Quốc Sư Phước Huệ (1869-1945)
Ngày đăng: 13:30:11 24-02-2019 . Xem: 1789
Húy CHƠN LUẬN, Hiệu PHƯỚC HUỆ, TĂNG CANG QUỐC SƯ - SẮC TỨ THẬP THÁP DI ĐÀ TỔ ĐÌNH - BÌNH ĐỊNH.
Quốc sư tên thật là Nguyễn Tấn Giao, sinh năm Kỷ Tỵ (1869) tại làng Phú Thành, phủ An Nhơn, nay là ấp Phú Thành, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ Nguyễn Chánh Niệm, tự Hòa Bình, thân mẫu là cụ Nguyễn Thị Lãnh, ông bà đều là những Phật tử thuần thành.
Năm 12 tuổi (1881), Ngài được cha mẹ cho phép xuất gia tại chùa Thập Tháp, thọ giới với Hòa thượng Chí Tịnh (Minh Lý) được ban pháp hiệu là Phước Huệ. Một thời gian sau, Ngài được Bổn sư cho tới chùa Tịnh Lâm ở huyện Phù Cát, Bình Định theo học với Hòa thượng chùa Châu Long là Ngài Từ Mẫn. Năm 19 tuổi, Ngài trở về giữ chức Thủ khố của Tổ đình Thập Tháp. Năm 20 tuổi Ngài vào chùa Từ Quang ở Đá Trắng huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên theo học với Hòa thượng Luật Truyền (Pháp Chuyên). Ngài thọ đại giới năm 1889 và đắc pháp năm 1892 với Hòa thượng Luật Truyền.
Khi Bổn sư viên tịch, Ngài trở về Tổ đình Thập Tháp thọ tang, rồi ở lại tham học cùng sư huynh là Tăng Cang Vạn Thành vừa mới được suy cử tân trụ trì Tổ đình này .
Sau mười năm chuyên tâm tu học, phát huy đạo tâm và trí tuệ sẵn có, Ngài đã bác thông kinh luận Tam Tạng giáo điển, lại thông suốt cả Bách Gia Chư Tử, và có khả năng giáo hóa nhuần nhuyễn, đạo vị vào bậc nhất thời bấy giờ, nên người đương thời tặng Ngài mỹ hiệu “Phật pháp thiên lý câu” (Con ngựa tinh thông Phật pháp chạy được ngàn dặm).
Năm 1894 Ngài được cử làm trụ trì chùa Phổ Quang ở huyện Tuy Phước, nay ở xã Phướng Thuận. Chùa này là ngôi cổ tự do Thiền sư Minh Giác - Kỳ Phương (đệ tử Tổ Nguyên Thiều) khai sơn từ đời chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Trăn (1687 - 1691). Năm 1901 (Tân Sửu) Ngài được triều đình ban cho giới đao độ điệp làm Tăng Cang cho chùa Thập Tháp. Năm 1908 Ngài được mời ra Hoàng cung thuyết pháp, đồng thời cũng để khai mở một khóa giảng kinh tại chùa Trúc Lâm. Các vua Thành Thái, Duy Tân và Khải Định đều mời Ngài vào cung giảng pháp. Vì vậy Ngài được triều đình, sơn môn đồ chúng tôn xưng Quốc sư.
Năm 1920 Ngài mở các lớp nội điển tại chùa Thập Tháp và Long Khánh. Năm 1929 Hòa thượng Giác Tiên mở Phật học đường tại chùa Trúc Lâm ở Huế, vào tận chùa Thập Tháp mời Ngài ra làm chủ giảng. Từ đó, năm nào Ngài cũng được thỉnh về chùa Trúc Lâm để giảng dạy Tăng sinh. Các đệ tử của Hòa thượng Giác Tiên là các Sư Mật Khế, Mật Nguyện, Mật Hiển và Mật Thể đều theo học với Ngài, và sau này đều trở thành những sứ giả Như Lai trụ cột cho phong trào chấn hưng Phật giáo. Về hàng cư sĩ theo học tại Trúc Lâm, nổi bật nhất có Bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám.
