Một ngày của Đức Phật
Ngày đăng: 03:12:43 19-12-2016 . Xem: 6375
Nói một ngày cũng là nhiều bởi vì đối với Như Lai chỉ có mỗi giây phút hiện tại. Phút giây ấy cũng là nhiều bởi trong hiện tại không có tiếng nói của thời gian. Ðức Phật đã thị hiện ra nơi đời, đến với chúng sanh không cần phải bấm đốt ngón tay đây là lần vô lượng thứ mấy. Cho nên một ngày của Ðức Phật là một ngày an vui.
Buổi khuya, chư Tăng tọa thiền Phật cũng tọa thiền, chư Tăng xả thiền Phật cũng xả thiền. Chư Tăng làm gì Phật làm thế. Chư Tăng ở đâu Phật ở đó. Nhưng Phật là Phật. Bởi tâm lượng của Như Lai là tâm lượng của một bậc đại sư đã giác ngộ. Một sự giác ngộ viên mãn được thực hiện ngay trong lòng cuộc đời. Phật không thể xa rời chúng sanh mà thành tựu đạo nghiệp được. Cho nên Phật thương chúng sanh, niệm ân chúng sanh.
Buổi sáng, trước khi xuất định Như Lai dùng Phật nhãn quan sát thế gian, để biết hôm nay ai là người hữu duyên với Ngài. Biết rồi, Phật sẽ đến. Như Lai đi bộ. Phật vẫn thích đi bộ, mặc dù Ngài có thể bay. Nhưng thôi. Suốt cuộc đời giáo hoá độ sanh, Ðức Phật không muốn làm cho ai phải giật mình. Dù cho đại trí như Xá Lợi Phất hay chậm lụt như Châu Lợi Bàn Ðặc, thiện tâm như Cấp Cô Ðộc hay ác tâm như Ương Quật Ma La, Phật đều có thể gần gũi và cảm hoá bằng chính đức độ và tâm từ vô lượng của Ngài.
Hoá độ xong, Ngài lặng lẽ ôm bát qua từng con hẻm, như pháp khất thực. Như Lai không nói một lời mà âm vang như sấm. Thế Tôn, bậc tôn quý nhất trên đời, sống đời sống của một kẻ không nhà, vì chúng sanh cầu thực tha phương. Tịnh Phạn vương rơi lệ, nhưng bù lại cả hoàng triều sáng rực ánh đạo. Phật đến từng nhà, gõ từng cánh cửa tâm, để chỉ cho chúng sanh biết được đâu là lối đi về. Tám mươi tuổi, bóng Tôn sư vẫn trải đều trên những nẻo đường trong thành Vesàli. Chiếc bóng năm xưa chùn lại theo từng bước chân già cỗi của Như Lai, làm cho nghìn năm sau vẫn còn mãi dấu ấn không phai, vô ngã, vị tha.
Buổi trưa Phật dùng cơm trước giờ ngọ, rồi thuyết một bài pháp ngắn, cùng quý thầy nghĩ nhớ ơn đàn tín. Sau đó, lui về tịnh thất Phật nghỉ một chút. Lúc dậy, Ngài nhập Ðại bi định và dùng Phật nhãn quan sát trong chúng, nhất là các thầy Tỳ kheo đã đi vào rừng sâu hành thiền. Nếu cần hỗ trợ Phật sẽ hướng tâm đến vị đó để tiếp sức, hoặc trực tiếp chỉ dẫn giúp cho các thầy chóng thành tựu đạo quả.
Buổi chiều, thiện tín kéo đến nghe pháp khoảng một tiếng đồng hồ. Phật thuyết pháp theo căn cơ của hội chúng. Ai nghe cũng có cảm tưởng như Phật nói riêng với mình. Không có đẳng cấp cao thấp, sang hèn khi dòng máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn trong giáo pháp của Như Lai. Cho nên tất cả đều được lợi ích. Tất cả đều như thấy chỉ có Phật là hiểu mình.
