Khi chết ta sẽ đi về đâu ?
Ngày đăng: 12:05:27 20-12-2014 . Xem: 5236
Tùy theo nghiệp nhân con người đã gây tạo trong qúa khứ có sai khác, mà đến khi lâm chung mỗi người hấp hối đều có những biểu hiện lâm chung khác nhau. Hoặc có người biết trước giờ chết vui vẻ niệm Phật mà chết, hoặc có người đầy sự thảng thốt, run sợ… thậm chí có người khi sắp chết đã có những tướng biểu hiện của các cảnh giới Ngạ quỷ, Súc sanh… Như thế tuỳ theo nghiệp nhân thiện hay ác mà con người sắp chết có những biểu hiện lâm chung khổ đau hay hạnh phúc để rồi tái sanh về cảnh giới lành hay dữ. Chung quy, cảnh giới mà con người tái sanh là cảnh giới tương ưng với sự khao khát và thoả mãn tự thân của mỗi người.
CÁC CẢNH GIỚI TÁI SANH
A. DẪN NHẬP:
Tựu trung các cảnh giới mà con người sẽ tái sanh vào là cảnh giới gì ? Do động lực căn bản nào dẫn dắt thần thức con người đi tái sanh? Sự thọ dụng khổ đau hay hạnh phúc của từng cảnh giới ra sao? Nỗi bình an hay hốt hoảng để tương ứng với từng cảnh giới chuẩn bị tái sanh của con người như thế nào? Các yếu tố cần và đủ để biện minh về sự hình thành một cảnh giới là yếu tố gì? Đó là những vấn đề mà người Phật tử chúng ta không thể không biết.
B. CHÁNH ĐỀ
I. NGHIỆP VÀ CÁC CẢNH GIỚI TÁI SANH
1. Nghiệp – Nhân tố quyết định cho sự tái sanh:
Theo quan điểm đạo Phật con người sau khi chết không phải là mất hẳn, đó chỉ là một trạng thái biến dạng của nghiệp thức. Thể xác phân tán nhưng phần tâm thức tiếp tục cuộc truy cầu trong sự khao khát được thoả mãn về đối tượng ( cảnh giới) tương ứng. Và cứ như thế con người chúng ta khi chưa đạt đến Thánh vị, thì mãi luẩn quẩn trong cuộc rượt bóng bắt hình nơi trò chơi luân hồi huyễn mộng hư hư thực thực này.
Ai là tác giả của cuộc chơi hư hư thực thực này ? Đó chính là nghiệp- là nguyên động lực dẫn dắt con người đi vào tái sanh trong các cảnh giới luân hồi. Nghiệp là những hành động có tác ý, từ nghiệp tạo thành sức mạnh của nghiệp hay còn gọi là nghiệp lực. Nghiệp lực chi phối tái sanh của con người qua một trong bốn loại sau:
a. Cực trọng nghiệp : Nghĩa là những hành động trọng yếu hay là những hành nghiệp nhân cực trọng. Nếu Cực trọng nghiệp thuộc về loại bất thiện đó là những nghiệp như : Ngũ nghịch, Thập ác. Bằng như Cực trọng nghiệp thuộc về loại thiện đó là những nghiệp như: Người chứng đắc các quả vị tứ thiền sắc giới trở lên.
b. Tập quán nghiệp: Còn gọi là Thường nghiệp. Tập quán nghiệp là những việc làm, lời nói hàng ngày chúng ta hay làm và thường nhớ đến ưa thích hơn hết. Những thói quen lành hay dữ dần dần uốn nắn tạo thành bản chất của con người. Ngay trong lúc vô thức đôi lúc nó vẫn hiện khởi. Trong các loại nghiệp thì nghiệp này đóng vai trò rất quan trọng.
c. Tích lũy nghiệp: Đời sống của con người hôm nay là sự tích góp bởi vô số các nghiệp từ trong quá khứ đã tạo. Trong sự luân hồi bất tận con người ai cũng đã tích luỹ cho mình một số lượng lớn tài sản nghiệp. Như thế, Tích luỹ nghiệp là những nghiệp do tích luỹ nhiều đời. Nghiệp này có công năng dẫn dắt con người đi tái sanh, khi ba loại nghiệp trên vắng mặt.
d. Cận tử nghiệp: là nghiệp nhân sau cùng con người nhớ tưởng lúc lâm chung. Tâm niệm sau cùng của con người nếu là niệm ác tức sẽ tái sanh vào một trong các cảnh khổ. Tâm niệm sau cùng của con người nếu là niệm thiện tức sẽ tái sanh vào một trong các cảnh giới lành, đây gọi là Cận tử nghiệp.
Khi con người lâm chung, nếu không có Cực trọng nghiệp hay Tập quán nghiệp nào làm động cơ cho sự thúc đẩy tái sanh thì Cận tử nghiệp sẽ dẫn dắt con người thọ sanh. Hoặc nếu không có cả ba loại nghiệp kể trên thì Tích luỹ nghiệp sẽ dẫn dắt con người tái sanh.
2. Các cảnh giới tái sanh:
Trong vũ trụ mênh mông có tất cả mười cảnh giới mà tuỳ theo nghiệp lực của mỗi người tạo ra, tương ứng để tái sanh vào một trong mười cảnh giới đó. Mười cảnh giới đó bao gồm bốn cảnh giới Thánh và sáu cảnh giới phàm.
Thần thức con người sau khi chết sẽ có hai tình huống xảy ra. Nếu người nào có công phu tu hành đạt đến được cảnh giới nghiệp sạch tình không, tuỳ mức đoạn vô minh vi tế có sâu hay cạn hoặc dứt sạch mà sanh về một trong bốn cảnh giới Thánh là Phật, Bồ Tát, Duyên giác và Thanh Văn. Hoặc như người nào tuy tu hành nhưng chưa đoạn được phiền não, chưa đạt đến cảnh giới nghiệp sạch tình không…nhưng do tâm nguyện khẩn thiết cầu sanh thế giới Cực lạc và thường trì Thánh hiệu Phật A Di Đà, người đó cũng được thoát ly sanh tử, khi lâm chung được vãng sanh về thế giới Tịnh độ của chư Phật, lần hồi tiến tu cho đến ngày thành Phật.
Còn bằng người nào còn nghiệp sau khi chết đều phải tái sanh vào một trong sáu cảnh giới luân hồi. Tuỳ theo nghiệp nhân quả của mỗi con người có sai khác mà họ phải sanh vào cảnh giới khổ đau hay hạnh phúc. Sáu cảnh giới mà con người phải luân hồi qua lại đó là: Thiên đạo, Nhân đạo, A tu la đạo, Súc sanh đạo, Ngạ quỷ đạo và Điạ ngục đạo. Trong đó hai cảnh giới đầu là cảnh giới thiện đạo đây là cảnh giới hạnh phúc, bốn cảnh giới sau là cảnh giới ác đạo là cảnh giới khổ đau. Chung quy, con người trong dòng sống bất tận, phần nhiều vì vô minh che lấp tạo ra các nghiệp lành hay dữ rồi phải tùy theo nghiệp lành hay dữ mà tái sanh vào một trong sáu cảnh giới luân hồi.
II. Luân hồi trong lục đạo
Trong phạm vi bài viết chúng tôi xin trình bày giản lược về cảnh giới thọ dụng và nghiệp nhân tái sanh, biểu hiện lâm chung… trong sáu cảnh giới luân hồi và cảnh giới Tịnh độ mà thôi. Nơi cảnh giới Tịnh độ chúng tôi triển khai về cảnh giới Tây phương Tịnh độ (thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà) làm đại biểu.
