Hai hạng người khó gặp
Ngày đăng: 11:21:07 02-04-2015 . Xem: 3205
Hẳn ai cũng biết, một trong những bổn phận căn bản của người xuất gia là thuyết pháp, đem lời vàng vi diệu của Thế Tôn chia sẻ an lạc đến với mọi người. Không riêng hàng xuất gia, hàng cư sĩ cũng nhiệt thành tham gia vào Phật sự thuyết pháp trong khả năng có thể để chuyển hóa người thân, giúp những người có cơ duyên gặp gỡ trong đời sống hàng ngày hiểu được Chánh pháp mà hồi tâm hướng thiện.
Song hành với thuyết pháp là nghe pháp. Phật pháp vốn bao la vô tận nên nghe (xem, đọc) pháp để hiểu biết sâu rộng thêm là vô cùng cần thiết. Nghe rồi suy ngẫm và ứng dụng thực hành trong đời sống lại càng cần thiết hơn. Vì vậy, Thế Tôn dạy người biết thuyết pháp và người biết nghe pháp để làm theo là hai hạng người khó gặp ở đời.
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có hai người xuất hiện ở đời, rất khó gặp được. Thế nào là hai người? Đó là người hay thuyết pháp xuất hiện ở đời rất khó được gặp; người hay nghe pháp thọ trì vâng làm rất khó được gặp. Đó là, này Tỳ-kheo, có hai người xuất hiện ở đời rất khó được gặp. Thế nên, các Tỳ-kheo, nên học thuyết pháp, nên học nghe pháp. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Khuyến thỉnh,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.307)
Rõ ràng, “nên học thuyết pháp và nên học nghe pháp” là một trong những bổn phận căn bản của hàng đệ tử Phật. Và những người con Phật chúng ta ai cũng đã từng học, đang học, sẽ học hai môn này, học đến trọn đời. Trong bối cảnh người người thuyết pháp, nhà nhà nghe pháp, rồi các ban ngành của Giáo hội liên quan đến nghiên cứu, giảng dạy, hoằng truyền Phật pháp với nhân sự lên đến hàng trăm người, vậy thì vì sao Thế Tôn lại khuyến cáo rằng, người thuyết pháp và người nghe pháp là hai hạng người khó gặp?
Thì ra, thuyết pháp đúng Chánh pháp, luôn khế lý, khế cơ, khế thời và khế xứ là điều không dễ dàng. Chúng ta mừng, hoan hỷ khi có nhiều người nhiệt tâm hoằng pháp. Nhưng bên cạnh niềm vui, vẫn còn những ưu tư vì đó đây vẫn còn những người nhân danh hoằng pháp nhưng truyền bá những điều tương tợ với Chánh pháp. Những hiện tượng như nhận lầm tầm gửi là bồ-đề; cố chấp, bảo thủ những quan điểm về hệ phái, tông phái, pháp môn; mạnh ai thì nấy nói (miễn có điều kiện thì tung băng đĩa, đưa lên mạng) mà không phải lúc nào các ban ngành chức năng cũng chấn chỉnh kịp thời v.v… là nguyên nhân khiến chúng ta “khó gặp người thuyết pháp”.
Nghe pháp cũng vậy, hiện nay người quan tâm tìm hiểu Phật pháp rất nhiều. Đây là tín hiệu đáng vui mừng trong bối cảnh đạo đức xã hội xuống cấp như hiện nay. Biết nghe pháp là quý, không nhiều thì ít, ai có quan tâm nghe đọc giáo pháp thì sẽ được thấm nhuần, lợi lạc. Tuy vậy, để có lợi ích thật sự như hoài bão của Thế Tôn thì song hành với tìm hiểu giáo pháp là ứng dụng thực hành. Hiểu pháp là tốt nhưng hành trì được pháp sẽ tốt hơn rất nhiều. Hành trì pháp cho trọn vẹn vốn không phải là điều dễ bởi phần lớn chúng ta đều phước mỏng nghiệp dày. Cũng chính vì vậy mà Thế Tôn dạy “người hay nghe pháp thọ trì vâng làm rất khó được gặp”.
