Đạo đức và hạnh phúc
Ngày đăng: 09:47:58 21-04-2015 . Xem: 4593
Mọi người hẳn sẽ nhất trí với lời phát biểu rằng: “đạo đức là giá trị cao quý nhất đối với cuộc sống con người trong mọi thời đại, đặc biệt là thế giới ngày nay”.
Từ điển Graw Hill Book định nghĩa: “Đạo đức là môn học đánh giá các hành vi thiện ác của con người biểu hiện qua thân, lời, ý và được thực hiện bởi ý chí, tình cảm và ý chí”.
Theo Aristote, “Mục đích trực tiếp của con người không phải là cái hay, cái đẹp mà chính là hạnh phúc. Hạnh phúc là sự phát triển hoàn toàn đầy đủ các đức tính- nhân tính của một con người... Hạnh phúc đồng nghĩa với đạo đức”.
Trong chừng mực nào đó, nếu đạo đức được hiểu là đồng nghĩa với hạnh phúc thì chúng ta có thể nói rằng: mang niềm hạnh phúc cho người khác là hạnh phúc, vì tất cả những việc làm giúp người khác hạnh phúc chính là con đường đạo đức giúp con người loại trừ khổ đau và đạt được hạnh phúc ngay trong hiện tại và tại đây. Nó thay thế những cảm nghiệm khổ đau trong cuộc sống hằng ngày của con người bằng cảm nghiệm hạnh phúc ngay khi người ta thực hành. Nó là phương tiện để con người từng bước hoàn thiện bản thân, phát triển nhân cách, đưa họ từ địa vị phàm phu tiến dần đến quả vị thánh giả.
Để đạt được những cấp độ hạnh phúc từ thấp đến cao như thế, tất nhiên người ta cần phải học tập và thực hành việc thiện.
Xa đề một chút, chúng ta nhận thấy rằng muốn xây dựng một chuẩn mức đạo đức trong cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội thì cần phải có những chuẩn tắc về hành vi để con người có thể y cứ vào đó mà đánh giá các hành vi thiện hay bất thiện. Một hành vi đem đến hạnh phúc cho mình, cho người, cho xã hội là chuẩn tắc để đánh giá (ở đây đề cập đến giá trị giải thoát của hành vi).
Những điều không được vi phạm, cần phải tránh để bảo vệ đạo đức và nhân phẩm của một con người. Khi một người giữ được thanh tịnh thì tâm người ấy được an ổn, tự tại vì biết rằng mình đang trú trọng đạo đức, nghĩa là đang ở xa vực thẳm phi đạo đức. Từ sự an ổn đó người ta sẽ cảm nhận được hạnh phúc và an lạc ngay trong hiện tại và chính trong cuộc sống của mình ngay tại đây. Khi con người cảm nhận cuộc sống và mọi việc một cách chân thật thì tâm người ấy hoàn toàn tự do và thoải mái. Vì vậy chúng ta có thể nói rằng đólà điều kiện sống tất yếu của một con người, là điều kiện cần và đủ để làm người.
(a) Con người không bao giờ thích kẻ khác gây bất cứ sự tổn thương nào đến cho mình (như tổn hại mạng sống, mất mát tài sản, rối loạn hạnh phúc gia đình...), thì chính những gì chúng ta không muốn ấy cũng đừng nên gây hại cho người khác. Qua ý nghĩa này chúng ta thấy rằng giữ gìn hạnh phúc của người là giữ gìn hạnh phúc của mình.
(b) Người ta sẽ dễ dàng nhận thấy rằng từ sự đánh mất hạnh phúc của từng con người là đã tạo ra đau khổ cho gia đình, xã hội, thậm chí những sự tổn hại to lớn như chiến tranh có thể bùng nổ, nhân loại có thể diệt vong, nếu người ấy là kẻ có chức có quyền. Vậy thì đó là điều kiện tất yếu phải được tuân thủ, nếu như con người mong muốn hạnh phúc thật sự.