1. Sanh về ác đạo
a. Địa ngục đạo:
Địa ngục tiếng phạn là Nại lạc ca, có nghĩa là Khổ cụ, Phi đạo, Ác nhân… Địa ngục là cảnh giới trong đó không có hạnh phúc, nơi có đầy đủ muôn vàn sự khổ đau mà những người tạo ác nghiệp phải sanh về để trả lại những nghiệp nhân bất thiện trong quá khứ.
a.1 Cảnh giới thọ dụng:
* Khổ lạc thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh địa ngục phải chịu sự thống khổ vô cùng, như trong kinh Địa tạng có dạy: Chúng sanh ở cõi này, một ngày một đêm trải qua trăm vạn lần chết đi sống lại để chịu các khổ báo như ăn hoàn sắt nóng, uống nước đồng sôi, bị kéo lưỡi cho trâu cày…
* Ẩm thực thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh dịa ngục đều dùng thức thực mà duy trì thân. Loại này cũng có thọ dụng phần đoạn thực vi tế, tạng phủ có hơi gió thoảng động, do nhân duyên này mà được sống lâu.
* Dục nhiễm thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh địa ngục không có hành dâm, vì bị quá nhiều sự hình phạt đau khổ.
a.2 Nghiệp nhân và biểu hiện lâm chung:
* Nghiệp sanh tái sanh:
Người nào hiện đời bất tín Tam bảo, tạo các nghiệp cực ác như ngũ nghịch, thập ác… sau khi chết sẽ đoạ vào cảnh giới khổ đau này.
* Biểu hiện lâm chung:
Nếu ai lâm chung, đoạ vào cảnh giới địa ngục sẽ có những biểu hiện sau:
– Nhìn ngó thân quyến với con mắt ghét giận.
– Đi đại tiện, tiểu tiện mà không hay biết.
– Nằm úp mặt hoặc che dấu mặt.
– Thân hình và miệng mồm đều hôi hám.
– Cơ thể co lại, tay chân bên trái chấm xuống đất.
b. Ngạ quỷ đạo:
Ngạ quỷ tiếng phạn Preta, Ngạ là đói khát, Quỷ là khiếp sợ. Ngạ quỷ là chỉ những chúng sanh thường xuyên bị nạn đói khát và khiếp sợ đe dọa đời sống. Thân tướng Ngạ quỷ có nhiều hình thù rất xấu xa, mắt thường con người không thể thấy được. Ngạ quỷ không có một cảnh giới riêng biệt, mà sống trong rừng bụi, ở những nơi dơ bẩn…
b.1 Cảnh giới thọ dụng :
* Khổ lạc thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh giới Ngạ quỷ chịu nhiều phần khổ não về sự đói khát chỉ có chút ít phần vui. Đại để loài Ngạ quỷ phân thành ba loại là: Quỷ đa tài, hạng Quỷ này do đời trước có tu phước nên hiện đời được ăn uống sung mãn có đầy đủ thần lực; loại thứ hai là Quỷ thiếu tài, hạng Quỷ này đời trước tuy có tu phước nhưng không nhiều, nên hiện đời tuy có đủ vật ăn uống nhưng không được như ý và thần lực kém cỏi; loại thứ ba là Quỷ Hy tự, hạng Quỷ này bụng to như cái trống cổ nhỏ như cây kim, bởi do đời trước tham lam bỏn xẻn, nên hiện đời luôn phải chịu cảnh đói khát liên tục…
* Ẩm thực thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh giới Ngạ quỷ đều dùng thô đoạn thực, tức ăn uống những vật thực như con người. Có điều, loài Ngạ quỷ Hy tự ( Quỷ kém phước) chỉ ăn thuần đồ bất tịnh. Loài Ngạ quỷ này khi thấy nước hay thức ăn thì những vật này đều hoá thành máu lửa và cát sạn.
* Dục nhiễm thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh giới Ngạ quỷ do vì có khổ vui xen lộn nên có sự dâm dục.Ở cõi này khi hai giống giao hợp, trong tâm khoái lạc tột độ liền có chất bất tịnh chảy ra.
b.2 Nghiệp nhân tái sanh và biểu hiện lâm chung:
* Nghiệp nhân tái sanh:
Người nào hiện đời tạo những nghiệp ác cộng với tánh hay tham lam keo kiệt, không thích làm các việc lành bố thí, cúng dường…sau khi chết sẽ đọa vào cảnh giới đau khổ này.
* Biểu hiện khi lâm chung:
Nếu ai lâm chung đọa vào cảnh giới Ngạ quỷ sẽ có những biểu hiện sau :
– Thân nóng như lửa.
– Thường lo nghĩ đói khát, hay nói đến việc ăn uống.
– Không đại tiện nhưng đi tiểu tiện nhiều.
– Đầu gối bên phải lạnh trước.
– Tay bên phải nắm lại biểu hiện lòng bỏn xẻn.
c. Súc sanh đạo:
Súc sanh hay còn gọi là bàng sanh. Bàng sanh là loại chúng sanh có xương sống nằm ngang. Lại chữ bàng có nghĩa là “biến mãn” vì bàng sanh có nhiều chi loại và các cõi đều có loài này. Đây là cảnh giới thuần đau khổ, hình thù kỳ dị.
c.1 Cảnh giới thọ dụng :
* Khổ lạc thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh giới bàng sanh chịu nhiều phần khổ về ăn nuốt lẫn nhau, chỉ có chút ít phần vui. Chúng sanh ở cảnh này phải chịu nhiều sự đánh đập, cày bừa, bị banh da xẻo thịt và nấu nướng, bị người nhai nuốt… Nói chung, họ luôn sống trong tâm trạng si mê xen lẫn đầy nỗi sợ hãi.
* Ẩm thực thọ dụng :
Chúng sanh ở cảnh giới súc sanh đều dùng thô đoạn thực. Các loài rồng thường dùng rùa, cá, ếch, nhái… làm thức ăn, loài kim suý điểu dùng rồng làm thức ăn, những vị long vương có phước báo cũng thọ dụng các trân vị như hương phạn, cam lồ, nhưng miếng ăn sau cùng đều biến thành ếch nhái. Còn lại các loài bàng sanh khác đều ăn uống những vật bất tịnh.
* Dục nhiễm thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh giới Súc sanh, do vì có khổ vui xen lộn nên có sự hành dâm. Ở cõi này khi hai giống giao hợp, trong tâm khởi niệm khoái lạc tột độ liền có chất bất tịnh chảy ra.
c.2 Nghiệp nhân tái sanh và biểu hiện lâm chung:
* Nghiệp duyên tái sanh:
Người nào hiện đời tạo các ác nghiệp cộng với tánh si mê, ngu độn…bướng bỉnh không nghe theo lời dạy của các bậc trưởng thượng, cố chấp không chịu sửa sai, sau khi chết đọa vào cảnh giới khổ đau này.
* Biểu hiện lâm chung:
Nếu ai lâm chung đoạ vào cảnh giới bàng sanh sẽ có những biểu hiện sau :
– Sanh lòng yêu mến vợ con đắm đuối không bỏ.
– Ngón tay và ngón chân đều co quắp.
– Ngu si mờ mịt như rơi vào mê sảng.
– Khắp trong thân mình đều toát mồ hôi.