Dù Thế Tôn nói khó gặp người thuyết pháp và nghe pháp nhưng nếu có phước duyên và nỗ lực chuyển hóa tự thân thì chúng ta sẽ được gặp. Nói những pháp gì mình đã biết, không nói những điều mà mình còn mơ hồ, chưa biết tường tận. Nghe pháp xong thì cố gắng thực hành, được chừng nào hay chừng nấy, nguyện không nghe suông. Chỉ chừng ấy thôi, chúng ta cũng đã vâng theo lời Phật “nên học thuyết pháp, nên học nghe pháp”.
Song hành với thuyết pháp là nghe pháp. Phật pháp vốn bao la vô tận nên nghe (xem, đọc) pháp để hiểu biết sâu rộng thêm là vô cùng cần thiết. Nghe rồi suy ngẫm và ứng dụng thực hành trong đời sống lại càng cần thiết hơn. Vì vậy, Thế Tôn dạy người biết thuyết pháp và người biết nghe pháp để làm theo là hai hạng người khó gặp ở đời.
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có hai người xuất hiện ở đời, rất khó gặp được. Thế nào là hai người? Đó là người hay thuyết pháp xuất hiện ở đời rất khó được gặp; người hay nghe pháp thọ trì vâng làm rất khó được gặp. Đó là, này Tỳ-kheo, có hai người xuất hiện ở đời rất khó được gặp. Thế nên, các Tỳ-kheo, nên học thuyết pháp, nên học nghe pháp. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Khuyến thỉnh,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.307)
Rõ ràng, “nên học thuyết pháp và nên học nghe pháp” là một trong những bổn phận căn bản của hàng đệ tử Phật. Và những người con Phật chúng ta ai cũng đã từng học, đang học, sẽ học hai môn này, học đến trọn đời. Trong bối cảnh người người thuyết pháp, nhà nhà nghe pháp, rồi các ban ngành của Giáo hội liên quan đến nghiên cứu, giảng dạy, hoằng truyền Phật pháp với nhân sự lên đến hàng trăm người, vậy thì vì sao Thế Tôn lại khuyến cáo rằng, người thuyết pháp và người nghe pháp là hai hạng người khó gặp?
Thì ra, thuyết pháp đúng Chánh pháp, luôn khế lý, khế cơ, khế thời và khế xứ là điều không dễ dàng. Chúng ta mừng, hoan hỷ khi có nhiều người nhiệt tâm hoằng pháp. Nhưng bên cạnh niềm vui, vẫn còn những ưu tư vì đó đây vẫn còn những người nhân danh hoằng pháp nhưng truyền bá những điều tương tợ với Chánh pháp. Những hiện tượng như nhận lầm tầm gửi là bồ-đề; cố chấp, bảo thủ những quan điểm về hệ phái, tông phái, pháp môn; mạnh ai thì nấy nói (miễn có điều kiện thì tung băng đĩa, đưa lên mạng) mà không phải lúc nào các ban ngành chức năng cũng chấn chỉnh kịp thời v.v… là nguyên nhân khiến chúng ta “khó gặp người thuyết pháp”.
Nghe pháp cũng vậy, hiện nay người quan tâm tìm hiểu Phật pháp rất nhiều. Đây là tín hiệu đáng vui mừng trong bối cảnh đạo đức xã hội xuống cấp như hiện nay. Biết nghe pháp là quý, không nhiều thì ít, ai có quan tâm nghe đọc giáo pháp thì sẽ được thấm nhuần, lợi lạc. Tuy vậy, để có lợi ích thật sự như hoài bão của Thế Tôn thì song hành với tìm hiểu giáo pháp là ứng dụng thực hành. Hiểu pháp là tốt nhưng hành trì được pháp sẽ tốt hơn rất nhiều. Hành trì pháp cho trọn vẹn vốn không phải là điều dễ bởi phần lớn chúng ta đều phước mỏng nghiệp dày. Cũng chính vì vậy mà Thế Tôn dạy “người hay nghe pháp thọ trì vâng làm rất khó được gặp”.
Dù Thế Tôn nói khó gặp người thuyết pháp và nghe pháp nhưng nếu có phước duyên và nỗ lực chuyển hóa tự thân thì chúng ta sẽ được gặp. Nói những pháp gì mình đã biết, không nói những điều mà mình còn mơ hồ, chưa biết tường tận. Nghe pháp xong thì cố gắng thực hành, được chừng nào hay chừng nấy, nguyện không nghe suông. Chỉ chừng ấy thôi, chúng ta cũng đã vâng theo lời Phật “nên học thuyết pháp, nên học nghe pháp”.
Quảng Tánh
Các Tin Khác