du nhàn. Không tính toán so đo được mất, không tham lam luyến tiếc duyên trần, không si mê tình ái… ấy mới là sáng suốt.
Vốn dĩ không có cuộc đời nào là thập toàn thập mỹ, không có tháng năm nào luôn vui ý thuận lòng. Bản thân ta giản đơn, cuộc sống cũng giản đơn.
Cuộc sống càng giản đơn, sinh mệnh càng phong phú. Tâm tư càng giản đơn, trong lòng càng bình an. Đời người càng giản đơn, cuộc sống càng vui vẻ. Trong thế giới hiện đại sặc sỡ sắc màu này, chúng ta nên ghi nhớ đạo lý xưa: Giản đơn mới có thể sống tự do, giản đơn mới sống hài lòng, giản đơn mới sống hạnh phúc.
Theo Secretchina/ Nam Phương biên dịch