– Tiếng nói khò khè miệng hay ngậm đồ ăn.
d. A tu la đạo
A tu la còn gọi là A tố lạc dịch là vô đoan chánh, phi thiên…. đây là hạng chúng sanh không bao giờ hớn hở tươi vui, đa số có hình tướng không được đoan chánh tâm luôn sân hận và hay sanh ái dục. A tu la có bốn bậc đó là Thiên A tu la, Nhân A tu la, Ngạ quỷ A tu la và Súc sanh A tu la.
d.1 Cảnh giới thọ dụng:
* Khổ lạc thọ dụng :
Chúng sanh ở cảnh giới A tu la thọ sự khổ vui xen tạp, hoặc nhiều hoặc ít tuỳ theo tội phước hơn kém của mỗi người. Nói chung, A tu la tuỳ theo ở cảnh giới nào thì có sự khổ lạc thọ dụng tương tự như ở cảnh giới đó, vì thế họ không có chủng loại và trụ xứ riêng biệt.
* Ẩm thực thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh giới A tu la thọ dụng có thô đoạn thực và tế đoạn thực. A tu la ở trong Súc sanh, Ngạ quỷ và cõi người dụng các vật bất tịnh. Riêng loài thiên A tu la dù có ăn các món ăn trân vị, song miếng sau cùng tự nhiên hóa ra bùn hay sâu nhái.
* Dục nhiễm thọ dụng :
Chúng sanh ở cảnh giới A tu la có sự hành dâm tương đồng như chúng sanh loài người, quỷ, bàng sanh.
d.2. Nghiệp nhân tái sanh và biểu hiện lâm chung.
* Nghiệp nhân tái sanh :
Người nào hiện đời tuy có tu ngũ giới nhưng tâm còn nhiều sân hận và lòng dục nhiễm, sau khi chết sẽ đoạ vào cảnh giới khổ đau này.
* Biểu hiện lâm chung :
Có thể nói A tu la là một dạng khác của Ngạ quỷ, do vậy biểu hiện lâm chung của người nào sắp tái sanh về cảnh giới A tu la, thời có những biểu hiện như chúng sanh tái sanh về cảnh giới Ngạ quỷ.
Có điều, tại sao trong A tu la có thiên A tu la thế mà loại này vẫn xếp sau nhân đạo. Sở dĩ như thế do vì hạng A tu la ở cõi trời, do tâm sân hận và ái nhiễm của họ mà có sự việc kém hơn cõi người:
– Dù loài này có ăn các món ăn trân vị song miếng ăn sau cùng tự nhiên hoá thành bùn hay ếch nhái.
– Ở trong cõi trời mưa hoa hoặc châu báu, nơi cõi người mưa nước cõi A tu la mưa xuống những binh khí dao gậy.
– Loài người tâm điềm tĩnh nên dễ thực hành theo chánh pháp của Như lai, loài A tu la tâm sôi nỗi hơn thua nên khó tu đạo giải thoát.
2. Sanh về thiện đạo
a. Nhân đạo:
Nhân đạo là nẽo người. Nhân có nghĩa là nhẫn chỉ cho loài người khi gặp cảnh thuận nghịch đều có năng lực nhẫn nại an chịu với duyên phần. Chúng sanh ở cảnh giới này sự thọ hưởng có hạnh phúc lẫn đau khổ chứ không phải thuần khổ như bốn cảnh giới trước. Ở loài này có đầy đủ những thuận lợi để học và thực hành các giáo lý của đức Phật.
a.1 Cảnh giới thọ dụng :
* Khổ lạc thọ dụng :
Chúng sanh trong cảnh giới nhân đạo thọ sự khổ vui xen tạp, hoặc ít hoặc nhiều tuỳ theo nghiệp nhân mỗi người đã tạo ra. Nói chung, bên cạnh sự hạnh phúc đôi chút con người phải bị chi phối tám nỗi khổ lớn. Đó là : Sanh là khổ, bịnh là khổ, già là khổ, tử là khổ, cầu bất đắc là khổ, ái biệt ly là khổ, oán tắng hội là khổ và ngũ ấm xí thạnh là khổ.
* Ẩm thực thọ dụng :
Chúng sanh trong cảnh giới nhân đạo về ẩm thực thọ dụng có tế đoạn thực và thô đoạn thực. Tế đoạn thực là khi ở trong thai thọ dụng huyết phần của mẹ. Thô đoạn thực là ăn những thức ăn như: cơm, rau, cá, thịt… Nói rộng ra, các sự thọ dụng khác như: phòng nhà, chiếu, gối, tắm… cũng gọi là tế đoạn thực.
* Dục nhiễm thọ dụng :
Chúng sanh ở cảnh giới nhân đạo vì có sự khổ vui xen lộn nên có hành dâm. Sự hành dâm tương đồng như loài bàng sanh, quỷ, thần… khi hai thân khác giống giao hợp, trong tâm khởi niệm khoái lạc tột cùng, liền có chất bất tịnh chảy ra.
a.2 Nghiệp nhân tái sanh và biểu hiện lâm chung:
* Nghiệp nhân tái sanh :
Người nào hiện đời có niềm tin kiên cố đối với Tam Bảo và giữ gìn năm giới cấm, có lòng nhân từ hiếu đạo, giúp đỡ yêu thương kẻ nghèo khó, phát tâm bố thí kẻ cúng dường… sau khi chết sẽ được tái sanh vào cảnh giới người.
* Biểu hiện lâm chung :
Nếu ai lâm chung được tái sanh vào cảnh giới nhân đạo sẽ có những biểu hiện sau :
– Khởi niệm lành sanh lòng hòa dịu ưa việc phước đức.
– Sanh lòng chánh tín thỉnh Tam Bảo đến đối diện quy y.
– Thấy bà con trông nom sanh lòng vui mừng.
– Tâm chánh trực không ưa dua nịnh.
– Dặn dò giao phó các công việc lại cho thân quyến rồi từ biệt ra đi.
b. Thiên đạo :
Thiên đạo là nẽo trời, chữ Thiên có nghĩa là thiên nhiên, tự nhiên, lại chữ thiên ở đây còn có bốn nghĩa ẩn: Tối thắng, tối thiên, tối lạc, tối tôn. Chúng sanh ở cảnh giới này thân tướng trang nghiêm hưởng phước lạc tự nhiên, sự ăn mặc thọ dụng đều tùy niệm hóa hiện.
b.1 Cảnh giới thọ dụng :
* Khổ lạc thọ dụng :
Chúng sanh ở cảnh giới này khổ ít vui nhiều. Chư thiên ở cõi dục thọ dụng nhiều phần vui, có ít phần khổ về sự suy não đoạ lạc. Chư thiên ở cõi sắc giới từ sơ thiền đến tam thiền lấy định cảnh làm vui, sự vui cùng cực duy ở cõi tam thiền. Từ tứ thiền cho đến chư thiên cõi vô sắc thì không có khổ lạc thọ.
* Ẩm thực thọ dụng :
Chư thiên ở cõi dục thọ dụng những trân vị như cam lồ, tô đà. Tuy nhiên, tuỳ theo phước báu của mỗi vị sai khác mà có vị thọ dụng đầy đủ có vị thọ dụng không đầy đủ, đồng thời mùi vị của thức ăn có sự hơn kém. Chư thiên ở cõi sắc giới thọ phần tư thực, dùng sự vui thiền định để nuôi sắc thân. Còn chư thiên ở cõi vô sắc thì chỉ có thức thực.
* Dục nhiễm thọ dụng :
Chúng sanh ở cảnh thiên đạo, chỉ có chư thiên ở dục giới là có sự hành dâm, còn chư thiên ở cõi sắc và vô sắc giới đều tu phạm hạnh không có dục nhiễm thọ dụng.