Nhờ có cơ sở hoằng pháp này mà năm 1932, Quốc sư cùng với các bậc tôn túc ở đất Thần kinh thành lập Hội An Nam Phật Học và xuất bản tờ báo Viên Âm, cổ xúy phong trào chấn hưng Phật giáo. Nhiều Phật học đường từ Tiểu học đến Đại học được mở ở các chùa Trúc Lâm, Tây Thiên, Kim Sơn, Báo Quốc, Diệu Đức v.v...Cuối năm 1934 một lớp Đại học mở tại chùa Trúc Lâm do Thiền sư Giác Tiên làm Giám đốc và một lớp Trung học mở tại chùa Tường Vân do Hòa thượng Thích Tịnh Khiết trông nom. Quốc sư được cử làm Đốc giáo giảng dạy cả hai lớp này. Lớp Trung học có nhận những học Tăng trong Nam do hội Lưỡng Xuyên Phật Học gửi ra như các vị Thiện Hòa, Thiện Hoa, Hiển Thụy, Hiển Không, Chí Thiện v.v....
Năm 1937, sau khi Tăng Cang Vạn Thành liễu đạo, sơn môn đồng lòng cung thỉnh Quốc sư về Tổ đình Thập Tháp kế vị. Từ đó Ngài ở hẳn tại Bình Định, không ra Huế giảng dạy nữa, phần vì tuổi cao sức yếu, phần vì phải đảm nhận làm Đốc giáo cho Phật học đường cấp Trung đẳng mở tại chùa Long Khánh, do Hội Phật Học Bình Định thiết lập. Chính vì vậy mà nhiều học Tăng lớp Đại học ở Huế trong đó có cả các vị do hội Lưỡng Xuyên Phật học gửi ra, cùng theo vào tiếp tục học nơi Phật Học Đường Long Khánh, Bình Định.
Về các Phật sự khác, Quốc sư trùng tu lại Tổ đình Thập Tháp được khang trang, tạo nơi đây thành một trung tâm Phật giáo của tỉnh Bình Định. Ngài khai sơn chùa Phước Long tại thị trấn Phú Phong thuộc xã Bình Phú, huyện Bình Khê, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Quốc sư Phước Huệ là cây đại thụ của nền Phật giáo không chỉ ở Trung kỳ, mà còn tỏa bóng xuống phần đất Nam kỳ nữa. Chính Ngài là vị giảng sư nòng cốt của các trường Đại học Phật giáo ở Huế và Bình Định trước và sau thời điểm khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung.
Sau bao năm cống hiến tài năng, sức lực, và tâm huyết cho công cuộc xây dựng tòa lâu đài Phật giáo, tháng giêng năm Ất Dậu (1945) Quốc sư Phước Huệ viên tịch tại Tổ đình Thập Tháp, thọ 76 tuổi đời, được 64 giới lạp. Đồ chúng và thiện tín xây tháp trong vườn chùa để tôn thờ Ngài. Bấy giờ Hòa thượng Trí Hải trụ trì chùa Bích Liên Bình Định đề 4 câu thơ tại tháp như sau :
“Nguy nhiên nhất cao tháp
Độc tọa Đồ Bàn đông
Ngoại thị hữu vi tướng
Trung tàng vô tướng Ông”.
Tạm dịch:
Năm 1970, để tưởng niệm và ghi công Quốc sư Phước Huệ, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Bình Định đã chọn pháp hiệu của Ngài đặt tên cho một Phật học viện mới thành lập tại Tổ đình Thập Tháp: Phật học viện Phước Huệ.
Cái tướng Hữu, Vô trong tâm pháp của Ngài đã thống nhất, nó giúp cho hạnh nguyện độ thoát quần mê và tự tồn dân tộc qua Duy Tân (vua), Tâm Minh (cư sĩ), Mật Thể, Thiện Hoa (tu sĩ) v.v... trở thành ngọn nguồn bất tận, đến muôn đời sau của Phật giáo Việt Nam.
Chùa Thập Tháp là một trong số các ngôi tổ đình nổi tiếng của đất Bình Định Nếu như ở thời kỳ khởi đầu, ngôi tổ đình ấy được chú ý nhiều vì vị khai sơn là Thiền sư Nguyên Thiều - người có công lớn trong sứ mạng truyền bá Phật giáo ở Đàng Trong thời Nam Bắc phân tranh, hậu bán thế kỷ 17 ; thì vào thời hiện đại, tổ đình Thập Tháp được cả nước biết đến vì sự có mặt của Quốc sư Phước Huệ (1869-1945).
