Một năm rốt cuộc có mấy mùa?
Ngày đăng: 10:46:13 30-07-2015 . Xem: 4243
Một năm rốt cuộc có mấy mùa? Khổng Tử nói: “Một năm có ba mùa”, quả là kì lạ, có đạo lý gì trong đó chăng?
Thì ra đằng sau câu chuyên này lại có ngụ ý sâu xa đến thế, đọc xong lập tức cảm thấy tâm hồn thật bình thản.
Một ngày nọ, một người đệ tử của Khổng Tử đang quét dọn trước cửa nhà, thì một vị khách đến hỏi thăm: “Xin hỏi, cậu là ai vậy?”.
Cậu ấy rất lấy làm tự hào mà nói rằng: “Tôi là đệ tử của Khổng tiên sinh!”.
Người khách liền nói: “Vậy thì tốt quá rồi, tôi có thể thỉnh giáo cậu một vấn đề được không?”.
Người học trò rất vui mà nói: “Tất nhiên là được!”
Lòng cậu nghĩ thầm: Rốt cuộc là ông muốn đưa ra câu hỏi kỳ quái gì đây?
Người khách hỏi: “Một năm rốt cuộc là có mấy mùa?”
Người học trò nghĩ thầm, câu hỏi như vậy vẫn còn phải hỏi sao?
Thế là cậu liền trả lời: “Xuân hạ thu đông, tổng cộng là bốn mùa vậy”.
Không ngờ rằng vị khách lắc đầu nói…….
“Không đúng, một năm chỉ có ba mùa mà thôi”.
“À, ông nhầm rồi, bốn mùa!”.
“Ba mùa!”
Cuối cùng hai người cứ tranh cãi mãi không thôi, nên liền quyết định đánh cược: Nếu như là bốn mùa, người khách phải cúi lạy học trò ba cái. Nếu như là ba mùa, người học trò phải cúi lạy người khách ba cái.
Người học trò của Khổng Tử nghĩ rằng lần này mình sẽ thắng chắc, thế là chuẩn bị dẫn người khách đi gặp thầy Khổng Tử.
Vừa khéo lúc này Khổng Tử từ trong nhà đi ra, người học trò liền bước lên hỏi: “Thưa thầy, cho học trò được hỏi, một năm có mấy mùa vậy?”
Khổng Tử nhìn người khách một cái, nói: “Một năm có ba mùa”.
Người học trò này nghe xong, lòng cảm thấy vô cùng kinh ngạc, nhưng cậu lại không dám hỏi lại.
Người khách lập tức nói với cậu: “Cúi lạy mau đi, còn đợi gì nữa”.
Người học trò không có cách nào khác, đành phải ngoan ngoãn mà cúi lạy vị khách ba cái. Sau khi người khách đi rồi, người học trò vội vã hỏi Khổng Tử: “Thưa thầy, một năm rõ ràng là có bốn mùa, sao thầy lại nói ba mùa vậy?”.
Khổng Tử nói: “Chẳng lẽ con không nhìn thấy toàn thân vị khách lúc nãy đều là màu xanh cả sao? Ông ấy chính là châu chấu đấy. Châu chấu mùa xuân chào đời, mùa thu thì chết đi, ông ấy trước giờ chưa từng trải qua mùa đông, nếu như con nói ba mùa thì ông ta sẽ rất lấy làm vừa ý, còn nếu con nói bốn mùa, dù cho có tranh cãi đến nửa đêm cũng không xong. Con chịu thiệt, cúi đầu hành lễ ba cái, như vậy cũng không có thiệt thòi gì”.
Nhớ kỹ câu chuyện này, cũng chẳng cần truy xét là thật, hay là giả, đối với mỗi người chúng ta đều hiệu nghiệm vô cùng.
Bởi vì, chỉ cần khéo léo tận dụng, bạn có thể sống được thêm mười năm! Một câu chuyện, có thể khiến bạn cả đời không cần phải tức giận! Rất nhiều người sau khi nghe xong câu chuyện này, trong lòng đều cảm thấy rất thoải mái. Trước đây nhìn thấy những người không nói lý kia đều sẽ cảm thấy tức giận, bây giờ không như vậy nữa, lòng nghĩ đó là “người ba mùa”, chỉ cần không để nó trong tâm,
Người ba mùa kiên trì với chân lý của mình, là bởi vì họ không có nhìn thấy sự thật để chứng minh rằng họ đã sai, vì vậy, bạn tức giận với họ thì cũng chẳng khác chi là có lỗi với chính mình vậy.
Không tranh là từ bi, không cãi là trí huệ,
Không nghe là thanh tịnh, không thấy là tự tại,
Tha thứ là giải thoát, biết đủ chính là buông.
Đối với bất cứ người nào, bất cứ việc gì, khi bạn nóng giận, tâm trạng bạn không được ổn định, thì hãy nghĩ người tranh cãi với mình chính là “người ba mùa”, họ đang làm những việc làm của “người ba mùa” vậy, lập tức tâm thái sẽ cảm thấy rất là bình thản, an hòa.
