Những thầy giáo, nhà thơ ở miền Nam trước đây
Ngày đăng: 06:19:25 14-11-2014 . Xem: 3161
Thầy giáo là người làm nhiệm vụ khai hóa, truyền bá chữ nghĩa thánh hiền, còn nhà thơ là người làm giàu và đẹp cho chữ nghĩa và tâm hồn. Có lẽ những con chữ của dân tộc, của thời đại luôn làm họ phải trăn trở để hướng đến vẻ đẹp chân-thiện-mỹ của con người Việt dù trong bất cứ hoàn cảnh nào…
>> Giai thoại về Nguyễn Bỉnh Khiêm
>> Hoàng đế Osaka con người của hòa bình và tình nhân bản
>> Đạo lý nhân sinh - Bậc thượng thừa trong võ đạo
Không biết ở các nước trên thế giới, những người thầy dạy học như thế nào? Riêng ở Việt Nam, từ xa xưa, những ông đồ đều gắn với nghề bốc thuốc cứu người hay làm thi phú để lưu danh hậu thế. Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… là những thầy giáo như thế.
Trước năm 1975, tại miền Nam, có rất nhiều thầy giáo gắn bó với nghiệp thơ ca, và cũng đã trở thành những nhà thơ được học trò và công chúng mến mộ, lưu lại với đời những áng thơ hay…
Thầy giáo Lâm Tấn Phát (1906-1969), từng có thời gian dạy học tại trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn, là nhà thơ Đông Hồ, quê quán tận Hà Tiên, là một trong “Hà Tiên tứ tuyệt” (Đông Hồ, Mộng Tuyết, Lư Khê, Trúc Hà), cũng là người khởi xướng thành lập nhóm “Tao đàn Chiêu Anh Quán” nổi danh trên văn đàn. Sinh thời, nhà văn Hoài Thanh- Hoài Chân đã nhận xét về Đông Hồ như sau: “...Yêu quốc văn mà đến như Đông Hồ kể cũng ít... Và với thi phẩm Cô gái xuân ông là "người thứ nhất đưa vào thi ca Việt Nam cái vị bát ngát của tình yêu dưới trăng thanh, trong tiếng sóng”. Kế tiếp là thầy giáo, thi sĩ Vũ Hoàng Chương ( 1916- 1976), quê Nam Định, từng dạy toán, rồi dạy Văn ở trường Chu Văn An, chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt Nam ở Sài Gòn, nổi tiếng với các tập thơ “Say”, “Ta đợi em từ 30 năm”…có lúc còn được tôn vinh là “Thi bá” của Việt Nam!
Thầy giáo Trần Bích Lan (1932-1998), quê quán Hà Nội, là nhà thơ Nguyên Sa, từng dạy triết ở trường Đại học Văn khoa, Chu Văn An, chủ trương mở các trường tư thục ở Sài Gòn như trường Văn Khôi, rồi Văn Lang. Ông cũng chủ trương hai tạp chí Hiện Đại và Sáng Tạo. Thầy nổi tiếng với những bài thơ “vượt thời gian” như “Áo lụa Hà Đông”, “Tuổi 13” v.v…
Nhà thơ Bùi Giáng ( 1926- 1998), quê Duy Xuyên, Quảng Nam, dạy học ở các trường tư thục Sài Gòn thì nổi danh với các thi phẩm “Mưa nguồn”, “Lá hoa cồn”…
Hai nhà giáo, nhà thơ cũng quê Quảng Nam khác là Tạ Ký (1928-1979) và Vũ Ký, giảng dạy văn học ở trường Petrus Trương Vĩnh Ký. Thầy Tạ Ký một thời nổi danh với tập thơ “Sầu ở lại”, thầy Vũ Ký hiện là học giả ở nước ngoài.
Một thầy giáo khác quê quán ở Mỹ Tho, 15 tuổi đã biết thông thạo 5 ngoại ngữ, đương thời được mệnh danh là “Thần đồng triết học” là nhà thơ Phạm Công Thiện (1941- 2011), từng dạy học ở Đại học Văn Khoa, sau 1975 giữ chức giáo sư Phật Giáo viện College of Buddhist Studies tại Hoa Kỳ.
Bên cạnh các thế hệ nhà giáo, nhà thơ tên tuổi trên còn có những thầy giáo, thi sĩ dạy học ở các tỉnh lẻ, mà tên tuổi vẫn được nhắc đến hiện nay như thầy Dương Tấn Huấn, tức nhà thơ Truy Phong (1925-2005), dạy học ở Trà Vinh, nổi tiếng với “Một thế kỷ mấy vần thơ”, thầy Nguyễn Hữu Ngư (1921-1979) là nhà thơ Nguyễn Ngu Í, dạy học ở Hàm Tân, Bình Thuận, Kim Tuấn, Cao Thoại Châu từng dạy học ở Pleiku, Hạc Thành Hoa ở Đồng Tháp, Thẩm Thệ Hà, Trường Anh, Từ Trẫm Lệ ở Tây Ninh v.v…
Thầy giáo là người làm nhiệm vụ khai hóa, truyền bá chữ nghĩa thánh hiền, còn nhà thơ là người làm giàu và đẹp cho chữ nghĩa và tâm hồn. Có lẽ những con chữ của dân tộc, của thời đại luôn làm họ phải trăn trở để hướng đến vẻ đẹp chân-thiện-mỹ của con người Việt dù trong bất cứ hoàn cảnh nào…
>> Giai thoại về Nguyễn Bỉnh Khiêm
>> Hoàng đế Osaka con người của hòa bình và tình nhân bản
>> Đạo lý nhân sinh - Bậc thượng thừa trong võ đạo
Không biết ở các nước trên thế giới, những người thầy dạy học như thế nào? Riêng ở Việt Nam, từ xa xưa, những ông đồ đều gắn với nghề bốc thuốc cứu người hay làm thi phú để lưu danh hậu thế. Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… là những thầy giáo như thế.
