Thực hành phương pháp định tâm
Ngày đăng: 04:05:55 03-06-2015 . Xem: 7030
Thực hành phương pháp định tâm gồm các giai đoạn như sau:
1. Chuẩn bị
Cần một chiếc gối mềm giúp chân khỏi tê khi ngồi lên. Hành giả ngồi thế bán già (gác một chân lên bắp vế chân kia) hoặc kiết già (hai chân gác chéo lên nhau) đều được. Có thể ngồi trên ghế hay trên bậc cấp.
2. Bắt đầu
Ngồi thẳng lưng, lưỡi để chạm nhẹ vào bên trong hàm răng trên. Tay phải chồng lên tay trái, để gần rốn hoặc hai tay bắt ấn Tam muội và để trên đầu gối. Mắt nhắm nhẹ nhàng.
3. Chú ý hơi thở
Cách định tâm dễ nhất và có kết quả nhất là Thiền thở (Breathing Meditation). Thiền gia gọi là "Quán sổ tức" (đếm hơi thở). Thiền Thở là tập trung chú ý hơi thở ra vào.
Đầu tiên, hít vào thật sâu bằng mũi để buồng phổi căng lên. Kế tiếp, thở ra bằng miệng cho hết lượng không khí trong phổi. Hít vào, thở ra như vậy ba lần.
Sau đó, hít vào, thở ra bằng mũi như bình thường, nhưng tâm trí phải dỏi theo sự hít vào và thở ra mà không suy nghĩ một vấn đề nào khác, rồi bắt đầu đếm 1. Hít vào, thở ra, đếm 2. Hít vào thở ra, đếm 3.
Cứ hít thở như thế và tiếp tục đếm 4, 5. Rồi đếm trở lại 1, 2, 3, 4, 5. Có thể đếm đến 10, rồi trở về 1. Chú ý, không nên đếm quá 10 và ít hơn 5, vì khó tập trung tâm.
Sau khi tâm được an định, hành giả không cần đếm mà tập trung tâm theo hơi thở vào hơi thở ra (gọi là tùy tức). Hoặc tập trung tâm vào một điểm giữa hai chân mày, trên chóp mũi, trên đỉnh đầu hoặc một hình tượng, một màu sắc (trắng, đen,…).
4. Xả Thiền
Hành giả lấy hai bàn tay xoa vào nhau khoảng 4, 5 lần. Dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa vuốt nhẹ xung quanh vành mắt. Sau đó, hai bàn tay xoa nhẹ lên mặt. Kế tiếp, xoa lại hai bàn tay, rồi thoa lên lưng (quần), lên chân để chống đau lưng và tê chân nếu có.
Tác dụng của phương pháp định tâm
Điểm cốt yếu của phương pháp định tâm là dõi theo hơi thở. Tại sao phải dõi theo hơi thở? Bởi tâm và thân của chúng ta không hợp nhất với nhau. Tâm thường rong ruổi lang thang với những thứ không ích lợi như tham lam, sân hận, lo âu, sợ hãi, buồn phiền… Tâm cảnh này sẽ đưa con người đến tình trạng căng thẳng. Mà căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính sinh ra bệnh tật.
Khi dõi theo sự hít vào và thở ra, tâm ta sẽ lắng dịu, an lạc, vui vẻ. Các chất hooc-môn không có cơ hội sinh ra, và bệnh tật được thuyên giảm.
Thiền thở (quán sổ tức) là một trong những cách dễ nhất để định tâm mà Đức Phật đã chỉ dạy trong kinh "Quán niệm hơi thở" (Anapanasati sutta). Hầu hết chư Tôn đức Tăng Ni khuyên theo pháp Quán sổ tức. BS Andrew Weil - một chuyên gia nổi tiếng với phương pháp thiền mang tên ông cũng đề nghị sử dụng pháp Thiền Thở để định tâm.