(c) Mọi người có lẽ đều thừa nhận rằng đã là con người nghĩa là đã từng khổ đau và có thể sẽ khổ đau (cảm giác theo từng cấp độ), vì như Lev. Tonstol từng nói: “Mọi người đều có cảm giác hạnh phúc giống nhau, nhưng cảm thọ khổ đau thì mỗi người một kiểu”. Như thế, điều thiện cần phải làm, từ bi cần phải có mặt là sự giúp đỡ cần thiết cho con người, cho xã hội, trực tiếp hoặc gián tiếp đem đến an lạc cho con người, cho xã hội. Cần lưu ý rằng đó không phải chỉ để cảm thông với khổ đau của con người trong quá khứ cũng như hiện tại, mà là tích cực để đoạn trừ những nỗi thống khổ ấy qua sự tu tập bản thân. loại trừ khả năng sinh khởi các sai lầm do tham, sân, si điều động.
(d) Qua những điểm vừa trình bày trên chúng ta có thể thấy rằng hành thiện, tu thân tu tâm là bước đi đầu tiên, là bước đi căn bản và vô cùng quan trọng trong lộ trình tu tập hướng đến xây dựng một con người tốt, một môi trường tốt và một xã hội tốt đẹp. Nếu an lập được nền tảng các vấn đề đạo đức thì không thể nào không tạo ra được an lạc, hạnh phúc cho mình, cho gia đình và cho xã hội. Ngay cả mục đích tối hậu, tức sự giải thoát toàn vẹn, cũng đến từ bước khởi đầu này mà chứng đạt. Nếu cuộc sống giữa con người với con người, con người với gia đình, và con người với xã hội mà đều tuân thủ một cách chân chánh thì không ai có thể chối cãi rằng cuộc đời này là một trú xứ đầy an lạc và hạnh phúc. Nói chính xác hơn, tất cả đều phụ thuộc vào hành vi đạo đức của con người mà được an lập.
Điều quan trọng cần phải lưu ý ở đây là sự hiện hành của pháp luật xã hội cũng như giới luật của các tôn giáo khác. Rõ ràng, sự tác động của những điều vừa được đề cập không phải là ít đối với cuộc sống con người và xã hội.
Dĩ nhiên, muốn giáo dục và xây dựng tốt con người và xã hội trong một môi trường đạo đức thì cần phải có những mẫu người đạo đức (theo nghĩa tương đối). Điều này dành cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, mọi dân tộc, mọi thời đại; dành cho những ai muốn có cuộc sống an lạc, hạnh phúc cho mình, cho người ngay trong hiện tại và tại đây (nếu như không muốn nói đến tương lai), và cho những ai muốn có một chuẩn mức để làm người theo đúng chân nghĩa.
Thế giới con người đang luôn quằn quại trong khổ đau và lên án những người đang vi phạm các nguyên tắc đạo đức cơ bản này. Thế giới con người cũng đang khao khát một cuộc sống hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc mà Socrate, triết gia nổi tiếng của Hy Lạp, đã mong chờ khi phát biểu rằng:
“Một nền đạo đức không thể căn cứ vào một giáo lý mơ hồ, chúng ta phải tạo dựng một nền luân lý hoàn toàn không lệ thuộc thần học, hoàn toàn thích hợp với những người có tôn giáo cũng như không có tôn giáo thì xã hội mới ổn định.”
Phải chăng đã đến lúc mọi người cần phải quay lại với chính mình, phải xác định lại mục đích thật sự mà họ đang tìm kiếm và muốn vươn tới. Phải chăng hạnh phúc là đối tượng mà con gnười đang mãi tìm kiếm! Nhưng, hạnh phúc thì đồng nghĩa với đạo đức. Vậy thì chính lúc này con người cần phải loại bỏ tất cả ngộ nhận, sai lầm về Danh – Lợi - Tình, nhằm giữ hạnh phúc của mình; nhằm giữ chính nhân phẩm của mình. Bằng như ngược lại, cứ khao khát, tìm cầu hạnh phúc, an lạc mà phá vỡ những điều trên thì cũng như người khát nước mà mãi uống nước biển vậy. Kết quả chỉ là sự đau đớn, thống khổ của những người thiếu trí tuệ, như vua Trần Thái Tông từng nói:
“Phong trần thất thểu làm thân khách,
Ngày mãi xa quê vạn dặm đường”
Hạnh phúc ở đây cần phải được hiểu theo từng cấp độ, từng hoàn cảnh và từng cá nhân cảm thọ nó trong từng điều kiện riêng biệt. Kết quả của công năng tu tập và hoà nhập với tự thân hành giả, tạo nên một thể thống nhất giữa nhân và tâm. Hạnh phúc là kết quả của sự hòa nhập hoàn toàn giữa Thân và Tâm, giữa người chứng và quả chứng. Hạnh phúc vượt lên trên mọi suy tư logic, mọi cảm thọ bình thường. Nó là thể hiện trọn vẹn của một cuộc sống từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha.
