17 câu người thành công không bao giờ nói.
Ngày đăng: 23:31:34 13-12-2015 . Xem: 6550
Có những câu nói không bao giời người giàu có, thành công nói ra, bởi chúng có thể sẽ giết chết sự nghiệp và tiền đồ của họ. Còn bạn liệu đã bao giờ bạn thốt ra một trong những câu nói này chưa?
>> Khi nhậu nhẹt đã trở thành bản sắc . . .
>> Nhớ là cách quên đi một người
“Tôi ghét công việc này”
Người khôn ngoan sẽ không bao giờ nói câu nói này kể cả sự thật là như vậy. Bởi chúng sẽ khiến họ mang “tiếng” là người có quan điểm sống tiêu cực và sẵn sàng kéo toàn đội xuống vũng bùn trong bất kỳ dự án nào. Nếu không thích hãy rời bỏ càng sớm càng tốt bởi bạn xứng đáng ở trong một môi trường tốt hơn.
“Tôi chẳng biết làm thế nào cả”
Thay vì tự động trốn tránh vấn đề, họ sẽ suy nghĩ mình có thể làm gì để thành công trong một dự án hoặc sự nghiệp. Ví dụ, bạn sẽ chẳng bao giờ gặp một doanh nhân phải bay đi bay về Italy để làm việc mà không chịu học tiếng Italy.
“Điều đó thật không công bằng”
Bill Gates đã từng nói rằng “Cuộc sống chẳng công bằng tẹo nào.” và tốt nhất bạn đừng nên lặp lại câu nói này bởi ai mà chẳng biết điều đó. Người khác nghe phải câu nói này liên tục từ bạn họ sẽ rằng bạn thật nông nổi, trẻ con, ngại khó ngại khổ và lúc nào nhìn cuộc sống qua lăng kính của sự thất bại. Nếu bạn cảm thấy rằng tài năng, năng lực của mình xứng đáng nhận được nhiều cơ hội hơn thì hãy thẳng thắn bày tỏ trực tiếp với cấp trên và tìm hiểu nguyên nhân vì sao người đó không phải là bạn mà là anh chàng đồng nghiệp mới vào, thay vì luôn than thở và nói những câu càng làm mất hình tượng bản thân.
“Tôi chẳng biết nó là cái gì”
Phớt lờ không có nghĩa vấn đề đó sẽ biến mất. Nó chỉ khiến người hỏi tìm đến người khác có khả năng giải đáp giúp họ mà thôi. Cách tốt nhất là hãy thành thật với những người bạn tiếp xúc, sau khi nói câu này, hãy kết thúc bằng cụm “nhưng tôi sẽ tìm ra” và hành động thật nhanh.
“Tôi đã tự làm mọi việc đấy”
Người thông minh luôn biết cách thu hút những nhân tài khác làm việc cho mình. Họ cũng hiểu khi nào cần khen ngợi, ghi công cho người khác để công việc luôn được hoàn thành suôn sẻ.
“Đó không phải là lỗi của tôi”
Không bao giờ là một ý tưởng tốt nếu chối bỏ trách nhiệm của mình. Nếu bạn có bất kỳ sự liên quan nào (dù ít hay nhỏ) với vấn đề đang xảy ra hãy thừa nhận lỗi lầm. Còn nếu không bạn có thể đề xuất một số giải pháp hoặc một lời giải thích trung lập. Đừng cố gắng gào lên rằng bạn hoàn toàn chẳng có lỗi gì trong việc này bởi vô hình chung mọi người sẽ cho rằng bạn là người thiếu trách nhiệm. Một số sẽ tránh không làm việc cùng bạn, một số khác sẽ “chỉ điểm” bạn nếu có vấn đề xảy ra.
“Vẫn còn quá sớm”
Bạn sẽ không bao giờ nghe thấy Benjamin Franklin hay ai đó như Steve Jobs nói câu này. Nếu có một cuộc họp, buổi ra mắt sản phẩm hay cơ hội phỏng vấn ngay đầu ngày, họ sẽ tìm mọi cách để có mặt. Hãy nhớ, một yếu tố của thành công chính là ở đúng nơi và vào đúng thời điểm, dù bạn là người thức khuya hay dậy sớm.
