Dùng tâm linh để tìm cầu sự an toàn giao thông
Ngày đăng: 19:59:28 08-09-2014 . Xem: 1460
Chiều ngày 03/09/2014 (10/08/ Giáp Ngọ), TT.Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chánh T.Ư GHPGVN, nhận lời mời của ĐĐ.Thích Giác Thiện trụ trì chùa Từ Quang đã có buổi thuyết giảng với chủ đề DÙNG TÂM LINH ĐỂ TÌM CẦU SỰ AN TOÀN GIAO THÔNG.
Đây là đề tài có nội dung lôi cuốn, và hấp lực cao với thính chúng, vì trong những năm gần đây, tai nạn giao thông đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội.
Tuy là vấn đề chung của xã hội nhưng mỗi công dân cần phải có trách nhiệm trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông. TT Thích Chân Quang với vai trò Tu sĩ Phật giáo ở xã hội đương thời, vì an lạc hạnh phúc cho con người, Thượng tọa muốn giúp mọi người có được tri kiến đúng đắn hơn khi xử lý mọi hoàn cảnh trong cuộc sống theo tâm linh - triết lý nhà Phật. Đề tài này thật là thiết yếu trong cuộc sống, mục đích là mong mọi người đừng chết vì tai nạn giao thông, và làm thế nào để giảm tai nạn giao thông xuống.
Nói về tuần lễ Cầu siêu hương linh sản nạn thai nhi tại chùa Từ Quang từ ngày 02 – 08/09/2014, Đại đức Trụ trì cho biết: Đại lễ Trai đàn cầu siêu hương linh sản nạn thai nhi do nhà chùa tổ chức thường niên vào ngày Rằm tháng tám hàng năm. Tính đến nay đã diễn ra sáu năm liền kể từ năm 2009. Mỗi năm có khoảng 10.000 người tham dự. Đây được xem là ngày giỗ hội của các bé vô thừa nhận và cũng là dịp để cha mẹ có cơ hội nói lên lời sám hối muộn màng mà vơi bớt đi nổi đau dằn vặt cắn rứt lương tâm.
Theo nhận xét của Đại đức, đây là một vấn nạn của xã hội mà có rất nhiều người không hiểu, họ không bao giờ nhìn nhận và cũng không dám nghĩ tới. Cái sự oan ức đó đối với thế giới bên kia của những oan hồn đang oán trách, hễ số lượng tăng nhiều thì tạo nên một cái ác rất lớn, có thể gây bất an của tự thân gia đình và xã hội. Đó là cái nhìn ở khía cạnh tâm linh. Còn đối với những người mà chúng ta tự tạo những nghiệp đó thì chúng ta sẽ nhận lấy những hậu quả khôn lường. Thử hỏi người đưa tới cái chết cho thai nhi đó chính là mẹ, cha mình thì nỗi oán hận trong tâm thức hài nhi đó sẽ càng lớn, và trong vòng luân hồi sẽ trở nên oán thù, xâm hại lẫn nhau là thế nào.
Đàn tràng của chùa Từ Quang lập nên những năm qua đã thành tựu nhiều khía cạnh tâm linh cũng như nhiều mặt xã hội, và đến hôm nay cả nước ta có đến 40 chùa cùng lập Trai đàn cầu siêu hương linh sản nạn thai nhi để đem lại sự hóa giải oan ức của người mất.
Trong đó, cái lợi ích thiết thực là tạo được một truyền thông tâm linh của người chưa hiểu đạo, để họ có được cơ hội, có đối tượng mà biết quỳ xuống sám hối. Bởi vì đây là điều rất tế nhị thường không thể tâm sự với cha mẹ hay chồng con. Đại đức cho rằng: Chung quanh xã hội của chúng ta có rất nhiều người chưa hiểu được nhân quả và cái nhìn luân hồi trong cuộc sống. Cho nên chúng ta đại diện cho tất cả những người cha, người mẹ của các cháu được ký gửi tại chùa cũng như trên toàn thế giới, đồng cầu nguyện cho những oan hồn được biết Phật Pháp để tu tập chuyển hóa. Ý nghĩa của việc lập đàn tràng GIẢI OAN BẠC BỘ THAI NHI SẢN NẠN VÀ CỬU HOẠNH TỬ CÔ HỒN là vậy.
Trong đó, cái lợi ích thiết thực là tạo được một truyền thông tâm linh của người chưa hiểu đạo, để họ có được cơ hội, có đối tượng mà biết quỳ xuống sám hối. Bởi vì đây là điều rất tế nhị thường không thể tâm sự với cha mẹ hay chồng con. Đại đức cho rằng: Chung quanh xã hội của chúng ta có rất nhiều người chưa hiểu được nhân quả và cái nhìn luân hồi trong cuộc sống. Cho nên chúng ta đại diện cho tất cả những người cha, người mẹ của các cháu được ký gửi tại chùa cũng như trên toàn thế giới, đồng cầu nguyện cho những oan hồn được biết Phật Pháp để tu tập chuyển hóa. Ý nghĩa của việc lập đàn tràng GIẢI OAN BẠC BỘ THAI NHI SẢN NẠN VÀ CỬU HOẠNH TỬ CÔ HỒN là vậy.