Thiên chúng ở dục giới khi gần gũi với nhau không có chảy ra chất bất tịnh, chỉ nơi căn môn có hơi gió nhẹ thổi ra dục niệm liền tiêu. Trời Tứ thiên vương và Đao lợi có sự giao cảm cũng như loài người. Trời Dạ ma nam nữ chỉ ôm nhau là đã thoả mãn dâm dục. Trời Đâu suất hai bên nắm tay nhau dục niệm liền tiêu. Trời Hoá lạc hai bên nam nữ chỉ chăm nhìn nhau cười là dục sự đầy đủ. Trời Tha hoá chư thiên chỉ liếc mắt nhau là đã xong rồi dục sự.
b.2 Nghiệp nhân tái sanh và biểu hiện lâm chung :
* Nghiệp nhân tái sanh :
Người nào hiện đời tu Thập thiện và chứng đắc các thiền định, sau khi lâm chung sẽ được tái sanh về cảnh trời. Trong đó người nào thành tựu mười nghiệp lành, sẽ tái sanh về cảnh giới Dục giới, người nào tu mười nghiệp lành cọng với chứng đắc một trong bốn thiền định ( tứ thiền) sẽ tái sanh về cảnh trời Sắc giới, người nào tu mười nghiệp lành cọng với chứng đắc một trong bốn không định (tứ không) sẽ tái sanh về cảnh trời Vô sắc.
* Biểu hiện lâm chung :
Nếu ai lâm chung được tái sanh về cảnh trời sẽ có những biểu hiện sau :
– Phát khởi tâm lành.
– Chánh niệm rõ ràng.
– Đối với của cải, vợ con…lòng không lưu luyến.
– Không có những sự hôi hám.
– Ngữa mặt lên và mỉm cười, mà nghĩ tưởng thiên cung đến rước mình…
Lưu ý:
Biểu hiện lâm chung của sáu cảnh giới kể trên không phải con người khi sắp chết mỗi mỗi đều biểu hiện đầy đủ, mà đôi lúc chỉ có những điểm thiết yếu biểu hiện. Lại chúng ta cần phân biệt, ví như hai cảnh giới nhân đạo và thiên đạo thì tâm hồn họ đều trong sạch, nhưng một bên chỉ nghĩ đến thiên cung xao lãng việc đời, một bên thì thương nhớ bà con căn dặn việc nhà. Còn hai cảnh Ngạ quỷ và địa ngục thì tâm hồn họ đều mê man, nhưng một bên thì sanh tâm nóng nảy mất hết sự từ hòa, một bên thì biểu hiện tham lam hay nói đến chuyện ăn uống. Đến như loài Súc sanh thì thân thể tháo mồ hôi tiếng nói khàn nghẹt nhưng còn luyến tiếc bà con…. đó là những điểm dị biệt trong sáu cảnh giới để chúng ta xác định rõ từng cảnh giới tái sanh.
Lại có đôi người đến khi chết tâm hồn trở thành vô ký (không biểu hiện lành hay dữ như thế nào). Hạng người này muốn dự đoán họ sẽ tái sanh về cảnh giới nào, chúng ta chỉ xác định dựa theo hơi nóng nơi nào trên thân mới có thể quyết đoán được.
III. BA YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH TỰU MỘT CẢNH GIỚI:
Xưa nay có một số người quan niệm rằng : Con người chúng ta khi tâm thanh tịnh chính là đang sống trong cảnh giới Tịnh độ, khi tâm đang ngu si, mê mờ…là đang sống trong cảnh giới địa ngục chứ không có cảnh giới Tịnh độ hay cảnh giới địa ngục nào khác. Quan niệm về cảnh giới như thế là hoàn toàn không chính xác, đôi khi dẫn đến nhiều sự ngộ nhận gây tác hại không nhỏ. Với những biểu hiện của tâm con người như thế, chúng ta chỉ có thể nói đó là nghiệp nhân Tịnh độ hay nghiệp nhân địa ngục mà con người đang tạo mà thôi.
Chung quy, cảnh giới mà mỗi khi chúng sanh thọ dụng phải đầy đủ ba yếu tố mới có thể thành tựu :
Vũ trụ quan : Là xác định vị trí địa lý của mỗi cảnh giới, như cảnh Tây phương Tịnh độ là cõi cực kỳ trang nghiêm nằm ở phía tây cõi Ta Bà, địa ngục là cảnh giới thuần khổ đau vị trí ở ngoài mé núi Thiết vi.
Nhân sanh quan : Là xác định thân tướng sai biệt của mỗi cảnh giới, bởi thân tướng của mỗi loài tuỳ theo phước báu có hơn kém mà mỗi loài đều có hình tướng sai biệt, như thân tướng của Thánh chúng cõi Tây phương Tịnh độ thì trang nghiêm đủ ba mươi hai tướng tốt tám mươi vẻ đẹp, còn thân tướng của chúng sanh ở cảnh giới Ngạ quỷ thì bụng to như trống, cổ nhỏ như kim, thân tướng chúng sanh ở cảnh địa ngục thì xấu xa kỳ dị, đầu trâu mặt ngựa…
Tâm lý quan : Là xác định tâm lý sai biệt của mỗi cảnh giới, như tâm của Thánh chúng cõi Tây Phương Tịnh độ thì luôn thanh tịnh, tâm các Ngài luôn an trụ vào thiền định đồng thọ hưởng pháp lạc của thiền định tương đồng với Phật A Di Đà; còn tâm chúng sanh ở cảnh giới Ngạ quỷ luôn bị sự đốt cháy của đói khát… tâm của chúng sanh ở cảnh giới địa ngục luôn sân hận, sợ hãi…
Như thế, chúng sanh hiện đời gây tạo nghiệp nhân gì sau khi lâm chung sẽ tuỳ theo nghiệp nhân đó mà tái sanh về một trong sáu cảnh giới luân hồi. Do đó, cảnh giới tái sanh chỉ xác lập khi đã đầy đủ ba yếu tố kể trên, nếu chưa đủ ba yếu tố đó thì chưa có thể nói đó là cảnh giới chúng sanh đang thọ dụng. Hay nói một cách khác, ở mỗi cảnh giới đều có vị trí, thân tướng và tâm lý sai khác mà chúng sanh ấy phải thọ dụng.
C. Kết luận:
Tóm lại, bởi do vô minh và ái dục chi phối mà chúng sanh cứ sống rồi chết, chết rồi lại sống, cứ thế mãi mãi trối lăn vào một trong sáu cảnh giới luân hồi. Trong sáu cảnh giới đó, bốn cảnh giới trước hoàn toàn khổ đau, hai cảnh sau trời và người tuy có hạnh phúc nhưng xét lại vẫn thuần là khổ.
Ví như chúng sanh ở cảnh giới địa ngục, thì một ngày một đêm phải trải qua cảnh vạn lần chết đi sống lại bị sự tra tấn của vạc dầu hầm lửa. Chúng sanh ở cảnh giới Ngạ quỷ thì bị sự thiêu đốt của nạn đói khát, ngàn vạn năm cái tên cơm, nước chưa từng nghe huống gì là được ăn no. chúng sanh ở cảnh giới Súc sanh thì bị sự khổ của si mê dày vò, bị người khác banh da xẻo thịt nhai nuốt vào bụng. Chúng sanh ở cảnh giới A tu la thì bị sự sân hận và tham dục chi phối, suốt ngày luôn đánh giết lẫn nhau để tìm cầu sự thoả mãn của xác thịt. Còn chúng sanh ở hai cảnh giới trời, người tuy có hạnh phúc xen lẫn khổ đau nhưng ở cảnh người, chúng sanh phải chịu tướng bát khổ; ở cảnh giới trời vẫn bị năm tướng suy hao. Chi bằng muốn thoát ly sanh tử luân hồi tránh sự nhọc nhằn khi phải làm kẻ lữ khách qua lại nơi tam giới, chúng ta nên cố gắng phát tâm tín sâu, nguyện thiết, chuyên trì danh hiệu Phật A Di Đà. Chúng ta chỉ mong làm sao hiện đời trả chút nghiệp còn lại lâm chung sớm được vãng sanh về nước Phật mà thôi.
