Lắng nghe với trái tim từ bi
Ngày đăng: 13:11:44 17-03-2014 . Xem: 1967
Bạch đức Thế Tôn, con biết là con phải có thời gian để thực tập lắng nghe theo hạnh đức Bồ Tát Quan Thế Âm. Con đã nhận thấy là dù thiện chí lắng nghe của con có lớn cách mấy đi nữa, mà nếu trong khi lắng nghe, những tâm hành hờn tủi được đánh động, thì sự lắng nghe sẽ trở thành khó khăn. Có thể người kia chưa biết thực tập ái ngữ. Lời nói của người kia có thể còn mang chất liệu trách móc, phán xét và buộc tội, và vì vậy trong khi người kia nói, những hạt giống buồn giận, ganh tỵ và bực bội trong con được tưới tẩm và khi những tâm hành buồn giận, ganh tỵ và bực bội ấy phát khởi thì con sẽ đánh mất khả năng lắng nghe của con.
Con biết trong trường hợp ấy, con sẽ không còn tiếp tục lắng nghe được nữa, cánh cửa trái tim của con sẽ khép lại và dù con không nói gì, người kia cũng sẽ có cảm giác là đang nói với một bức tường. Vì vậy cho nên nghe lời đức Thế Tôn, mỗi khi tâm hành bực bội và buồn giận nổi lên, con phải trở về hơi thở, thở thật nhẹ, để ôm lấy chúng và để tự nhắc nhở: "Mình lắng nghe đây là để cho người kia có dịp nói lên những đau khổ của họ, để giúp cho họ giải tỏa bớt năng lượng của sầu khổ, và sự thực tập lắng nghe của mình là một sự thực tập từ bi. Nếu mình không có từ bi trong trái tim mình trong lúc này thì mình đang không thực tập lắng nghe thực sự". Thực tập như thế giúp năng lượng từ bi phát hiện trở lại trong trái tim con, và con có thể tiếp tục thực tập lắng nghe. Nếu con không thành công thì con phải xin lỗi người đang nói. Con sẽ nói: "Em xin lỗi anh, chị xin lỗi em, con xin lỗi mẹ, hôm nay con không được khỏe; con sẽ xin tiếp tục lắng nghe anh, lắng nghe chị, lắng nghe mẹ vào ngày mai".Con xin hứa là con sẽ không để cho con rơi vào cái bẫy của sự thực tập hình thức. Con xin sám hối với đức Thế Tôn về những lần thực tập lắng nghe thất bại trong quá khứ, và nguyện sẽ làm hay hơn trong những dịp lắng nghe tương lai.
Con biết trong trường hợp ấy, con sẽ không còn tiếp tục lắng nghe được nữa, cánh cửa trái tim của con sẽ khép lại và dù con không nói gì, người kia cũng sẽ có cảm giác là đang nói với một bức tường. Vì vậy cho nên nghe lời đức Thế Tôn, mỗi khi tâm hành bực bội và buồn giận nổi lên, con phải trở về hơi thở, thở thật nhẹ, để ôm lấy chúng và để tự nhắc nhở: "Mình lắng nghe đây là để cho người kia có dịp nói lên những đau khổ của họ, để giúp cho họ giải tỏa bớt năng lượng của sầu khổ, và sự thực tập lắng nghe của mình là một sự thực tập từ bi. Nếu mình không có từ bi trong trái tim mình trong lúc này thì mình đang không thực tập lắng nghe thực sự". Thực tập như thế giúp năng lượng từ bi phát hiện trở lại trong trái tim con, và con có thể tiếp tục thực tập lắng nghe. Nếu con không thành công thì con phải xin lỗi người đang nói. Con sẽ nói: "Em xin lỗi anh, chị xin lỗi em, con xin lỗi mẹ, hôm nay con không được khỏe; con sẽ xin tiếp tục lắng nghe anh, lắng nghe chị, lắng nghe mẹ vào ngày mai".Con xin hứa là con sẽ không để cho con rơi vào cái bẫy của sự thực tập hình thức. Con xin sám hối với đức Thế Tôn về những lần thực tập lắng nghe thất bại trong quá khứ, và nguyện sẽ làm hay hơn trong những dịp lắng nghe tương lai.
Nguồn www.langmai.org