Sách Việt Nam Phật giáo sử luận tập 3 của Giáo sư Nguyễn Lang đã đánh giá tổng quát về Thiền sư Phước Huệ như sau: "Thiền sư Phước Huệ trụ trì chùa Thập Tháp - Bình Định là một vị Thiền sư nổi tiếng bác thông kinh luận. Chùa Thập Tháp thời đó là một đạo tràng nổi tiếng và Tăng sinh nhiều tỉnh đã tìm tới tham học".
Thiền sư tên đời là Nguyễn Tấn Giao, quán xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, xuất gia năm 13 tuổi tại chùa Thập Tháp, theo học với các Thiền sư Châu Long chùa Tịnh Lâm (Phù Cát) và Thiền sư Luật Truyền chùa Từ Quang (Phú Yên). Bước đường hoằng pháp của Thiền sư bắt đầu từ năm 1894 khi nhận làm trụ trì chùa Phổ Quang (Tuy Phước, Bình Định). Năm 1901, Thiền sư được triều đình Huế - lúc này là vua Thành Thái - ban giới đao độ điệp làm Tăng Cang chùa Thập Tháp.
Năm 1908, Thiền sư Phước Huệ được mời ra kinh đô Huế làm chủ lễ cho một khóa giảng kinh tại chùa Trúc Lâm, lại được thỉnh vào Hoàng Cung giảng pháp cho vua, quan cùng hoàng gia. Các vua Thành Thái, Duy Tân, Khải Định đều từng được nghe Thiền sư giảng kinh và danh hiệu Quốc sư đã được tôn xưng trong hoàn cảnh này.
Năm 1920, trong ý hướng nhằm đào tạo Tăng tài cho sứ mạng hoằng dương chánh pháp, Thiền sư Phước Huệ đã đứng ra tổ chức các lớp Phật học tại chùa Thập Tháp và chùa Long Khánh (Quy Nhơn). Và chính trong thời gian này, hai vị danh Tăng của đất Huế là Thiền sư Mật Khế (1904-1935) và Thiền sư Đôn Hậu (1904-1993) đã vào tận chùa Thập Tháp để cầu học.
Từ năm 1930 - 1937, Quốc sư Phước Huệ thường xuyên ra kinh đô Huế để giảng dạy Phật pháp cho các lớp cao đẳng, trung đẳng ở các chùa Trúc Lâm, Tường Vân, Tây Thiên. Trong số các Tăng sĩ từng theo học với Quốc sư, đáng chú ý nhất là Thiền sư Mật Thể (1912-1961) tác giả sách "Việt Nam Phật giáo sử lược", cuốn sử Phật giáo Việt Nam đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ được biên soạn tương đối có hệ thống và công phu. Sách này được Quốc sư đề tựa, bài tựa được viết bằng Hán văn và đây có lẽ là những dòng viết duy nhất của vị cao tăng này. Xin giới thiệu đoạn đầu :
Quốc sư tên thật là Nguyễn Tấn Giao, sinh năm Kỷ Tỵ (1869) tại làng Phú Thành, phủ An Nhơn, nay là ấp Phú Thành, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ Nguyễn Chánh Niệm, tự Hòa Bình, thân mẫu là cụ Nguyễn Thị Lãnh, ông bà đều là những Phật tử thuần thành.
Năm 12 tuổi (1881), Ngài được cha mẹ cho phép xuất gia tại chùa Thập Tháp, thọ giới với Hòa thượng Chí Tịnh (Minh Lý) được ban pháp hiệu là Phước Huệ. Một thời gian sau, Ngài được Bổn sư cho tới chùa Tịnh Lâm ở huyện Phù Cát, Bình Định theo học với Hòa thượng chùa Châu Long là Ngài Từ Mẫn. Năm 19 tuổi, Ngài trở về giữ chức Thủ khố của Tổ đình Thập Tháp. Năm 20 tuổi Ngài vào chùa Từ Quang ở Đá Trắng huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên theo học với Hòa thượng Luật Truyền (Pháp Chuyên). Ngài thọ đại giới năm 1889 và đắc pháp năm 1892 với Hòa thượng Luật Truyền.