Một lần, nhân về thăm phụ vương, Phật cũng có một thời pháp cho hoàng tộc. Khi ấy, Da Du Ðà La vẫn thầm giận Như Lai đã bỏ mẹ con nàng đi tu.Do đó, nàng không ra diện kiến Phật, chỉ lấp ló bên trong. Trộm nghe Phật giảng về các sự trói buộc ở thế gian, trong đó ân ái là cái nguy hại nhất. Da Du tự nghĩ như Phật nhắc nhở với riêng nàng. Ðiều này cho thấy Như Lai vẫn còn tưởng nhớ tới mẹ con nàng. Vì thế nàng vơi bớt giận hờn và bắt đầu chịu nghe Phật thuyết pháp. Về sau, nàng là một trong những vị công nương dự vào hàng Thánh đệ tử Ni tối thắng của Như Lai. Ðủ biết năng lực của bậc Ðạo sư như thế nào.
Giáo pháp của Phật vì thế như vầng trăng sáng, dịu dàng lan toả khắp bầu trời Trung Ấn hơn hai nghìn năm trước. Và sẽ mãi mãi lan toả khắp mười phương trong những nghìn năm sau.
Buổi tối từ sáu giờ sáng đến mười giờ Ðức Phật dành riêng cho quý thầy tự do thưa hỏi những hoài nghi trong lòng hay tham thỉnh đề mục thiền định. Không niêm chùy dựng phất, chỉ có thầy và trò mà vườn rừng u tịch biến thành đạo tràng nghiêm tịnh, hoà kỉnh. Hằng sa pháp môn vi diệu từ đây được lưu xuất. Có lẽ vì thế mà quý thầy mau chứng đạo chăng? Viết đến đây, tôi nhớ quá bài thơ tán dương Phật của thi sĩ Trúc Thiên năm nào:
Từ mười giờ đến hai giờ khuya, chư Thiên từ các cõi trời đến hầu Phật, và thưa hỏi giáo pháp. Vào giờ này, mắt người thường thế gian không thể thấy được. Trong kinh vẫn còn ghi lại:"Lúc bấy giờ đêm đã khuaya, có một thiên tử hào quang rực rỡ đến gần Ðức Phật, cung kính đảnh lễ và đứng qua một bên...". Nhiều giai thoại vấn đáp giữa Thế Tôn và các vị thiên tử vẫn được nhắc đi nhắc lại trong tập Sàmyutta Nikàya (Tạp A Hàm).
Canh cuối cùng trong đêm, từ hai giờ khuya đến sáu giờ sáng được chia làm bốn giai đoạn. Giai đoạn một, từ hai đến ba giờ Ðức Phật đi kinh hành. Giai đoạn hai, từ ba đến bốn giờ Ngài nằm nghiêng bên phải, theo thế kiết tường mà nghỉ. Giai đoạn ba từ bốn đến năm giờ Phật nhập Ðại bi định, rải tâm từ khắp nơi làm êm dịu tâm trí cho tất cả chúng sanh. Giai đoạn bốn từ năm đến sáu giờ Ngài quan sát thế gian bằng Phật nhãn, xem hôm nay có thể tế độ ai. Rồi mở lòng bi mẫn vì tất cả chúng sanh, từ trong chánh định an lành mà dậy, Phật đến với muôn loài.
Như vậy một ngày của Ðức Phật là một ngày của chúng sanh. Trái tim Như Lai là trái tim của tha nhân. Ðức Phật đã đượm nhuần toàn thể thế gian trong tình yêu thương vô tận của Ngài, không có gì riêng cho mình. Một ngày hay một đời? Phật trong chúng sanh hay chúng sanh trong Phật? Như Lai cũng không muốn biết nữa.
Mừng ngày Phật đản sanh, tôi không dám dùng đầu bút tục tử hệch hạc về đấng Thế Tôn. Sợ tội. Chỉ xin mượn một ngày của Như Lai để thầm nhắc riêng mình cái thông điệp năm xưa:"Chư Phật thị hiện ra nơi đời chỉ vì một đại sự nhân duyên là khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến " mà thôi. Phải chăng đây là hoài bão duy nhất của Ngài? Bởi vì Phật biết tất cả chúng sanh đều là Phật đã thành và sẽ thành.
Vậy tại sao ta không cung kính đảnh lễ niệm ân từng Ðức Như Lai đang ngự quanh đây. Trong ta và tất cả. Thương yêu, trân quý nhau, đừng làm khổ nhau nữa là chư Phật đản sanh ngay trong đời. Và như thế , ngày ngày Phật là ngày ngày an vui.
