Thế giới khác đi nhờ có bạn
Trong cuốn sách “Thế giới khác đi nhờ có bạn”, Lý Khai Phục có kể lại việc Apple tuyển dụng ông, lúc đó đang làm nghiên cứu khoa học ở trường đại học. Trong thời gian làm việc ở Apple, Lý Khai Phục đã đúc kết được rất nhiều suy nghĩ, bài học vừa bổ ích lại không kém phần thú vị. Những điều ấy được ông kể lại khá dí dỏm trong cuốn sách của mình thế này.
“Steve Jobs là người có tư tưởng không giống ai, vừa quật cường vừa sắc bén, một mình một lối, ngông cuồng kiêu ngạo. Ông có thể nói với người mà ông xem thường: ‘Nài, mày là bozo (thằng ngu)!’ Lúc đó Steve Jobs căn bản không coi Microsoft ra gì.”
“Các kỹ sư của Apple đều thuộc dạng khó kiểm soát. Họ từng đặt tên một sản phẩm của dự án là Carl Sagan, tên một nhà thiên văn học nổi tiếng, Carl Sagan kiện Apple xâm phạm quyền đặt tên. Thế là, các kỹ sư đổi tên sản phẩm thành BHA, nghĩa là Nhà thiên văn học lỗ đít (Butt-hole astronomer).”
“Thời kỳ đầu công ty mới thành lập, Steve Jobs từng treo trên nóc nhà một lá cờ hải tặc khổng lồ, như muốn tuyên bố với mọi người: Tôi hoàn toàn chẳng giống ai! Steve Jobs còn để trong căn phòng ‘hải tặc’ của ông một cây đàn piano Bösendorfer và một cặp loa 10 ngàn đô la. Đôi khi, Steve bất ngờ diễn tấu một khúc nhạc đầy cảm hứng cho toàn thể nhân viên, khiến niềm đam mê cháy rực khắp căn phòng lớn.”
“Tôi coi mình là cầu nối giữa nhân viên và tầng lớp lãnh đạo của công ty. Đầu tiên phải hiểu được quan điểm chiến lược của cấp trên, sau đó truyền đạt cho nhân viên. Tôi giảm bớt sự hiếu kỳ của mình, kiềm chế ý muốn hỏi han từng việc nhỏ, tin tưởng nhân viên, cho nhân viên tự do trong phạm vi nhất định. Tôi tin rằng, đây mới là nghệ thuật quản lý chân chính. Hơn nữa, là một người quản lý, khi giá trị quan của nhân viên không phù hợp với công ty, bạn phải mạnh dạn ra quyết sách.”
*
“Thứ quý giá nhất mà bạn đem theo được khi rời khỏi trường, không phải là luận án, mà là năng lực phân tích và tư duy độc lập, kinh nghiệm nghiên cứu và phát hiện chân lý, cả tầm nhìn và hoài bão của một nhà khoa học nữa. Một ngày nào đó khi bạn không còn nghiên cứu lĩnh vực này nữa, bạn vẫn có thể làm đến mức độ tốt nhất ở bất kỳ lĩnh vực mới nào.”
“Người chỉ biết nghĩ mà không biết biểu đạt thì chẳng khác nào người không biết nghĩ.”
“Đừng mù quáng theo chân người khác, đừng để bị tín điều mê hoặc, chỉ có trái tim của bạn mới biết rõ bạn thực sự muốn trở thành người như thế nào, chỉ có bạn mới có thể tìm thấy giá trị của bản thân.”
“Nắm bắt lấy cơ hội tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, thể nào cũng có một ngày, thế giới sẽ khác đi nhờ có bạn.”
*
“Biết cái gì là make a difference (làm cho khác biệt) không? Hãy tưởng tượng ra hai thế giới, một thế giới có bạn và một thế giới không có bạn, rồi so sánh hai thế giới đó với nhau, khiến cho sự khác biệt giữa hai thế giới này trở nên lớn nhất có thể, làm cho ảnh hưởng từ sự tồn tại của mình trở nên lớn nhất có thể. Đây chính là ý nghĩa của cuộc đời bạn.”
“Hãy để ước mơ và lý tưởng của bạn dẫn dắt cuộc đời bạn,
“Đừng để bị tín điều mê hoặc.
Mù quáng trước tín điều chính là sống trong kết quả suy nghĩ của người khác.
Đừng để ý kiến của bất kỳ ai lấp đi tiếng nói trái tim bạn.
Quan trọng nhất là phải đồng hành cùng dũng khí của trực giác và con tim.
Trực giác và con tim bạn ít nhiều gì cũng đã biết bạn thật sự muốn trở thành người như thế nào.
Tất cả những chuyện khác đều là thứ yếu.”
“Chỉ có lắng nghe tiếng nói từ trái tim mình, mới có thể thật sự “từ bỏ”, mới có thể khiến mình dốc sức lao về phía trước, đạt đến “thế giới lý tưởng” trong chính tâm hồn mình.”