CÁC CẢNH GIỚI TÁI SANH
A. DẪN NHẬP:
Tựu trung các cảnh giới mà con người sẽ tái sanh vào là cảnh giới gì ? Do động lực căn bản nào dẫn dắt thần thức con người đi tái sanh? Sự thọ dụng khổ đau hay hạnh phúc của từng cảnh giới ra sao? Nỗi bình an hay hốt hoảng để tương ứng với từng cảnh giới chuẩn bị tái sanh của con người như thế nào? Các yếu tố cần và đủ để biện minh về sự hình thành một cảnh giới là yếu tố gì? Đó là những vấn đề mà người Phật tử chúng ta không thể không biết.
B. CHÁNH ĐỀ
I. NGHIỆP VÀ CÁC CẢNH GIỚI TÁI SANH
1. Nghiệp – Nhân tố quyết định cho sự tái sanh:
Theo quan điểm đạo Phật con người sau khi chết không phải là mất hẳn, đó chỉ là một trạng thái biến dạng của nghiệp thức. Thể xác phân tán nhưng phần tâm thức tiếp tục cuộc truy cầu trong sự khao khát được thoả mãn về đối tượng ( cảnh giới) tương ứng. Và cứ như thế con người chúng ta khi chưa đạt đến Thánh vị, thì mãi luẩn quẩn trong cuộc rượt bóng bắt hình nơi trò chơi luân hồi huyễn mộng hư hư thực thực này.
Ai là tác giả của cuộc chơi hư hư thực thực này ? Đó chính là nghiệp- là nguyên động lực dẫn dắt con người đi vào tái sanh trong các cảnh giới luân hồi. Nghiệp là những hành động có tác ý, từ nghiệp tạo thành sức mạnh của nghiệp hay còn gọi là nghiệp lực. Nghiệp lực chi phối tái sanh của con người qua một trong bốn loại sau:
a. Cực trọng nghiệp : Nghĩa là những hành động trọng yếu hay là những hành nghiệp nhân cực trọng. Nếu Cực trọng nghiệp thuộc về loại bất thiện đó là những nghiệp như : Ngũ nghịch, Thập ác. Bằng như Cực trọng nghiệp thuộc về loại thiện đó là những nghiệp như: Người chứng đắc các quả vị tứ thiền sắc giới trở lên.
b. Tập quán nghiệp: Còn gọi là Thường nghiệp. Tập quán nghiệp là những việc làm, lời nói hàng ngày chúng ta hay làm và thường nhớ đến ưa thích hơn hết. Những thói quen lành hay dữ dần dần uốn nắn tạo thành bản chất của con người. Ngay trong lúc vô thức đôi lúc nó vẫn hiện khởi. Trong các loại nghiệp thì nghiệp này đóng vai trò rất quan trọng.
c. Tích lũy nghiệp: Đời sống của con người hôm nay là sự tích góp bởi vô số các nghiệp từ trong quá khứ đã tạo. Trong sự luân hồi bất tận con người ai cũng đã tích luỹ cho mình một số lượng lớn tài sản nghiệp. Như thế, Tích luỹ nghiệp là những nghiệp do tích luỹ nhiều đời. Nghiệp này có công năng dẫn dắt con người đi tái sanh, khi ba loại nghiệp trên vắng mặt.
d. Cận tử nghiệp: là nghiệp nhân sau cùng con người nhớ tưởng lúc lâm chung. Tâm niệm sau cùng của con người nếu là niệm ác tức sẽ tái sanh vào một trong các cảnh khổ. Tâm niệm sau cùng của con người nếu là niệm thiện tức sẽ tái sanh vào một trong các cảnh giới lành, đây gọi là Cận tử nghiệp.
Khi con người lâm chung, nếu không có Cực trọng nghiệp hay Tập quán nghiệp nào làm động cơ cho sự thúc đẩy tái sanh thì Cận tử nghiệp sẽ dẫn dắt con người thọ sanh. Hoặc nếu không có cả ba loại nghiệp kể trên thì Tích luỹ nghiệp sẽ dẫn dắt con người tái sanh.
2. Các cảnh giới tái sanh:
Trong vũ trụ mênh mông có tất cả mười cảnh giới mà tuỳ theo nghiệp lực của mỗi người tạo ra, tương ứng để tái sanh vào một trong mười cảnh giới đó. Mười cảnh giới đó bao gồm bốn cảnh giới Thánh và sáu cảnh giới phàm.
Thần thức con người sau khi chết sẽ có hai tình huống xảy ra. Nếu người nào có công phu tu hành đạt đến được cảnh giới nghiệp sạch tình không, tuỳ mức đoạn vô minh vi tế có sâu hay cạn hoặc dứt sạch mà sanh về một trong bốn cảnh giới Thánh là Phật, Bồ Tát, Duyên giác và Thanh Văn. Hoặc như người nào tuy tu hành nhưng chưa đoạn được phiền não, chưa đạt đến cảnh giới nghiệp sạch tình không…nhưng do tâm nguyện khẩn thiết cầu sanh thế giới Cực lạc và thường trì Thánh hiệu Phật A Di Đà, người đó cũng được thoát ly sanh tử, khi lâm chung được vãng sanh về thế giới Tịnh độ của chư Phật, lần hồi tiến tu cho đến ngày thành Phật.
Còn bằng người nào còn nghiệp sau khi chết đều phải tái sanh vào một trong sáu cảnh giới luân hồi. Tuỳ theo nghiệp nhân quả của mỗi con người có sai khác mà họ phải sanh vào cảnh giới khổ đau hay hạnh phúc. Sáu cảnh giới mà con người phải luân hồi qua lại đó là: Thiên đạo, Nhân đạo, A tu la đạo, Súc sanh đạo, Ngạ quỷ đạo và Điạ ngục đạo. Trong đó hai cảnh giới đầu là cảnh giới thiện đạo đây là cảnh giới hạnh phúc, bốn cảnh giới sau là cảnh giới ác đạo là cảnh giới khổ đau. Chung quy, con người trong dòng sống bất tận, phần nhiều vì vô minh che lấp tạo ra các nghiệp lành hay dữ rồi phải tùy theo nghiệp lành hay dữ mà tái sanh vào một trong sáu cảnh giới luân hồi.
II. Luân hồi trong lục đạo
Trong phạm vi bài viết chúng tôi xin trình bày giản lược về cảnh giới thọ dụng và nghiệp nhân tái sanh, biểu hiện lâm chung… trong sáu cảnh giới luân hồi và cảnh giới Tịnh độ mà thôi. Nơi cảnh giới Tịnh độ chúng tôi triển khai về cảnh giới Tây phương Tịnh độ (thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà) làm đại biểu.