Tiếp đến, mở đầu bài Pháp thoại, Thượng tọa Giảng sư nhận định: Trong cuộc sống, nhiều điều ta không làm chủ được, chẳng hạn có những nguyên nhân hết sức bí mật về tai nạn giao thông (TNGT), mà nếu không lý giải được ta sẽ rất khó khăn để giải quyết vấn nạn này.
Nói theo logic, xe nhập vào nước ngày càng nhiều thì phải tăng thêm tài xế. Mà tăng thêm tài xế nghĩa là tăng rất nhiều người không kinh nghiệm. Đường chật, xe nhiều, tài xế ít kinh nghiệm thì tai nạn là tất nhiên không tránh khỏi. Do đó, khi bước ra đường phải hiểu ta đang bước ra môi trường rất nguy hiểm, hoặc là ta hoặc là người khác còn non kinh nghiệm dễ gây tai nạn cho nhau. Đôi khi ta đi đúng nhưng người khác đi sai vẫn gây tai nạn cho ta, lúc đó ta chỉ biết nói câu bình dân là “Nhờ Trời Phật che chở”. Đến đó thì chỉ sức mạnh tâm linh mới che chở được cho ta, chứ không ỷ mình lái giỏi được.
Nên biết, nguy hiểm luôn chực chờ bởi những sát thủ. Sát thủ là ai? Là những người lái xe non kinh nghiệm, yếu tay nghề… là những vong linh bí mật lẩn quẩn trên đường. Đó là điều có thật. Ví dụ có những đoạn đường rất thoáng, đường thẳng tắp, quy trình kỹ thuật chất lượng đường đảm bảo, không phải cung đường xấu, quanh co nhưng thường xuyên xảy ra những vụ tai nạn kinh hoàng và cứ lặp đi lặp lại nhiều lần trên đoạn đường đó. Cho nên, người ta cho đó là những cung đường ma ám, thường xuyên giật tay lái người lái xe, bắt người phải chết ở chỗ ấy.
Có người nói, đạo Phật dựa trên nhân quả, ai đi trên đường bị tai nạn là có nhân có quả sẵn rồi, đã là nhân quả thì thôi số họ vậy, làm sao chúng ta dừng tai nạn họ được vì quả báo đã tới. Câu nói này có đúng không? Nói thì đúng nhân quả nhưng lại sai nhân quả, vì Luật Nhân Quả không phải để ta tàn nhẫn quay lưng bỏ đi. Cái khổ của người khác đến với ta là cơ hội để ta gieo nhân làm phước, nhưng ta lại không nhìn nhân quả của mình mà chỉ chăm chăm nhìn và phê phán nhân quả của người. Phải hiểu, cái khổ của người đến với ta là nhân quả của ta! Chúng ta phải có trách nhiệm với nhân quả của chính mình.
Trong cuộc đời, có những cảnh khổ đến với chúng ta, ta giúp họ ta không thêm phước nhưng làm ta hết tội quá khứ, nên đừng quay lưng với cảnh khổ người khác. TNGT cũng vậy, cũng là nghiệp của người đó, cũng là thử thách đạo đức của chúng ta. Câu “Nghiệp của ai nấy chịu”, câu nói vô trách nhiệm này khiến ta bỏ mất cơ hội chuyển sạch tội quá khứ, ngược lại làm tội của ta cứ tồn tại và mất đạo đức dần. Tuy biết đó là nhân quả chúng sinh, nhưng tâm ta luôn tìm phương pháp cứu giúp. Cho nên, việc làm sao giảm bớt TNGT là trách nhiệm của luật pháp, công an, người dân nhưng cũng là trách nhiệm của tôn giáo, nhất là đạo Phật.
Thượng tọa khuyến khích mọi người hãy tin vào sức mạnh của tâm linh, sự gia hộ của chư Phật, chư Bồ Tát để phụ với nhà nước trong việc tăng an toàn giao thông.
Thượng tọa khuyến khích mọi người hãy tin vào sức mạnh của tâm linh, sự gia hộ của chư Phật, chư Bồ Tát để phụ với nhà nước trong việc tăng an toàn giao thông.