Từ điển Graw Hill Book định nghĩa: “Đạo đức là môn học đánh giá các hành vi thiện ác của con người biểu hiện qua thân, lời, ý và được thực hiện bởi ý chí, tình cảm và ý chí”.
Theo Aristote, “Mục đích trực tiếp của con người không phải là cái hay, cái đẹp mà chính là hạnh phúc. Hạnh phúc là sự phát triển hoàn toàn đầy đủ các đức tính- nhân tính của một con người... Hạnh phúc đồng nghĩa với đạo đức”.
Trong chừng mực nào đó, nếu đạo đức được hiểu là đồng nghĩa với hạnh phúc thì chúng ta có thể nói rằng: mang niềm hạnh phúc cho người khác là hạnh phúc, vì tất cả những việc làm giúp người khác hạnh phúc chính là con đường đạo đức giúp con người loại trừ khổ đau và đạt được hạnh phúc ngay trong hiện tại và tại đây. Nó thay thế những cảm nghiệm khổ đau trong cuộc sống hằng ngày của con người bằng cảm nghiệm hạnh phúc ngay khi người ta thực hành. Nó là phương tiện để con người từng bước hoàn thiện bản thân, phát triển nhân cách, đưa họ từ địa vị phàm phu tiến dần đến quả vị thánh giả.
Để đạt được những cấp độ hạnh phúc từ thấp đến cao như thế, tất nhiên người ta cần phải học tập và thực hành việc thiện.
Xa đề một chút, chúng ta nhận thấy rằng muốn xây dựng một chuẩn mức đạo đức trong cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội thì cần phải có những chuẩn tắc về hành vi để con người có thể y cứ vào đó mà đánh giá các hành vi thiện hay bất thiện. Một hành vi đem đến hạnh phúc cho mình, cho người, cho xã hội là chuẩn tắc để đánh giá (ở đây đề cập đến giá trị giải thoát của hành vi).
Những điều không được vi phạm, cần phải tránh để bảo vệ đạo đức và nhân phẩm của một con người. Khi một người giữ được thanh tịnh thì tâm người ấy được an ổn, tự tại vì biết rằng mình đang trú trọng đạo đức, nghĩa là đang ở xa vực thẳm phi đạo đức. Từ sự an ổn đó người ta sẽ cảm nhận được hạnh phúc và an lạc ngay trong hiện tại và chính trong cuộc sống của mình ngay tại đây. Khi con người cảm nhận cuộc sống và mọi việc một cách chân thật thì tâm người ấy hoàn toàn tự do và thoải mái. Vì vậy chúng ta có thể nói rằng đólà điều kiện sống tất yếu của một con người, là điều kiện cần và đủ để làm người.
(a) Con người không bao giờ thích kẻ khác gây bất cứ sự tổn thương nào đến cho mình (như tổn hại mạng sống, mất mát tài sản, rối loạn hạnh phúc gia đình...), thì chính những gì chúng ta không muốn ấy cũng đừng nên gây hại cho người khác. Qua ý nghĩa này chúng ta thấy rằng giữ gìn hạnh phúc của người là giữ gìn hạnh phúc của mình.
(b) Người ta sẽ dễ dàng nhận thấy rằng từ sự đánh mất hạnh phúc của từng con người là đã tạo ra đau khổ cho gia đình, xã hội, thậm chí những sự tổn hại to lớn như chiến tranh có thể bùng nổ, nhân loại có thể diệt vong, nếu người ấy là kẻ có chức có quyền. Vậy thì đó là điều kiện tất yếu phải được tuân thủ, nếu như con người mong muốn hạnh phúc thật sự.
(c) Mọi người có lẽ đều thừa nhận rằng đã là con người nghĩa là đã từng khổ đau và có thể sẽ khổ đau (cảm giác theo từng cấp độ), vì như Lev. Tonstol từng nói: “Mọi người đều có cảm giác hạnh phúc giống nhau, nhưng cảm thọ khổ đau thì mỗi người một kiểu”. Như thế, điều thiện cần phải làm, từ bi cần phải có mặt là sự giúp đỡ cần thiết cho con người, cho xã hội, trực tiếp hoặc gián tiếp đem đến an lạc cho con người, cho xã hội. Cần lưu ý rằng đó không phải chỉ để cảm thông với khổ đau của con người trong quá khứ cũng như hiện tại, mà là tích cực để đoạn trừ những nỗi thống khổ ấy qua sự tu tập bản thân. loại trừ khả năng sinh khởi các sai lầm do tham, sân, si điều động.