Buổi khuya, chư Tăng tọa thiền Phật cũng tọa thiền, chư Tăng xả thiền Phật cũng xả thiền. Chư Tăng làm gì Phật làm thế. Chư Tăng ở đâu Phật ở đó. Nhưng Phật là Phật. Bởi tâm lượng của Như Lai là tâm lượng của một bậc đại sư đã giác ngộ. Một sự giác ngộ viên mãn được thực hiện ngay trong lòng cuộc đời. Phật không thể xa rời chúng sanh mà thành tựu đạo nghiệp được. Cho nên Phật thương chúng sanh, niệm ân chúng sanh.
Buổi sáng, trước khi xuất định Như Lai dùng Phật nhãn quan sát thế gian, để biết hôm nay ai là người hữu duyên với Ngài. Biết rồi, Phật sẽ đến. Như Lai đi bộ. Phật vẫn thích đi bộ, mặc dù Ngài có thể bay. Nhưng thôi. Suốt cuộc đời giáo hoá độ sanh, Ðức Phật không muốn làm cho ai phải giật mình. Dù cho đại trí như Xá Lợi Phất hay chậm lụt như Châu Lợi Bàn Ðặc, thiện tâm như Cấp Cô Ðộc hay ác tâm như Ương Quật Ma La, Phật đều có thể gần gũi và cảm hoá bằng chính đức độ và tâm từ vô lượng của Ngài.
Hoá độ xong, Ngài lặng lẽ ôm bát qua từng con hẻm, như pháp khất thực. Như Lai không nói một lời mà âm vang như sấm. Thế Tôn, bậc tôn quý nhất trên đời, sống đời sống của một kẻ không nhà, vì chúng sanh cầu thực tha phương. Tịnh Phạn vương rơi lệ, nhưng bù lại cả hoàng triều sáng rực ánh đạo. Phật đến từng nhà, gõ từng cánh cửa tâm, để chỉ cho chúng sanh biết được đâu là lối đi về. Tám mươi tuổi, bóng Tôn sư vẫn trải đều trên những nẻo đường trong thành Vesàli. Chiếc bóng năm xưa chùn lại theo từng bước chân già cỗi của Như Lai, làm cho nghìn năm sau vẫn còn mãi dấu ấn không phai, vô ngã, vị tha.
Buổi trưa Phật dùng cơm trước giờ ngọ, rồi thuyết một bài pháp ngắn, cùng quý thầy nghĩ nhớ ơn đàn tín. Sau đó, lui về tịnh thất Phật nghỉ một chút. Lúc dậy, Ngài nhập Ðại bi định và dùng Phật nhãn quan sát trong chúng, nhất là các thầy Tỳ kheo đã đi vào rừng sâu hành thiền. Nếu cần hỗ trợ Phật sẽ hướng tâm đến vị đó để tiếp sức, hoặc trực tiếp chỉ dẫn giúp cho các thầy chóng thành tựu đạo quả.
Buổi chiều, thiện tín kéo đến nghe pháp khoảng một tiếng đồng hồ. Phật thuyết pháp theo căn cơ của hội chúng. Ai nghe cũng có cảm tưởng như Phật nói riêng với mình. Không có đẳng cấp cao thấp, sang hèn khi dòng máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn trong giáo pháp của Như Lai. Cho nên tất cả đều được lợi ích. Tất cả đều như thấy chỉ có Phật là hiểu mình.
Một lần, nhân về thăm phụ vương, Phật cũng có một thời pháp cho hoàng tộc. Khi ấy, Da Du Ðà La vẫn thầm giận Như Lai đã bỏ mẹ con nàng đi tu.Do đó, nàng không ra diện kiến Phật, chỉ lấp ló bên trong. Trộm nghe Phật giảng về các sự trói buộc ở thế gian, trong đó ân ái là cái nguy hại nhất. Da Du tự nghĩ như Phật nhắc nhở với riêng nàng. Ðiều này cho thấy Như Lai vẫn còn tưởng nhớ tới mẹ con nàng. Vì thế nàng vơi bớt giận hờn và bắt đầu chịu nghe Phật thuyết pháp. Về sau, nàng là một trong những vị công nương dự vào hàng Thánh đệ tử Ni tối thắng của Như Lai. Ðủ biết năng lực của bậc Ðạo sư như thế nào.