1. Sanh về ác đạo
a. Địa ngục đạo:
Địa ngục tiếng phạn là Nại lạc ca, có nghĩa là Khổ cụ, Phi đạo, Ác nhân… Địa ngục là cảnh giới trong đó không có hạnh phúc, nơi có đầy đủ muôn vàn sự khổ đau mà những người tạo ác nghiệp phải sanh về để trả lại những nghiệp nhân bất thiện trong quá khứ.
a.1 Cảnh giới thọ dụng:
* Khổ lạc thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh địa ngục phải chịu sự thống khổ vô cùng, như trong kinh Địa tạng có dạy: Chúng sanh ở cõi này, một ngày một đêm trải qua trăm vạn lần chết đi sống lại để chịu các khổ báo như ăn hoàn sắt nóng, uống nước đồng sôi, bị kéo lưỡi cho trâu cày…
* Ẩm thực thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh dịa ngục đều dùng thức thực mà duy trì thân. Loại này cũng có thọ dụng phần đoạn thực vi tế, tạng phủ có hơi gió thoảng động, do nhân duyên này mà được sống lâu.
* Dục nhiễm thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh địa ngục không có hành dâm, vì bị quá nhiều sự hình phạt đau khổ.
a.2 Nghiệp nhân và biểu hiện lâm chung:
* Nghiệp sanh tái sanh:
Người nào hiện đời bất tín Tam bảo, tạo các nghiệp cực ác như ngũ nghịch, thập ác… sau khi chết sẽ đoạ vào cảnh giới khổ đau này.
* Biểu hiện lâm chung:
Nếu ai lâm chung, đoạ vào cảnh giới địa ngục sẽ có những biểu hiện sau:
– Nhìn ngó thân quyến với con mắt ghét giận.
– Đi đại tiện, tiểu tiện mà không hay biết.
– Nằm úp mặt hoặc che dấu mặt.
– Thân hình và miệng mồm đều hôi hám.
– Cơ thể co lại, tay chân bên trái chấm xuống đất.
b. Ngạ quỷ đạo:
Ngạ quỷ tiếng phạn Preta, Ngạ là đói khát, Quỷ là khiếp sợ. Ngạ quỷ là chỉ những chúng sanh thường xuyên bị nạn đói khát và khiếp sợ đe dọa đời sống. Thân tướng Ngạ quỷ có nhiều hình thù rất xấu xa, mắt thường con người không thể thấy được. Ngạ quỷ không có một cảnh giới riêng biệt, mà sống trong rừng bụi, ở những nơi dơ bẩn…
b.1 Cảnh giới thọ dụng :
* Khổ lạc thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh giới Ngạ quỷ chịu nhiều phần khổ não về sự đói khát chỉ có chút ít phần vui. Đại để loài Ngạ quỷ phân thành ba loại là: Quỷ đa tài, hạng Quỷ này do đời trước có tu phước nên hiện đời được ăn uống sung mãn có đầy đủ thần lực; loại thứ hai là Quỷ thiếu tài, hạng Quỷ này đời trước tuy có tu phước nhưng không nhiều, nên hiện đời tuy có đủ vật ăn uống nhưng không được như ý và thần lực kém cỏi; loại thứ ba là Quỷ Hy tự, hạng Quỷ này bụng to như cái trống cổ nhỏ như cây kim, bởi do đời trước tham lam bỏn xẻn, nên hiện đời luôn phải chịu cảnh đói khát liên tục…
* Ẩm thực thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh giới Ngạ quỷ đều dùng thô đoạn thực, tức ăn uống những vật thực như con người. Có điều, loài Ngạ quỷ Hy tự ( Quỷ kém phước) chỉ ăn thuần đồ bất tịnh. Loài Ngạ quỷ này khi thấy nước hay thức ăn thì những vật này đều hoá thành máu lửa và cát sạn.
* Dục nhiễm thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh giới Ngạ quỷ do vì có khổ vui xen lộn nên có sự dâm dục.Ở cõi này khi hai giống giao hợp, trong tâm khoái lạc tột độ liền có chất bất tịnh chảy ra.
b.2 Nghiệp nhân tái sanh và biểu hiện lâm chung:
* Nghiệp nhân tái sanh:
Người nào hiện đời tạo những nghiệp ác cộng với tánh hay tham lam keo kiệt, không thích làm các việc lành bố thí, cúng dường…sau khi chết sẽ đọa vào cảnh giới đau khổ này.
* Biểu hiện khi lâm chung:
Nếu ai lâm chung đọa vào cảnh giới Ngạ quỷ sẽ có những biểu hiện sau :
– Thân nóng như lửa.
– Thường lo nghĩ đói khát, hay nói đến việc ăn uống.
– Không đại tiện nhưng đi tiểu tiện nhiều.
– Đầu gối bên phải lạnh trước.
– Tay bên phải nắm lại biểu hiện lòng bỏn xẻn.
c. Súc sanh đạo:
Súc sanh hay còn gọi là bàng sanh. Bàng sanh là loại chúng sanh có xương sống nằm ngang. Lại chữ bàng có nghĩa là “biến mãn” vì bàng sanh có nhiều chi loại và các cõi đều có loài này. Đây là cảnh giới thuần đau khổ, hình thù kỳ dị.
c.1 Cảnh giới thọ dụng :
* Khổ lạc thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh giới bàng sanh chịu nhiều phần khổ về ăn nuốt lẫn nhau, chỉ có chút ít phần vui. Chúng sanh ở cảnh này phải chịu nhiều sự đánh đập, cày bừa, bị banh da xẻo thịt và nấu nướng, bị người nhai nuốt… Nói chung, họ luôn sống trong tâm trạng si mê xen lẫn đầy nỗi sợ hãi.
* Ẩm thực thọ dụng :
Chúng sanh ở cảnh giới súc sanh đều dùng thô đoạn thực. Các loài rồng thường dùng rùa, cá, ếch, nhái… làm thức ăn, loài kim suý điểu dùng rồng làm thức ăn, những vị long vương có phước báo cũng thọ dụng các trân vị như hương phạn, cam lồ, nhưng miếng ăn sau cùng đều biến thành ếch nhái. Còn lại các loài bàng sanh khác đều ăn uống những vật bất tịnh.
* Dục nhiễm thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh giới Súc sanh, do vì có khổ vui xen lộn nên có sự hành dâm. Ở cõi này khi hai giống giao hợp, trong tâm khởi niệm khoái lạc tột độ liền có chất bất tịnh chảy ra.
c.2 Nghiệp nhân tái sanh và biểu hiện lâm chung:
* Nghiệp duyên tái sanh:
Người nào hiện đời tạo các ác nghiệp cộng với tánh si mê, ngu độn…bướng bỉnh không nghe theo lời dạy của các bậc trưởng thượng, cố chấp không chịu sửa sai, sau khi chết đọa vào cảnh giới khổ đau này.
* Biểu hiện lâm chung:
Nếu ai lâm chung đoạ vào cảnh giới bàng sanh sẽ có những biểu hiện sau :
– Sanh lòng yêu mến vợ con đắm đuối không bỏ.
– Ngón tay và ngón chân đều co quắp.
– Ngu si mờ mịt như rơi vào mê sảng.
– Khắp trong thân mình đều toát mồ hôi.
– Tiếng nói khò khè miệng hay ngậm đồ ăn.
d. A tu la đạo
A tu la còn gọi là A tố lạc dịch là vô đoan chánh, phi thiên…. đây là hạng chúng sanh không bao giờ hớn hở tươi vui, đa số có hình tướng không được đoan chánh tâm luôn sân hận và hay sanh ái dục. A tu la có bốn bậc đó là Thiên A tu la, Nhân A tu la, Ngạ quỷ A tu la và Súc sanh A tu la.
d.1 Cảnh giới thọ dụng:
* Khổ lạc thọ dụng :
Chúng sanh ở cảnh giới A tu la thọ sự khổ vui xen tạp, hoặc nhiều hoặc ít tuỳ theo tội phước hơn kém của mỗi người. Nói chung, A tu la tuỳ theo ở cảnh giới nào thì có sự khổ lạc thọ dụng tương tự như ở cảnh giới đó, vì thế họ không có chủng loại và trụ xứ riêng biệt.
