Chuyện đời
Ngày đăng: 02:28:51 17-04-2015 . Xem: 4006
Thật tình tôi không hiểu từ đâu và từ khi nào người ta lại có cái quan niệm cho rằng để tang ông bà cha mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến công việc làm ăn. . .
>> Đời sống hàng ngày của đức Phật
>> Phật giáo và giáo dục mầm non
Cha mẹ sinh con không coi ngày coi tháng, mà nếu có coi thì coi ngày nào tốt cho con. Nhưng khi chôn cất cha mẹ thì con cháu coi ngày rất kỹ, coi ngày này tốt cho con cháu mai sau. Có người đến chùa nhờ chùa coi ngày cải táng mộ phần cha mẹ. Người ấy nói rằng dạo này công việc làm ăn không được hanh thông, đi coi thầy, thầy phán rằng do mộ phần cha mẹ bi rễ cây ăn vào. Tôi tự hỏi nếu công việc làm ăn của người ấy tốt đẹp, liệu họ có nghĩ đến mộ phần hay không. Họ cải táng không phải vì thương cha mẹ mà chỉ vì công việc làm ăn hiện tại của họ mà thôi.
Tôi biết một bà cụ. Bà có mười người con và rất nhiều cháu chắc. Một đời Bà lam lủ nuôi con cháu. Nhưng đến khi Bà qua đời thì có một số người từ chối để tang Bà với lý do là để tang làm ăn không khá. Tôi nghe vậy lòng cảm thấy nghẹn ngào chua xót. Tôi chợt nhớ lại trước kia cũng có nhiều trường hợp con cháu xin xả tang ngay sau khi đám tang kết thúc vừa hoàn mãn. Có người cố gắng đến 49 ngày.
Thật tình tôi không hiểu từ đâu và từ khi nào người ta lại có cái quan niệm cho rằng để tang ông bà cha mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến công việc làm ăn. Người xưa sau khi cha mẹ mất phải dựng lều bên mộ để canh mộ suốt ba năm. Trong suốt thời gian ba năm, người để tang không màng đến việc làm ăn, không trang sức cũng như không được tham gia vào các cuộc vui chơi giải trí; mà phải chí thành chí kính tưởng nhớ đến người đã khuất.
Có quan niệm cho rằng tục lệ để tang ba năm là của Nho giáo -Trung Quốc, không phải của Phật giáo-Việt Nam. Riêng tôi, tôi cho rằng dù Nho hay Phật, dù Trung Quốc hay Việt Nam thì đạo Hiếu đều được đề cao. Vì công lao cha mẹ như trời như biển, dù có cố gắng hết sức mình cũng chưa thể gọi là đã đền đáp được ơn sâu. Người xưa thận trọng nên thủ tục cũng rườm rà, nhưng nền tảng đạo đức được giữ gìn chu đáo. Người nay cho mình là tân tiến, châm chước mọi điều, cho nên nền tảng đạo đức mới ngày càng suy đồi. Để đến đáp công ơn cha mẹ, dù ta có phải chịu cảnh cơ hàn cũng cam, cớ sao lại sợ ảnh hưởng đến việc làm ăn. Hơn nữa việc để tang ông bà cha mẹ là việc làm đạo đức của người uống nước biết nhớ nguồn mà lại cho là nguyên nhân của làm ăn không khá, thì những người vong ơn bội nghĩa lại có thể làm ăn khá được ư?
Chuyện đời có những cái không nên tìm hiểu, bởi vì khi hiểu rồi sẽ thấy chúng thật phủ phàng. Nhưng nếu đã hiểu rồi mà không nói ra thì thấy lòng ái náy không yên. Thôi thì cứ nói ra, biết đâu được lại có người chia sẻ. Mà nếu có thể nhắc nhở được ai đó thì cũng an ủi được phần nào. Mong thay!
Trung Hữu
>> Đời sống hàng ngày của đức Phật
>> Phật giáo và giáo dục mầm non
Cha mẹ sinh con không coi ngày coi tháng, mà nếu có coi thì coi ngày nào tốt cho con. Nhưng khi chôn cất cha mẹ thì con cháu coi ngày rất kỹ, coi ngày này tốt cho con cháu mai sau. Có người đến chùa nhờ chùa coi ngày cải táng mộ phần cha mẹ. Người ấy nói rằng dạo này công việc làm ăn không được hanh thông, đi coi thầy, thầy phán rằng do mộ phần cha mẹ bi rễ cây ăn vào. Tôi tự hỏi nếu công việc làm ăn của người ấy tốt đẹp, liệu họ có nghĩ đến mộ phần hay không. Họ cải táng không phải vì thương cha mẹ mà chỉ vì công việc làm ăn hiện tại của họ mà thôi.
Tôi biết một bà cụ. Bà có mười người con và rất nhiều cháu chắc. Một đời Bà lam lủ nuôi con cháu. Nhưng đến khi Bà qua đời thì có một số người từ chối để tang Bà với lý do là để tang làm ăn không khá. Tôi nghe vậy lòng cảm thấy nghẹn ngào chua xót. Tôi chợt nhớ lại trước kia cũng có nhiều trường hợp con cháu xin xả tang ngay sau khi đám tang kết thúc vừa hoàn mãn. Có người cố gắng đến 49 ngày.
Thật tình tôi không hiểu từ đâu và từ khi nào người ta lại có cái quan niệm cho rằng để tang ông bà cha mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến công việc làm ăn. Người xưa sau khi cha mẹ mất phải dựng lều bên mộ để canh mộ suốt ba năm. Trong suốt thời gian ba năm, người để tang không màng đến việc làm ăn, không trang sức cũng như không được tham gia vào các cuộc vui chơi giải trí; mà phải chí thành chí kính tưởng nhớ đến người đã khuất.
Có quan niệm cho rằng tục lệ để tang ba năm là của Nho giáo -Trung Quốc, không phải của Phật giáo-Việt Nam. Riêng tôi, tôi cho rằng dù Nho hay Phật, dù Trung Quốc hay Việt Nam thì đạo Hiếu đều được đề cao. Vì công lao cha mẹ như trời như biển, dù có cố gắng hết sức mình cũng chưa thể gọi là đã đền đáp được ơn sâu. Người xưa thận trọng nên thủ tục cũng rườm rà, nhưng nền tảng đạo đức được giữ gìn chu đáo. Người nay cho mình là tân tiến, châm chước mọi điều, cho nên nền tảng đạo đức mới ngày càng suy đồi. Để đến đáp công ơn cha mẹ, dù ta có phải chịu cảnh cơ hàn cũng cam, cớ sao lại sợ ảnh hưởng đến việc làm ăn. Hơn nữa việc để tang ông bà cha mẹ là việc làm đạo đức của người uống nước biết nhớ nguồn mà lại cho là nguyên nhân của làm ăn không khá, thì những người vong ơn bội nghĩa lại có thể làm ăn khá được ư?
Chuyện đời có những cái không nên tìm hiểu, bởi vì khi hiểu rồi sẽ thấy chúng thật phủ phàng. Nhưng nếu đã hiểu rồi mà không nói ra thì thấy lòng ái náy không yên. Thôi thì cứ nói ra, biết đâu được lại có người chia sẻ. Mà nếu có thể nhắc nhở được ai đó thì cũng an ủi được phần nào. Mong thay!
Trung Hữu
Các Tin Khác