Giáo pháp của Phật vì thế như vầng trăng sáng, dịu dàng lan toả khắp bầu trời Trung Ấn hơn hai nghìn năm trước. Và sẽ mãi mãi lan toả khắp mười phương trong những nghìn năm sau.
Buổi tối từ sáu giờ sáng đến mười giờ Ðức Phật dành riêng cho quý thầy tự do thưa hỏi những hoài nghi trong lòng hay tham thỉnh đề mục thiền định. Không niêm chùy dựng phất, chỉ có thầy và trò mà vườn rừng u tịch biến thành đạo tràng nghiêm tịnh, hoà kỉnh. Hằng sa pháp môn vi diệu từ đây được lưu xuất. Có lẽ vì thế mà quý thầy mau chứng đạo chăng? Viết đến đây, tôi nhớ quá bài thơ tán dương Phật của thi sĩ Trúc Thiên năm nào:
...Người vẫn ngồi đây
Hơi thở bặt từng tiếng vọng
Tâm tư khua từng nếp bóng
Bàn tay ghì từng đợt sóng
Nhãn quan quét từng thoáng mỏng
Từng vô minh rơi rụng dưới sân đầy...
Ðẹp, đẹp và cao khiết làm sao!
Hơi thở bặt từng tiếng vọng
Tâm tư khua từng nếp bóng
Bàn tay ghì từng đợt sóng
Nhãn quan quét từng thoáng mỏng
Từng vô minh rơi rụng dưới sân đầy...
Ðẹp, đẹp và cao khiết làm sao!
Từ mười giờ đến hai giờ khuya, chư Thiên từ các cõi trời đến hầu Phật, và thưa hỏi giáo pháp. Vào giờ này, mắt người thường thế gian không thể thấy được. Trong kinh vẫn còn ghi lại:"Lúc bấy giờ đêm đã khuaya, có một thiên tử hào quang rực rỡ đến gần Ðức Phật, cung kính đảnh lễ và đứng qua một bên...". Nhiều giai thoại vấn đáp giữa Thế Tôn và các vị thiên tử vẫn được nhắc đi nhắc lại trong tập Sàmyutta Nikàya (Tạp A Hàm).
Canh cuối cùng trong đêm, từ hai giờ khuya đến sáu giờ sáng được chia làm bốn giai đoạn. Giai đoạn một, từ hai đến ba giờ Ðức Phật đi kinh hành. Giai đoạn hai, từ ba đến bốn giờ Ngài nằm nghiêng bên phải, theo thế kiết tường mà nghỉ. Giai đoạn ba từ bốn đến năm giờ Phật nhập Ðại bi định, rải tâm từ khắp nơi làm êm dịu tâm trí cho tất cả chúng sanh. Giai đoạn bốn từ năm đến sáu giờ Ngài quan sát thế gian bằng Phật nhãn, xem hôm nay có thể tế độ ai. Rồi mở lòng bi mẫn vì tất cả chúng sanh, từ trong chánh định an lành mà dậy, Phật đến với muôn loài.
Như vậy một ngày của Ðức Phật là một ngày của chúng sanh. Trái tim Như Lai là trái tim của tha nhân. Ðức Phật đã đượm nhuần toàn thể thế gian trong tình yêu thương vô tận của Ngài, không có gì riêng cho mình. Một ngày hay một đời? Phật trong chúng sanh hay chúng sanh trong Phật? Như Lai cũng không muốn biết nữa.
Mừng ngày Phật đản sanh, tôi không dám dùng đầu bút tục tử hệch hạc về đấng Thế Tôn. Sợ tội. Chỉ xin mượn một ngày của Như Lai để thầm nhắc riêng mình cái thông điệp năm xưa:"Chư Phật thị hiện ra nơi đời chỉ vì một đại sự nhân duyên là khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến " mà thôi. Phải chăng đây là hoài bão duy nhất của Ngài? Bởi vì Phật biết tất cả chúng sanh đều là Phật đã thành và sẽ thành.
Vậy tại sao ta không cung kính đảnh lễ niệm ân từng Ðức Như Lai đang ngự quanh đây. Trong ta và tất cả. Thương yêu, trân quý nhau, đừng làm khổ nhau nữa là chư Phật đản sanh ngay trong đời. Và như thế , ngày ngày Phật là ngày ngày an vui.
Sưu Tầm
Các Tin Khác