* Ẩm thực thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh giới A tu la thọ dụng có thô đoạn thực và tế đoạn thực. A tu la ở trong Súc sanh, Ngạ quỷ và cõi người dụng các vật bất tịnh. Riêng loài thiên A tu la dù có ăn các món ăn trân vị, song miếng sau cùng tự nhiên hóa ra bùn hay sâu nhái.
* Dục nhiễm thọ dụng :
Chúng sanh ở cảnh giới A tu la có sự hành dâm tương đồng như chúng sanh loài người, quỷ, bàng sanh.
d.2. Nghiệp nhân tái sanh và biểu hiện lâm chung.
* Nghiệp nhân tái sanh :
Người nào hiện đời tuy có tu ngũ giới nhưng tâm còn nhiều sân hận và lòng dục nhiễm, sau khi chết sẽ đoạ vào cảnh giới khổ đau này.
* Biểu hiện lâm chung :
Có thể nói A tu la là một dạng khác của Ngạ quỷ, do vậy biểu hiện lâm chung của người nào sắp tái sanh về cảnh giới A tu la, thời có những biểu hiện như chúng sanh tái sanh về cảnh giới Ngạ quỷ.
Có điều, tại sao trong A tu la có thiên A tu la thế mà loại này vẫn xếp sau nhân đạo. Sở dĩ như thế do vì hạng A tu la ở cõi trời, do tâm sân hận và ái nhiễm của họ mà có sự việc kém hơn cõi người:
– Dù loài này có ăn các món ăn trân vị song miếng ăn sau cùng tự nhiên hoá thành bùn hay ếch nhái.
– Ở trong cõi trời mưa hoa hoặc châu báu, nơi cõi người mưa nước cõi A tu la mưa xuống những binh khí dao gậy.
– Loài người tâm điềm tĩnh nên dễ thực hành theo chánh pháp của Như lai, loài A tu la tâm sôi nỗi hơn thua nên khó tu đạo giải thoát.
2. Sanh về thiện đạo
a. Nhân đạo:
Nhân đạo là nẽo người. Nhân có nghĩa là nhẫn chỉ cho loài người khi gặp cảnh thuận nghịch đều có năng lực nhẫn nại an chịu với duyên phần. Chúng sanh ở cảnh giới này sự thọ hưởng có hạnh phúc lẫn đau khổ chứ không phải thuần khổ như bốn cảnh giới trước. Ở loài này có đầy đủ những thuận lợi để học và thực hành các giáo lý của đức Phật.
a.1 Cảnh giới thọ dụng :
* Khổ lạc thọ dụng :
Chúng sanh trong cảnh giới nhân đạo thọ sự khổ vui xen tạp, hoặc ít hoặc nhiều tuỳ theo nghiệp nhân mỗi người đã tạo ra. Nói chung, bên cạnh sự hạnh phúc đôi chút con người phải bị chi phối tám nỗi khổ lớn. Đó là : Sanh là khổ, bịnh là khổ, già là khổ, tử là khổ, cầu bất đắc là khổ, ái biệt ly là khổ, oán tắng hội là khổ và ngũ ấm xí thạnh là khổ.
* Ẩm thực thọ dụng :
Chúng sanh trong cảnh giới nhân đạo về ẩm thực thọ dụng có tế đoạn thực và thô đoạn thực. Tế đoạn thực là khi ở trong thai thọ dụng huyết phần của mẹ. Thô đoạn thực là ăn những thức ăn như: cơm, rau, cá, thịt… Nói rộng ra, các sự thọ dụng khác như: phòng nhà, chiếu, gối, tắm… cũng gọi là tế đoạn thực.
* Dục nhiễm thọ dụng :
Chúng sanh ở cảnh giới nhân đạo vì có sự khổ vui xen lộn nên có hành dâm. Sự hành dâm tương đồng như loài bàng sanh, quỷ, thần… khi hai thân khác giống giao hợp, trong tâm khởi niệm khoái lạc tột cùng, liền có chất bất tịnh chảy ra.
a.2 Nghiệp nhân tái sanh và biểu hiện lâm chung:
* Nghiệp nhân tái sanh :
Người nào hiện đời có niềm tin kiên cố đối với Tam Bảo và giữ gìn năm giới cấm, có lòng nhân từ hiếu đạo, giúp đỡ yêu thương kẻ nghèo khó, phát tâm bố thí kẻ cúng dường… sau khi chết sẽ được tái sanh vào cảnh giới người.
* Biểu hiện lâm chung :
Nếu ai lâm chung được tái sanh vào cảnh giới nhân đạo sẽ có những biểu hiện sau :
– Khởi niệm lành sanh lòng hòa dịu ưa việc phước đức.
– Sanh lòng chánh tín thỉnh Tam Bảo đến đối diện quy y.
– Thấy bà con trông nom sanh lòng vui mừng.
– Tâm chánh trực không ưa dua nịnh.
– Dặn dò giao phó các công việc lại cho thân quyến rồi từ biệt ra đi.
b. Thiên đạo :
Thiên đạo là nẽo trời, chữ Thiên có nghĩa là thiên nhiên, tự nhiên, lại chữ thiên ở đây còn có bốn nghĩa ẩn: Tối thắng, tối thiên, tối lạc, tối tôn. Chúng sanh ở cảnh giới này thân tướng trang nghiêm hưởng phước lạc tự nhiên, sự ăn mặc thọ dụng đều tùy niệm hóa hiện.
b.1 Cảnh giới thọ dụng :
* Khổ lạc thọ dụng :
Chúng sanh ở cảnh giới này khổ ít vui nhiều. Chư thiên ở cõi dục thọ dụng nhiều phần vui, có ít phần khổ về sự suy não đoạ lạc. Chư thiên ở cõi sắc giới từ sơ thiền đến tam thiền lấy định cảnh làm vui, sự vui cùng cực duy ở cõi tam thiền. Từ tứ thiền cho đến chư thiên cõi vô sắc thì không có khổ lạc thọ.
* Ẩm thực thọ dụng :
Chư thiên ở cõi dục thọ dụng những trân vị như cam lồ, tô đà. Tuy nhiên, tuỳ theo phước báu của mỗi vị sai khác mà có vị thọ dụng đầy đủ có vị thọ dụng không đầy đủ, đồng thời mùi vị của thức ăn có sự hơn kém. Chư thiên ở cõi sắc giới thọ phần tư thực, dùng sự vui thiền định để nuôi sắc thân. Còn chư thiên ở cõi vô sắc thì chỉ có thức thực.
* Dục nhiễm thọ dụng :
Chúng sanh ở cảnh thiên đạo, chỉ có chư thiên ở dục giới là có sự hành dâm, còn chư thiên ở cõi sắc và vô sắc giới đều tu phạm hạnh không có dục nhiễm thọ dụng.
Thiên chúng ở dục giới khi gần gũi với nhau không có chảy ra chất bất tịnh, chỉ nơi căn môn có hơi gió nhẹ thổi ra dục niệm liền tiêu. Trời Tứ thiên vương và Đao lợi có sự giao cảm cũng như loài người. Trời Dạ ma nam nữ chỉ ôm nhau là đã thoả mãn dâm dục. Trời Đâu suất hai bên nắm tay nhau dục niệm liền tiêu. Trời Hoá lạc hai bên nam nữ chỉ chăm nhìn nhau cười là dục sự đầy đủ. Trời Tha hoá chư thiên chỉ liếc mắt nhau là đã xong rồi dục sự.
b.2 Nghiệp nhân tái sanh và biểu hiện lâm chung :
* Nghiệp nhân tái sanh :
Người nào hiện đời tu Thập thiện và chứng đắc các thiền định, sau khi lâm chung sẽ được tái sanh về cảnh trời. Trong đó người nào thành tựu mười nghiệp lành, sẽ tái sanh về cảnh giới Dục giới, người nào tu mười nghiệp lành cọng với chứng đắc một trong bốn thiền định ( tứ thiền) sẽ tái sanh về cảnh trời Sắc giới, người nào tu mười nghiệp lành cọng với chứng đắc một trong bốn không định (tứ không) sẽ tái sanh về cảnh trời Vô sắc.
