Cho người, cho mình
Ngày đăng: 00:03:27 16-12-2014 . Xem: 1551
Tại sao việc cho đi thường mang lại niềm vui cho mình? – Đơn giản là vì ở đời ai cũng muốn nhận, ai cũng thấy vui khi được nhận một cái gì về cho họ. Chưa có, họ sẽ làm sao cho có; có rồi, họ muốn có thêm, không bao giờ cùng. Vì sự nhận là không cùng, sự cho cũng không cùng. Vì sự cho là không cùng, niềm vui cũng không cùng tận.
>> 10 bài học từ cuộc sống của "Vua hề SÁC-LÔ"
>> Cạm bẫy giàu sang
>> An lạc và hạnh phúc
Mùa thu dường như chưa qua mà gió đông đã về tới. Mặt trời mọc sớm nhưng ánh nắng vẫn không xuyên qua nổi những tầng mây xám trên cao và sương mù nặng trĩu trên những con đường nườm nượp xe cộ của thành phố. Thời tiết bắt đầu lạnh, hơn cả tuần nay. Người không nhà đứng co ro nơi hiên của một ngân hàng ở góc đường, chờ đợi kẻ từ tâm.
Mùa lễ Tạ Ơn và Giáng Sinh cách nhau một tháng. Đó là hai dịp lễ cuối năm rất quan trọng trong đời sống của người dân bản xứ nơi đây. Vượt ngoài ý nghĩa và lý do tôn giáo, hai lễ này từ lâu đã mặc nhiên trở thành mùa lễ của mọi gia đình, là dịp để đoàn tụ, sum vầy. Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), thay vì tạ ơn đấng thiêng liêng thì “tạ ơn người, tạ ơn đời” (*), nhớ nghĩ những ai và những gì mình được hạnh phúc đón nhận. Mùa Giáng Sinh (Christmas), nhà nhà giăng đèn năm sắc bên ngoài và bên trong thường trang trí một cây thông nơi phòng khách—đó là chỗ hội tụ của sự cho và nhận trong mùa lễ, hầu như không còn mang tính cách tôn giáo. Các món quà được gói trịnh trọng, xinh xắn, của người trong gia đình trao gửi nhau, hoặc từ bà con, bạn bè gửi tặng, đều được đặt dưới gốc cây thông, chờ đến đêm 24 hoặc ngày 25 tháng 12 để cùng tháo nơ, bóc giấy…
Đến với cuộc đời này, chúng ta đã cho đi những gì? – Dường như sự cho bao giờ cũng ít thua sự nhận. Mỗi ngày, mỗi giờ, nếu tự kiểm, tự hỏi, chúng ta sẽ thấy rằng mình cho đi rất ít (nếu không muốn nói là không cho gì cả), mà chỉ đón nhận không thôi. Chúng ta luôn sung sướng, hả hê khi thủ đắc một điều gì, vật chất hay tinh thần; mà hiếm khi nghĩ rằng việc cho đi sẽ mang lại hạnh phúc, thường là nhiều hơn cả thu nhận.
Tại sao việc cho đi thường mang lại niềm vui cho mình? – Đơn giản là vì ở đời ai cũng muốn nhận, ai cũng thấy vui khi được nhận một cái gì về cho họ. Chưa có, họ sẽ làm sao cho có; có rồi, họ muốn có thêm, không bao giờ cùng. Vì sự nhận là không cùng, sự cho cũng không cùng. Vì sự cho là không cùng, niềm vui cũng không cùng tận.
Nhưng chúng ta có gì để cho? – Miếng ăn cho người đói. Thuốc men cho người bệnh. Áo quần cho kẻ rách nát. Chăn mền cho người giá lạnh. Lời khuyên cho người xấu ác. Tiếng khen cho người hay giỏi. An ủi người mất mát. Khích lệ kẻ từ tâm. Chia vui người thành công. Chia buồn kẻ thất bại. Cho đến câu chuyện ý nghĩa, bài thơ nhẹ nhàng, đoạn văn bay bổng, lời ru tha thiết, tay ấm thân tình, nụ cười thân thiện, ánh mắt cảm thông… đều là những món quà có thể trao đến cho người, mang lại niềm vui cho người; mà mang lại niềm vui cho người, cũng chính là mang lại niềm vui cho mình. Một người thu nhận và vui, mình được vui theo một lần; nghìn người thu nhận và vui, mình được vui theo nghìn lần. Cứ như vậy, cho đi bất cứ thứ gì, cũng đều nhận về một niềm vui.
Nhưng nếu đời chúng ta vốn đầy những phiền não, khổ đau, bất an, thiếu thốn, tự ti, ganh ghét, hờn giận, chán nản, bất đắc chí, thất vọng, tuyệt vọng, thống hận, sầu bi… thì ai là người có thể nhận lấy, ai là người có thể chia sẻ gánh nặng khủng khiếp ấy? Ta cho người những gì vui, hay, tốt, đẹp, thế còn những thống khổ của ta, ai nhận? Đại dương chẳng đủ sức chứa. Quả đất cũng chẳng thể kham. Ta trao ai?
– Hãy gửi chúng vào hư không.
Cho, không phải chỉ là làm vui kẻ đón nhận; mà còn là một thái độ, một nghệ thuật sống ở đời để có hạnh phúc. Nghệ thuật ấy chính là buông xả những gì mình có, từ niềm vui cho đến nỗi buồn. Niềm vui, gửi cho người; nỗi buồn, gửi vào hư không. Đời chúng ta được hạnh phúc, thảnh thơi, nhẹ nhàng không phải nhờ sự thu nhận, chất chứa, mà chính là buông bỏ, buông bỏ tất cả, cho đến khi không còn gì để trao đi, không còn người cho và không còn ai đón nhận.