Những người tu thiền Tịnh độ phần lớn truyền qua Tây phương từ Nhật Tào Động (Jodo-shin) hay theo các đạo tràng Pháp Hoa, có thể định tâm bằng cách niệm danh hiệu Phật, niệm Nam mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, hay tụng kinh Pháp Hoa. Nếu hành giả định được tâm thì Thiền, Tịnh, Mật và Pháp Hoa Tông… đều có khả năng chữa trị bệnh tật.
Cụ thể, người tu Tịnh Độ, hít vào không niệm, thở ra niệm "A Di Đà Phật". Đạo tràng Pháp Hoa: Hít vào không niệm, thở ra niệm "Diệu Pháp Liên Hoa" hoặc niệm danh hiệu Phật.
Đức Phật giáng trần để cứu độ cho tất cả chúng sanh, chứ không phải chỉ dành riêng cho người phật tử. Do đó tín đồ các tôn giáo khác cũng có thể ngồi thiền để chữa bệnh, vì Thiền không mang tính tôn giáo. Và dĩ nhiên là không bao giờ có trường hợp bị cải đạo. Ví dụ, người theo Thiên Chúa Giáo cũng có thể lần chuỗi Mân côi để định tâm.
Nếu thiền đúng cách và định được tâm thì chúng ta sẽ nhận biết nhịp đập của tim giảm xuống, và cảm nhận được sự an lạc ngay lập tức. Nếu định được tâm liên tục trên 25 phút, chúng ta sẽ cảm nhận một làn "sóng" chạy nhẹ nhàng trong cơ thể. Và con người cảm thấy rất an lạc hạnh phúc ngay trong giờ phút ngồi thiền.
Mỗi ngày ngồi thiền hai lần, mỗi lần khoảng 20 phút, chúng ta sẽ tránh được nhiều bệnh tật. Một ngày có 24 giờ mà hành giả chỉ ngồi thiền được khoảng 1 giờ, vậy 23 giờ còn lại thì như thế nào?
Câu trả lời là: An vui thì khỏe mạnh, ưu phiền sẽ ốm đau. Có lẻ đây là câu trả lời ngắn mà đúng nhất. Lúc nào có niềm an lạc, tâm không tham sân si…thì đó là thiền, là sức khỏe.
1. Chuẩn bị
Cần một chiếc gối mềm giúp chân khỏi tê khi ngồi lên. Hành giả ngồi thế bán già (gác một chân lên bắp vế chân kia) hoặc kiết già (hai chân gác chéo lên nhau) đều được. Có thể ngồi trên ghế hay trên bậc cấp.
2. Bắt đầu
Ngồi thẳng lưng, lưỡi để chạm nhẹ vào bên trong hàm răng trên. Tay phải chồng lên tay trái, để gần rốn hoặc hai tay bắt ấn Tam muội và để trên đầu gối. Mắt nhắm nhẹ nhàng.
3. Chú ý hơi thở
Cách định tâm dễ nhất và có kết quả nhất là Thiền thở (Breathing Meditation). Thiền gia gọi là "Quán sổ tức" (đếm hơi thở). Thiền Thở là tập trung chú ý hơi thở ra vào.
Đầu tiên, hít vào thật sâu bằng mũi để buồng phổi căng lên. Kế tiếp, thở ra bằng miệng cho hết lượng không khí trong phổi. Hít vào, thở ra như vậy ba lần.
Sau đó, hít vào, thở ra bằng mũi như bình thường, nhưng tâm trí phải dỏi theo sự hít vào và thở ra mà không suy nghĩ một vấn đề nào khác, rồi bắt đầu đếm 1. Hít vào, thở ra, đếm 2. Hít vào thở ra, đếm 3.
Cứ hít thở như thế và tiếp tục đếm 4, 5. Rồi đếm trở lại 1, 2, 3, 4, 5. Có thể đếm đến 10, rồi trở về 1. Chú ý, không nên đếm quá 10 và ít hơn 5, vì khó tập trung tâm.
Sau khi tâm được an định, hành giả không cần đếm mà tập trung tâm theo hơi thở vào hơi thở ra (gọi là tùy tức). Hoặc tập trung tâm vào một điểm giữa hai chân mày, trên chóp mũi, trên đỉnh đầu hoặc một hình tượng, một màu sắc (trắng, đen,…).