“Thế là quá muộn”
Tương tự như vậy, nếu được yêu cầu dùng bữa với đối tác lúc 9h tối, và bạn chẳng bận gì cả, cứ đi đi. Có thể hôm sau bạn sẽ thấy mệt mỏi, nhưng mối quan hệ thiết lập được trong bữa ăn đó có thể là bước ngoặt cho sự nghiệp của bạn đấy.
“Thật tiếc là chúng ta không thể làm việc với nhau”
Nếu thực sự muốn hợp tác với một ai đó, bạn hãy tìm mọi cách để hiện thực hóa nó. Làm việc với những người hòa hợp cả về sở thích và tính cách chính là con đường dẫn đến thành công thực sự.
“Lúc khác gặp nhau sau nhé”
Trong rất nhiều trường hợp, câu này chỉ để nói cho có. Nhưng người thành công biết rằng nếu thực sự muốn gặp ai, họ sẽ tạo mọi điều kiện để việc đó xảy ra. Họ muốn gây dựng mạng lưới quan hệ thật tốt. Mà mấu chốt là phải luôn quan tâm đến người khác và ưu tiên duy trì quan hệ với họ.
“Tôi xin lỗi. Tôi bận quá”
Nếu nhận ra cơ hội, người thành công sẽ nắm bắt ngay. Chắc chắn là thỉnh thoảng việc này sẽ mất thời gian. Nhưng nếu thực sự muốn làm điều gì đó, bạn sẽ phải chấp nhận. Lão Tử từng nói: “Thời gian là thứ đã được tạo ra. Nói ‘Tôi không có thời gian’ cũng chẳng khác nào ‘Tôi không muốn làm’”
“Đó là ý tưởng của tôi đấy”
Một lần nữa, như đã nói ở trên, những người thành công sẽ biết cách phân chia thành quả và lời khen ngợi. Không ý tưởng nào là thực sự của riêng ai cả. Nó là sự tổng hợp và hoàn thiện từ tất cả kinh nghiệm của tập thể.
“Tôi chẳng đọc sách bao giờ”
Tom Corley – tác giả cuốn Rich Habits (Những thói quen giàu có) cho biết tỷ lệ người giàu đọc sách cao hơn hẳn người nghèo. 63% cha mẹ giàu có bắt con cái đọc một hoặc hai cuốn sách khoa học mỗi tháng. Tỷ lệ này với người nghèo chỉ là 3%. Bên cạnh đó, 63% người giàu nghe sách nói trên đường đi làm, cao hơn nhiều so với 5% của người nghèo. Đọc sách có thể giảm stress, tăng tính sáng tạo và khả năng ghi nhớ.
“Tôi không đủ năng lực đâu”
Thành công được tạo nên một phần nhờ sự tự tin vào giá trị bản thân. Là chính mình sẽ đảm bảo thành công trong cả công việc và cuộc sống. Hãy thuận theo nhu cầu của mình đi. Ai mà không cần tiền cơ chứ?
“Thôi thế cũng được”
Những người thành công luôn biết cách khi nào thì dừng lại và ngừng nghe người khác xin lỗi. Vì vậy, khi gặp một trở ngại nào đó trong việc hoàn thành mục tiêu, gây dựng công ty hay thực hiện dự án, hãy đặt ra giới hạn và hạn chế sự tham gia của bản thân.
“Đối thủ không có cái này à? Thế chúng ta cũng chẳng cần”
Copy đối thủ là một trong những sai lầm kinh điển nhất của hầu hết các công ty. Hãy đột phá thực sự, tìm ra những gì họ chưa làm và lấp đầy thị trường trống.
“Chỉ có kẻ ngốc mới cần nghỉ ngơi”
Thành công thực sự phải dung hòa được giữa công việc và cuộc sống. Dù các dự án có chất đống trước mặt bạn, hãy nhớ rằng dành vài ngày cuối tuần vui chơi cùng gia đình, bạn bè sẽ giúp bạn xử lý công việc tuần mới hiệu quả hơn.