Trước năm 1975, tại miền Nam, có rất nhiều thầy giáo gắn bó với nghiệp thơ ca, và cũng đã trở thành những nhà thơ được học trò và công chúng mến mộ, lưu lại với đời những áng thơ hay…
Thầy giáo Lâm Tấn Phát (1906-1969), từng có thời gian dạy học tại trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn, là nhà thơ Đông Hồ, quê quán tận Hà Tiên, là một trong “Hà Tiên tứ tuyệt” (Đông Hồ, Mộng Tuyết, Lư Khê, Trúc Hà), cũng là người khởi xướng thành lập nhóm “Tao đàn Chiêu Anh Quán” nổi danh trên văn đàn. Sinh thời, nhà văn Hoài Thanh- Hoài Chân đã nhận xét về Đông Hồ như sau: “...Yêu quốc văn mà đến như Đông Hồ kể cũng ít... Và với thi phẩm Cô gái xuân ông là "người thứ nhất đưa vào thi ca Việt Nam cái vị bát ngát của tình yêu dưới trăng thanh, trong tiếng sóng”. Kế tiếp là thầy giáo, thi sĩ Vũ Hoàng Chương ( 1916- 1976), quê Nam Định, từng dạy toán, rồi dạy Văn ở trường Chu Văn An, chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt Nam ở Sài Gòn, nổi tiếng với các tập thơ “Say”, “Ta đợi em từ 30 năm”…có lúc còn được tôn vinh là “Thi bá” của Việt Nam!
Thầy giáo Trần Bích Lan (1932-1998), quê quán Hà Nội, là nhà thơ Nguyên Sa, từng dạy triết ở trường Đại học Văn khoa, Chu Văn An, chủ trương mở các trường tư thục ở Sài Gòn như trường Văn Khôi, rồi Văn Lang. Ông cũng chủ trương hai tạp chí Hiện Đại và Sáng Tạo. Thầy nổi tiếng với những bài thơ “vượt thời gian” như “Áo lụa Hà Đông”, “Tuổi 13” v.v…
Nhà thơ Bùi Giáng ( 1926- 1998), quê Duy Xuyên, Quảng Nam, dạy học ở các trường tư thục Sài Gòn thì nổi danh với các thi phẩm “Mưa nguồn”, “Lá hoa cồn”…
Hai nhà giáo, nhà thơ cũng quê Quảng Nam khác là Tạ Ký (1928-1979) và Vũ Ký, giảng dạy văn học ở trường Petrus Trương Vĩnh Ký. Thầy Tạ Ký một thời nổi danh với tập thơ “Sầu ở lại”, thầy Vũ Ký hiện là học giả ở nước ngoài.
Một thầy giáo khác quê quán ở Mỹ Tho, 15 tuổi đã biết thông thạo 5 ngoại ngữ, đương thời được mệnh danh là “Thần đồng triết học” là nhà thơ Phạm Công Thiện (1941- 2011), từng dạy học ở Đại học Văn Khoa, sau 1975 giữ chức giáo sư Phật Giáo viện College of Buddhist Studies tại Hoa Kỳ.
Bên cạnh các thế hệ nhà giáo, nhà thơ tên tuổi trên còn có những thầy giáo, thi sĩ dạy học ở các tỉnh lẻ, mà tên tuổi vẫn được nhắc đến hiện nay như thầy Dương Tấn Huấn, tức nhà thơ Truy Phong (1925-2005), dạy học ở Trà Vinh, nổi tiếng với “Một thế kỷ mấy vần thơ”, thầy Nguyễn Hữu Ngư (1921-1979) là nhà thơ Nguyễn Ngu Í, dạy học ở Hàm Tân, Bình Thuận, Kim Tuấn, Cao Thoại Châu từng dạy học ở Pleiku, Hạc Thành Hoa ở Đồng Tháp, Thẩm Thệ Hà, Trường Anh, Từ Trẫm Lệ ở Tây Ninh v.v…
Thầy giáo là người làm nhiệm vụ khai hóa, truyền bá chữ nghĩa thánh hiền, còn nhà thơ là người làm giàu và đẹp cho chữ nghĩa và tâm hồn. Có lẽ những con chữ của dân tộc, của thời đại luôn làm họ phải trăn trở để hướng đến vẻ đẹp chân-thiện-mỹ của con người Việt dù trong bất cứ hoàn cảnh nào…
Sưu tầm
Các Tin Khác