Khi Bổn sư viên tịch, Ngài trở về Tổ đình Thập Tháp thọ tang, rồi ở lại tham học cùng sư huynh là Tăng Cang Vạn Thành vừa mới được suy cử tân trụ trì Tổ đình này .
Sau mười năm chuyên tâm tu học, phát huy đạo tâm và trí tuệ sẵn có, Ngài đã bác thông kinh luận Tam Tạng giáo điển, lại thông suốt cả Bách Gia Chư Tử, và có khả năng giáo hóa nhuần nhuyễn, đạo vị vào bậc nhất thời bấy giờ, nên người đương thời tặng Ngài mỹ hiệu “Phật pháp thiên lý câu” (Con ngựa tinh thông Phật pháp chạy được ngàn dặm).
Năm 1894 Ngài được cử làm trụ trì chùa Phổ Quang ở huyện Tuy Phước, nay ở xã Phướng Thuận. Chùa này là ngôi cổ tự do Thiền sư Minh Giác - Kỳ Phương (đệ tử Tổ Nguyên Thiều) khai sơn từ đời chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Trăn (1687 - 1691). Năm 1901 (Tân Sửu) Ngài được triều đình ban cho giới đao độ điệp làm Tăng Cang cho chùa Thập Tháp. Năm 1908 Ngài được mời ra Hoàng cung thuyết pháp, đồng thời cũng để khai mở một khóa giảng kinh tại chùa Trúc Lâm. Các vua Thành Thái, Duy Tân và Khải Định đều mời Ngài vào cung giảng pháp. Vì vậy Ngài được triều đình, sơn môn đồ chúng tôn xưng Quốc sư.
Năm 1920 Ngài mở các lớp nội điển tại chùa Thập Tháp và Long Khánh. Năm 1929 Hòa thượng Giác Tiên mở Phật học đường tại chùa Trúc Lâm ở Huế, vào tận chùa Thập Tháp mời Ngài ra làm chủ giảng. Từ đó, năm nào Ngài cũng được thỉnh về chùa Trúc Lâm để giảng dạy Tăng sinh. Các đệ tử của Hòa thượng Giác Tiên là các Sư Mật Khế, Mật Nguyện, Mật Hiển và Mật Thể đều theo học với Ngài, và sau này đều trở thành những sứ giả Như Lai trụ cột cho phong trào chấn hưng Phật giáo. Về hàng cư sĩ theo học tại Trúc Lâm, nổi bật nhất có Bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám.
Nhờ có cơ sở hoằng pháp này mà năm 1932, Quốc sư cùng với các bậc tôn túc ở đất Thần kinh thành lập Hội An Nam Phật Học và xuất bản tờ báo Viên Âm, cổ xúy phong trào chấn hưng Phật giáo. Nhiều Phật học đường từ Tiểu học đến Đại học được mở ở các chùa Trúc Lâm, Tây Thiên, Kim Sơn, Báo Quốc, Diệu Đức v.v...Cuối năm 1934 một lớp Đại học mở tại chùa Trúc Lâm do Thiền sư Giác Tiên làm Giám đốc và một lớp Trung học mở tại chùa Tường Vân do Hòa thượng Thích Tịnh Khiết trông nom. Quốc sư được cử làm Đốc giáo giảng dạy cả hai lớp này. Lớp Trung học có nhận những học Tăng trong Nam do hội Lưỡng Xuyên Phật Học gửi ra như các vị Thiện Hòa, Thiện Hoa, Hiển Thụy, Hiển Không, Chí Thiện v.v....
Năm 1937, sau khi Tăng Cang Vạn Thành liễu đạo, sơn môn đồng lòng cung thỉnh Quốc sư về Tổ đình Thập Tháp kế vị. Từ đó Ngài ở hẳn tại Bình Định, không ra Huế giảng dạy nữa, phần vì tuổi cao sức yếu, phần vì phải đảm nhận làm Đốc giáo cho Phật học đường cấp Trung đẳng mở tại chùa Long Khánh, do Hội Phật Học Bình Định thiết lập. Chính vì vậy mà nhiều học Tăng lớp Đại học ở Huế trong đó có cả các vị do hội Lưỡng Xuyên Phật học gửi ra, cùng theo vào tiếp tục học nơi Phật Học Đường Long Khánh, Bình Định.