Nguyên nhân gây tai nạn giao thông thường được xác định là do chủ quan hay bất cẩn, say xỉn của người điều khiển phương tiện. Tuy nhiên còn những nguyên nhân từ trước đến nay chưa được đề cập đến, đó là yếu tố siêu hình, tức tai nạn đã được dàn dựng bởi ma quỷ. Đó là lí do, chỗ nào có người chết rồi, sẽ lặp đi lặp lại. Nếu ta không có cách nào xoá điểm đen đó, đưa hết vong đi thì tai nạn cứ lặp lại hoài.
Một nhân quả nữa là người lái xe hay tức giận, gây thành ý nghiệp. Những câu nói như đùa nhưng liên quan đến giết hại đều trở thành hành động. Một khi ý nghiệp, khẩu nghiệp đã gây nên thì thân nghiệp chắc chắn sẽ xuất hiện vào lúc nào thích hợp. Vì vậy, “Người lái xe phải là người tu rất nhiều”. Không phải ngẫu nhiên Thượng tọa khẳng định như vậy mà là câu nhắc nhở đối với tài xế phải hết sức nhẫn nhục, trầm tĩnh, không bao giờ được nghĩ bậy.
Một lí do gây tai nạn nữa là ta thiếu sự che chở của Thần Thánh, thứ hai chiếc xe đó không được Thần Thánh bảo trợ đỡ đầu, thứ ba là đoạn đường đó không có thần lực của Thần Thánh bao phủ che chở. Đồng thời, bất cứ ai cầm tay lái hay người ngồi trên xe đều phải biết nguyện cầu, mong nhờ sức mạnh tâm linh che chở được cho biết bao người. Do “Tâm linh” là lĩnh vực tiềm ẩn quan trọng nhất trong mọi người, khi ấy, chỉ có những sự thấu suốt tâm linh là giúp ích được cho ta mà thôi. Ngoài ra, người lái xe phải cẩn thận, yêu quí từng sinh mạng của chúng sinh thì ta có phước là không gây tai nạn. Để hiểu rõ các quan điểm trên, chúng ta hãy nghe Thượng tọa giải thích, minh họa trong phần nội dung bài giảng bằng cái nhìn sâu sắc thuộc về tâm linh. Bên cạnh đó Người còn nhắc nhở: Trong tu hành, trong công tác, trong nghề nghiệp, trong mọi lĩnh vực cuộc sống, nếu có niềm tự hào bí mật khởi lên thì đổ vỡ hết. Ví dụ trong lĩnh vực lái xe, người tài xế chợt khởi ý niệm trong đầu “Mình là tay lái lụa” thì tai nạn tới liền.
Nhân đây, Thượng tọa đã trình bày nhiều yếu tố đưa đến tai nạn giao thông, trong đó có yếu tố siêu hình. Cho nên, để ngăn chặn bớt tai nạn giao thông thì Thượng tọa cũng đã gợi mở một số liệu pháp tâm linh, bao gồm sự che chở của Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Thiên, sự yểm trợ đạo lực chú nguyện gia trì của Chư Tăng và một yếu tố quan trọng không thể thiếu là người lái xe phải biết học thiền - tĩnh tâm, nhưng phải thiền cho chuẩn và còn phải siêng lễ Phật, sám hối, và tập khí công, vì một cái biến động nơi sức khỏe con người mình mà ảnh hưởng tới biết bao nhiêu người khác, đừng bao giờ ăn chơi trác táng sa đọa. Còn nhìn từ góc độ của cuộc sống đời thường thì tất cả thành viên trong cộng đồng hãy làm những gì có thể để giao thông ở đất nước chúng ta ngày càng phát triển theo hướng văn minh, an toàn. Sau cùng, nhân buổi thuyết Pháp hôm nay, chúng ta đồng cầu nguyện cho các chân linh oan uổng sớm được siêu thoát.
Tóm lại, bài Pháp thoại mang tính thời sự này đã phân tích được vấn đề tai nạn giao thông và gợi mở cách vận dụng một số quan điểm của đạo Phật trong việc tìm cầu sự an toàn giao thông. Trong đó, những lời dạy của Thượng tọa vô cùng đơn giản nhưng lại sâu sắc biết bao. Thiết nghĩ, chỉ cần nhận thức sáng suốt và hiểu biết đúng về một “Tâm linh chân chính” là có thể làm thay đổi cuộc đời chính mình và biến thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Một đặc biệt khác, sau buổi thuyết Pháp, ĐĐ.Thích Giác Thiện đã thỉnh cầu TT.Thích Chân Quang xuống tóc cho thân mẫu của mình đã 84 tuổi (theo tâm nguyện của cụ bà sau lần tai nạn đã bình phục sức khỏe) tại Chánh điện chùa Từ Quang, trước sự chứng minh hộ niệm của Chư tôn đức Tăng và sự tham dự đông đảo của các phật tử trong Pháp hội. Nghi thức diễn ra ngắn gọn nhưng tôn nghiêm.
Tuệ Đăng
Theo PGVN
Theo PGVN
Các Tin Khác