4. Xả Thiền
Hành giả lấy hai bàn tay xoa vào nhau khoảng 4, 5 lần. Dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa vuốt nhẹ xung quanh vành mắt. Sau đó, hai bàn tay xoa nhẹ lên mặt. Kế tiếp, xoa lại hai bàn tay, rồi thoa lên lưng (quần), lên chân để chống đau lưng và tê chân nếu có.
Tác dụng của phương pháp định tâm
Điểm cốt yếu của phương pháp định tâm là dõi theo hơi thở. Tại sao phải dõi theo hơi thở? Bởi tâm và thân của chúng ta không hợp nhất với nhau. Tâm thường rong ruổi lang thang với những thứ không ích lợi như tham lam, sân hận, lo âu, sợ hãi, buồn phiền… Tâm cảnh này sẽ đưa con người đến tình trạng căng thẳng. Mà căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính sinh ra bệnh tật.
Khi dõi theo sự hít vào và thở ra, tâm ta sẽ lắng dịu, an lạc, vui vẻ. Các chất hooc-môn không có cơ hội sinh ra, và bệnh tật được thuyên giảm.
Thiền thở (quán sổ tức) là một trong những cách dễ nhất để định tâm mà Đức Phật đã chỉ dạy trong kinh "Quán niệm hơi thở" (Anapanasati sutta). Hầu hết chư Tôn đức Tăng Ni khuyên theo pháp Quán sổ tức. BS Andrew Weil - một chuyên gia nổi tiếng với phương pháp thiền mang tên ông cũng đề nghị sử dụng pháp Thiền Thở để định tâm.
Những người tu thiền Tịnh độ phần lớn truyền qua Tây phương từ Nhật Tào Động (Jodo-shin) hay theo các đạo tràng Pháp Hoa, có thể định tâm bằng cách niệm danh hiệu Phật, niệm Nam mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, hay tụng kinh Pháp Hoa. Nếu hành giả định được tâm thì Thiền, Tịnh, Mật và Pháp Hoa Tông… đều có khả năng chữa trị bệnh tật.
Cụ thể, người tu Tịnh Độ, hít vào không niệm, thở ra niệm "A Di Đà Phật". Đạo tràng Pháp Hoa: Hít vào không niệm, thở ra niệm "Diệu Pháp Liên Hoa" hoặc niệm danh hiệu Phật.
Đức Phật giáng trần để cứu độ cho tất cả chúng sanh, chứ không phải chỉ dành riêng cho người phật tử. Do đó tín đồ các tôn giáo khác cũng có thể ngồi thiền để chữa bệnh, vì Thiền không mang tính tôn giáo. Và dĩ nhiên là không bao giờ có trường hợp bị cải đạo. Ví dụ, người theo Thiên Chúa Giáo cũng có thể lần chuỗi Mân côi để định tâm.
Nếu thiền đúng cách và định được tâm thì chúng ta sẽ nhận biết nhịp đập của tim giảm xuống, và cảm nhận được sự an lạc ngay lập tức. Nếu định được tâm liên tục trên 25 phút, chúng ta sẽ cảm nhận một làn "sóng" chạy nhẹ nhàng trong cơ thể. Và con người cảm thấy rất an lạc hạnh phúc ngay trong giờ phút ngồi thiền.
Mỗi ngày ngồi thiền hai lần, mỗi lần khoảng 20 phút, chúng ta sẽ tránh được nhiều bệnh tật. Một ngày có 24 giờ mà hành giả chỉ ngồi thiền được khoảng 1 giờ, vậy 23 giờ còn lại thì như thế nào?
Câu trả lời là: An vui thì khỏe mạnh, ưu phiền sẽ ốm đau. Có lẻ đây là câu trả lời ngắn mà đúng nhất. Lúc nào có niềm an lạc, tâm không tham sân si…thì đó là thiền, là sức khỏe.