Về các Phật sự khác, Quốc sư trùng tu lại Tổ đình Thập Tháp được khang trang, tạo nơi đây thành một trung tâm Phật giáo của tỉnh Bình Định. Ngài khai sơn chùa Phước Long tại thị trấn Phú Phong thuộc xã Bình Phú, huyện Bình Khê, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Quốc sư Phước Huệ là cây đại thụ của nền Phật giáo không chỉ ở Trung kỳ, mà còn tỏa bóng xuống phần đất Nam kỳ nữa. Chính Ngài là vị giảng sư nòng cốt của các trường Đại học Phật giáo ở Huế và Bình Định trước và sau thời điểm khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung.
Sau bao năm cống hiến tài năng, sức lực, và tâm huyết cho công cuộc xây dựng tòa lâu đài Phật giáo, tháng giêng năm Ất Dậu (1945) Quốc sư Phước Huệ viên tịch tại Tổ đình Thập Tháp, thọ 76 tuổi đời, được 64 giới lạp. Đồ chúng và thiện tín xây tháp trong vườn chùa để tôn thờ Ngài. Bấy giờ Hòa thượng Trí Hải trụ trì chùa Bích Liên Bình Định đề 4 câu thơ tại tháp như sau :
“Nguy nhiên nhất cao tháp
Độc tọa Đồ Bàn đông
Ngoại thị hữu vi tướng
Trung tàng vô tướng Ông”.
Tạm dịch:
“Cao thay một ngọn tháp.
Độc chiếm đông Đồ Bàn.
Ngoài bày hữu vi tướng.
Trong ẩn vô tướng Ông”.
Độc chiếm đông Đồ Bàn.
Ngoài bày hữu vi tướng.
Trong ẩn vô tướng Ông”.
Năm 1970, để tưởng niệm và ghi công Quốc sư Phước Huệ, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Bình Định đã chọn pháp hiệu của Ngài đặt tên cho một Phật học viện mới thành lập tại Tổ đình Thập Tháp: Phật học viện Phước Huệ.
Cái tướng Hữu, Vô trong tâm pháp của Ngài đã thống nhất, nó giúp cho hạnh nguyện độ thoát quần mê và tự tồn dân tộc qua Duy Tân (vua), Tâm Minh (cư sĩ), Mật Thể, Thiện Hoa (tu sĩ) v.v... trở thành ngọn nguồn bất tận, đến muôn đời sau của Phật giáo Việt Nam.
Chùa Thập Tháp là một trong số các ngôi tổ đình nổi tiếng của đất Bình Định Nếu như ở thời kỳ khởi đầu, ngôi tổ đình ấy được chú ý nhiều vì vị khai sơn là Thiền sư Nguyên Thiều - người có công lớn trong sứ mạng truyền bá Phật giáo ở Đàng Trong thời Nam Bắc phân tranh, hậu bán thế kỷ 17 ; thì vào thời hiện đại, tổ đình Thập Tháp được cả nước biết đến vì sự có mặt của Quốc sư Phước Huệ (1869-1945).
Sách Việt Nam Phật giáo sử luận tập 3 của Giáo sư Nguyễn Lang đã đánh giá tổng quát về Thiền sư Phước Huệ như sau: "Thiền sư Phước Huệ trụ trì chùa Thập Tháp - Bình Định là một vị Thiền sư nổi tiếng bác thông kinh luận. Chùa Thập Tháp thời đó là một đạo tràng nổi tiếng và Tăng sinh nhiều tỉnh đã tìm tới tham học".
Thiền sư tên đời là Nguyễn Tấn Giao, quán xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, xuất gia năm 13 tuổi tại chùa Thập Tháp, theo học với các Thiền sư Châu Long chùa Tịnh Lâm (Phù Cát) và Thiền sư Luật Truyền chùa Từ Quang (Phú Yên). Bước đường hoằng pháp của Thiền sư bắt đầu từ năm 1894 khi nhận làm trụ trì chùa Phổ Quang (Tuy Phước, Bình Định). Năm 1901, Thiền sư được triều đình Huế - lúc này là vua Thành Thái - ban giới đao độ điệp làm Tăng Cang chùa Thập Tháp.
