Đức kiên nhẫn
Ngày đăng: 10:04:56 11-11-2014 . Xem: 1589
TTPGO - Kiên nhẫn, tiếng Pāli là khanti, là một trong mười cách thực hành (theo Phật giáo Nguyên thủy, còn theo truyền thống Phát triển thì sáu) để đạt đến sự hoàn thiện giác ngộ, thường được gọi là các pháp ba-la-mật.
>> Hãy sống thong thả
>> Hạnh phúc ở đâu?
Kiên nhẫn (Khanti-parami) là một phẩm chất rất được ca ngợi trong kinh điển Phật giáo. Kiên nhẫn có thể phát triển dễ dàng chỉ khi nào sự bồn chồn và ghét bỏ đã lắng đọng nơi tinh thần, như lúc đang thực tập thiền. Sự vô thường có khuynh hướng làm cho một người hấp tấp, và như vậy mất đi rất nhiều cơ hội tốt. Đấy là kết quả của việc không có khả năng ngồi yên để chờ mọi sự việc tự chúng giải quyết lấy – mà đôi lúc chúng có thể tự sáng tỏ mà không cần có người nhúng tay vào. Một người kiên nhẫn, sẽ nhận được trái táo rơi sẵn xuống đùi, trong khi những người xông xáo thì không nhận được. Sự thiếu kiên nhẫn làm dao động tinh thần và đem theo những căn bệnh lo âu của thế giới thương mại hiện đại. Sự kiên nhẫn là một phẩm chất rất quý giá trong việc thực tập tinh thần và thiền định. Thật là nóng vội khi mong đợi sự tỉnh thức tức thời sau năm phút thiền định. Một người đã bao nhiêu năm tích tụ một đống rác tinh thần khổng lồ mà chỉ cầm một cái muổng rất nhỏ và bắt đầu múc rác ra thì làm sao có thể mong chờ đống rác kia biến mất một cách nhanh chóng? Kiên nhẫn là câu trả lời cùng với năng lượng kiên quyết. Người thiền sinh kiên nhẫn thật sự sẽ đạt kết quả với một giá trị lâu dài; người tìm kiếm “những phương thức nhanh chóng” hoặc “sự tỉnh thức tức thời” tất phải chịu sự thất bại lớn bởi thái độ vội vã của họ.
Người Phật tử xem cuộc sống hiện tại của mình như là một thời gian ngắn. Ghi nhớ điều này trong tâm, người Phật tử quyết tâm hoạt động tích cực trong kiếp sống này để đạt sự tỉnh thức càng sớm càng tốt. Nhưng họ không đánh giá khả năng của mình mà tiếp tục sống với giáo pháp từ ngày này qua ngày khác một cách kiên nhẫn và trầm tĩnh. Gấp gáp để đạt sự tỉnh thức (hoặc bất cứ cái gì đó mà mình mong muốn), giống như một con bò rừng trong tiệm bán đồ sứ, và như vậy một người sẽ không thể tiến xa hơn được, trừ khi người này có cá tính rất đặc biệt để có thể thành công nhanh chóng, và quan trọng nhất là người này phải hết lòng thực tập qua lời chi dạy của một vị thầy có kinh nghiệm về thiền định.
Chúng ta biết rằng, một vị Bồ tát rất sáng suốt về điều này và luôn trau dồi tinh thần để không bị xáo trộn bởi những việc thông thuờng hay xảy đến từ bên ngoài . Vị này quyết định sẽ kiên nhẫn đối với những tình huống bên ngoài. không bị bực bội khi thời thiết quá nóng hay quá lạnh, không bị dao động bởi những tấn công thân thể , không bị phiền hà khi bị người chửi mắng, vu oan hay hành hung, dù trước mặt hay sau lưng. Sự kiên nhẫn của vị này vẫn không bị hư hao dù thân thể bị dày vò bởi những cú đánh bằng gậy hay liệng đá, tra khảo, và có thể bị giết chết. Các Tăng sĩ Phật giáo thường được nhắc nhở như vậy để thực tập .
Trong truyền thống Phật giáo, sự hoàn hảo của kiên nhẫn được nhắc đến nhiều hơn những phẩm chất khác. Bởi vì trong truyện tiền thân của Đức Phật đã miêu tả về sự kiên nhẫn hết sức đặc biệt. Vị thầy Khantivadi ( Kiên Nhẫn) là câu chuyện được đọc nhiều lần, và là đối tượng thường xuyên của sự suy ngẫm. Chỉ một người đặc biệt cao quý, trường hợp này là Đứa Phật Gotama, trong một tiền kiếp khi Đức Phật là vị thầy Rishi , chỉ dạy về đức tính kiên nhẫn , đã kiên nhẫn để cho một vị vua đang giận tức và say rượu, cắt thân thể Ngài ra từng mảnh. Sự cao quý dịu dàng và kiên nhẫn này chỉ có ở nơi Bồ Tát, và đây là điều cần thiết cho tất cả những ai muốn đạt đến mục đích tỉnh thức .
Nguồn : Vườn hoa Phật giáo
Các Tin Khác