>> Khi nhậu nhẹt đã trở thành bản sắc . . .
>> Nhớ là cách quên đi một người
“Tôi ghét công việc này”
Người khôn ngoan sẽ không bao giờ nói câu nói này kể cả sự thật là như vậy. Bởi chúng sẽ khiến họ mang “tiếng” là người có quan điểm sống tiêu cực và sẵn sàng kéo toàn đội xuống vũng bùn trong bất kỳ dự án nào. Nếu không thích hãy rời bỏ càng sớm càng tốt bởi bạn xứng đáng ở trong một môi trường tốt hơn.
“Tôi chẳng biết làm thế nào cả”
Thay vì tự động trốn tránh vấn đề, họ sẽ suy nghĩ mình có thể làm gì để thành công trong một dự án hoặc sự nghiệp. Ví dụ, bạn sẽ chẳng bao giờ gặp một doanh nhân phải bay đi bay về Italy để làm việc mà không chịu học tiếng Italy.
“Điều đó thật không công bằng”
Bill Gates đã từng nói rằng “Cuộc sống chẳng công bằng tẹo nào.” và tốt nhất bạn đừng nên lặp lại câu nói này bởi ai mà chẳng biết điều đó. Người khác nghe phải câu nói này liên tục từ bạn họ sẽ rằng bạn thật nông nổi, trẻ con, ngại khó ngại khổ và lúc nào nhìn cuộc sống qua lăng kính của sự thất bại. Nếu bạn cảm thấy rằng tài năng, năng lực của mình xứng đáng nhận được nhiều cơ hội hơn thì hãy thẳng thắn bày tỏ trực tiếp với cấp trên và tìm hiểu nguyên nhân vì sao người đó không phải là bạn mà là anh chàng đồng nghiệp mới vào, thay vì luôn than thở và nói những câu càng làm mất hình tượng bản thân.
“Tôi chẳng biết nó là cái gì”
Phớt lờ không có nghĩa vấn đề đó sẽ biến mất. Nó chỉ khiến người hỏi tìm đến người khác có khả năng giải đáp giúp họ mà thôi. Cách tốt nhất là hãy thành thật với những người bạn tiếp xúc, sau khi nói câu này, hãy kết thúc bằng cụm “nhưng tôi sẽ tìm ra” và hành động thật nhanh.
“Tôi đã tự làm mọi việc đấy”
Người thông minh luôn biết cách thu hút những nhân tài khác làm việc cho mình. Họ cũng hiểu khi nào cần khen ngợi, ghi công cho người khác để công việc luôn được hoàn thành suôn sẻ.
“Đó không phải là lỗi của tôi”
Không bao giờ là một ý tưởng tốt nếu chối bỏ trách nhiệm của mình. Nếu bạn có bất kỳ sự liên quan nào (dù ít hay nhỏ) với vấn đề đang xảy ra hãy thừa nhận lỗi lầm. Còn nếu không bạn có thể đề xuất một số giải pháp hoặc một lời giải thích trung lập. Đừng cố gắng gào lên rằng bạn hoàn toàn chẳng có lỗi gì trong việc này bởi vô hình chung mọi người sẽ cho rằng bạn là người thiếu trách nhiệm. Một số sẽ tránh không làm việc cùng bạn, một số khác sẽ “chỉ điểm” bạn nếu có vấn đề xảy ra.
“Vẫn còn quá sớm”
Bạn sẽ không bao giờ nghe thấy Benjamin Franklin hay ai đó như Steve Jobs nói câu này. Nếu có một cuộc họp, buổi ra mắt sản phẩm hay cơ hội phỏng vấn ngay đầu ngày, họ sẽ tìm mọi cách để có mặt. Hãy nhớ, một yếu tố của thành công chính là ở đúng nơi và vào đúng thời điểm, dù bạn là người thức khuya hay dậy sớm.