Năm 1908, Thiền sư Phước Huệ được mời ra kinh đô Huế làm chủ lễ cho một khóa giảng kinh tại chùa Trúc Lâm, lại được thỉnh vào Hoàng Cung giảng pháp cho vua, quan cùng hoàng gia. Các vua Thành Thái, Duy Tân, Khải Định đều từng được nghe Thiền sư giảng kinh và danh hiệu Quốc sư đã được tôn xưng trong hoàn cảnh này.
Năm 1920, trong ý hướng nhằm đào tạo Tăng tài cho sứ mạng hoằng dương chánh pháp, Thiền sư Phước Huệ đã đứng ra tổ chức các lớp Phật học tại chùa Thập Tháp và chùa Long Khánh (Quy Nhơn). Và chính trong thời gian này, hai vị danh Tăng của đất Huế là Thiền sư Mật Khế (1904-1935) và Thiền sư Đôn Hậu (1904-1993) đã vào tận chùa Thập Tháp để cầu học.
Từ năm 1930 - 1937, Quốc sư Phước Huệ thường xuyên ra kinh đô Huế để giảng dạy Phật pháp cho các lớp cao đẳng, trung đẳng ở các chùa Trúc Lâm, Tường Vân, Tây Thiên. Trong số các Tăng sĩ từng theo học với Quốc sư, đáng chú ý nhất là Thiền sư Mật Thể (1912-1961) tác giả sách "Việt Nam Phật giáo sử lược", cuốn sử Phật giáo Việt Nam đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ được biên soạn tương đối có hệ thống và công phu. Sách này được Quốc sư đề tựa, bài tựa được viết bằng Hán văn và đây có lẽ là những dòng viết duy nhất của vị cao tăng này. Xin giới thiệu đoạn đầu :
"Giữa mùa xuân năm Quý Mùi, Pháp sư Mật Thể vào Nam thăm, lấy trong tay áo bản thảo cuốn Việt Nam Phật giáo sử viết bằng Quốc văn đưa cho tôi mà nói: "Đây là công trình sưu tầm biên khảo nhiều năm của con, xin Hòa thượng đọc và chứng minh cho". Tôi tiếp nhận bản thảo mà đọc. Mỗi khi đêm vắng dưới ngọn đèn khói cao, cầm bản thảo nơi tay tôi tự nói một mình là Pháp sư tuy đã theo học với tôi trong nhiều năm nhưng tôi chưa biết được hết chí hướng và nguyện vọng của ông... ".
Từ năm 1938, với cương vị là Đốc giáo của Phật học đường cấp Trung đẳng do Hội Phật học Bình Định tổ chức tại chùa Long Khánh (Quy Nhơn), Quốc sư Phước Huệ đã đóng góp nhiều cho công tác đào tạo Tăng tài. Các Thiền sư Thiện Hòa (1907-1978), Thiện Hoa (1918-1973) cũng từng theo học tại đây.
Nơi "Lời Nói Đầu" của sách Phật học phổ thông khóa 9, Thiền sư Thiện Hoa có nhắc lại kỷ niệm giữa Quốc sư Phước Huệ với Thiền sư Khánh Hòa (1877-1947) qua đó giúp chúng ta thấy được phần nào tính chất "bác thông kinh luận" của Quốc sư. Đây là lời thuật lại của Thiền sư Khánh Hòa: ".... Tôi đã ba năm nghiên cứu bộ Thành Duy Thức Luận mà như người đi vào rừng rậm không tìm được lối ra, Đến năm Đinh Mão, nhờ Ban tổ chức trường hương chùa Long Khánh (Quy Nhơn) mời tôi làm Pháp sư, tôi được may mắn gặp Hòa thượng Thập Tháp. Tôi thuật lại sự khó khăn trong việc nghiên cứu Thành Duy Thức Luận của mình. Hòa thượng Thập Tháp nghe xong liền đem biếu tôi quyển 'Đại thừa bá pháp minh môn luận chuế ngôn' và nói : 'Tôi xin biếu Ngài một cái chìa khóa để mở kho Duy Thức. Người nghiên cứu Duy Thức mà trước không đọc luận này thì cũng như người gỡ nùi tơ rối mà không tìm được mối. Vậy Ngài nên đọc quyển luận này cho kỹ rồi nghiên cứu Thành Duy Thức, Ngài sẽ thấy dễ dàng... "
Sư bà Thích Nữ Diệu Không, trong bản dịch Lăng Già Tâm Ấn của mình, cũng nhắc lại kỷ niệm từng theo học với Quốc sư Phước Huệ: "Bộ Lăng Già Tâm Ấn, tôi học cách đây hơn ba mươi năm với Hòa thượng Thập Tháp khai dạy ở chùa Trúc Lâm tỉnh Thừa Thiên vào năm 1932. Lớp Đại học ấy gồm có các vị Hòa thượng, Thượng tọa và cư sĩ Tâm Minh. Được dự thính kinh này, tôi như người mê sực tỉnh, nhờ vậy mà tôi bỏ được cái tập quán phú quý ô trược, tiến thân vào con đường đạo..."