(*) Lời từ bài hát “Tạ ơn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
>> 10 bài học từ cuộc sống của "Vua hề SÁC-LÔ"
>> Cạm bẫy giàu sang
>> An lạc và hạnh phúc
Mùa thu dường như chưa qua mà gió đông đã về tới. Mặt trời mọc sớm nhưng ánh nắng vẫn không xuyên qua nổi những tầng mây xám trên cao và sương mù nặng trĩu trên những con đường nườm nượp xe cộ của thành phố. Thời tiết bắt đầu lạnh, hơn cả tuần nay. Người không nhà đứng co ro nơi hiên của một ngân hàng ở góc đường, chờ đợi kẻ từ tâm.
Mùa lễ Tạ Ơn và Giáng Sinh cách nhau một tháng. Đó là hai dịp lễ cuối năm rất quan trọng trong đời sống của người dân bản xứ nơi đây. Vượt ngoài ý nghĩa và lý do tôn giáo, hai lễ này từ lâu đã mặc nhiên trở thành mùa lễ của mọi gia đình, là dịp để đoàn tụ, sum vầy. Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), thay vì tạ ơn đấng thiêng liêng thì “tạ ơn người, tạ ơn đời” (*), nhớ nghĩ những ai và những gì mình được hạnh phúc đón nhận. Mùa Giáng Sinh (Christmas), nhà nhà giăng đèn năm sắc bên ngoài và bên trong thường trang trí một cây thông nơi phòng khách—đó là chỗ hội tụ của sự cho và nhận trong mùa lễ, hầu như không còn mang tính cách tôn giáo. Các món quà được gói trịnh trọng, xinh xắn, của người trong gia đình trao gửi nhau, hoặc từ bà con, bạn bè gửi tặng, đều được đặt dưới gốc cây thông, chờ đến đêm 24 hoặc ngày 25 tháng 12 để cùng tháo nơ, bóc giấy…
Đến với cuộc đời này, chúng ta đã cho đi những gì? – Dường như sự cho bao giờ cũng ít thua sự nhận. Mỗi ngày, mỗi giờ, nếu tự kiểm, tự hỏi, chúng ta sẽ thấy rằng mình cho đi rất ít (nếu không muốn nói là không cho gì cả), mà chỉ đón nhận không thôi. Chúng ta luôn sung sướng, hả hê khi thủ đắc một điều gì, vật chất hay tinh thần; mà hiếm khi nghĩ rằng việc cho đi sẽ mang lại hạnh phúc, thường là nhiều hơn cả thu nhận.
Tại sao việc cho đi thường mang lại niềm vui cho mình? – Đơn giản là vì ở đời ai cũng muốn nhận, ai cũng thấy vui khi được nhận một cái gì về cho họ. Chưa có, họ sẽ làm sao cho có; có rồi, họ muốn có thêm, không bao giờ cùng. Vì sự nhận là không cùng, sự cho cũng không cùng. Vì sự cho là không cùng, niềm vui cũng không cùng tận.
Nhưng chúng ta có gì để cho? – Miếng ăn cho người đói. Thuốc men cho người bệnh. Áo quần cho kẻ rách nát. Chăn mền cho người giá lạnh. Lời khuyên cho người xấu ác. Tiếng khen cho người hay giỏi. An ủi người mất mát. Khích lệ kẻ từ tâm. Chia vui người thành công. Chia buồn kẻ thất bại. Cho đến câu chuyện ý nghĩa, bài thơ nhẹ nhàng, đoạn văn bay bổng, lời ru tha thiết, tay ấm thân tình, nụ cười thân thiện, ánh mắt cảm thông… đều là những món quà có thể trao đến cho người, mang lại niềm vui cho người; mà mang lại niềm vui cho người, cũng chính là mang lại niềm vui cho mình. Một người thu nhận và vui, mình được vui theo một lần; nghìn người thu nhận và vui, mình được vui theo nghìn lần. Cứ như vậy, cho đi bất cứ thứ gì, cũng đều nhận về một niềm vui.
Nhưng nếu đời chúng ta vốn đầy những phiền não, khổ đau, bất an, thiếu thốn, tự ti, ganh ghét, hờn giận, chán nản, bất đắc chí, thất vọng, tuyệt vọng, thống hận, sầu bi… thì ai là người có thể nhận lấy, ai là người có thể chia sẻ gánh nặng khủng khiếp ấy? Ta cho người những gì vui, hay, tốt, đẹp, thế còn những thống khổ của ta, ai nhận? Đại dương chẳng đủ sức chứa. Quả đất cũng chẳng thể kham. Ta trao ai?
– Hãy gửi chúng vào hư không.
Cho, không phải chỉ là làm vui kẻ đón nhận; mà còn là một thái độ, một nghệ thuật sống ở đời để có hạnh phúc. Nghệ thuật ấy chính là buông xả những gì mình có, từ niềm vui cho đến nỗi buồn. Niềm vui, gửi cho người; nỗi buồn, gửi vào hư không. Đời chúng ta được hạnh phúc, thảnh thơi, nhẹ nhàng không phải nhờ sự thu nhận, chất chứa, mà chính là buông bỏ, buông bỏ tất cả, cho đến khi không còn gì để trao đi, không còn người cho và không còn ai đón nhận.
Vĩnh Hảo
________________(*) Lời từ bài hát “Tạ ơn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Các Tin Khác