(d) Qua những điểm vừa trình bày trên chúng ta có thể thấy rằng hành thiện, tu thân tu tâm là bước đi đầu tiên, là bước đi căn bản và vô cùng quan trọng trong lộ trình tu tập hướng đến xây dựng một con người tốt, một môi trường tốt và một xã hội tốt đẹp. Nếu an lập được nền tảng các vấn đề đạo đức thì không thể nào không tạo ra được an lạc, hạnh phúc cho mình, cho gia đình và cho xã hội. Ngay cả mục đích tối hậu, tức sự giải thoát toàn vẹn, cũng đến từ bước khởi đầu này mà chứng đạt. Nếu cuộc sống giữa con người với con người, con người với gia đình, và con người với xã hội mà đều tuân thủ một cách chân chánh thì không ai có thể chối cãi rằng cuộc đời này là một trú xứ đầy an lạc và hạnh phúc. Nói chính xác hơn, tất cả đều phụ thuộc vào hành vi đạo đức của con người mà được an lập.
Điều quan trọng cần phải lưu ý ở đây là sự hiện hành của pháp luật xã hội cũng như giới luật của các tôn giáo khác. Rõ ràng, sự tác động của những điều vừa được đề cập không phải là ít đối với cuộc sống con người và xã hội.
Dĩ nhiên, muốn giáo dục và xây dựng tốt con người và xã hội trong một môi trường đạo đức thì cần phải có những mẫu người đạo đức (theo nghĩa tương đối). Điều này dành cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, mọi dân tộc, mọi thời đại; dành cho những ai muốn có cuộc sống an lạc, hạnh phúc cho mình, cho người ngay trong hiện tại và tại đây (nếu như không muốn nói đến tương lai), và cho những ai muốn có một chuẩn mức để làm người theo đúng chân nghĩa.
Thế giới con người đang luôn quằn quại trong khổ đau và lên án những người đang vi phạm các nguyên tắc đạo đức cơ bản này. Thế giới con người cũng đang khao khát một cuộc sống hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc mà Socrate, triết gia nổi tiếng của Hy Lạp, đã mong chờ khi phát biểu rằng:
“Một nền đạo đức không thể căn cứ vào một giáo lý mơ hồ, chúng ta phải tạo dựng một nền luân lý hoàn toàn không lệ thuộc thần học, hoàn toàn thích hợp với những người có tôn giáo cũng như không có tôn giáo thì xã hội mới ổn định.”
Phải chăng đã đến lúc mọi người cần phải quay lại với chính mình, phải xác định lại mục đích thật sự mà họ đang tìm kiếm và muốn vươn tới. Phải chăng hạnh phúc là đối tượng mà con gnười đang mãi tìm kiếm! Nhưng, hạnh phúc thì đồng nghĩa với đạo đức. Vậy thì chính lúc này con người cần phải loại bỏ tất cả ngộ nhận, sai lầm về Danh – Lợi - Tình, nhằm giữ hạnh phúc của mình; nhằm giữ chính nhân phẩm của mình. Bằng như ngược lại, cứ khao khát, tìm cầu hạnh phúc, an lạc mà phá vỡ những điều trên thì cũng như người khát nước mà mãi uống nước biển vậy. Kết quả chỉ là sự đau đớn, thống khổ của những người thiếu trí tuệ, như vua Trần Thái Tông từng nói:
“Phong trần thất thểu làm thân khách,
Ngày mãi xa quê vạn dặm đường”
Hạnh phúc ở đây cần phải được hiểu theo từng cấp độ, từng hoàn cảnh và từng cá nhân cảm thọ nó trong từng điều kiện riêng biệt. Kết quả của công năng tu tập và hoà nhập với tự thân hành giả, tạo nên một thể thống nhất giữa nhân và tâm. Hạnh phúc là kết quả của sự hòa nhập hoàn toàn giữa Thân và Tâm, giữa người chứng và quả chứng. Hạnh phúc vượt lên trên mọi suy tư logic, mọi cảm thọ bình thường. Nó là thể hiện trọn vẹn của một cuộc sống từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha.
Phỏng tác theo: Thích Viên Trí
Các Tin Khác