Không đáng để tức giận! Những người đó đều là “người ba mùa!”, Khổng Tử quả nhiên không hổ thẹn là bậc thầy chí thánh vậy…..
Thì ra đằng sau câu chuyên này lại có ngụ ý sâu xa đến thế, đọc xong lập tức cảm thấy tâm hồn thật bình thản.
Một ngày nọ, một người đệ tử của Khổng Tử đang quét dọn trước cửa nhà, thì một vị khách đến hỏi thăm: “Xin hỏi, cậu là ai vậy?”.
Cậu ấy rất lấy làm tự hào mà nói rằng: “Tôi là đệ tử của Khổng tiên sinh!”.
Người khách liền nói: “Vậy thì tốt quá rồi, tôi có thể thỉnh giáo cậu một vấn đề được không?”.
Người học trò rất vui mà nói: “Tất nhiên là được!”
Lòng cậu nghĩ thầm: Rốt cuộc là ông muốn đưa ra câu hỏi kỳ quái gì đây?
Người khách hỏi: “Một năm rốt cuộc là có mấy mùa?”
Người học trò nghĩ thầm, câu hỏi như vậy vẫn còn phải hỏi sao?
Thế là cậu liền trả lời: “Xuân hạ thu đông, tổng cộng là bốn mùa vậy”.
Không ngờ rằng vị khách lắc đầu nói…….
“Không đúng, một năm chỉ có ba mùa mà thôi”.
“À, ông nhầm rồi, bốn mùa!”.
“Ba mùa!”
Cuối cùng hai người cứ tranh cãi mãi không thôi, nên liền quyết định đánh cược: Nếu như là bốn mùa, người khách phải cúi lạy học trò ba cái. Nếu như là ba mùa, người học trò phải cúi lạy người khách ba cái.
Người học trò của Khổng Tử nghĩ rằng lần này mình sẽ thắng chắc, thế là chuẩn bị dẫn người khách đi gặp thầy Khổng Tử.
Vừa khéo lúc này Khổng Tử từ trong nhà đi ra, người học trò liền bước lên hỏi: “Thưa thầy, cho học trò được hỏi, một năm có mấy mùa vậy?”
Khổng Tử nhìn người khách một cái, nói: “Một năm có ba mùa”.
Người học trò này nghe xong, lòng cảm thấy vô cùng kinh ngạc, nhưng cậu lại không dám hỏi lại.
Người khách lập tức nói với cậu: “Cúi lạy mau đi, còn đợi gì nữa”.
Người học trò không có cách nào khác, đành phải ngoan ngoãn mà cúi lạy vị khách ba cái. Sau khi người khách đi rồi, người học trò vội vã hỏi Khổng Tử: “Thưa thầy, một năm rõ ràng là có bốn mùa, sao thầy lại nói ba mùa vậy?”.
Khổng Tử nói: “Chẳng lẽ con không nhìn thấy toàn thân vị khách lúc nãy đều là màu xanh cả sao? Ông ấy chính là châu chấu đấy. Châu chấu mùa xuân chào đời, mùa thu thì chết đi, ông ấy trước giờ chưa từng trải qua mùa đông, nếu như con nói ba mùa thì ông ta sẽ rất lấy làm vừa ý, còn nếu con nói bốn mùa, dù cho có tranh cãi đến nửa đêm cũng không xong. Con chịu thiệt, cúi đầu hành lễ ba cái, như vậy cũng không có thiệt thòi gì”.
Nhớ kỹ câu chuyện này, cũng chẳng cần truy xét là thật, hay là giả, đối với mỗi người chúng ta đều hiệu nghiệm vô cùng.
Bởi vì, chỉ cần khéo léo tận dụng, bạn có thể sống được thêm mười năm! Một câu chuyện, có thể khiến bạn cả đời không cần phải tức giận! Rất nhiều người sau khi nghe xong câu chuyện này, trong lòng đều cảm thấy rất thoải mái. Trước đây nhìn thấy những người không nói lý kia đều sẽ cảm thấy tức giận, bây giờ không như vậy nữa, lòng nghĩ đó là “người ba mùa”, chỉ cần không để nó trong tâm,
Người ba mùa kiên trì với chân lý của mình, là bởi vì họ không có nhìn thấy sự thật để chứng minh rằng họ đã sai, vì vậy, bạn tức giận với họ thì cũng chẳng khác chi là có lỗi với chính mình vậy.
Không tranh là từ bi, không cãi là trí huệ,
Không nghe là thanh tịnh, không thấy là tự tại,
Tha thứ là giải thoát, biết đủ chính là buông.
Đối với bất cứ người nào, bất cứ việc gì, khi bạn nóng giận, tâm trạng bạn không được ổn định, thì hãy nghĩ người tranh cãi với mình chính là “người ba mùa”, họ đang làm những việc làm của “người ba mùa” vậy, lập tức tâm thái sẽ cảm thấy rất là bình thản, an hòa.
Không đáng để tức giận! Những người đó đều là “người ba mùa!”, Khổng Tử quả nhiên không hổ thẹn là bậc thầy chí thánh vậy…..
Tiểu Thiện, dịch từ cmoney.tw
Các Tin Khác