“Thế là quá muộn”
Tương tự như vậy, nếu được yêu cầu dùng bữa với đối tác lúc 9h tối, và bạn chẳng bận gì cả, cứ đi đi. Có thể hôm sau bạn sẽ thấy mệt mỏi, nhưng mối quan hệ thiết lập được trong bữa ăn đó có thể là bước ngoặt cho sự nghiệp của bạn đấy.
“Thật tiếc là chúng ta không thể làm việc với nhau”
Nếu thực sự muốn hợp tác với một ai đó, bạn hãy tìm mọi cách để hiện thực hóa nó. Làm việc với những người hòa hợp cả về sở thích và tính cách chính là con đường dẫn đến thành công thực sự.
“Lúc khác gặp nhau sau nhé”
Trong rất nhiều trường hợp, câu này chỉ để nói cho có. Nhưng người thành công biết rằng nếu thực sự muốn gặp ai, họ sẽ tạo mọi điều kiện để việc đó xảy ra. Họ muốn gây dựng mạng lưới quan hệ thật tốt. Mà mấu chốt là phải luôn quan tâm đến người khác và ưu tiên duy trì quan hệ với họ.
“Tôi xin lỗi. Tôi bận quá”
Nếu nhận ra cơ hội, người thành công sẽ nắm bắt ngay. Chắc chắn là thỉnh thoảng việc này sẽ mất thời gian. Nhưng nếu thực sự muốn làm điều gì đó, bạn sẽ phải chấp nhận. Lão Tử từng nói: “Thời gian là thứ đã được tạo ra. Nói ‘Tôi không có thời gian’ cũng chẳng khác nào ‘Tôi không muốn làm’”
“Đó là ý tưởng của tôi đấy”
Một lần nữa, như đã nói ở trên, những người thành công sẽ biết cách phân chia thành quả và lời khen ngợi. Không ý tưởng nào là thực sự của riêng ai cả. Nó là sự tổng hợp và hoàn thiện từ tất cả kinh nghiệm của tập thể.
“Tôi chẳng đọc sách bao giờ”
Tom Corley – tác giả cuốn Rich Habits (Những thói quen giàu có) cho biết tỷ lệ người giàu đọc sách cao hơn hẳn người nghèo. 63% cha mẹ giàu có bắt con cái đọc một hoặc hai cuốn sách khoa học mỗi tháng. Tỷ lệ này với người nghèo chỉ là 3%. Bên cạnh đó, 63% người giàu nghe sách nói trên đường đi làm, cao hơn nhiều so với 5% của người nghèo. Đọc sách có thể giảm stress, tăng tính sáng tạo và khả năng ghi nhớ.
“Tôi không đủ năng lực đâu”
Thành công được tạo nên một phần nhờ sự tự tin vào giá trị bản thân. Là chính mình sẽ đảm bảo thành công trong cả công việc và cuộc sống. Hãy thuận theo nhu cầu của mình đi. Ai mà không cần tiền cơ chứ?
“Thôi thế cũng được”
Những người thành công luôn biết cách khi nào thì dừng lại và ngừng nghe người khác xin lỗi. Vì vậy, khi gặp một trở ngại nào đó trong việc hoàn thành mục tiêu, gây dựng công ty hay thực hiện dự án, hãy đặt ra giới hạn và hạn chế sự tham gia của bản thân.
“Đối thủ không có cái này à? Thế chúng ta cũng chẳng cần”
Copy đối thủ là một trong những sai lầm kinh điển nhất của hầu hết các công ty. Hãy đột phá thực sự, tìm ra những gì họ chưa làm và lấp đầy thị trường trống.
“Chỉ có kẻ ngốc mới cần nghỉ ngơi”
Thành công thực sự phải dung hòa được giữa công việc và cuộc sống. Dù các dự án có chất đống trước mặt bạn, hãy nhớ rằng dành vài ngày cuối tuần vui chơi cùng gia đình, bạn bè sẽ giúp bạn xử lý công việc tuần mới hiệu quả hơn.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Các Tin Khác