* Biểu hiện lâm chung :
Nếu ai lâm chung được tái sanh về cảnh trời sẽ có những biểu hiện sau :
– Phát khởi tâm lành.
– Chánh niệm rõ ràng.
– Đối với của cải, vợ con…lòng không lưu luyến.
– Không có những sự hôi hám.
– Ngữa mặt lên và mỉm cười, mà nghĩ tưởng thiên cung đến rước mình…
Lưu ý:
Biểu hiện lâm chung của sáu cảnh giới kể trên không phải con người khi sắp chết mỗi mỗi đều biểu hiện đầy đủ, mà đôi lúc chỉ có những điểm thiết yếu biểu hiện. Lại chúng ta cần phân biệt, ví như hai cảnh giới nhân đạo và thiên đạo thì tâm hồn họ đều trong sạch, nhưng một bên chỉ nghĩ đến thiên cung xao lãng việc đời, một bên thì thương nhớ bà con căn dặn việc nhà. Còn hai cảnh Ngạ quỷ và địa ngục thì tâm hồn họ đều mê man, nhưng một bên thì sanh tâm nóng nảy mất hết sự từ hòa, một bên thì biểu hiện tham lam hay nói đến chuyện ăn uống. Đến như loài Súc sanh thì thân thể tháo mồ hôi tiếng nói khàn nghẹt nhưng còn luyến tiếc bà con…. đó là những điểm dị biệt trong sáu cảnh giới để chúng ta xác định rõ từng cảnh giới tái sanh.
Lại có đôi người đến khi chết tâm hồn trở thành vô ký (không biểu hiện lành hay dữ như thế nào). Hạng người này muốn dự đoán họ sẽ tái sanh về cảnh giới nào, chúng ta chỉ xác định dựa theo hơi nóng nơi nào trên thân mới có thể quyết đoán được.
III. BA YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH TỰU MỘT CẢNH GIỚI:
Xưa nay có một số người quan niệm rằng : Con người chúng ta khi tâm thanh tịnh chính là đang sống trong cảnh giới Tịnh độ, khi tâm đang ngu si, mê mờ…là đang sống trong cảnh giới địa ngục chứ không có cảnh giới Tịnh độ hay cảnh giới địa ngục nào khác. Quan niệm về cảnh giới như thế là hoàn toàn không chính xác, đôi khi dẫn đến nhiều sự ngộ nhận gây tác hại không nhỏ. Với những biểu hiện của tâm con người như thế, chúng ta chỉ có thể nói đó là nghiệp nhân Tịnh độ hay nghiệp nhân địa ngục mà con người đang tạo mà thôi.
Chung quy, cảnh giới mà mỗi khi chúng sanh thọ dụng phải đầy đủ ba yếu tố mới có thể thành tựu :
Vũ trụ quan : Là xác định vị trí địa lý của mỗi cảnh giới, như cảnh Tây phương Tịnh độ là cõi cực kỳ trang nghiêm nằm ở phía tây cõi Ta Bà, địa ngục là cảnh giới thuần khổ đau vị trí ở ngoài mé núi Thiết vi.
Nhân sanh quan : Là xác định thân tướng sai biệt của mỗi cảnh giới, bởi thân tướng của mỗi loài tuỳ theo phước báu có hơn kém mà mỗi loài đều có hình tướng sai biệt, như thân tướng của Thánh chúng cõi Tây phương Tịnh độ thì trang nghiêm đủ ba mươi hai tướng tốt tám mươi vẻ đẹp, còn thân tướng của chúng sanh ở cảnh giới Ngạ quỷ thì bụng to như trống, cổ nhỏ như kim, thân tướng chúng sanh ở cảnh địa ngục thì xấu xa kỳ dị, đầu trâu mặt ngựa…
Tâm lý quan : Là xác định tâm lý sai biệt của mỗi cảnh giới, như tâm của Thánh chúng cõi Tây Phương Tịnh độ thì luôn thanh tịnh, tâm các Ngài luôn an trụ vào thiền định đồng thọ hưởng pháp lạc của thiền định tương đồng với Phật A Di Đà; còn tâm chúng sanh ở cảnh giới Ngạ quỷ luôn bị sự đốt cháy của đói khát… tâm của chúng sanh ở cảnh giới địa ngục luôn sân hận, sợ hãi…
Như thế, chúng sanh hiện đời gây tạo nghiệp nhân gì sau khi lâm chung sẽ tuỳ theo nghiệp nhân đó mà tái sanh về một trong sáu cảnh giới luân hồi. Do đó, cảnh giới tái sanh chỉ xác lập khi đã đầy đủ ba yếu tố kể trên, nếu chưa đủ ba yếu tố đó thì chưa có thể nói đó là cảnh giới chúng sanh đang thọ dụng. Hay nói một cách khác, ở mỗi cảnh giới đều có vị trí, thân tướng và tâm lý sai khác mà chúng sanh ấy phải thọ dụng.
C. Kết luận:
Tóm lại, bởi do vô minh và ái dục chi phối mà chúng sanh cứ sống rồi chết, chết rồi lại sống, cứ thế mãi mãi trối lăn vào một trong sáu cảnh giới luân hồi. Trong sáu cảnh giới đó, bốn cảnh giới trước hoàn toàn khổ đau, hai cảnh sau trời và người tuy có hạnh phúc nhưng xét lại vẫn thuần là khổ.
Ví như chúng sanh ở cảnh giới địa ngục, thì một ngày một đêm phải trải qua cảnh vạn lần chết đi sống lại bị sự tra tấn của vạc dầu hầm lửa. Chúng sanh ở cảnh giới Ngạ quỷ thì bị sự thiêu đốt của nạn đói khát, ngàn vạn năm cái tên cơm, nước chưa từng nghe huống gì là được ăn no. chúng sanh ở cảnh giới Súc sanh thì bị sự khổ của si mê dày vò, bị người khác banh da xẻo thịt nhai nuốt vào bụng. Chúng sanh ở cảnh giới A tu la thì bị sự sân hận và tham dục chi phối, suốt ngày luôn đánh giết lẫn nhau để tìm cầu sự thoả mãn của xác thịt. Còn chúng sanh ở hai cảnh giới trời, người tuy có hạnh phúc xen lẫn khổ đau nhưng ở cảnh người, chúng sanh phải chịu tướng bát khổ; ở cảnh giới trời vẫn bị năm tướng suy hao. Chi bằng muốn thoát ly sanh tử luân hồi tránh sự nhọc nhằn khi phải làm kẻ lữ khách qua lại nơi tam giới, chúng ta nên cố gắng phát tâm tín sâu, nguyện thiết, chuyên trì danh hiệu Phật A Di Đà. Chúng ta chỉ mong làm sao hiện đời trả chút nghiệp còn lại lâm chung sớm được vãng sanh về nước Phật mà thôi.
Trích Lâm Chung Những Điều Cần Biết
Thích Nguyên Liên soạn dịch
Thích Nguyên Liên soạn dịch