Thước đo người tu
Ngày đăng: 20:49:46 23-10-2014 . Xem: 1651
Nhiều người tu lâu năm, thường đi chùa, ăn chay, ngồi thiền, niệm Phật, làm công quả, theo học giáo lý với nhiều thầy nổi tiếng, nhưng bấy nhiêu đó có đủ để chứng minh là người này tu khá, tu đúng và đưa đến giải thoát hay không ?
>> Nhìn lại thân mình
>> Chánh kiến
>> Thực hiện Lòng từ
>> Giới luật là nền tảng căn bản của Phật giáo
>> Thấy lẽ thật đúng lý
>> Chuyển hoá khổ đau thành hạnh phúc
Có những người tu chỉ thích đến chùa làm công quả, hoặc thích tạo chùa to, tượng lớn. Có người thích nhiều chùa, đông đệ tử. Có người thích học lấy nhiều bằng cấp thế gian. Có người thích nổi tiếng, v.v... Những cái đó có phải là tu không ?
Sau đây là những tiêu chuẩn tối thiểu và căn bản để nhận xét một người tu đúng hay không ?
1. Còn ham thích tài sản, danh lợi và sắc dục hay không ?
2. Còn dễ nổi sân hay không ? Khi gặp chuyện trái ý thì giận dữ, bực tức.
3. Còn kiêu căng ngã mạn hay không ? Thích khoe khoang, điều khiển kẻ khác. Thích được khen ngợi, tâng bốc.
4. Còn chấp vào thầy tôi hay pháp môn của tôi là hay hơn hết ? Tâm tư hẹp hòi, ưa chia rẽ, bè phái.
Nếu còn 4 điều trên thì dù đã tu 30, 40 năm, ngồi thiền nhập định 6, 7 tháng, tu đủ loại pháp môn Thiền, Tịnh, Mật, tụng làu làu đủ loại kinh chú, có hàng ngàn đệ tử, viết hàng trăm cuốn sách, người này vẫn chưa tu đúng theo đạo Phật.
Ngoài ra một người tu cần phải có ít nhất những đức tính sau đây :
1. Biết làm phước, bố thí. Có những người học (đọc) nhiều kinh sách, hiểu biết giáo lý, nói đạo rất hay, nhưng không biết làm phước, bố thí, mà lại keo kiệt, bỏn sẻn, bo bo bám chặt vào tài sản, tiền bạc của mình.
2. Nói lời ái ngữ. Có người học đạo lâu năm mà không giữ gìn khẩu nghiệp, ăn nói xả láng, chê bai, chỉ trích, vu khống, bịa đặt, phỉ báng kẻ khác.
3.Từ, bi, hỷ, xả. Thiếu 4 đức tính này thì không phải là kẻ tu hành;
4.Khiêm cung và lễ độ. Càng tu thì cái ngã phải nhỏ dần và biết cung kính tôn trọng kẻ khác, nhất là các bậc trưởng thượng.
Nếu chưa có những đức tính này thì cũng chưa biết tu hoặc tu chưa đủ để sửa đổi tâm tánh.
>> Nhìn lại thân mình
>> Chánh kiến
>> Thực hiện Lòng từ
>> Giới luật là nền tảng căn bản của Phật giáo
>> Thấy lẽ thật đúng lý
>> Chuyển hoá khổ đau thành hạnh phúc
Có những người tu chỉ thích đến chùa làm công quả, hoặc thích tạo chùa to, tượng lớn. Có người thích nhiều chùa, đông đệ tử. Có người thích học lấy nhiều bằng cấp thế gian. Có người thích nổi tiếng, v.v... Những cái đó có phải là tu không ?
Sau đây là những tiêu chuẩn tối thiểu và căn bản để nhận xét một người tu đúng hay không ?
1. Còn ham thích tài sản, danh lợi và sắc dục hay không ?
2. Còn dễ nổi sân hay không ? Khi gặp chuyện trái ý thì giận dữ, bực tức.
3. Còn kiêu căng ngã mạn hay không ? Thích khoe khoang, điều khiển kẻ khác. Thích được khen ngợi, tâng bốc.
4. Còn chấp vào thầy tôi hay pháp môn của tôi là hay hơn hết ? Tâm tư hẹp hòi, ưa chia rẽ, bè phái.
Nếu còn 4 điều trên thì dù đã tu 30, 40 năm, ngồi thiền nhập định 6, 7 tháng, tu đủ loại pháp môn Thiền, Tịnh, Mật, tụng làu làu đủ loại kinh chú, có hàng ngàn đệ tử, viết hàng trăm cuốn sách, người này vẫn chưa tu đúng theo đạo Phật.
Ngoài ra một người tu cần phải có ít nhất những đức tính sau đây :
1. Biết làm phước, bố thí. Có những người học (đọc) nhiều kinh sách, hiểu biết giáo lý, nói đạo rất hay, nhưng không biết làm phước, bố thí, mà lại keo kiệt, bỏn sẻn, bo bo bám chặt vào tài sản, tiền bạc của mình.
2. Nói lời ái ngữ. Có người học đạo lâu năm mà không giữ gìn khẩu nghiệp, ăn nói xả láng, chê bai, chỉ trích, vu khống, bịa đặt, phỉ báng kẻ khác.
3.Từ, bi, hỷ, xả. Thiếu 4 đức tính này thì không phải là kẻ tu hành;
4.Khiêm cung và lễ độ. Càng tu thì cái ngã phải nhỏ dần và biết cung kính tôn trọng kẻ khác, nhất là các bậc trưởng thượng.
Nếu chưa có những đức tính này thì cũng chưa biết tu hoặc tu chưa đủ để sửa đổi tâm tánh.
Thích Trí Siêu