Nói chung, đóng góp lớn lao của Quốc sư Phước Huệ là ở lãnh vực giảng dạy, đào tạo lớp hậu học, đúng như nhận xét của tác giả sách Việt Nam Phật giáo sử luận tập 3: "Khả năng giáo hóa của Thiền sư Phước Huệ rất vĩ đại, vì vậy người đương thời đã tặng cho ông mỹ hiệu "Phật pháp thiên lý câu" nghĩa là "Con ngựa ngàn dặm của Phật pháp "
Nơi "Lời Nói Đầu" của sách Phật học phổ thông khóa 9, Thiền sư Thiện Hoa có nhắc lại kỷ niệm giữa Quốc sư Phước Huệ với Thiền sư Khánh Hòa (1877-1947) qua đó giúp chúng ta thấy được phần nào tính chất "bác thông kinh luận" của Quốc sư. Đây là lời thuật lại của Thiền sư Khánh Hòa: ".... Tôi đã ba năm nghiên cứu bộ Thành Duy Thức Luận mà như người đi vào rừng rậm không tìm được lối ra, Đến năm Đinh Mão, nhờ Ban tổ chức trường hương chùa Long Khánh (Quy Nhơn) mời tôi làm Pháp sư, tôi được may mắn gặp Hòa thượng Thập Tháp. Tôi thuật lại sự khó khăn trong việc nghiên cứu Thành Duy Thức Luận của mình. Hòa thượng Thập Tháp nghe xong liền đem biếu tôi quyển 'Đại thừa bá pháp minh môn luận chuế ngôn' và nói : 'Tôi xin biếu Ngài một cái chìa khóa để mở kho Duy Thức. Người nghiên cứu Duy Thức mà trước không đọc luận này thì cũng như người gỡ nùi tơ rối mà không tìm được mối. Vậy Ngài nên đọc quyển luận này cho kỹ rồi nghiên cứu Thành Duy Thức, Ngài sẽ thấy dễ dàng... "
Sư bà Thích Nữ Diệu Không, trong bản dịch Lăng Già Tâm Ấn của mình, cũng nhắc lại kỷ niệm từng theo học với Quốc sư Phước Huệ: "Bộ Lăng Già Tâm Ấn, tôi học cách đây hơn ba mươi năm với Hòa thượng Thập Tháp khai dạy ở chùa Trúc Lâm tỉnh Thừa Thiên vào năm 1932. Lớp Đại học ấy gồm có các vị Hòa thượng, Thượng tọa và cư sĩ Tâm Minh. Được dự thính kinh này, tôi như người mê sực tỉnh, nhờ vậy mà tôi bỏ được cái tập quán phú quý ô trược, tiến thân vào con đường đạo..."
Nói chung, đóng góp lớn lao của Quốc sư Phước Huệ là ở lãnh vực giảng dạy, đào tạo lớp hậu học, đúng như nhận xét của tác giả sách Việt Nam Phật giáo sử luận tập 3: "Khả năng giáo hóa của Thiền sư Phước Huệ rất vĩ đại, vì vậy người đương thời đã tặng cho ông mỹ hiệu "Phật pháp thiên lý câu" nghĩa là "Con ngựa ngàn dặm của Phật pháp "
Các Tin Khác